I. Mục Tiêu
1. Kiến thức:
- Biết quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba.
- Biết phát biểu ngắn gọn mộ mệnh đề toán học.
- Tập suy luận.
2. Kĩ năng: Rèn luyện, tính cẩn thận, khả năng tư duy, tính sáng tạo cho HS, bước đầu làm quen với cách suy luận.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và hs
1. Gv : Thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm.
2. Hs : Thước thẳng, thước đo góc, đọc trước bài học.
III. PPDH
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4643 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 7 - Tiết 10: Từ vuông góc đến song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5 Ngày soạn : 16/09/2013
Tiết : 10 Ngày dạy : 19/09/2013
§ 6. TỪ VUÔNG GÓC ĐẾN SONG SONG
I. Mục Tiêu
1. Kiến thức:
- Biết quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba.
- Biết phát biểu ngắn gọn mộ mệnh đề toán học.
- Tập suy luận.
2. Kĩ năng: Rèn luyện, tính cẩn thận, khả năng tư duy, tính sáng tạo cho HS, bước đầu làm quen với cách suy luận.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và hs
1. Gv : Thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm.
2. Hs : Thước thẳng, thước đo góc, đọc trước bài học..
III. PPDH
-Thực hành giải toán.
- Tổ chức các hoạt động của học sinh, rèn phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút ) 7a3 ss : v : 7a4 ss : v :
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút )
Gv :
- Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
- Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng d. Vẽ đường thẳng c đi qua M sao cho c vuông góc với d.
Vẽ tiếp đường thẳng d’ đi qua M và d’ c
Hs :
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Tiếp cận ( khái niệm , định lí …) (4 phút )
Vào bài mới dựa vào phần kiểm tra bài cũ.
! Qua hình vẽ ở trên bảng, có nhận xét gì về quan hệ giữa đường thẳng d và d’? Vì sao?
! Đó chính là quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của ba đường thẳng.
- Đường thẳng d và d’ song song với nhau.
Vì đường thẳng d và d’ cắt c tạo thành cặp góc sole trong (hoặc đồng) vị bằng nhau, theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song thì d // d’.
Hoạt động 2 : Quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song. (17 phút )
- Cho HS quan sát hình 27 trang 96 SGK trả lời ?1
? Vậy có nhận xét gì về quan hệ giữa hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba?
! Nếu có đường thẳng a//b và c a. Hỏi quan hệ giữa đường thẳng b và c như thế nào? (vẽ hình lên bảng)
- Gợi ý:
? Liệu c không cắt b được không?
? Nếu c cắt b thì góc tạo thành bằng bao nhiêu?
? Qua bài toán trên em rút ra nhận xét gì?
- a có song song với b. Vì c cắt a và b tạo thành cặp góc sole trong bằng nhau nên a//b.
- Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
- c phải cắt b vì ngược lại thì c//b.
Gọi c a tại a như vậy qua điểm A có hai đường thẳng a và c cùng song song với b. Điều này trái với tiên đề Ơclit. Vậy c cắt b.
^
^
- Giả sử c cắt b tại B, theo tính chất hai đường thẳng song song có: B1 = A3 = 900 (hai góc sole trong) => c b
- Nhận xét => tính chất 2.
1. Quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song.
Tính chất 1: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
Tính chất 2: Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
Hoạt động 3 : Ba đường thẳng song song (15 phút )
2. Ba đường thẳng song song
- Cho HS làm ?2
? Biết d’ // d và d” // d. dự đoán xem d’ và d” có song song với nhau không?
- Cho HS vẽ tiếp hình và trả lời câu b)
? a có vuông góc với d’ không? Vì sao?
? a có vuông góc với d” không? Vì sao?
? d’ có song song với d” không? Vì sao?
! Ta có tính chất sau.
Cho HS ghi chú ý:
- HS1 : Lên bảng vẽ hình.
d”
d
d’
- d’ và d” có song song.
- a d’ vì a d. và d // d’
- a d” vì a d. và d // d”
- d’ // d” vì cùng vuông góc với a
2. Ba đường thẳng song song
Tính chất : Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
* Chú ý: Khi ba đường thẳng d, d’, d” song song với nhau từng đôi một, ta nói ba đường thẳng ấy song song với nhau và kí hiệu là d//d’//d”.
4 . Củng cố toàn bài : ( 1 phút )
Gv: Chốt lại kiến thức toàn bài sau khi yêu cầu hs nhắc lại nội dung chính đã học
5 . Hướng đẫn học bài ơ nhà và ra bài tâp ( 1 phút )
- Làm các bài tập 40, 41 trang 97 SGK.
- Học kỹ lý thuyết trong vở ghi lẫn SGK
- Làm các bài tập 42, 43, 44 trang 98 SGK.
6 . Rút kinh nghiệm :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- hinhhoc7t10.doc