Giáo án Toán lớp 7 - Tiết 42 đến tiết 44

A. MỤC TIÊU:

Thông qua bài học giúp học sinh :

- Củng cố các cách chứng minh 2 tam giác vuông bằng nhau (có 4 cách để chứng minh)

- Rèn kĩ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kĩ năng trình bày bài chứng minh hình.

- Phát huy tính tích cực của học sinh.

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên: thước thẳng, êke, com pa, bảng phụ.

- Học sinh: thước thẳng, êke, com pa

C. Các hoạt động dạy học trên lớp :

I. Kiểm tra bài cũ Không

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 7 - Tiết 42 đến tiết 44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 20-01-2014 Tiết: 42 LUYỆN TẬP +KIỂM TRA 15PHÚT A. MỤC TIÊU: Thông qua bài học giúp học sinh : - Củng cố các cách chứng minh 2 tam giác vuông bằng nhau (có 4 cách để chứng minh) - Rèn kĩ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kĩ năng trình bày bài chứng minh hình. - Phát huy tính tích cực của học sinh. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: thước thẳng, êke, com pa, bảng phụ. - Học sinh: thước thẳng, êke, com pa C. Các hoạt động dạy học trên lớp : I. Kiểm tra bài cũ Không II. Tổ chức luyện tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra 15phút Cho ΔABC và ΔDEF có số đo như hình vẽ a)Tính độ dài các cạnh AC và DE. b) Hai tam giác trên có bằng nhau không? Bài tập: Cho hình vẽ: Tìm các cặp tam giác bằng nhau trên hình. Giải thích vì sao? +)ΔABD = ΔACE (c.g.c) BD = CE(vì...) AB =AC vì ABC cân tại A +)ΔABE = ΔACD (c.g.c) BE =CD (cùng bù hai góc ở đáy tam giác cân) AB = AC(ABC cân tại A) Vẽ BHAD, CKAC, chứng minh KC = HB. KC = HB (hai cạnh tương ứng) ΔEKC = ΔDHB (c.h - g.n) EC = DB (...) Vì ΔABE = ΔACD (c.g.c) Chứng minh: ΔABH = ΔACK. Gọi . C/m AI là tia phân giác của góc KAH. C/m: ΔBIH cân tại I. Gọi M là trung điểm của BC, c/m ba điểm A, I, M thẳng hàng. Bài tập . a)+)ΔABD = ΔACE (c.g.c) +)ΔABE = ΔACD (c.g.c) b)Chứng minh: KC = HB c) Chứng minh: ΔABH = ΔACK. ΔABH = ΔACK (c.h – c.g.v) Vì KC = HB, AC = AB d) C/m AI là tia phân giác của góc KAH. Từ ΔEKC = ΔDHB (c.h - g.n) suy ra KE = HD mà AE= AD(cmt) suy ra AK = AH ΔAKI = ΔAHI (c.h – c.g.v) Do đó (...) AI là tia phân giác của e) C/m: ΔBIH cân tại I từ cm trên ta có KC = BH và ΔAKI = ΔAHI nên KI = HI. Suy ra IC = IB ΔBIH cân tại I. f) c/m ba điểm A, I, M thẳng hàng. Ta có (hai góc đối đỉnh) (Hai góc tương ứng ΔAKI = ΔAHI) Cm được ΔBIM = ΔCIM (g.c.g) ... AI là tia phân giác của IM là tia phân giác của Do đó ba điểm A, I, M thẳng hàng. III. Củng cố - Giáo viên treo bảng phụ - Học sinh trả lời Nội dung bảng phụ: Các câu sau đúng hay sai, nếu sai hãy giải thích: 1. Hai tam giác vuông có cạnh huyền bằng nhau thì 2 tam giác vuông đó bằng nhau. 2. Hai tam giác vuông có một góc nhọn và một cạnh góc vuông bằng nhau thì chúng bằng nhau. (sai góc kề với cạnh ...) 3. Hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng 2 cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì 2 tam giác vuông bằng nhau. (đúng). IV. Hướng dẫn học ở nhà - Chuẩn bị dụng cụ, đọc trước bài thực hành ngoài trời để giờ sau thực hành: Mỗi tổ:+ 4 cọc tiêu (dài 80 cm). + 1 giác kế (nhận tại phòng đồ dùng). + 1 sợi dây dài khoảng 10 m. + 1 thước đo chiều dài. Ôn lại cách sử dụng giác kế. ********************************************************************* Ngày 22-01`-2014. Tiết 43 THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI (tiết 1) A. MỤC TIÊU: Thông qua bài học giúp học sinh : - Biết cách xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được. - Biết cách sử dụng giác kế, nắm được các bước thực hành để xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B không đo trực tiếp được. - Thấy được vai trò của toán học trong thực tiễn, từ đó thêm yêu thích môn học. B. Chuẩn bị : - Giác kế, thước, mô hình thực hành (nếu có). - Mẫu báo cáo thực hành. C. Các hoạt động dạy học trên lớp : I. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ thực hành. II. Dạy học bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đưa bảng phụ H149 lên bảng và giới thiệu nhiệm vụ thực hành. - Giáo viên vừa hướng dẫn vừa vẽ hình. - Làm như thế nào để xác định được điểm D. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm. I. Thông báo nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm. 1. Nhiệm vụ. - Cho trước 2 cọc tiêu A và B (nhìn thấy cọc B và không đi được đến B). Xác định khoảng cách AB. 2. Hướng dẫn cách làm. Học sinh nhắc lại cách vẽ. - Đặt giác kế tại A vẽ xy AB tại A. - Lấy điểm E trên xy. - Xác định D sao cho AE = ED. - Dùng giác kế đặt tại D vạch tia Dm AD. - Xác định C Dm sao cho B, E, C thẳng hàng. - Đo độ dài CD II. Chuẩn bị thực hành. - 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời; 1 học sinh khác lên bảng vẽ hình. III. Củng cố Cho học sinh thực hành dùng giác kế để kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước. IV. Hướng dẫn học ở nhà - Nắm chắc các bước thực hành. - Mỗi tổ chuẩn bị: + 4 cọc tiêu (dài 80 cm). + 1 giác kế (nhận tại phòng đồ dùng). + 1 sợi dây dài khoảng 10 m. + 1 thước đo chiều dài. + mẫu báo cáo thực hành: BÁO CÁO THỰC HÀNH TIẾT 43 - 44 HÌNH HỌC Tổ:………….; Lớp: 7….. Kết quả: AB = ; Điểm thực hành của tổ: STT Tên học sinh Điểm chuẩn bị dụng cụ (3đ) Ý thức kỉ luật (3đ) Kĩ năng thực hành (4đ) Tổng điểm (10đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ******************************************************************* Ngày 23-01-2014 Tiết 44 §9. THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI (tiết 2) A. MỤC TIÊU: Thông qua bài học giúp học sinh : - Biết cách xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được. - Luyện cách dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng. - Thấy được vai trò của toán học trong thực tiễn, từ đó thêm yêu thích môn học ; Rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức, kỉ luật. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Địa điểm thực hành cho các nhóm học sinh, giác kế, cọc tiêu, thước dây cho các nhóm. - Học sinh: Dây, báo cáo của tổ. C. Các hoạt động dạy học trên lớp : I. Kiểm tra Giáo viên yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị dụng cụ thực hành của tổ. II. Tổ chức thực hành - Giáo viên cho học sinh tới địa điểm thực hành, phân công vị trí cho từng tổ Lưu ý: bố trí hai tổ cùng đo một cặp điểm A B để đối chiếu kết quả. - Các tổ tiến hành thực hành. Mỗi tổ có thể chia thành 2 hoặc 3 nhóm tiến hành làm để tất cả học sinh đều nắm được cách làm. - Giáo viên kiểm tra kĩ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở, hướng dẫn thêm học sinh. III. Củng cố * Nhận xét, đánh giá : - Các tổ họp bình điểm và ghi vào báo cáo thực hành của tổ. - Giáo viên thu báo cáo thực hành, nhận xét và cho điểm các tổ. IV. Hướng dẫn học ở nhà - Làm bài tập thực hành 102 (SBT-Trang 110). - Trả lời các câu hỏi phần ôn tập chương. - Bài tập 67, 68, 69 (SGK-Trang 140, 141).

File đính kèm:

  • docHINH HOC 7 TUAN 2324.doc
Giáo án liên quan