A/ MỤC TIÊU:
- HS biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học.
- Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau tốt nghiệp bậc THCS cho phù hợp.
- Bước đầu có ý thức lựa chọn nghề có cơ sở khoa học phù hợp với đặc điểm bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp nêu vấn đề.
- Hoạt động nhóm.
C/ PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng viết, loa máy để tổ chức dạy tập trung.
- HS: Địa điểm tại sân trường, tập trung theo lớp, có vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định:
II/ Bài mới:
1) Đặt vấn đề: ở nước ta hiện nay một trong những vấn đề bức xúc của nền giáo dục phổ thông là vấn đề phân luồng học sinh sau mỗi cấp học. Đây là việc giúp HS chủ động lựa chọn con đường tiếp tục học tập hoặc đi vào lĩnh vực nghề nghiệp nào đó phù hợp với hoàn cảnh, năng lực, hứng thú của các em và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội.
Để góp phần giải bài toán phân luồng HS sau THCS và THPT cần có các giải pháp đồng bộ và sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan có liên quan, trong đó nhiệm vụ của nhà trường là làm tốt công tác hướng nghiệp cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
2) Triển khai bài:
28 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán lớp 7 - Trường THCS Tam Hợp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 19 /9 /2012
Giảng thứ 5 /20 /9 /2012
CHỦ ĐỀ THÁNG 9
Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ
CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC.
A/ MỤC TIÊU:
- HS biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học.
- Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau tốt nghiệp bậc THCS cho phù hợp.
- Bước đầu có ý thức lựa chọn nghề có cơ sở khoa học phù hợp với đặc điểm bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp nêu vấn đề.
- Hoạt động nhóm.
C/ PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng viết, loa máy để tổ chức dạy tập trung.
- HS: Địa điểm tại sân trường, tập trung theo lớp, có vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định:
II/ Bài mới:
1) Đặt vấn đề: ở nước ta hiện nay một trong những vấn đề bức xúc của nền giáo dục phổ thông là vấn đề phân luồng học sinh sau mỗi cấp học. Đây là việc giúp HS chủ động lựa chọn con đường tiếp tục học tập hoặc đi vào lĩnh vực nghề nghiệp nào đó phù hợp với hoàn cảnh, năng lực, hứng thú của các em và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội.
Để góp phần giải bài toán phân luồng HS sau THCS và THPT cần có các giải pháp đồng bộ và sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan có liên quan, trong đó nhiệm vụ của nhà trường là làm tốt công tác hướng nghiệp cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
2) Triển khai bài:
Hoạt động của GV & HS
Ghi bảng
GV: Trong đời sống hằng ngày, con người luôn đứng trước những sự lựa chọn. Các em muốn mua đôi dép để đi học, cũng phải lựa chọn dép số mấy, màu gì, cao hay thấp, có quai hậu hay không...? Dép phải phù hợp với người và hoàn cảnh sử dụng. Nếu không sẽ không dùng được, phải tốn tiền mua lại.
HS: Việc lựa chọn nghề của các em cũng vậy, không phải thích nghề nào là viết đơn xin thi vào nghề đó. Vì sau này nếu không phù hợp phải mất thời gian, công sức, tiền của để học lại nghề khác, cơ hội xin việc làm lại khó khăn hơn. Có khi không thể chuyển được nghề phù hợp.
GV: Vậy theo em khi lựa chọn nghề cần lưu ý những vấn đề gì?
HS: Trả lời, lấy VD minh họa.
- Cao < 1,6 m không thể làm cầu thủ bóng rổ, mù màu không thể chọn nghề lái xe, ...
- Đãng trí không thể làm văn phòng, ...
-Nơi làm việc quá xa, không có chỗ trọ...
HS: 1 em đọc đoạn "Ba câu hỏi được đặt ra khi chọn nghề".
GV: Hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu hỏi: Mối quan hệ chặt chẽ giữa ba câu hỏi đó thể hiện ở chỗ nào? Trong chọn nghề, có cần bổ sung câu hỏi nào khác không?
HS: Trả lời , các nhóm khác bổ sung.
GV: Kết luận.
HS: Lấy VD minh họa.
GV: Đưa ra một số VD từ thực tế về ảnh hưởng của việc chọn nghề không có cơ sở khoa học.
HS: Trả lời câu hỏi: là HS-THCS em phải làm gì để chuẩn bị cho mình sự sẵn sàng về tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp?
GV: Kể một số mẫu chuyện bổ sung về vai trò của hứng thú và năng lực nghề nghiệp. Nhưng cũng có nhiều trường hợp do giác ngộ được ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề nên họ đã cố gắng học hỏi, rèn luyện, phấn đấu và đã làm tốt công việc mà không được phù hợp với bản thân. VD: Làm nghề dạy học mà mắc tật nói lắp, nhưng do công phu rèn luyện nên đã trở thành GV dạy giỏi.
HS: Đọc phần 3 SGK sau đó thảo luận trả lời câu hỏi: Chọn nghề có cơ sở KH có ý nghĩa ntn?
GV: Gợi ý các ý nghĩa Kinh tế- Xã hội- GD- Chính trị. (Mỗi lớp thảo luận và trả lời một ý nghĩa của việc chọn nghề, các lớp khác bổ sung).
GV: Kết luận và bổ sung.
- Hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu người tham gia vào lao động nghề nghiệp. Lực lượng này cần được tổ chức, có hướng dẫn chọn nghề, được động viên hăng hái lao động, phát huy tính sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của phân công lao động xã hội. Do đó, mỗi HS bước vào chọn nghề cần được gắn sự lựa chọn với ý nghĩa kinh tế của lao động nghề nghiệp.
GV: Trong những năm tới, việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước là một nhiệm vụ chính trị của ngành GD. Đồng thời đất nước đang đòi hỏi đào tạo nhanh đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ trí thức để tạo ra tiềm năng lao động trí tuệ, đáp ứng đưa sản xuất của nhiều lĩnh vực đang chuẩn bị đi vào kinh tế tri thức.
GV: Tổ chức trò chơi.
GV: Tổ chức cho HS thi hát, đọc thơ, kể chuyện nói về sự nhiệt tình lao động xây dựng đất nước của con người trong các nghề khác nhau (Thi giữa các lớp).
1/ Cơ sở khoa học của việc chọn nghề:
- Chọn nghề phải phù hợp với sức khỏe, phát triển thể lực, đặc điểm sinh lý của cơ thể.
- Chọn nghề phải phù hợp với đặc điểm tâm lý.
- Phù hợp với điều kiện sinh sống.
2/ Những nguyên tắc chọn nghề:
- Không chọn những nghề mà bản thân không yêu thích.
- Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý, thể chất hay xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề.
- Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương hoặc đất nước.
*Đối với HS cần phải:
+ Tìm hiểu một số nghề mà mình yêu thích, nắm chắc những yêu cầu của nghề đó đặt ra trước người lao động.
+ học thật tốt các môn học có liên quan đến việc học nghề.
+ Rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo lao động mà nghề đó yêu cầu, một số phẩm chất nhân cách mà người lao động trong nghề phải có.
+ Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề và điều kiện theo trường học đào tạo nghề đó.
3) Ý nghĩa của việc chọn nghề:
a) Ý nghĩa kinh tế:
Trong lao động nghề nghiệp nếu mọi người ra sức phấn đấu để đạt năng suất và hiệu quả lao động cao thì đất nước nhanh chóng xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, nền kinh tế sẽ đạt tới mức tăng trưởng nhanh và bền vững.
b)Ý nghĩa xã hội của việc chọn nghề:
Việc chọn nghề phù hợp, cũng như việc tự giác tìm kiếm những nghề đang cần nhân lực sẽ làm giảm sức ép xã hội đối với nhà nước về việc làm, về cải thiện đời sống.
c) Ý nghĩa giáo dục:
Có việc làm ổn định, có nghề phù hợp nhân cách con người sẽ từng bước được phát triển và hoàn thiện thông qua hoạt động lao động nghề nghiệp.
d) Ý nghĩa chính trị:
HS hiểu rõ ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở KH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS, phân hóa HS theo năng lực, phát hiện HS năng khiếu.
III/ Củng cố:
Cho HS viết thu hoạch:
- Em nhận thức được những điều gì qua buổi GD Hướng nghiệp này?
- Hãy nêu ý kiến của mình:
+ Em yêu thích nghề gì?
+ Những nghề nào phù hợp với khả năng của em?
+ Hiện nay quê hương em nghề nào đang cần nhân lực?
IV/ Hướng dẫn học ở nhà:
Tìm hiểu:
- Một số nghề phổ biến ở địa phương.
- Phương hướng phát triển KT-XH của đất nước và địa phương.
Soạn 10 /10 /2012
Giảng thứ 5 /11 /10 /2012
Chủ đề tháng 10:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG.
A/ MỤC TIÊU:
- HS biết một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển KT-XH của đất nước và địa phương.
- Kể ra được một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương.
- Quan tâm đến những lĩnh vực lao động nghề nghiệp cần phát triển.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình.
- Vấn đáp nêu vấn đề.
C/ PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng viết, loa máy để tổ chức dạy tập trung.
- HS: Địa điểm tại sân trường, tập trung theo lớp, có vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ ổn định:
II/ Bài cũ: - Hãy kể tên những nghề em thích mà phù hợp với khả năng của em?
- Hiện nay ở tỉnh Nghệ An nghề nào đang cần nhân lực?
III/ Bài mới:
1) Đặt vấn đề: GV nêu mục tiêu bài học.
2) Triển khai bài:
Hoạt động của thầy của GV & HS
Ghi bảng
GV: Trình bày kế hoạch phát triển KT-XH của Địa phương (Huyện Quỳ Hợp từ 2010-2012)
HS: Đọc phần 1- SGK và trả lời câu hỏi:
Quá trình phát triển KT-XH ở nước ta thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước có đặc điểm gì?
GV: Vì sao việt Nam phải đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước?
HS: Đến năm 2002, Việt Nam cơ bản phải trở thành một nước công nghiệp. Do vậy, nhất thiết VN phải tiến hành CNH.
Việt Nam vừa chuyển nền KT nông nghiệp sang công nghiệp vừa phải đưa một số lĩnh vực sản xuất đi vào kinh tế tri thức. Muốn vậy phải tiến hành hiện đại hóa đất nước song song với CNH.
GV: Trong quá trình CNH-HĐH Việt Nam phải phấn đấu để:
- Giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Mức tăng trưởng kinh tế hằng năm phải đạt từ 7% trở lên.
- Phải tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
=> Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất dẫn theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động
GV: CNH muốn thành công phải phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS: thảo luận và trả lời, GV bổ sung: CNH muốn thành công phải phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nội sinh và những điều kiện hoạt động khoa học, công nghệ của đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ khoa học. Vấn đề trung tâm của CNH là chuyển giao công nghệ, đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất- kỹ thuật để nhập công nghệ mới. Có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đủ năng lực nội sinh để làm chủ công nghệ nhập, có điều kiện chuyển giao kiến thức về quản lý quá trình sử dụng công nghệ. Vì vậy mặt bằng dân trí phải đạt trình độ tối thiểu sau năm 2010 là THCS.
GV: Em hiểu thế nào về sự phát triển KT thị trường theo định hướng XHCN?
HS: Trả lời, GV bổ sung: Bước vào giai đoạn đổi mới, nền kinh tế theo cơ chế bao cấp ở nước ta chuyển sang nền KT theo cơ chế thị trường nhưng có định hướng XHCN.
- Sản xuất hàng hóa là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường. Do đó, sản xuất hàng hóa phải theo nhu cầu thị trường trong nước và thị trường thế giới.
- Để nền kinh tế thị trường phát triển, hàng hóa phải đa dạng về mẫu mã, chủng loại, mặt hàng phải phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. phải tuân thủ luật cung cầu
HS: Đọc phần 2- SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các việc làm có tính cấp thiết trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước?
HS: Đọc phần 3a,b-SGK.
GV: Trình bày 4 lĩnh vực công nghệ trọng điểm, nhấn mạnh ý nghĩa phát triển các lĩnh vực này để tạo ra những bước nhảy vọt về kinh tế, tạo điều kiện để “Đi tắt, đón đầu” sự phát triển chung của khu vực và thế giới.
GV: Giới thiệu nội dung phát triển công nghệ sinh học ở nước ta.
GV: Giới thiệu các trọng điểm phát triển công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa.
1/ Một số đặc điểm của quá trình phát triển KT-XH ở nước ta:
(Thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước)
a) Đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
b)Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN:
2) Những việc làm có tính cấp thiết trong quá trình phát triển KT-XH:
- Giải quyết việc làm cho những người đến tuổi lao động và cho những người có việc làm không đầy đủ.
- Đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, từng bước đưa đất nước tiến lên theo phương châm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
- Đẩy mạnh chương trình định canh, định cư.
- Xây dựng các chương trình khuyến nông.
3)Phát triển những lĩnh vực KT-XH trong giai đoạn 2001-2010:
a- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
b- Sản xuất công nghiệp.
c- Các lĩnh vực công nghệ trọng điểm (ứng dụng công nghệ cao):
* Công nghệ thông tin: Phương hướng phát triển chủ yếu là
- Phát triển dịch vụ thông tin trên mạng Internet.
- Xây dựng hệ thống thương mại điện tử, đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- ứng dụng công nghệ thông tin vào các ngành năng lượng, bưu điện, y tế, văn hóa, du lịch...
* Công nghệ sinh học: Mục tiêu đến năm 2020 là nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu công nghệ sinh học trong, ngoài nước phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho sự phát triển của một số lĩnh vực sản xuất quan trọng (Nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, bảo vệ môi trường...)
* Công nghệ vật liệu mới: Mục tiêu là xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ trong nước, có đủ khả năng lựa chọn và làm chủ các công nghệ sản xuất vật liệu tiên tiến tiếp thu từ nước ngoài theo hướng ưu tiên và triển khai sản xuất đạt hiệu quả cao.
* Công nghệ tự động hóa: Mục tiêu đến năm 2020 là nâng cao trình độ tự động hóa một số ngành kinh tế, đa dạng hóa mặt hàng, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa quốc phòng và an ninh.
III/ Củng cố:
Cho HS trả lời trên giấy câu hỏi: Thông qua buổi sinh hoạt hôm nay, em cho biết vì sao chúng ta cần nắm được phương hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và đất nước?
IV/ Hướng dẫn học ở nhà: Biết được Phương hướng phát triển KT- XH của Quỳ Hợp từ năm 2210- 2015.
- Tìm hiểu thông tin về các nghề có ở địa phương (Tỉnh NA). Cụ thể: Tên nghề, mục đích, công cụ và điều kiện lao động, nhu cầu nhân lực của các nghề đó.Soạn 8 / 11/2012
Giảng thứ 5 /8 /11 /2012
CHỦ ĐỀ THÁNG 11
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA.
A/MỤC TIÊU:
- HS biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề.
- HS biết cách tìm hiểu thông tin về nghề. Kể được một số nghề đặc trưng minh họa cho tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp.
- HS có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm.
- Vấn đáp nêu vấn đề.
C/ PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng viết, loa máy để tổ chức dạy tập trung.
- HS: Địa điểm tại sân trường, tập trung theo lớp, có vở ghi chép.
D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/Ổn định:
II/ Bài mới:
1) Đặt vấn đề: Trong xã hội, nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng. Mỗi ngành nghề có yêu cầu điều kiện khác nhau. Đối với con người, mỗi người cũng có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, chỉ phù hợp với một số nghề nhất định. Nếu chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân thì công việc sẽ đạt hiệu quả cao, ngược lại chọn nghề nghiệp không phù hợp thì làm việc không có hiệu quả, có khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
2) Triển khai bài:
HĐ của GV & HS
Ghi bảng
GV: Yêu cầu HS tự viết tên 10 nghề mà các em biết.
HS: Hoạt động nhóm thảo luận, bổ sung cho nhau những nghề không trùng với các nghề mà các em đã ghi, sau đó các nhóm trình bày các nghề các em biết.
HS: Đọc phần 1- SGK.
GV Kết luận: Do hệ thống nghề quá phức tạp và phong phú nên người ta dùng cụm từ Thế giới nghề nghiệp để mô tả mức độ quá nhiều, không thể dễ dàng thống kê đầy đủ số nghề trong xã hội loài người.
GV: Hướng dẫn HS cách phân loại nghề.
- Lĩnh vực quản lý, lãnh đạo có 10 nhóm nghề.
- Lĩnh vực sản xuất có 23 nhóm nghề.
HS: Tìm các nghề minh họa.
- Nghề được đào tạo.
- Nghề không qua đào tạo.
HS: Giới thiệu một số nghề thuộc từng lĩnh vực.
GV: Nêu yêu cầu của từng lĩnh vực nghề.
-Nhân viên văn phòng, thư ký đánh máy, kế toán, thống kê, lưu trữ...
-Thầy giáo, thầy thuốc, nhân viên bán hàng, nhân viên thư viện, hướng dẫn viên du lịch, cán bộ tổ chức, phục vụ khách sạn...
- Thợ lái máy, lái xe, lái tàu, thợ dệt, thợ may, thợ tiện, lắp ráp dây chuyền sản xuất, in sách, khai thác tài nguyên, xây dựng,...
-Là nghề của các kỹ sư thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất.
-Các ca sĩ, diễn viên, đạo diễn, nhà văn, nhà thơ. nhạc sĩ, họa sĩ,...
-Các nghề chăn nuôi, làm vườn, thuần dưỡng gia súc, khai thác gỗ, trồng và bảo vệ rừng...
-Những nhà du hành vũ trụ, lái máy bay thí nghiệm, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, thám hiểm,...
GV: Lấy ví dụ nghề làm vườn.
HS: Phải xác định được : đối tượng, mục đích, công cụ và điều kiện lao động của nghề.
GV: Giới thiệu nội dung bản mô tả nghề.
I/Tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp:
- Thế giới nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng; thế giới đó luôn vận động, thay đổi không ngừng như mọi thế giới khác. Do đó, muốn chọn nghề phải tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, càng hiểu sâu thì việc chọn nghề càng chính xác.
II- Phân loại nghề:
1- Phân loại nghề theo hình thức lao động:
2. Phân loại nghề theo đào tạo.
3. Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động.
a-Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính:
Đòi hỏi người lao động có đức tính bình tĩnh, thận trọng, chín chắn, chu đáo.
b-Những nghề tiếp xúc với con người:
Người lao động có thái độ đối xử ân cần, cởi mở, chu đáo, năng lực giao tiếp rộng rãi, óc quan sát tinh tế, cách tiếp xúc mềm dẻo, linh hoạt, tế nhị.
c-Những nghề thợ:
Đây là nghề cơ bản trong xã hội, ngày càng thu hút đông đảo lực lượng tham gia. Người lao động phải có tinh thần kỷ luật lao động cao.
d-Nghề kỹ thuật:
Là những người say mê với công việc, nắm được tri thức kỹ thuật một cách sâu sắc và rộng rãi, nhiệt tình và có óc sáng tạo trong công việc, có năng lực tổ chức chỉ đạo sản xuất.
e-Những nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật:
Là những người có hứng thú sáng tạo nghệ thuật, có năng lực diễn đạt tư tưởng tình cảm, sẳn sàng phục vụ quần chúng lao động...
g-Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học:
Là những nghề nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện những quy luật trong đời sống xã hội, thế giới tự nhiên và tư duy con người.
h-Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên:
Người lao động phải yêu thích thiên nhiên, say mê với thế giới động vật, thực vật, khoáng sản,... cần cù, chịu khó.
i-Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt:
Đây là những nghề có điều kiện và môi trường làm việc không bình thường. Đòi hỏi người lao động phải phải có lòng quả cảm, ý chí kiên cường, say mê với công việc đầy tính mạo hiểm, thích ứng với cuộc sống hay thay đổi.
III/ Những dấu hiệu cơ bản của nghề thường được trình bày trong các bản mô tả nghề.
1- Đối tượng lao động:
Là những thuộc tính, những mối quan hệ qua lại của các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà người lao động phải vận dụng và tác động vào chúng.
2- Nội dung lao động:
Là những công việc phải làm trong nghề.
3- công cụ lao động:
Là các dụng cụ, phương tiện phục vụ lao động.
4- Điều kiện lao động:
Là những đặc điểm của môi trường, trong đó lao động nghề nghiệp được tiến hành.
IV/ Bản mô tả nghề:
- Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
- Nội dung và tính chất lao động của nghề.
- Những điều kiện cầ thiết để tham gia lao động trong nghề.
- Những chống chỉ định y học.
- Những điều kiện đảm bảo cho người lao động làm việc trong nghề.
- những nơi có thể theo học nghề.
- những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
III/ Củng cố:
GV tổng kết các cách phân loại nghề, chỉ ra những nhận thức chưa chính xác về vấn đề này của một số học sinh trong khối lớp.
IV/ Dặn dò:
Tìm hiểu: Một số thông tin cơ bản của một số nghề phổ biến ở địa phương.
GV hướng dẫn HS nội dung cần tìm hiểu.
Soạn 12 /12 /2012
Giảng thứ 5 / 13 /12 /2012
Chủ đề tháng 12
TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG.
A/ MỤC TIÊU:
- Biết một số thông tin cơ bản của một số nghề gần gũi với các em trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết cách thu thập thông tin nghề khi tìm hiểu một nghề cụ thể.
- Có ý thức tích cực và chủ động tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bị cho lựa chọn nghề tương lai.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm.
- Vấn đáp nêu vấn đề.
C/ PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng viết.
D / TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/Ổn định:
II/ Bài mới:
1) Đặt vấn đề: GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của chủ đề.
2) Triển khai bài:
Hoạt động của GV & HS
Ghi bảng
HS: Đọc bài nghề làm vườn.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận về vai trò, vị trí của việc sản xuất lương thực và thực phẩm ở Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng. Các lĩnh vực trồng trọt đang phát triển?
HS: Hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi thảo luận, các nhóm bổ sung.
HS: Viết một bài ngắn theo chủ đề: Nếu làm nông nghiệp thì em sẽ chọn nghề cụ thể nào?
HS: Kể tên những nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ ở địa phương.
HS: (2 -> 3 HS/lớp) Mô tả nghề mà các em đã tìm hiểu và ưa thích theo các mục sau:
GV: Thống kê và giới thiệu thêm một số nghề dịch vụ ở địa phương.
I/ Tìm hiểu một số nghề trong lĩnh vực nông nghiệp:
- Nghề làm vườn.
- Nghề nuôi cá.
- Nghề thú y.
II/ Tìm hiểu những nghề ở địa phương.
- Nghề thợ may.
- Nghề dệt.
- Nghề điện dân dụng.
- Nghề sửa chữa xe máy.
- Nghề nguội.
- Nghề hướng dẫn du lịch.
- Nghề tiếp viên thương mại.
III/ Củng cố:
GV: Muốn tìm hiểu một nghề nào đó cần phải chú ý đến những thông tin nào?
HS: Trả lời được các đặc điểm hoạt động của nghề như đối tượng, nội dung, công cụ, điều kiện lao động, các yêu cầu của nghề đối với người lao động, chống chỉ định y học, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển của nghề.
IV/ Hướng dẫn học ở nhà:
Tìm hiểu: Khái niệm việc làm, nghề nghiệp, thị trường lao động, nhu cầu lao động của một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh ở Nghệ An.
Soạn 8 /1 /2013
Giảng thứ 4/ 9 /1 /2013
Chủ đề tháng 1:
THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG.
A/ MỤC TIÊU:
-HS hiểu được khái niệm “Thị trường lao động”, “Việc làm” và biết được những lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ.
- Biết cách tìm thông tin về một số lĩnh vực nghề cần nhân lực.
- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm.
- Vấn đáp nêu vấn đề.
C/ PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng viết, loa máy để tổ chức dạy tập trung.
- HS: Địa điểm tại sân trường, tập trung theo lớp, có vở ghi chép.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ổn định:
II/ Bài mới:
1) Đặt vấn đề:
Trong thực tế các em nghe nói nhiều đến thị trường lao động. Vậy thị trường lao động là gì? thế nào là việc làm, nghề nghiệp? Hiện nay các lĩnh vực nghề nào đang cần nhân lực? Là HS lớp 9 các em cần phải tìm hiểu các thông tin về thị trường lao động để có sự hướng nghiệp cho bản thân. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có được một số thông tin cơ bản về thị trường lao động.
2) Triển khai bài:
HĐ của GV & HS
Ghi bảng
HS: Kể tên một số việc làm và trả lời câu hỏi: Theo em thế nào gọi là việc làm?
HS: Một số HS khác bổ sung.
GV: Kết luận.
GV: Những công việc không nhằm mục tiêu lao động kiếm sống thì không thuộc nội hàm của khái niệm việc làm.
GV: Đưa ra một số VD để HS xác định là việc làm hay công tác xã hội hay hoạt động từ thiện...
GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi: Vì sao ở Việt Nam vấn đề việc làm trong nhiều năm qua trở nên bức xúc của xã hội - Có thực ở nước ta quá thiếu việc làm không? Vì sao ở một số địa phương có việc làm mà không có nhân lực?
HS: Thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi, các lớp bổ sung.
GV: Khái quát lại ba lý do dẫn đến vấn đề bức xúc việc làm của nước ta trong những năm qua.
GV: Giới thiệu thêm về bậc nghề.
HS: Tự nói lên suy nghĩ, hiểu biết của các em về thị trường lao động.
GV: Giới thiệu khái niệm: Thị trường lao động.
GV:Vì sao chọn nghề phải phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động?
HS: Chọn nghề phải đáp ứng quy luật cung - cầu, không chọn những nghề mà xã hội không có nhu cầu và đặc biệt là quy luật cạnh tranh tức là năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
GV: Theo em thị trường lao động hiện nay thường đòi hỏi những yêu cầu gì?
HS: Dựa vào các thông báo tuyển chọn lao động để trả lời.
GV: Vì sao thị trường lao động luôn thay đổi?
HS: Hoạt động nhóm - Thảo luận, trả lời câu hỏi.
GV: bổ sung và giải thích cho HS đặc điểm của thị trường lao động thường thay đổi khi khoa học và công nghệ phát triển. Do đó mỗi người cần nắm vững một nghề và biết một số nghề.
HS: 1 em đọc cho toàn lớp nghe.
I/ Khái niệm việc làm và nghề nghiệp:
1. Việc làm:
Mỗi công việc trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cần đến một lao động thực hiện trong một thời gian và không gian xác định được coi là một việc làm. Thông qua việc làm, người lao động có được một khoản thu nhập đáp ứng nhu cầu sinh sống hằng ngày.
2. Nghề nghiệp:
Là những việc làm có qua đào tạo, mỗi nghề đều có yêu cầu riêng về những hiểu biết (Tri thức) nhất định về chuyên môn và những kỹ năng tương ứng.
II/ Thị trường lao động:
1. Khái niệm về thị trường lao động:
- Thị trường: Mua - bán, thể hiện quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh.
- Thị trường lao động: Lao động được thể hiện như một hàng hóa, nó được mua dưới hình thức tuyển chọn, ký hợp đồng..., và được bán dưới hình thức: người có sức lao động thỏa thuận với bên có yêu cầu nhân lực ở các phương diện: tiền lương, các khoản phụ cấp, chế độ phúc lợi, chế độ bảo hiểm...
2. Một số yêu cầu của thị trường lao động hiện nay :
- Có trình độ học vấn cao, có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới, những kỹ thuật tiên tiến.
- Biết sử dụng ít nhất là 1 ngoại ngữ và máy vi tính.
- Yêu cầu cao về sức khỏe thể chất và tinh thần.
3. Một số nguyên nhân làm thị trường lao động luôn thay đổi :
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế do quá trình CNH đất nước sẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng.
- Việc thay đổi nhanh chóng các công nghệ.
III/ Một số thị trường lao động cơ bản:
- Thị trường lao động nông nhiệp
File đính kèm:
- giaoanhuongngieplop9.doc