I. Mục tiêu:
* Kiến thức: HS hiểu thế nào là bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số
* Kĩ năng: biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các sốa đó ra TSNT. HS phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hai quy tắc tìm ƯCLN và tìm BCNN. Biết tìm BCNN một cách hợp lí trong từng trường hợp.
* Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS trong tính toán.
* Trọng tâm: HS hiểu thế nào là bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số, biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các sốa đó ra TSNT
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ để ghi so sánh hai quy tắc, bài tập; thước
- HS: Bảng nhóm, bút dạ
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6- Số học kỳ I - Tiết 35: Bội chung nhỏ nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Dương Tiến Mạnh
Ngày soạn: 5/11/2012
Ngày dạy: 8/11/2012
Tiết 35 Bội chung nhỏ nhất
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: HS hiểu thế nào là bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số
* Kĩ năng: biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các sốa đó ra TSNT. HS phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hai quy tắc tìm ƯCLN và tìm BCNN. Biết tìm BCNN một cách hợp lí trong từng trường hợp.
* Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS trong tính toán.
* Trọng tâm: HS hiểu thế nào là bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số, biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các sốa đó ra TSNT
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ để ghi so sánh hai quy tắc, bài tập; thước
- HS: Bảng nhóm, bút dạ
III. Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của Trò
6’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là BC của hai hay nhiều số ?
x BC(a;b) khi nào ?
- Tìm BC(4;6)
GV gọi một HS lên kiểm tra sau đó cho HS khác nhận xét phần lý thuyết và bài tập của bạn
Gv cho HS chỉ ra số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4;6)
GV giới thiệu BCNN khác 0 của 4 và 6 là 12
HS1: lên bảng kiểm tra
- Trả lời lí thuyết
- Tìm BC(4;6)
B(4)={0;4;8;12;16;20;24;28;32;…}
B(6)={0;6;12;18;24;30;36;…}
BC(4;6)={0;12;24;…}
- HS khác nhận xét bài làm của bạn.
-HS: BC nhỏ nhất khác o của 4 và 6 là 12
10
Hoạt động 2: Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số
Ví dụ 1: đưa bảng phụ ghi lại bài kiểm tra HS1, lưu ý viết phấn mầu với các số BC và BCNN.
- GV giới thiệu BCNN và kí hiệu:
BCNN(4;6) = 12
GV: Vậy BCNN của hai hay nhiều số là số như thé nào ?
GV cho HS đọc phần đóng khung trong SGK.57
? x BC(a;b) khi nào ?
GV: Em hãy tìm mối quan hệ giữa BC và BCNN ?
Suy ra Nhận xét trong SGK.57
- GV nêu chú ý vê trường hợp tìm BCNN của nhiều số mà có một số bàng 1 ?
Ví dụ: BCNN(5;1) = 5 BCNN(4;6;1) = 1
-HS theo dõi và ghi bài
HS phát biểu
HS đọc phần đóng khung troang SGK
HS: Khi x a và x b
HS: Tất cả các BC của 4 và 6 đèu là bội của BCNN(4;6)
HS đọc phần nhận xét
9’
7’
6’
6’
Hoạt động 3: Tìm BCNN bằng cách phân tích ra TSNT
Ví dụ 2: Tìm BCNN(8;18;30)
GV nêu cách làm:
- Phân tích ra TSNT
- Để chia hết cho 8 thì BCNN phải chứa TSNT nào ? Số mũ là bao nhiêu ?
- Để chia hết cho 18 thì …
- Để chia hết cho 30 thì …
- Để chia hết cho cả 8;18;30 thì BCNN phải chứa TSNT nào ? Với số mũ là bào nhiêu ?
- Lập tích các TSNT vừa chọn => BCNN
Từ đó hãy rút ra qui tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số ?
Củng cố: Trở lại Ví dụ 1, Tìm BCNN(4;6) bằng cách phân tích ra TSNT.
So sánh với kết quả trên ?
Làm ?1
Tìm BCNN(8;12)
Tìm BCNN(5;6;8) => Chú ý a)
Tìm BCNN(12;16;48) => chú ý b)
- GV cho HS đọc phần chú ý trong SGK.58
* Cho HS làm bài tập 149 SGK.59
Tìm bội chung của :
a) 60 và 280
b) 84 và 108
c) 13 và 15
? Hãy so sánh quy tắc tìm ƯCLN và BCNN của hai hay nhiều số ?
Cho HS thảo luận nhóm rồi cho làm bài tập
Bài tập: Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau để so sánh 2 quy tắc tìm ƯCLN và BCNN
HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
BCNN(8;18;30) = 23.32.5 = 360
HS : Nêu quy tắc trong SGK.57
- HS thực hiện tại chỗ, một HS đọc kết quả:
4 = 22; 6 = 2.3
BCNN(4;6) = 22.3= 12
Ba HS lên bảng thực hiện
* Ba HS lên bảng trình bày:
a) 60 = 22.3.5
280 = 23.5.7
BCNN(60;280) = 23.3.5.7 = 840
b) 84 = 22.3.7
108 = 22.33
BCNN(84;108) = 22.33.7 = 756
c) BCNN(13;15) = 195
HS thảo luận nhóm
Muốn tím ƯCLN của hai hay nhiều số …. ta làm như sau:
1) Phân tích mỗi số ….
2) Chọn ra các TSNT …
3) Lập… mỗi thừa số lấy với số mũ …
Muốn tím BCNN của hai hay nhiều số …. ta làm như sau:
1) Phân tích mỗi số ….
2) Chọn ra các TSNT …
3) Lập… mỗi thừa số lấy với số mũ
1’
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- GV cho HS phát biẻu lại hai quy tắc tìm ƯCLN à BCNN
- Học bài ,và so sánh hai qui tắc tìm ƯCLN à BCNN
- Làm bài tập: 150;151 ; 152 SGK.59. Bài 188 SBT
File đính kèm:
- tiet 35.doc