I. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB
- Kĩ năng: HS nhận biết 1 điểm nằm giữa hay kPhông nằm giữa hai điểm khác. Bước đầu tập suy luận dạng: “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số thì suy ra số thứ ba”
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, đo đoạng thẳng và khi cộng các độ dài.
- Trọng tâm: hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng ; bảng phụ
- HS: Thước, bảng nhóm, bút dạ
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 9: Khi nào thì am + mb = ab ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Dương Tiến Mạnh
Ngày soạn: 12/10/2012
Ngày dạy: 20/10/2012
Tiết 9 Khi nào thì AM + MB = AB ?
I. mục tiêu:
- Kiến thức: HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB
- Kĩ năng: HS nhận biết 1 điểm nằm giữa hay kPhông nằm giữa hai điểm khác. Bước đầu tập suy luận dạng: “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số thì suy ra số thứ ba”
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, đo đoạng thẳng và khi cộng các độ dài.
- Trọng tâm: hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng ; bảng phụ
- HS: Thước, bảng nhóm, bút dạ
III. Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
10’
10’
Hoạt động 1: Khi nào tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB
bàng độ dài đoạn thẳng AB
GV đưa y/c kiểm tra:
- Vẽ ba điểm thảng hàng A,B,C với B nằm giữa A và C
- Trên hình vẽ có những đoạn thẳng nào ? kể tên.
- Đo những đoạn thẳng trên hình vẽ.
- So sánh độ dài AB + BC với AC.
Từ đó rút ra nhận xét ?
-*GV đưa mô hình thước có biểu diên độ dài. Trê thước có hai điểm A và B cố định và điểm M nằm giữa A và B (M có thể di động)
GV đưa 2 – 3 vị trí của điểm M, y/c HS đọc số đo trên thước
? Khi nào thì AM + MB = AB
- GV đưa nội dung nhận xét 1 trên bảng, goi HS đọc
- GV khắc sâu: Nếu điểm K nằm giữa M và N thì ta có đẳng thức nào?
*GV nêu yêu cầu 2:
- Vẽ ba điểm A, M, B sao cho điểm M không nằn giữa A và B
Đo AM; MB và AB
So sánh AM + MB và AB
Từ đó rút ra nhận xét gì ?
- Tương tự với A;M;B không thẳng hàng.
*GV đưa nhận xét 2 rồi gọi HS đọc
Kêt hợp hai nhận xét, GV đưa ra KL chung
GV củng cố KL bằng VD trong SGK.120
GV giải mẫu bài tập
- HS1 lên bảng thực hiện
AB = …
BC = …
AC = …
AB + BC = AC
HS khác thực hiện ra vở ghi.
-HS quan sát và đọc số đo trên thước
Từ đó có nhận xét AM + MB = AB
*HS: Nêu nhận xét 1 trong SGK.120
-HS: MK + KN = MN
*HS thực hiện tương tự y/c 1
Từ đó rut ra nhận xét 2 SGK.120
8’
Hoạt động 2: Luyện tập
GV: Cho ba điểm thẳng hàng, ta chỉ cần đo độ dài của mấy đoạn mà biết độ dài của cả ba đoạn?
? Nếu biết AM + MB = AB thì ta có kết luận gì về vị trí giữa ba điểm A;M;B.
Từ đó đi làm các bài tập:
Bài 46: GV đưa đề bài, y/c HS đọc đề bài và làm bài tập
*HS phát biểu:…..
*HS cùng GV làm bài tập theo sự hướng dẫn của GV:
Vì N nằm giữa hai điểm I và K nen ta có IN + NK = IK
Vậy IK = 3 + 6 = 9 cm
8’
Hoạt động 3: Một vài dụng cụ đo khoảng cách
giữa hai điểm trên mặt đất
Để đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất em dùng những dụng cụ nào ?
Bài 48: GV cho HS làm bài tập
HS bằng nhận biết thực tế kết hợp vớia đọ SGK HS trả lời các dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất như SGK
Bài 48: Hs cả lớp làm bài tập
Chiều rộng của lớp học là:
4.1,25 + 1,25.1/5 = 5,25 (m)
8’
Hoạt động 4: Củng cố
-GV: Hãy chỉ ra điều kiện nhận biết một điểm nằm giữa hai điểm ?
Bài tập: Điểm nào nằm giữa hai điểm cón lại trong ba điểm A;B;C
a) Biết độ dài AB = 4 cm
AC = 5 cm; BC = 1 cm
b) Biết AB = 1,8 cm ; AC = 5,2 cm
BC = 3,4 cm
GV yêu cầu HS nhắc lại nhận xét vừa học
HS phát biểu:….
*HS làm bài tập
Hai HS lên bảng trình bày:
a) AB + BC = 4 + 1 = 5
AB + BC = AC
Vậy điểm B nằm giữa hai điểm A và C
b) AC + BC = 1,8 + 3,4 = 5,2
AC + BC = AB
Vậy điểm C nằm giữa hai điểm A và B
1’
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững kết luận: Khi nào AM + MB = AB
- Về nhà làm bài tập: 47;49;50 SGK
Bài tập từ 44 đến 47 SBT
File đính kèm:
- tiet 9.doc