Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Lê Thị Hà

Giới thiệu bài.

HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết:

a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc lần 1 đoạn 4 của bài: Hai Bà Trưng.

Hỏi: Các chữ Hai, Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào?

Giảng: Viết hoa như thế để tỏ lòng tôn kính, lâu dần Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng.

 Tìm các tên riêng trong bài chính tả? Các tên riêng đó viết như thế nào?

b. GV đọc cho HS chép bài vào vở:

- GV đọc lần 2.

 Quan sát giúp HS viết đúng, đẹp.

c. Chấm, chữa bài:

- GV đọc lần 3.

- GV chấm (8 bài), nhận xét.

HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT

Bài1: Điền vào chỗ trống:

- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 2: Tìm các từ ngữ:

- GV chia làm 2 nhóm.

- GV và HS nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.

+ Chấm 1 số bài, nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học, khen HS học tốt.

- Về viết lại lỗi chính tả sai, đọc lại các bài tập, ghi nhớ chính tả.

- 1 HS đọc lại. Lớp theo dõi trong SGK.

- Viết hoa chữ cái đầu của cả 2 chữ Hai và Bà.

- Tô Định, Hai Bà Trưng. Các tên riêng đó viết hoa chữ đầu của mỗi chữ ghi tiếng.

+ Đọc thầm lại đoạn văn. Viết ra giấy nháp những từ dễ sai.

- Chép bài vào vở.

- Soát bài, viết lỗi sai xuống cuối bài viết.

- 2HS nêu yêu cầu bài a, b.

- HS làm bài vào vở nháp.

- 2HS lên bảng thi điền nhanh.

a. lành lặn, nao núng, lanh lảnh.

b. đi biền biệt, thấy tiêng tiếc, xanh biêng biếc.

- 1HS nêu yêu cầu.

- Chơi tiếp sức.

- Lớp viết bài vào vở.

a. lao động, liên lạc, long đong, ., nông thôn, nông dân, nóng nực, .

b. mải miết, viết, liếc mắt, tiếc của.

 

doc22 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Lê Thị Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Tuần 19 Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010 Tập đọc- kể chuyện Hai Bà Trưng I. Mục đích - yêu cầu: A. Tập đọc - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của chuyện. - Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) B. Kể chuyện - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. II. Đồ dùng dạy- học. - Tranh minh hoạ truyện SGK. III. Các hoạt động dạy- học. Tập đọc HĐ của thầy HĐ của trò GTB: GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt tập 2 và chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc. HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a. GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng to, rõ, mạnh mẽ. b.HDHS luyện đọc và tìm hiểu đoạn1 - GV phát hiện sửa lỗi cho HS. - GV giải nghĩa từ mới: giặc ngoại xâm, đô hộ, ngọc trai. Hỏi : Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta? - GV nhắc HS đọc chậm, nhấn giọng từ ngữ chỉ tội ác của giặc. c. HDHS luyện đọc, tìm hiểu đoạn 2: - GV sửa lỗi phát âm cho HS và giúp HS hiểu nghĩa từ mới: Mê Linh, nuôi chí. Hỏi: Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào? d. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3: - GV giải nghĩa từ : Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích. - Hỏi: Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? - Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ? - GV gợi ý và HD để HS biết đọc đoạn văn với giọng nhanh, hào hùng. e. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 4: - GV sửa lỗi phát âm cho HS. - Hỏi: Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? Vì sao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng? HĐ2: Luyện đọc lại. - GV đọc đoạn 4. - GV, HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. + HS chú ý lắng nghe. - HS nối tiếp đọc 4 câu trong đoạn (2 lượt). - 2HS đọc cả đoạn. - Từng cặp HS luyện đọc đoạn 1. - Lớp đọc ĐT đoạn 1. + Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương. - 2HS thi đọc lại đoạn văn. - HS đọc nối tiếp 4 câu của đoạn 2. - 2HS đọc trước lớp. - Từng cặp luyện đọc, 2 HS thi đọc. - Lớp đọc ĐT, đọc thầm. + Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí dành lại non sông. - Đọc nối tiếp 8 câu (1 lượt ). Lời của Trưng Trắc 1 HS đọc. - 2 HS đọc đoạn 3. - Từng cặp luyện đọc đoạn 3. Lớp đọc ĐT. - Lớp đọc thầm. + Vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân. + Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp bước lên... - 2 HS thi đọc đoạn 3. - Đọc nối tiếp 4 câu trong đoạn. - 2HS đọc trước lớp. Từng cặp luyện đọc. - Lớp đọc đồng thanh. + Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ, Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù. + Vì Hai Bà Trưng là người đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. - 2HS thi đọc đoạn 4. - 3HS đọc lại. - 4HS thi đọc cả bài. Kể chuyện + GV nêu nhiệm vụ: GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện. HĐ3: HD học sinh kể từng đoạn câu truyện theo tranh. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và nhớ lại cốt chuyện để kể lại từng đoạn của câu chuyện (không cần kể giống hệt như văn bản mà có thể kể sáng tạo hoặc nhớ văn bản nhưng phải kể cho sinh động). - GV và HS nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: Hỏi: Câu chuyện này giúp chúng em hiểu điều gì? - Về kể lại chuyện cho người thân nghe. - Quan sát lần lượt từng tranh trong SGK. - 4HS tiếp nối kể 4 đoạn của câu chuyện. HS khác nhận xét, bổ sung lời kể cho bạn. - 2HS thi kể cả câu truyện. - Dân tộc VN có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay. ----------------------------- Toán Các số có bốn chữ số I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết các số có 4 chữ số ( trường hợp các chữ số đều khác 0). - Bước đầu biết đọc, viết các số có 4 chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản). (HS đại trà: Bài 1;2;3a,b. HS khá giỏi: làm hết.) II. Đồ dùng dạy- học. GV và HS có các tấm bìa, mỗi tấm có 100, 10, 1 ô vuông. III. Các hđ dạy- học chủ yếu. HĐ của thầy HĐ của trò Giới thiệu bài HĐ1: Giới thiệu số có 4 chữ số: * Giới thiệu số 1423 - GV hướng dẫn HS lấy các tấm bìa - GV hướng dẫn cho HS quan sát SGK để sắp xếp như trong SGK. Hỏi: Vậy nhóm thứ nhất có bao nhiêu ô vuông? - Nhóm thứ hai có bao nhiêu ô vuông? - Nhóm thứ 3 có bao nhiêu ô vuông ? - Như vậy trên hình vẽ có1000, 400, 20 và 3 ô vuông Yêu cầu HS quan sát bảng ghi các hàng (như SGK) 1 là 1đơn vị ta có mấy đơn vị ở hàng đơn vị? 10 còn gọi là 1 chục vậy ở hàng chục có mấy chục? Ta viết 2 ở hàng chục. Coi 100 là 1trăm thì ở hàng trăm ta có mấy trăm? Ta viết 4 ở hàng trăm 1000 là một nghìn thì ở hàng nghìn có mấy nghìn? Ta viết1ở hàng nghìn. - Giáo viên viết số 1423, yêu cầu HS nêu lại cách viết, đọc số này. - Yêu cầu HS quan sát và nêu số 1423 gồm có mấy chữ số, các chữ số chỉ hàng như thế nào? HĐ 2: Thực hành: Bài 1: Viết Bài 2:Viết Bài 3: Số? Dành cho HS khá giỏi: Bài 3c. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về ôn lại bài. - Lấy 1 tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông. Tấm bìa đó có 100 ô vuông - Sắp xếp thành nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, mỗi nhóm có100 ô vuông - 100 ô vuông HS đếm: 100, 200,... 1000 + Lấy 4 tấm bìa như thế sắp xếp vào nhóm thứ 2 - Đếm và nêu có 400 ô vuông - Lấy 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông sắp xếp vào nhóm thứ 3 - Có 20 ô vuông + Lấy 3ô vuông xếp vào nhóm thứ 4 + Quan sát bảng từ hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn. - Có 3 đơn vị - 2 chục - 4 trăm -1 nghìn + Nêu cách viết, cách đọc số1423. - Một vài HS đọc số, lớp đọc đồng thanh. - Quan sát và nêu số 1423 gồm có 4 chữ số, kể từ phải sang trái chữ số 3 chỉ 3 đơn vị, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 4 chỉ 4 trăm,chữ số 1 chỉ 1 nghìn. - Một số hoc sinh nêu lại + Làm bài vào vở và chữa bài + 1HS lên làm bài, nêu giá trị từng hàng tương ứng, lớp nhận xét. Hàng Nghìn Trăm Chục Đơn vị 1000 1000 1000 100 100 100 100 10 10 10 10 1 1 3 4 4 2 Viết số: 3442. Đọc số: ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai. - Tự làm bài rồi làm bài cá nhân. - 1 số HS đọc, viết số. HS khác nhận xét, bổ sung. Đọc số: Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy. Chín nghìn một trăm bảy mươi tư. Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm. + 4HS lên làm, lớp nhận xét, một số HS đọc lại a.1984-1985-1986-1987-1988-1989 b.2681 -2682-2683-2684-2685-2686 - 1 HS khá giỏi lên bảng làm bài. c. 9512-9513-9514-9515-9516-9517 --------------------------------- Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2009 Đạo đức Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (Tiết 1) I. Mục tiêu : - Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt màu da, ngôn ngữ, ... - Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. * Học sinh có thái độ tôn trọng, nhân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác. II. Tài liệu và phương tiện : - Vở bài tập Đạo đức lớp 3; tranh ảnh nói về TNVN và QT. III. Các hđ dạy- học chủ yếu : HĐ của thầy HĐ của trò GTB. * Khởi động . HĐ1 : Phân tích thông tin Mục tiêu: HS biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi Quốc tế. HS hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. + Cách tiến hành : - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh, mẫu tin về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế. + GV kết luận: Đó là tình đoàn kết giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi các nước bằng các hoạt động cụ thể. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển. HĐ2 : Du lịch thế giới. Mục tiêu: HS biết thêm về nền văn hoá, cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi 1 số nước trên thế giới và trong khu vực. + Cách tiến hành : - GV chia 2 bàn là 1 nhóm và giúp đỡ HS đóng vai. Hỏi: Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau? điều đó nói lên điều gì? THMT : Các bạn đều có ý thức bảo vệ môi trường... + Kết luận : Các bạn đều có quyền sống, còn được đối xử bình đẳng, được giáo dục, được ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình... HĐ3: Thảo luận nhóm. Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. + Cách tiến hành : - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Kết luận: GV nêu những hoạt động để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi Quốc Tế. C. Hướng dẫn thực hành: - Các nhóm lựa chọn, thực hiện các HĐ phù hợp. - Sưu tầm tranh, ảnh ... về các HĐ hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi Quốc Tế. - Vẽ tranh, làm thơ .... về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi Quốc Tế. - HS hát tập thể bài : Thiếu nhi thế giới liên hoan. - Các nhóm nhận tranh, thảo luận để tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó. - Đại diện từng nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - HS đóng vai trẻ em một số nước như : Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. - HS giới thiệu đôi nét về văn hoá, cuộc sống, học tập, mong ước của trẻ em nước đó. - Các nhóm trình bày, nhóm khác nêu câu hỏi giao lưu. + Các bạn đều biết yêu thương mọi người, quê hương, yêu đất nước ... - Thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi Quốc Tế. - Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - HS liên hệ những việc mà lớp mình, trường mình đã làm. ---------------------------------- Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết đọc, viết các số có 4 chữ số (trường hợp các chữ đều khác 0). - Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. - Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000). (HS đại trà: bài 1; 2; 3(a,b); 4. HS khá giỏi làm hết) II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: HĐ của thầy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc 1452. - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới. GTB. HĐ1: Luyện tập thực hành: - GV giúp HS hiểu nội dung bài toán. - GV quan sát, giúp đỡ HS . HĐ2: Chữa bài, củng cố. Bài 1: Viết (theo mẫu): GV Củng cố cách viết, đọc các số có 4 chữ số. Bài 2: Viết (theo mẫu): - GV nhận xét. Bài 3: Số? Bài 4: Vẽ tia số rồi viết tiếp số tròn nghìn thích hợp. Dành cho HS khá giỏi Bài 3c (Đáp án như ở trên) + Chấm bài nhận xét C. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Về làm bài trong vở bài tập. 1HS viết, lớp viết bảng con. Một số HS xác định giá trị của mỗi chữ số. - Lớp đọc thầm, 4 HS nêu yêu cầu 4 BT. - Làm bài vào vở. - HS chữa bài. + 5HS lên làm bài, 1 số HS nhận xét và đọc lại các số. Đọc số Viết số Chín nghìn bốn trăm sáu mươi hai. Một nghìn chín trăm năm mươi tư. Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi lăm. Một nghìn chín trăm mười một Năm nghìn tám trăm hai mươi mốt 9462 1954 4765 1911 5821 - 4HS lên làm bài, 1 số HS nhận xét và đọc lại Viết số Đọc số 1358 4444 8781 9246 7155 Một nghìn ba trăm năm mươi tám. Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi bốn. Tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt. Chín nghìn hai trăm bốn mươi sáu. Bảy nghìn một trăm năm mươi lăm. + 3 HS lên làm, lớp nhận xét, 1số HS đọc các số. a) 8650; 8651; 8652; 8653; 8654; 8655; 8656. b) 3120; 3121; 3122; 3123; 3124; 3125; 3126. c) 6494; 6495; 6496; 6497; 6498; 6499; 6500. + 1HS lên làm, lớp nhận xét. 0 1000 2000 3000 4000 5000 ... ------------------------------- Chính tả Tiết 1 - Tuần 19 I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập 2. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài tập 1;2 (VBT) - Vở bài tập. III.Các HĐ dạy – học chủ yếu: HĐ của thầy HĐ của trò Giới thiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết: a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc lần 1 đoạn 4 của bài: Hai Bà Trưng. Hỏi: Các chữ Hai, Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào? Giảng: Viết hoa như thế để tỏ lòng tôn kính, lâu dần Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng. Tìm các tên riêng trong bài chính tả? Các tên riêng đó viết như thế nào? b. GV đọc cho HS chép bài vào vở: - GV đọc lần 2. Quan sát giúp HS viết đúng, đẹp. c. Chấm, chữa bài: - GV đọc lần 3. - GV chấm (8 bài), nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT Bài1: Điền vào chỗ trống: - GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2: Tìm các từ ngữ: - GV chia làm 2 nhóm. - GV và HS nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. + Chấm 1 số bài, nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen HS học tốt. - Về viết lại lỗi chính tả sai, đọc lại các bài tập, ghi nhớ chính tả. - 1 HS đọc lại. Lớp theo dõi trong SGK. - Viết hoa chữ cái đầu của cả 2 chữ Hai và Bà. - Tô Định, Hai Bà Trưng. Các tên riêng đó viết hoa chữ đầu của mỗi chữ ghi tiếng. + Đọc thầm lại đoạn văn. Viết ra giấy nháp những từ dễ sai. - Chép bài vào vở. - Soát bài, viết lỗi sai xuống cuối bài viết. - 2HS nêu yêu cầu bài a, b. - HS làm bài vào vở nháp. - 2HS lên bảng thi điền nhanh. a. lành lặn, nao núng, lanh lảnh. b. đi biền biệt, thấy tiêng tiếc, xanh biêng biếc. - 1HS nêu yêu cầu. - Chơi tiếp sức. - Lớp viết bài vào vở. a. lao động, liên lạc, long đong, ..., nông thôn, nông dân, nóng nực, ... b. mải miết, viết, liếc mắt, tiếc của. ---------------------------------- Tự nhiên và xã hội vệ sinh môi trường (tiếp) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đi tiểu tiện đúng nơi quy định. II. Đồ dùng dạy-học: Các hình trang 70, 71 SGK III. Các hoạt động dạy học: HĐ của thầy HĐ của trò A.Bài cũ - Rác có hại như thế nào đối với sức khoẻ con người? GV nhận xét. B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: Quan sát tranh MT: Nêu tác hại của việc người, gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ + Cách tiến hành: B1: Quan sát tranh: B2: HS nêu những điều đã quan sát. B3: Thảo luận nhóm. - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy nêu 1 số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương? - Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên? + GV kết luận: Phân, nước tiểu là các chất cặn bã của quá trình tiêu hoá, bài tiết. Chúng có mùi hôi, thối, chứa nhiều mầm bệnh ... Đó là nguồn bệnh làm lây lan cho con người. Vì vậy chúng ta cần đi đại, tiểu tiện đúng nơi qui định HĐ2: Các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh MT: Biết các loại nhà tiêu và cách sử dụng +Cách tiến hành: B1. GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu quan sát tranh B2. Thảo luận: - ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào? - Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ? - Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường? GV kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường, không khí, đất và nước. C.Củng cố-dặn dò: - Thực hiện tốt bài học để bảo vệ môi trường. HS trả lời, HS khác nhận xét, - Cá nhân HS quan sát các hình trang 70, 71 trong SGK - Một số HS nói nhận xét của mình về những gì quan sát thấy trong hình - 4 nhóm thảo luận theo gợi ý của GV + Đó là nguồn bệnh làm lây lan ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. + Đi đại, tiểu tiện đúng nơi qui định... - Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. - Các nhóm quan sát H3, 4 (SGK). Nêu tên từng loại nhà tiêu có trong hình. - Thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV ở địa phương thường sử dụng loại nhà tiêu tự hoại, 2 ngăn,... - Dội nước sau khi đi vệ sinh đối với nhà tiêu tự hoại; giữ cho khô ráo đối với nhà tiêu 2 ngăn, ... - cần nhốt, quy khu chăn nuôi. Các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung ---------------------------------------- Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2009 Tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội I.Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo. - Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp. (Trả lời được các CH trong SGK) II. Đồ dùng dạy- học. Bảng phụ ghi nội dung đoạn cần hướng dẫn luyện đọc: Tôi...vừa qua. III. Các hoạt động dạy- học. HĐ của thầy HĐ của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: Luyện đọc a. GV đọc toàn bài: Giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: + Đọc từng đoạn trước lớp: - GV theo dõi, hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng, sửa lỗi phát âm cho HS. - GV giúp HS hiểu 1 số từ ngữ khó: Ngày 22-12. + Đọc từng đoạn trong nhóm: HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Hỏi: Theo em báo cáo trên là của ai? Bạn báo cáo với những ai? Hỏi: Bản báo cáo gồm những nội dung nào? Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì? HĐ3: Luyện đọc lại GV và HS nhận xét bình chọn bạn đọc đúng, hay. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về đọc lại bài, nhớ lại xem tổ mình đã làm được những gì trong tháng vừa qua để chuẩn bị cho tiết TLV tuần 20. - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Hai Bà Trưng - HS chú ý lắng nghe. - Đọc nối tiếp từng đoạn trong báo cáo (2 lượt). - Đọc theo cặp, góp ý cho nhau. - 2 HS thi đọc cả bài. Đọc đồng thanh cả bài. + Lớp đọc thầm bản báo cáo. - Là của bạn lớp trưởng. - Với tất cả các bạn trong lớp về kết quả thi đua của lớp trong tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội" + 1HS đọc từ mục 1 đến hết, lớp đọc thầm. - Nêu nhận xét về các mặt hoạt động của lớp: học tập, lao động, các công tác khác, cuối cùng là đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân tốt nhất. - Để thấy lớp thực hiện đợt thi đua như thế nào. - HS thi đọc toàn bài. --------------------------------- Toán Các số có bốn chữ số (T) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0 ) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có 4 chữ số. - Tiếp tục nhận biết thứ tự các số có bốn chữ số trong dãy số.(Bài 1,2,3) II. Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ kẻ các bảng của bài học. III. Các hđ dạy - học chủ yếu : HĐ của thầy HĐ của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV và HS nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới. GTB. HĐ1: Giới thiệu số có 4 chữ số, các trường hợp có chữ số 0: - GV ghi bảng lớp. Lưu ý HS khi viết, đọc số đều từ trái sang phải (từ hàng cao đến hàng thấp). HĐ2: Thực hành GV quan sát hướng dẫn HS làm bài: Bài1: Đọc các số GV: Củng cố cách đọc số có bốn chữ số trong trường hợp chữ số hàng trăm, chục, đơn vị là 0. Bài 2: Số? GV. Củng cố các số có bốn chữ số liên tiếp. Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - Yêu cầu HS nhận biết đúng dãy số để viết đúng số có 3 chữ số khi tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục. - Chấm bài, nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về đọc lại các số trong các bài tập. Làm bài tập trong vở bài tập - 1 HS tự nêu ví dụ về số có bốn chữ số, xác định giá trị của từng chữ số. - Quan sát bảng trong SGK trang 95, nhận xét và tự viết số, đọc số. - Làm bài vào vở, sau đó chữa bài. + 1 số HS lên đọc, HS khác nhận xét và đọc lại số. 3690 đọc là ba nghìn sáu trăm chín mươi. 6504 đọc là sáu nghìn năm trăm linh bốn. 4081 đọc là bốn nghìn không trăm tám mươi mốt. 5005 đọc là năm nghìn không trăm linh năm. + 3HS lên làm, lớp nhận xét. a. 5616–5617–5618 – 5619 - 5620-5621 b. 8009- 8010- 8011- 8012- 8013- 8014 c. 6000- 6001- 6002- 6003- 6004- 6005. + 3 HS lên làm, lớp nhận xét. a.3000, 4000, 5000, 6000, 7000,8000 b.9000, 9100, 9200, 9300, 9400,9500 c.4420, 4430, 4440, 4450, 4460,4470 -------------------------------------- Luyện từ và câu Tuần 19 I. Mục đích, yêu cầu: - Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, ôn cách nhân hoá. - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?; tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào? II. Đồ dùng dạy- học : Bảng lớp kẻ bảng trả lời BT1,2. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy- học: HĐ của thầy HĐ của trò Giới thiệu bài. HĐ1: Nhận biết hiện tượng nhân hoá và các cách nhân hoá. Bài tập1: Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi. - Như vậy con Đom Đóm đã được nhân hoá. Bài2: Đọc lại bài thơ Anh Đom Đóm. Tìm những con vật khác ngoài con Đom Đóm được gọi là tả như người (nhân hoá) viết vào chỗ trống trong bảng sau. HĐ2: Ôn cách đặt, trả lời câu hỏi khi nào? Bài tập 3: Gạch dưới ... - GV nhắc HS xác định đúng bộ phận của câu sau đó mới gạch. - GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài tập 4: Trả lời câu hỏi: - Chấm bài, nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Xem lại bài tập đã làm để ghi nhớ câu, từ. + 1HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK. - HS thảo luận theo cặp: viết, trả lời ra giấy nháp. - 1 số cặp lên thực hiện, lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Con Đom Đóm được gọi bằng: anh + Tính nết của Đom Đóm: Chuyên cần. + Hoạt động: lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ. - 1HS nêu yêu cầu. - 1HS đọc bài: Anh Đom Đóm. - Lớp làm bài cá nhân. - HS nêu miệng, lớp nhận xét. Tên các con vật Các con vật được gọi bằng Các con vật được tả như tả người Cò Bợ Vạc Chị, thím Ru con:ru.. giấc, lặng lẽ mò tôm + HS nêu yêu cầu. - HS suy nghĩ làm việc cá nhân vào vở bài tập. a. Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối. b. Tối mai anh Đom Đóm lại đi gác. c. Chúng em học bài thơ anh Đom Đóm trong học kì 1. + 3HS lên làm, lớp nhận xét. 1số HS nêu miệng. a. ... từ ngày 16.1 b. Ngày 30-5 học kì II kết thúc. c. Tháng 6 ... ---------------------------- Thủ công ôn tập chương II: cắt, dán chữ cái đơn giản I. Mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. - Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. * Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp. Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác. II. Chuẩn bị: - Mẫu chữ I, T. - Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: HD thực hành - GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, cắt chữ. GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ theo qui trình: + Bước 1: Kẻ chữ. + Bước 2: Cắt chữ . + Bước 3: Dán chữ . HĐ2: Thực hành - HS thực hành kẻ, cắt, dán các chữ. Trong khi HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng. Khuyến khích HS có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác. HĐ3: Nhận xét đánh giá: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm . - Chú ý khen ngợi những em có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của HS. - GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS. C.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để học bài. ----------------------- Thứ năm ngày 7 tháng 01 năm 2009 Toán Các số có bốn chữ số I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số - Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. (HS đại trà; bài 1;2(cột 1 câu a,b);3. HS khá giỏi làm hết bài 2 và bài 4) II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu HĐ của thầy HĐ của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho 1HS viết số, lớp viết giấy nháp: Một nghìn hai trăm linh tám - GV và HS nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới. Giới thiệu bài. HĐ1: GV hướng dẫn HS viết số có 4 chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị: Yêu cầu HS viết số 5247 Hỏi: Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - GV hướng dẫn viết. - Nêu số: 7070 + GV lưu ý cho HS: Nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi. - Yêu cầu 4 HS lên bảng viết các số 8102, 6790, 4400, 2005 thành tổng. HĐ2: Thực hành - GV giúp HS yếu kém làm bài. Bài 1: Viết (theo mẫu): GV. Củng cố cách viết số thành tổng. Bài 2: Viết các tổng thành số có bốn chữ số (theo mẫu): GV. Hướng dẫn HS nắm vững giá trị của các số hạng để viết thành số có 4 chữ số. Bài 3: Viết số biết số đó gồm: Bài 4: Viết các số có bốn chữ số, các chữ số của mỗi số đều giống nhau. Dành cho HS khá giỏi Bài 2 cột 2,3. Bài 4 (Đáp án như ở trên) + Chấm bài, nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về xem lại bài và ôn lại cách viết thành tổng hoặc ngược lại. 1HS viết số, lớp viết giấy nháp: 1208 - HS viết bảng số: 5247. - 1 số HS đọc lại số. - Số 5247 có 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục và 7 đơn vị. - 1HS viết bảng, lớp viết vở nháp số 5247 thành tổng: 5247= 5000+200+40+7. - 2HS đọc lại số. - Viết số thành tổng. 7070 = 7000 + 0 + 70 + 0 =7000+70. Hoặc: 7070 = 7000 + 70. - 4HS lên làm, lớp nhận xét - Tự làm bài vào vở, sau đó chữa bài. + 4HS lên làm, lớp nhận xét. a)1952 = 1000+ 900+50+2 6845 = 6000+800+40+5 5757 + 5000+700+50+7 9999 = 9000+900+90+9 b)2002 =2000+2 4700= 4000+700 8010=8000+10 7508=7000+500+8 + Một số HS lên làm, lớp nhận xét. a)4000 + 500 + 60 + 7=4567 8000 + 100 + 50 + 9 = 8159 3000 + 600 + 10 + 2 = 3612 5000 + 500 + 50 + 5 = 5555 7000 + 900 + 90 + 9 =7999; b)6000 + 10 + 2 =6012; 5000+9=5009 4000+ 400 + 4 =4404; 2000+20=2020 5000+9 = 5009 + 3HS lên làm, 1 số HS làm

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_19_le_thi_ha.doc
Giáo án liên quan