1.Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết trang trí thiệp bằng các nguyên vật liệu để tặng chú bộ đội qua đó thể hiện tình cảm đối với chú bộ đội nhân ngày hội 22/12.
- Rèn kỹ năng vẽ, xếp dán và bố cục tranh.
- Phát triển khả năng thẩm mỹ, óc sáng tạo, sự khéo kéo của đôi bàn tay.
- Giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn chú bộ đội; cố gắng hoàn thành sản phẩm, biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
2.Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử, máy chiếu.
- 3 thiệp gợi ý của cô, 24 thiệp của trẻ, que chỉ.
- Một số nguyên vật liệu: hạt hướng dương, hạt dưa, mày ốc, vỏ bút chì, lá cây.
- Một số vật liệu trang trí: nơ, bông hoa, chấm tròn, trái tim, chữ chúc mừng ngày 22/ 12.
- Keo sữa, keo nước, tăm bông, khăn lau tay, bàn ghế, kẹp, kệ trưng bày sản phẩm, rổ.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 23525 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Trang chí thiệp tặng chú bồ đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LVTCKNXH:TRANG TRÍ THIỆP TẶNG CHÚ BỘ ĐỘI
Lớp: Nhỡ C
Giáo viên: Nguyễn Diệp Ái Trâm
Ngaøy dạy: 18 thaùng 12 naêm 2013
1.Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết trang trí thiệp bằng các nguyên vật liệu để tặng chú bộ đội qua đó thể hiện tình cảm đối với chú bộ đội nhân ngày hội 22/12.
- Rèn kỹ năng vẽ, xếp dán và bố cục tranh.
- Phát triển khả năng thẩm mỹ, óc sáng tạo, sự khéo kéo của đôi bàn tay.
- Giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn chú bộ đội; cố gắng hoàn thành sản phẩm, biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
2.Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử, máy chiếu.
- 3 thiệp gợi ý của cô, 24 thiệp của trẻ, que chỉ.
- Một số nguyên vật liệu: hạt hướng dương, hạt dưa, mày ốc, vỏ bút chì, lá cây.
- Một số vật liệu trang trí: nơ, bông hoa, chấm tròn, trái tim, chữ chúc mừng ngày 22/ 12.
- Keo sữa, keo nước, tăm bông, khăn lau tay, bàn ghế, kẹp, kệ trưng bày sản phẩm, rổ.
3.Tiến hành:
HĐ1: Trò chuyện về chú bộ đội
- Cô tập trung trẻ, cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát “Cháu thương chú bộ đội”.
- Hỏi trẻ: + Trong bài hát, bạn nhỏ dành tình cảm cho ai?
+ Vì sao bạn nhỏ lại thương chú bộ đội?
- Dẫn dắt cho trẻ xem hình ảnh chú bộ đội và trò chuyện với trẻ:
+ Chú bộ đội đang làm gì?
+ Con thấy công việc của chú như thế nào?
- Cô khái quát: Chú bộ đội làm việc rất vất vả, ngày đêm canh giữ đất trời cho mọi người có cuộc sống bình yên. Chú rất yêu quý các con, còn các con thì sao?
- Con thể hiện tình cảm đó như thế nào?
- Sắp đến ngày 22/ 12, lớp mình có biết đó là ngày gì không?
- Con đã chuẩn bị món quà gì để tặng các chú nhân ngày này chưa?
Dẫn dắt cho trẻ xem thiệp gợi ý.
HĐ2: Trang trí thiệp tặng chú bộ đội
*Quan sát thiệp gợi ý:
Cô xuất hiện lần lượt từng tấm thiệp cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ:
- Thiệp 1:
+ Thiệp có dạng hình gì?
+ Cô vẽ bông hoa bằng nét gì? Tô màu như thế nào?
+ Ngoài ra tấm thiệp còn có gì nữa?
- Thiệp 2:
+ Thiệp có dạng hình gì?
+ Cô trang trí thiệp bằng những nguyên vật liệu nào?
+ Cô làm cách nào để tạo thành những bông hoa như thế này?
- Thiệp 3:
+ Thiệp có dạng hình gì?
+ Cô trang trí thiệp bằng những gì?
*Định hướng nội dung hoạt động:
- Con có thích trang trí thiệp để tặng chú bộ đội không?
- Con sẽ trang trí thiệp như thế nào?
*Treû thöïc hieän:
-Cô cho trẻ ngồi vào bàn, mở nhạc không lời.
-Cô bao quát, nhắc trẻ tư thế ngồi đúng, gợi ý trẻ cách trang trí thiệp cho đẹp.
*Nhaän xeùt saûn phaåm:
-Tập trung trẻ gần kệ trưng bày, cho trẻ chọn sản phẩm trẻ thích, hỏi trẻ: Vì sao con thích?
(gợi ý trẻ nhận xét về kỹ năng nặn).
-Cô nhận xét chung sản phẩm, chú ý sản phẩm đẹp.
-Hỏi trẻ:+Nhà bạn nào có người thân làm bộ đội?
+Khi tặng thiệp cho chú bộ đội, con sẽ nói gì?
Khen ngợi, động viên trẻ.
Thöù saùu, ngaøy 20 thaùng 12 naêm 2013
ÂM NHẠC : DẠY HÁT “CHÚ BỘ ĐỘI”
1.Mục đích:
-Trẻ nhớ tên bài hát, nhớ lời ca và hát được theo cô cả bài.
-Rèn kỹ năng ca hát, hát rõ ràng, trọn vẹn bài hát.
-Phát triển tai nghe âm nhạc, trí nhớ âm nhạc.
-Giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn chú bộ đội.
2.Chuẩn bị: nhạc bài hát “Chú bộ đội”, “Màu áo chú bộ đội”, vòng, xắc xô.
3.Tiến hành:
HĐ1: Dạy hát “Chú bộ đội”
*Cô đọc câu đố: “Ai nơi hải đảo biên cương
Diệt thù giữ nước, coi thường khó khăn”.
-Cho trẻ giải câu đố, dẫn dắt giới thiệu tên bài hát “Chú bộ đội”, tên tác giả.
-Cô hát diễn cảm 1-2 lần, hỏi trẻ: +Bài hát tên gì?
+Bài hát nói về điều gì?
-Cô khái quát và giáo dục trẻ: Bạn nhỏ trong bài hát rất yêu quý, biết ơn chú bộ đội, còn con thì sao? Con làm gì để thể hiện tình cảm đó?
-Cô bắt nhịp cho trẻ hát: hát chậm, rõ ràng, khuyến khích trẻ hát theo.
-Cho trẻ hát cả lớp, hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
-Cô bao quát, sửa sai kỹ năng hát cho trẻ(chú ý sửa lời và nhịp câu hát: “Vai chú mang súng mũ cài ngôi sao đẹp xinh”).
-Cô mở nhạc cho cả lớp hát lại một lần nữa.
HĐ2: NNNH “Màu áo chú bộ đội”
-Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
-Cô hát diễn cảm lần 1, hỏi trẻ: Bài hát tên gì? Do ai sáng tác?
-Cô hát diễn cảm lần 2, trò chuyện về bài hát .
-Cô mở nhạc cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ vận động theo.
Tuyên dương trẻ.
HĐ3: TCAN : Ai nhanh hơn.
-Cô giới thiệu tên trò chơi.
-Cô nói cách chơi: Cô có 9 vòng, số bạn chơi nhiều hơn số vòng. Các bạn vừa đi vừa hát xung quanh vòng, khi có hiệu lệnh thì nhảy vào vòng.
+luật chơi: bạn nào nhảy được vào vòng thì cả lớp tuyên dương, bạn nào chậm chân hơn không tìm được vòng thì nhảy lò cò 1 vòng. Mỗi vòng chỉ có một bạn.
-Tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lần, nhận xét sau mỗi lần chơi.
Khen ngợi trẻ.
File đính kèm:
- Trang tri thiep tang chu bo doi.doc