* Mục Đích-Yêu Cầu :
- Trẻ biết được các nghề xây dựng( kiến trúc sư, thợ xây, thợ mộc).
- Biết được một số dụng cụ của nghề xây dựng và công dụng của nó.
- Trẻ biết nghề xây dựng rất vất vả và rất quan trọng trong xã hội.
- Rèn khả năng nói mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ yêu quí những người lao động
1) Chuẩn Bị :
- Tranh thợ xây, thợ mộc, kiến trúc sư.
- Băng đĩa nhạc “ Cháu yêu cô chú công nhân”
2) Tổ Chức Họat Động :
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 72679 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Trò chuyện về nghề xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 03 tháng 12 năm 2012
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG – HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Đón trẻ – Trò chuyện - Điểm danh
-Đón trẻ vào lớp , trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ
-Trò chuyện về nghề xây dựng
- Giới thiệu các góc chơi
Hoạt Động Có Chủ Đích
Hoạt động : Trò chuyện về nghề xây dựng
* Mục Đích-Yêu Cầu :
- Trẻ biết được các nghề xây dựng( kiến trúc sư, thợ xây, thợ mộc).
- Biết được một số dụng cụ của nghề xây dựng và công dụng của nó.
- Trẻ biết nghề xây dựng rất vất vả và rất quan trọng trong xã hội.
- Rèn khả năng nói mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ yêu quí những người lao động
1) Chuẩn Bị :
- Tranh thợ xây, thợ mộc, kiến trúc sư..
- Băng đĩa nhạc “ Cháu yêu cô chú công nhân”
2) Tổ Chức Họat Động :
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
* Hoạt Động Mở Đầu :
- Cho lớp hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Bài hát nói về ai?
- Cô chú công nhân thường làm những công việc gì?
* Hoạt Động Trọng Tâm :
- Cô có tranh vẽ ai?
- Chú thợ xây đang làm gì?
- Chú thợ xây đang cầm gì?
- Để xây được ngôi nhà đẹp, thì thợ xây dùng gì để xây?
- Còn đây là ai vây con?
- Vây chú thợ nề đang làm công việc gì vậy?
- Ngoài xây nhà chú thợ xây và thợ nề còn làm ra những công trình gì nữa?
- Ai đã thiết kế công trình cho các chú công nhân xây dựng?
- Cô có bức tranh vẽ ai đây?
- Chú đang làm gì?
+ Chú đang vẽ công trình hay còn gọi là “ thiết kế” công trình. Cô giải thích từ “ thiết kế”.
- Chú dùng gì để vẽ?
* Đọc thơ “ Bác thợ mộc”.
- Cô có tranh vẽ ai đây?
- Bác thợ mộc đang làm gì?
- Bác bào gỗ để làm gì?
- Bác dùng gì để đóng?
* So sánh: Nghề thợ xây và nghề thợ mộc.
- Vậy thợ xây, thợ nề, thợ mộc và kiến trúc sư còn gọi là nghề gì?
* Giáo dục: Cháu yêu quí nghề xây dựng và yêu quí những người lao động.
* Hát “ Chú công nhân” lấy rổ về chỗ ngồi
- Trong rổ trẻ có nhiều lô tô của nghề xây dựng: thợ mộc, thợ xây, thợ nề. Khi cô yêu cầu trẻ giơ nghề nào thì trẻ cùng giơ lên.
- Cho trẻ luyện tập.
- Trò chơi : Về đúng nhà.
- Có 3 bức tranh nghề thợ xây, thợ mộc, kiến trúc sư đặt xung quanh lớp. Mỗi trẻ cầm thẻ của nghề. Vừa đi vừa hát khi cô nói “về đúng nhà” thì trẻ chạy nhanh về đúng nghề mà trẻ cầm thẻ trên tay
* Kết Thúc : Nhận xét - Tuyên dương.
- Cháu hát đến bên cô .
- Trẻ trả lời
- Chú thợ xây
- Trẻ trả lời.
- Chú thợ nề.
- Trẻ trả lời.
- Kiến trúc sư.
- Chú kiến trúc sư.
- Đang vẽ công trình
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ về chỗ ngồi
- Trẻ trả lời
- Trẻ so sánh.
- Nghề xây dựng.
- Trẻ luyện tập
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ hát ra nghỉ
HĐ chuyển tiếp
TC : bóng bay
Hoạt Động Ngoài Trời
- Trò chuyện về nghề xây dựng
- TCVĐ : Mèo và Chim sẽ .
- Chơi tự do
Hoạt Động Góc
* Trọng tâm : Góc PV : Kiến trúc sư .
XD : Xây nhà , xây công viên
HT : Xem sách truyện về các nghề
NT : Hát múa ca ngợi các nghề mà bé thích
TN : chăm sóc cây xanh , hoa , nhỏ cỏ …
Vệ Sinh – Nêu Gương –Trả Trẻ
- Nhắc trẻ cùng cô dọn dẹp đồ dùng , đồ chơi đúng nơi quy định
- Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân chải tóc gọn gàng , quần áo sạch sẽ
- Trao đổi với phụ huynh về nội dung học trong ngày
Đánh Giá Hoạt Động Trong Ngày
1) Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày :
1 .1) Nội dung chưa dạy được và lý do : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
1.2) Những thay đổi cần thiết : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2 ) Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ Tư ngày 05 tháng 12 năm 2012
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG – HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Đón trẻ – Trò chuyện - Điểm danh
- Đón trẻ vào lớp , trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ
- Trò chuyện về nghề xây dựng
- Giới thiệu các góc chơi
Hoạt động Có Chủ Đích
Hoạt động 1 : TH : nặn một số sản phẩm của bác nông dân .
Hoạt động 2 : LQVT : so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4
* Mục Đích –Yêu Cầu :
- Trẻ biết bác nông dân làm ra sản phẩm gì ?( như lúa gạo , trái cây , rau củ ….)
- Trẻ biết được hình dạng của các sản phẩm đó . dùng kỹ năng xoay tròn , lăn dọc , bẻ cong … để tạo thành những sãn phẩm của bác nông dân .
- Giáo dục trẻ : biết giữ gìn và quí trọng những sản phẩm đó .
1) Chuẩn Bị :
- Đất nặn , bản con .
- Mẫu nặn của cô . Một số loại trái cây , củ , quả .
- Tranh ảnh về sản phẩm của bác nông dân .
2) Tổ chức họat động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
* Hoạt Động Mở Đầu :
- Hát “ Ơn bác nông dân ”
- C/c ơi bài hát nói về ai ?
- Bác nông dân làm việc ở đâu .
- Bác làm ra sản phẩm gì nào ?
* Hoạt Động Trọng Tâm :
- Để xem bác nông dân làm ra sản phẩm gì cô cháu mình cùng xem nhé !
- Cho trẻ xem tranh trên máy tính .
- Bác nông dân làm ra những sản phẩm gì ?
- Bác nông dân lao động rất là vất vả để làm ra các sản phẩm mà c/c vừa kể để nuôi sống con người vì vậy chúng ta phải biết ơn cô bác nông dân .
- C/c có muốn phụ các cô bác nông dân thu hoạch nông sản không ?
+ Hát : “ ơn bác nông dân”
- C/c xem quả gì ? củ gì ?
+ Trẻ quan sát :
- vậy c/c biết quả cam , quả táo , nho có dạng hình gì ?
- Cô đưa củ cà rốt , quả chuối đố trẻ củ gì , quả gì ? chúng có dạng hình gì ?
- cô bắc trước bác nông dân cô nặn được một số loại quả , củ . sản phẩm của bác nông dân.
- C/c nhìn xem cô nặn được sản phẩm gì ?
- Cô dùng kỹ năng gì để tạo thành quả cam , táo , nho ?
- Còn củ cà rốt , quả chuối cô dùng kỹ năng gì ?
- Đúng rồi muốn nặn được quả tròn như quả táo , cam , nho chúng ta phải dùng kỹ năng xoay tròn để tạo thành quả và kỹ năng lăn dọc để tạo thành cuốn . Còn muốn nặn quả có dạng dài như củ cà rốt , quả chuối thì c/c phải dùng kỹ năn lăn dọc để tạo thành củ , quả
- C/c có muốn nặn những sản phẩm này giống của cô không ?
- Hát : “ Tía má em ”
- Cô bao quát khuyến khích trẻ nặn được nhiều sản phẩm đẹp , sáng tạo .
- Cô báo sắp hết giờ
- Báo hết giờ
+ Nhận xét sản phẩm : cô nhận xét từng nhóm . Chọn mỗi nhóm một số sản phẩm đẹp để lớp quan sát và nhận xét
- Cô nhận xét chung
* Kết thúc : Hát : “ Ơn Bác Nông Dân ”
- Trẻ hát đến gần máy tính .
- Trẻ trả lời .
- Trẻ chú ý xem .
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát lấy nông sản và đến bên cô .
-Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát về chỗ thực hiên .
- Trẻ nhận xét cùng cô .
- Lớp chú ý
- Trẻ hát ra nghỉ
HOẠT ĐỘNG 2
* Mục Đích –Yêu Cầu :
- Trẻ biết thêm bớt , tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 4
- Luyện cho trẻ kỹ năng xếp tương ứng 1-1, kỹ năng đếm và so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4 .
- Phát triển ngơn ngữ mạch lạc, phát triển tư duy so sánh .
- Biết sử dụng thuật ngữ tốn học : nhiều hơn , ít hơn .
- Trẻ học ngoan , chơi trò chơi hứng thú
1) Chuẩn Bị :
- Mỗi trẻ 4 củ cà rốt , 4 quả cà tím , chữ số từ 1 đến 4
- Đồ dùng của cô tương tự trẻ , kích thước hợp lý , 4 quả dâu , 4 nhóm phân bón .
- Một số nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 3,4
- Một số thẻ có số chấm tròn từ 1 đến 4( mỗi trẻ 2 thẻ )
2 ) Tổ chức họat động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
* Hoạt động mở đầu :
+ ơn số lượng bằng nhau
- Cô kể câu chuyện :
Ngày xưa có 1 bác nông dân trồng được 4 cây dâu mà Chỉ cho có 4 quả dâu ( Cô vừa kể vừa gắn lên bảng )
- C/c giúp cô đếm xem có bao nhiêu quả dâu vậy ?
- Sau khi đếm xong cô gắn tương ứng chữ số 4 bên cạnh .
+ Bác nghỉ một năm trồng dâu mà chỉ cho có 4 qua thôi thì không được . Bác quyết định đi mua phân bón về để bón cho cây ( Cô vừa nói vừa gắn các loại phân bón có số lượng từ 1-4 lên bảng ) . Nhưng phân bón thì có nhiều loại . C/c hãy giúp bác nông dân chọn một loại phân bón nào mà vừa đủ với số lượng cây có trong vườn nhà bác nông dân .
- Sau khi trẻ chọn . Cô hỏi tại sao con chọn loại này
+ TC : Gieo hạt
* Hoạt động trọng tâm :
+ so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4 .
- Ngoài ra bác nông dân còn trồng thêm củ cà rốt và quả cà tím nữa .
- C/c đếm giúp cô xem có bao nhiêu củ cà rốt ( 3)
- Con hãy lên gắn số quả cà tím nhiều hơn số củ cà rốt là 1!
- Có mấy quả cà tím ? (4)
- Số củ cà rốt và số quả cà tím như thế nào so với nhau
- Số nào nhiều hơn ? Nhiều hơn là mấy ?
- Số nào ít hơn? Ít hơn là mấy ?
- Tại sao con biết ?
Cô khái quát lại
- Muốn hai nhóm bằng nhau và đều bằng 4 thì cô phải làm sao ?
- Mời trẻ lên thêm
- Bây giờ hai nhóm như thế nào so với nhau ?
- Và đều bằng mấy ?
- Cho trẻ đếm lại hai nhóm và lên gắn chữ số tương ứng .
- Vậy 3 quả cà tím thêm 1 quả cà tím nữa thì bằng mấy ?
Tiếp tục cho trẻ thêm bớt 1, 2 , 3 đối tượng . Sau đó cho trẻ so sánh số lượng giữa hai nhóm để biết chúng nhiều hơn hay ít hơn là bao nhiêu .
+ Luyện tập :
+ Hát : “ Ơn bác nông dân ”
Tổ chức cho trẻ luyện tập thêm bớt trong phạm vi 4 .
- Cơ gợi ý và lần lượt yêu cầu trẻ lấy 4 củ cà rốt – 2 quả cà tím hoặc lấy 3 củ cà rốt và lấy số cà tím nhiều hơn 1. sau mỗi yêu cầu cĩ gắn thẻ số và so sánh số lượng của 2 nhĩm .
- Tương tự chơi với các yêu cầu :
4 củ cà rốt – 1 quả cà tím
4 củ cà rốt – 2 quả cà tím
3 củ cà rốt – 1 quả cà tím
- Cô bao quát , hướng dẫn ,sửa sai cho trẻ
+ Trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Cách chơi : Cách chơi : cô úp trước mặt mỗi trẻ 2 thẻ . Khi cô nói “nhiều hơn ” hoặc “ít hơn” trẻ sẽ lật 2 thẻ của mình và thi đua giơ thẻ có số chấm tròn nhiều hơn hay ít hơn số chấm tròn của thẻ kia.Trẻ nào giơ đúng và nhanh sẽ thắng .
* Kết thúc : Hát : “ Ơn bác nông dân ”
-Lớp chú ý
-Trẻ đếm và trả lời
- vì có 4 bịt phân bón đủ cho 4 cây .
- trẻ chơi
- Trẻ đếm và trả lời
- Trẻ xung phong lên gắn
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên gắn
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm và lên gắn chữ số tương ứng
- Trẻ trả lời .
- Trẻ làm theo yêu cầu của cô và trả lời câu hỏi .
- Trẻ hát lấy rổ về chỗ ngồi .
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trẻ chơi 2-3 lần .
- Trẻ hát ra nghỉ
HĐ chuyển tiếp
TC : pháo nổ
Hoạt Động Ngoài Trời
-Hát các bài hát ca ngợi về các nghề
-TCDG : thả đỉa ba ba
-Chơi tự do
Hoạt Động Góc
* Trọng tâm : Góc XD : Xây nhà , xây công viên
HT : Xem sách truyện về các nghề
NT : Hát múa ca ngợi các nghề mà bé thích
TN : chăm sóc cây xanh , hoa , nhỏ cỏ …
PV : Kiến trúc sư .
Vệ Sinh – Nêu Gương –Trả Trẻ
- Nhắc trẻ cùng cô dọn dẹp đồ dùng , đồ chơi đúng nơi quy định
- Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân chải tóc gọn gàng , quần áo sạch sẽ
- Trao đổi với phụ huynh về nội dung học trong ngày
Đánh Giá Hoạt Động Trong Ngày
1) Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày :
1 .1) Nội dung chưa dạy được và lý do : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
1.2) Những thay đổi cần thiết : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ năm ngày 06 tháng 12 năm 2012
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG – HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Đón trẻ – Trò chuyện - Điểm danh
- Đón trẻ vào lớp , trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ
- Trò chuyện về nghề xây dựng
- Giới thiệu các góc chơi
Hoạt Động Có Chủ Đích
Hoạt Động :
+ Trọng tâm: Dạy gõ theo nhịp Cháu yêu cô chú công nhân
+ Kết hợp: Nghe hát : “ Se Chỉ Luồn Kim ”.
+ Trò chơi âm nhạc : Ai Đoán Giỏi .
* Mục Đích – Yêu Cầu :
- Trẻ thuộc bài hát, trẻ biết gõ theo nhịp bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Thể hiện được tình cảm vui tươi trong khi hát .
- Hát to , rõ lời của bài hát .
- Giáo dục cháu yêu quí cô chú công nhân, những người lao động.
1) Chuẩn Bị :
- Trống lắc, phách tre, bộ gõ, một số trò chơi âm nhạc.
2) Tổ Chức Họat Động :
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
ơ Mở đầu hoạt động:
- Cho lớp đọc thơ “ Cái bát xinh xinh”.
- Bài thơ nói về gì?
- Cái bát do ai làm ra?
- Cô chú công nhân còn làm gì nữa?
- Vậy các con có yêu cô chú công nhân không?
- Có một bài hát nói về các cô, chú công nhân rất hay. Các con hãy nghe và đoán xem đó là bài hát gì nha?
- Cô mở nhạc cho cháu nghe và đoán tên bài hát.
- Đó là bài hát gì vậy con?
- Do ai sáng tác?
- Cả lớp hát cùng cô.
ơ Hoạt động trọng tâm:
- Để bài hát được hay hơn sinh động hơn cô se chỉ cho các con gõ tiết tấu chậm của bài hát nha.
- Cô làm mẫu.
- Cô vừa gõ theo gì vậy ?
- Cô chú công nhân xây nhà được gọi là nghề gì ?
- Để xây được những ngôi nhà chú công nhân cần những dụng cụ gì ?
- Cô công nhân làm gì?
* Nghe hát “ Se chỉ luồn kim”.
- Cô hát lần 1.
- Cô giảng nội dung.
- Cô hát lần 2.
* Trò chơi : Hát theo tranh. Trong lóp có nhiều bức tranh về các nghề khác nhau. Cô gợi mở cho trẻ bức tranh vẽ gì, có bài hát nào nói về nội dung bức tranh đó ?
* Kết Thúc : Nhận xét - Tuyên dương.
- Lớp đọc thơ lấy dụng cụ về tổ ngồi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát múa cùng cô.
- Trẻ chú ý xem.
- Gõ theo nhịp.
- Trẻ trả lời
- Cả lớp hát và gõ theo nhịp.
- 3 tổ hát và gõ theo nhịp
- Lớp hát chuyển đội hình.
- Mời hai đội hát và gõ.
- Nhóm bạn trai hát và gõ.
- Nhóm bạn gái hát và gõ.
- Hai nhóm hát nối tiếp
- Cá nhân xung phong.
-4 cháu múa minh hoạ.
- Cả lớp hát và múa cùng cô.
- Trẻ nghe cô giải thích.
- Trẻ chơi.
- Trẻ ra nghĩ
HĐ chuyển tiếp
TC : bóng bay
Hoạt Động Ngoài Trời
- kể tên những nghề mà bé thích
- TCVĐ : Thả đỉa ba ba
- Chơi tự do
Hoạt Động Góc
* Trọng tâm : Góc NT : Hát múa ca ngợi các nghề mà bé thích
HT : Xem sách truyện về các nghề
XD : Xây nhà , xây công viên
TN : chăm sóc cây xanh , hoa , nhỏ cỏ …
PV : Kiến trúc sư .
Vệ Sinh – Nêu Gương –Trả Trẻ
- Nhắc trẻ cùng cô dọn dẹp đồ dùng , đồ chơi đúng nơi quy định
- Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân chải tóc gọn gàng , quần áo sạch sẽ
- Trao đổi với phụ huynh về nội dung học trong ngày
Đánh Giá Hoạt Động Trong Ngày
1) Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày :
1 .1) Nội dung chưa dạy được và lý do : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
1.2) Những thay đổi cần thiết : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ sáu ngày 07 tháng 12 năm 2012
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG – HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Đón trẻ – Trò chuyện - Điểm danh
- Đón trẻ vào lớp , trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ
- Trò chuyện về nghề xây dựng
- Giới thiệu các góc chơi
Hoạt Động Có Chủ Đích
Hoạt động : Thơ : bé làm bao nhiêu nghề .
* Mục Đích – Yêu Cầu :
- Trẻ đọc thuộc thơ ,đọc to và rõ lời bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề ” .
- Trẻ hiểu nội dung của bài thơ (bài thơ nói về ước mơ của bé là làm thật nhiều nghề để giúp đở cho moi người )
- Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi để lớn lên làm được nhiều công việc , nhiều nghê như bé đã tập làm , tập chơi trong bài thơ .
1) Chuẩn Bị :
- Tổ chức hoạt động trong lớp
- Tranh minh họa bài thơ .
2) Tổ Chức Họat Động :
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
* Hoạt động mở đầu :
- Hát : “ cháu yêu cô chú công nhân ”
- Bài hát nói về ai ?
- Cô chú công nhân thì làm việc gì ?
- Đúng rồi trong xã hội có rất nhiều ngành nghề , nghề nào cũng cao quí . Vậy lớn lên c/c thích làm nghề gì ?
* Hoạt động trọng tâm :
- Cô giới thiệu tên bài thơ
+ Cô đọc thơ lần 1
- Cô vừa đọc bài thơ gì ?
- Bài thơ nói về em bé mơ ước làm nghề gì ?
+ Cô đọc thơ lần 2 kèm tranh
- Thợ nề là nghề gì ?
- Lớp đọc thơ
- Tổ đọc thơ
- Bé tập làm thợ mỏ để làm gì ?
- Bé chơi làm thợ hàn để làm gì ?
- Lớp đọc
- Nhóm đọc luân phiên
- Bé còn mơ ước làm thầy thuốc để làm gì ?
- Bé mơ làm cô giáo để làm gì ?
- Cá nhân đọc
- Lớp đọc
- C/c có muốn mai này lớn lên làm được nhiều nghề như vậy không ?
* Giáo dục : C/c ơi c/c có muốn sau này lớn lên làm được nhiều nghề có ích như bé mơ ước thì c/c phải chăm ngoan học giỏi thì sau này lớn lên c/c mới làm được nhiều nghề có ích cho xã hội
+Trò chơi : Bé làm thợ xây
- Cách chơi : chia lớp làm 2 nhóm , thi đua xây những ngôi nhà thật đẹp .
* Kết thúc : lớp đọc thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề ”
-Trẻ hát lại gần cô .
- Trẻ trả lời .
-Trẻ chú ý
- Trẻ trả lời .
-Lớp chú ý
- Trẻ trả lời .
-Lớp đọc thơ về ngồi theo tổ
-Tổ đọc
-Trẻ trả lời .
- Lớp đọc
- Nhóm đọc
-Trẻ trả lời .
- Cá nhân 2-3 trẻ đọc
- Lớp đọc
- Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý
-Lớp chơi
-Lớp đọc và nghỉ
HĐ chuyển tiếp
TC : bóng bay
Hoạt Động Ngoài Trời
- Lớn lên bé sẽ làm gì
- TCVĐ : Mèo và chim sẽ .
- Chơi tự do
Hoạt Động Góc
* Trọng tâm : Góc TN : chăm sóc cây xanh , hoa , nhỏ cỏ …
NT : Hát múa ca ngợi các nghề mà bé thích
HT : Xem sách truyện về các nghề
XD : Xây nhà , xây công viên
PV : Kiến trúc sư .
Vệ Sinh – Nêu Gương –Trả Trẻ
- Nhắc trẻ cùng cô dọn dẹp đồ dùng , đồ chơi đúng nơi quy định
- Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân chải tóc gọn gàng , quần áo sạch sẽ
- Trao đổi với phụ huynh về nội dung học trong ngày
Đánh Giá Hoạt Động Trong Ngày
1) Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày :
1 .1) Nội dung chưa dạy được và lý do : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………
1.2) Những thay đổi cần thiết : ………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………..
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba ngày 04 tháng 12 năm 2012
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG – HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Đón Trẻ – Trò Chuyện - Điểm Danh
- Đón trẻ vào lớp , trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ
- Trò chuyện về nghề xây dựng
- Giới thiệu các góc chơi
Hoạt Động Có Chủ Đích
Hoạt động 1 : PTVĐ : Bật xa 30-35cm
TCVĐ : Ai Nhanh Hơn
* Mục Đích –Yêu Cầu :
- Trẻ biết bật xa 30 – 35 cm .
- Rèn cho trẻ sự nhanh nhạy , khéo léo .
- Trẻ chơi trò chơi đúng luật .
1) Chuẩn Bị :
- Tổ chức hoạt động trong lớp
- Vạch rộng 35cm . Một số dụng cụ nghề
2) Tổ Chức Họat Động :
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
* Hoạt động mở đầu :
+ Khởi động : Hát “Cháu yêu cô chú công nhân ” chuyến đội hình vòng tròn đi kiểng chân, đi bằng gót chân, đi khom, chạy nhanh, chạy chậm . Sau đó tập bài tập phát triển chung .
* Hoạt động trọng tâm :
+ Trọng động :
+ Bài tập phát triển chung :
- Tay 2 : 2 tay đưa ngang , lên cao
- Chân 2 : Ngồi khuỵu gối
- Bụng 2 : Đứng nghiên người sang hai bên .
- Bật 1 : Bật nhảy tại chỗ .
+Vận động cơ bản : “ Bật xa 30-35cm ”
-Cô làm mẫu lần 1
-Cô làm mẫu lần 2 kèm giải thích : chân đứng tự nhiên, gối hơi khuỵu ,đưa tay từ trước ra sau , dùng sức của chân bật mạnh về phía trước , chạm đất nhẹ nhàng bằng hai chân , tay đưa ra trước để giữ thăng bằng
-Lớp thực hiện (cô sửa sai )
- Tổ thực hiện
- Nhóm thực hiện
- Mời hai trẻ làm đẹp lên thực hiện
+ Trò chơi vận động : Ai Nhanh Hơn
- Cô giới thiệu trò chơi , nhắc lại cách chơi
- Lớp chơi
* Hồi tĩnh : đi hít thở nhẹ nhàng vài vòng
- Giáo dục trẻ chăm luyện thể dục để cơ thể luôn khoẻ mạnh .
* Kết thúc : nhận xét – tuyên dương
-Trẻ thực hiện theo hiệu
lệnh của cô
-Lớp thực hiện cùng cô
-Lớp chú ý
-Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
-Lớp chú ý
-Lớp chơi
-Trẻ đi hít thở nhẹ
nhàng
-Lớp chú ý
-Lớp nghỉ
HĐ chuyển tiếp
TC : pháo nổ
Hoạt Động Ngoài Trời
- Hát múa vận động các bài hát về nghề nghiệp .
- TCDG : Thả đỉa ba ba
- Chơi tự do
Hoạt Động Góc
* Trọng tâm : Góc XD : Xây nhà , xây công viên
HT : Xem sách truyện về các nghề
NT : Hát múa ca ngợi các nghề mà bé thích
TN : chăm sóc cây xanh , hoa , nhỏ cỏ …
PV : Kiến trúc sư .
Vệ Sinh – Nêu Gương –Trả Trẻ
- Nhắc trẻ cùng cô dọn dẹp đồ dùng , đồ chơi đúng nơi quy định
- Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân chải tóc gọn gàng , quần áo sạch sẽ
- Trao đổi với phụ huynh về nội dung học trong ngày
Đánh Giá Hoạt Động Trong Ngày
1) Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày :
1 .1) Nội dung chưa dạy được và lý do : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
1.2) Những thay đổi cần thiết : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- sa sanh them bot tao su bang nhau trong pham vi 4.doc