Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 4 : truyền thuyết

1. Khái niệm: SGK trang 17

là những truyện truyền miệng kể lại sự kiện và các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng

- Anh hùng chống ngoại xâm: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Tri Phương

- Danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Trạng Trình.

- Lịch sử địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích Ngũ Hành sơn

- Anh hùng nông dân: Chng Lía, Quận He, Ba Vành.

- Anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ: Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi.

2. Đặc điểm:

Có sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng hoang đường

3. Nghệ thuật

Biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 4 : truyền thuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Ngày soạn: 20 /9 /2011 Tiết: 4 Ngày dạy: 22 / 9 /2011 Chuyên đề 4 : TRUYỀN THUYẾT I. ĐIỂM DANH, ỔN ĐỊNH LỚP: 10a1……………………………………………………………………………………… 10a2……………………………………………………………………………………… II. NỘI DUNG: 1. Khái niệm: SGK trang 17 là những truyện truyền miệng kể lại sự kiện và các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng Anh hùng chống ngoại xâm: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Tri Phương Danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Trạng Trình... Lịch sử địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích Ngũ Hành sơn Anh hùng nông dân: Chng Lía, Quận He, Ba Vành... Anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ: Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi... 2. Đặc điểm: Có sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng hoang đường 3. Nghệ thuật Biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại. III. LUYỆN TẬP 1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Câu 1. Truyền thuyết là truyện kể dân gian về điều gì? Sự tích các loài vật, đồ vật. C. Những truyện truyền kì trong dân gian Nguồn gốc các vị thần D. Những truyện gắn với lịch sử Câu 2. Trong những truyện dân gian sau, truyện nào là truyền thuyết? Sọ Dừa C. Sự tích Hồ Gươm Tấm Cám D. Sự tích cái bình vôi Câu 3. Thành cổ loa thuộc huyện nào của Hà Nội? Đông Anh C. Mê Linh Gia Lâm D. Sóc Sơn Câu 4. Vì sao An Dương Vương được thần linh giúp xây thành? Việc làm của An Dương Vương là đúng ý thần linh Việc làm của An Dương Vương là được lòng trời, hợp lòng dân Việc làm của An Dương Vương là phi thực tế, khó thành công Việc làm của An Dương Vương là táo bạo, gặp nhiều trắc trở Câu 5. Vì sao Triệu Đà lại cầu hôn Mị Nương cho con trai? Mị Nương xinh đẹp, nết na C. Muốn con trai được hạnh phúc Muốn nối tình hòa hiếu với Âu Lạc D. Muốn đánh cắp bí mật nỏ thần Câu 6. Dòng nào không phải là sai lầm của An Dương Vương khi gả con gái cho Trọng Thủy? Cả tin C. Thật thà Mất cảnh giác D. Chủ quan Câu 7. Bi kịch xót xa nhất của An Dương Vương là gì? Bị giặc đuổi cùng đường, không có lối thoát Cả tin và chủ quan để nước mất, và tự tay chém con Bị Triệu Đà và Trọng Thủy bội ước Phải rời bỏ loa thành Câu 8. Chi tiết An Dương Vương chém đầu Mị Châu thể hiện điều gì? Nhà vua là người hồ đồ, nôn nóng C. Mị Châu là kẻ có tội, đáng chết Nhà vua là người sắt đá, tàn nhẫn D. Sự tỉnh ngộ muộn mằn, cần thiết Câu 9. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước có ý nghĩa gì? Ngợi ca tình yêu chung thủy, son sắt Ngợi ca sự hy sinh cao cả vì tình yêu Biểu tượng một mối oan tình được hóa giải Kết cục tất yếu của bi kịch tình yêu Câu 10. Chi tiết máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc nói lên điều gì? Minh chứng cho tấm lòng ngây thơ, trong trắng của Mị Châu Ngợi ca tình yêu và sự chung thủy của Mị Châu Bênh vực cái chết oan uổng của Mị Châu Lên án hành động tàn nhẫn của An Dương Vương Câu 11. Chi tiết An Dương Vương được rùa vàng rẽ nước dẫn xuống biển thể hiện thái độ gì cảu nhân dân? Thương cảm, sẻ chia C. Lên án, trách móc Bao dung, độ lượng D. Yêu mến, xót thương Câu 12. Dòng nào nêu đúng nội dung Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy? Giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc Ngợi ca những chiến công của An Dương Vương Ngợi ca mối tình Mị Châu – Trọng Thủy Phản ánh những xung đột trong xã hội có giai cấp 2. Câu hỏi tự luận: Câu 1. Kể ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Tác dụng của những chi tiết này là gì? Câu 2. Hãy giải thích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ngọc trai – giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy? Câu 3. Bài học lịch sử mà nhân dân gửi gắm trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là gì? IV. Đáp Án 1. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C A B D C B D C A B A 2. Tự luận: Câu 1: Các chi tiết thần kì và tác dụng của nó: - Xuất hiện cụ già với lời phán xét bí ẩn, thần kim quy giúp nhà vua xây thành, chế nỏ thần -> Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân đối với việc làm của nhà vua - Rùa vàng kết án, Mị Châu bị vua tự tay chém là không có thực -> Thể hiện thái độ trân trọng cảm thông đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương, ca ngợi công lao xây thành đắp lũy, chống giặc của nhà vua. Cuối tuyện, ADV không chết mà được lòng biển bao dung đón về và được nhân dân tôn thờ như một vị anh hùng dân tộc - Ngọc trai- giếng nước: Nhân dân thể hiện sự phán xét thấu tình đạt lí: Rộng lòng tha thứ cho những kẻ vô tình phạm tội như Mị Châu hay những kẻ biết ăn năn hối hận như Trọng Thủy Câu 2. Ngọc trai – giếng nước là hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao. - Ngọc trai đã chứng minh cho tấm lòng trong sáng và ngây thơ mà bị phản bội của công chúa - Giếng nước thể hiện sự hối hận với ước muốn hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy Câu 3. Bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữ riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng

File đính kèm:

  • docchuyên đề 4.doc