Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 8 : truyện cổ tích

I. ĐIỂM DANH, ỔN ĐỊNH LỚP:

10a1

10a2

 

II. NỘI DUNG:

1. Tìm hiểu chung về truyện cổ tích

 a. Khái niệm

Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về con vật nói năng và hoạt động như con người.

 b. Đặc điểm

Người nghe tiếp nhận từ người kể trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng.

Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v.

Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.

Về nội dung tư tưởng: thường mang tinh thần lạc quan, có hậu (kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu)

Vì truyền miệng nên có nhiều dị bản theo những ý đồ nhất định.

c. Phân loại:

* Truyện cổ tích thần kỳ

- Giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có ý nghĩa ma thuật. Có thể bắt gặp các đề tài như dũng sĩ diệt trằn tinh v.v.) cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng; đoạt báu vật thần thông; người con gái đội lốt thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng; v.v

- Kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người:

 + những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội (Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ.).

 + Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ chằn)

 + Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng trừ nhân vật xấu xí mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5616 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 8 : truyện cổ tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Ngày soạn: 12 /10 /2011 Tiết: 8 Ngày dạy: 14 / 10 /2011 Chuyên đề 8 : TRUYỆN CỔ TÍCH I. ĐIỂM DANH, ỔN ĐỊNH LỚP: 10a1……………………………………………………………………………………… 10a2……………………………………………………………………………………… II. NỘI DUNG: 1. Tìm hiểu chung về truyện cổ tích a. Khái niệm Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về con vật nói năng và hoạt động như con người. b. Đặc điểm Người nghe tiếp nhận từ người kể trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng. Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v. Về nội dung tư tưởng: thường mang tinh thần lạc quan, có hậu (kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu) Vì truyền miệng nên có nhiều dị bản theo những ý đồ nhất định. c. Phân loại: * Truyện cổ tích thần kỳ - Giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có ý nghĩa ma thuật. Có thể bắt gặp các đề tài như dũng sĩ diệt trằn tinh v.v.) cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng; đoạt báu vật thần thông; người con gái đội lốt thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng; v.v - Kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người: + những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội (Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ...). + Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ chằn) + Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng trừ nhân vật xấu xí mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt * Truyện cổ tích phiêu lưu ( thế sự) - Trình bày các cuộc phiêu lưu kỳ lạ của nhân vật chính, và việc giải thích các cuộc phiêu lưu này thường mang tính giả tưởng. - Kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ. + Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh (Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc...) + nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: (Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng...); + nhóm truyện về người thông minh: (Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Em bé thông minh, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội...) + Nhóm truyện về người ngốc nghếch: (Chàng ngốc được kiện, Làm theo vợ dặn, Nàng bò tót...) * Truyện cổ tích loài vật - Nhân vật chính là các loài vật, là một trong những thể loại truyện cổ tích phổ biến nhất, có ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. - Nhiều tác phẩm xuất xứ từ giai đoạn xã hội chưa phân chia giai cấp, còn gắn với tín ngưỡng vật tổ, theo thời gian, dần dần mất đi tính chất thần thoại và ma thuật, tiệm cận với thể loại truyện ngụ ngôn giáo huấn ở giai đoạn về sau. + Nhóm những con vật nuôi trong nhà, khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và ngựa, Chó ba cẳng... + Nhóm hoang dã là hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, truyện Công và Quạ + Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ...; chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay lúa... 2. Luyện tập: * Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Dòng nào không phải là đặc điểm của truyện cổ tích thần kỳ? Bênh vực những con người nhỏ bé, bất hạnh Thể hiện ước mơ, khá vọng về công bằng, hạnh phúc Giải thích đặc điểm của một số con vật trong thế giới loài vật Có sự tham gia của các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo Câu 2. Dòng nào nêu đúng ý nghĩa của yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích Có tác dụng quyết định đối với diễn biến truyện và có thể làm thay đổi truyện Có tác dụng quyết đinh tới số phận các nhân vật chính và phụ Có tác dụng phù trợ nhân vật thiện khi gặp khó khăn và tạo nên yếu tố lãng mạn cho truyện Có tác dụng làm tăng thêm sức mạnh cho cái thiện và để diệt trừ cái ác Câu 3. Nhân vật Tấm thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? Người con út C. Người mang lốt vật Người mồ côi D. Người có tài năng Câu 4. Chi tiết Tấm trừng trị Cám ở cuối truyện gần gũi với thành ngữ nào? Mẹ nào con nấy C. Nồi nào vung ấy Rau nào sâu ấy D. Nhân nào quả nấy Câu 5. Dòng nào không nêu đúng nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện Tấm Cám Miêu tả tập trung hóa hành động của từng nhân vật Miêu tả nhân vật một cách chân thực, khách quan bằng tình huống Miêu tả hành động nhân vật theo trình tự thời gian Miêu tả tính cách nhân vật trong hoàn cảnh điển hình * Câu hỏi tự luận: Câu 1. Nêu những suy nghĩ cá nhân sau khi đọc truyện Tấm Cám. Câu 2. Phân tích ý nghĩa của đời sống văn hóa Việt Nam thông qua hình ảnh miếng trầu. * Dặn dò: - Mỗi học sinh tìm đọc và kể lại một chuyện của mỗi loại, không được trùng nhau về câu chuyện kể giữa các học sinh III. Gợi ý đáp án: 1. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C C B D A 2. Tự luận: HS về nhà viết bài theo ý kiến cá nhân dựa vào ý nghĩa câu chuyện

File đính kèm:

  • docChuyên đề 8.doc