Giáo án Ngữ văn 10 chuẩn kiến thức kỹ năng năm học 2006- 2007

I. Mục tiêu bài dạy.

 * Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của VHVN: VHDG và VH viết.

 * Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của VH viết Việt Nam.

 * Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

II. Phương tiện dạy học.

 * Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.

III. Cách thức tiến hành.

 * Giáo viên tổ chức giời dạy theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, thảo luận nhóm, gợi tìm, trả lời cậu hỏi.

 * Lưu ý: HS chỉ nắm kiến thức trên bình diện khái quát. Giáo viên cho học sinh đọc và thảo luận là chủ yếu.

IV. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định, kiểm tra bài cũ.

2. Giới thiệu bài mới.

 

doc84 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 chuẩn kiến thức kỹ năng năm học 2006- 2007, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NINH HẢI Tổ Ngữ Văn & Giáo viên soạn: Hoàng Văn Tý NĂM HỌC 2006-2007 TRƯỜNG THPT NINH HẢI Tổ Ngữ Văn & Giáo viên soạn: Hoàng Văn Tý NĂM HỌC 2006-2007 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN VĂN Dành cho chương trình THPT năm 2006-2007 Học kì I Tuần Tiết Phân môn Tên bài dạy 1 1,2 Đọc văn Tổng quan văn học Việt Nam 3 Tiếng Việt Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 2 4 Đọc văn Khái quát văn học dân gian Việt Nam 5,6 Tiếng Việt - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp) - Văn bản 3 7 Làm văn Bài làm văn số 1 8,9 Đọc văn Chiến thắng Mơtao Mơxây (trích sử thi Đam San) 4 10 Tiếng Viêt Văn bản (tiếp) 11,12 Đọc văn Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy 5 13 Làm văn Lập dàn ý bài văn tự sự 14,15 Đọc văn Uy li xơ trở về (trích Ôđixê) 6 16 Làm văn Trả bài làm văn số 1 17,18 Đọc văn Ra ma buộc tội (trích Ramayana) 7 19 Làm văn Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự 20,21 Làm văn Bài làm văn số 2 8 22,23 Đọc văn Tấm Cám 24 Làm văn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 9 25 Đọc văn - Tam đại con gà - Nhưng nó phải bằng hai mày 26,27 Đọc văn Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa 10 28 Tiếng Việt Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 29,30 Đọc văn - Ca dao hài hước - Đọc thêm Lời tiễn dặn … 11 31 Làm văn Luyện tập viết đoạn văn tự sự 32 Đọc văn Ôn tập VHDG Việt Nam 33 Làm văn - Trả bài số 2 - Ra đề bài số 3 (hs làm ở nhà) 12 34,35 Đọc văn Khái quát VHVN từ X đến hết XIX 36 Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 13 37,38 Đọc văn - Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) - Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) 39 Làm văn Tóm tắt văn bản tự sự 14 40,41 Đọc văn Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Độc Tiểu Thanh Kí (Nguyễn Du) 42 Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp) 15 43 Đọc văn Đọc thêm: - Vận nước (Đỗ Pháp Thuận) - Cáo bệnh bảo mọi người (Mãn Giác) - Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn) 44 Đọc văn Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng 45 Tiếng Việt Thực hành tu từ ẩn dụ và hoán dụ 16 46 Làm văn Trả bài số 3 47,48 Đọc văn - Cảm xúc mùa thu (Đổ Phủ) - Đọc thêm - Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu) - Nỗi oán của người phòng khuê (Vương Xương Linh). - Khe chim kêu (Vương Duy) 17 49,50 Làm văn Bài làm văn số 4 51 Làm văn Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh 18 52 Làm văn Lập dàn ý bài văn thuyết minh. 53 Đọc văn Đọc thêm Thơ hai cư – Ba Sô 54 Làm văn Trả bài làm văn số 4 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC THPT NĂM 2006-2007. Thực hiện công văn hỏa tốc 9890/BGDDT-GDTX V/v hướng dẫn tạm thời thựchiện phân phối chương trình lớp 10 Bổ túc THPT. Tuần Tiết thứ Nội dung 1 1 – 2 3 Đọc văn: Tổng quan văn học Việt Nam. Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 2 4 5 6 Đọc văn: Khái quát Văn học dân gian Việt Nam. Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp) Tiếng Việt: Văn bản. 3 7 – 8 9 Đọc văn: Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn) Tiếng Việt: Văn bản. 4 10 – 11 12 Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy Làm văn: Lập dàn ý bài văn tự sự. Ra đề bài văn số 1 làm ở nhà. Tuần 1/ HKI Giờ: Đọc văn Tiết PPCT: 1 Bài: Tổng quan Văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử Ngày soạn: 01/08/2006 I. Mục tiêu bài dạy. * Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của VHVN: VHDG và VH viết. * Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của VH viết Việt Nam. * Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. II. Phương tiện dạy học. * Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học. III. Cách thức tiến hành. * Giáo viên tổ chức giời dạy theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, thảo luận nhóm, gợi tìm, trả lời cậu hỏi. * Lưu ý: HS chỉ nắm kiến thức trên bình diện khái quát. Giáo viên cho học sinh đọc và thảo luận là chủ yếu. IV. Tiến trình dạy học. Ổn định, kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt * Khái quát sự phân kì VHVN. - VH từ X -> hết XIX. - VH đầu XIX -> XX * Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu sgk mục I. * Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu sgk mục II, phân nhóm thảo luận. * Đọc ngữ liệu SGK mục I, thảo luận theo gợi ý của giáo viên. * Đọc ngữ liệu sgk mục II, thảo luận theo nhóm. * Nhóm 1: Phân kì văn học và trình bày những nét lớn mỗi thời kì. * Nhóm 2: Phân tích sự phong phú và cốt lỏi của văn học trung đại. * Nhóm 3: Những cái mới khác biệt của vh hiện đại so với văn học trước đó. I. Các bộ phận hợp thành của VHVN. 1. Văn học dân gian. 2. Văn học viết. a. Chữ viết của VHVN. * Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. b. Hệ thống thể loại của văn học viết. * Từ X -> XIX. * Từ đầu XX -> nay. II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam. Văn học trung đại (X đến hết XIX). * Chữ viết: Hán, Nôm * Chữ Hán: phương tiện để nhân dân ta tiếp thu những học thuyết của Phương đông, những quan niệm về triết học, chính trị, đạo đức, thẫm mĩ… và thi pháp văn học cổ trung đại T.Quốc. * Chữ Nôm: Ảnh hưởng của VHDG, văn Nôm gắn liền với những truyền thống lớn nhất của VHTĐ như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa của VHTĐ. Văn học hiện đại ( đầu XX đến hết XX). Tác giả: Đời sống văn học. Thể loại. Thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, cái tôi cá nhân được khẳng định. 3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò. * Bài tập 3 sgk. 13: Dùng hiểu biết …làm sáng tỏ nhận định “Văn học VN đã thể hiện tính chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng”. * Ghi nhớ sgk, Chuẩn bị tiếp phần III. Tuần 2/ HKI Giờ: Đọc văn Tiết PPCT: 2 Bài: Tổng quan Văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử Ngày soạn: 01/08/2006 (tiếp theo) I. Mục tiêu bài dạy. * Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của VHVN: VHDG và VH viết. * Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của VH viết Việt Nam. * Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. II. Phương tiện dạy học. * Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học. III. Cách thức tiến hành. * Giáo viên tổ chức giời dạy theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, thảo luận nhóm, gợi tìm, trả lời cậu hỏi. * Lưu ý: HS chỉ nắm kiến thức trên bình diện khái quát. Giáo viên cho học sinh đọc và thảo luận là chủ yếu. IV. Tiến trình dạy học. Ổn định, kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt * Yêu cầu hs đọc ngữ liệu sgk mục III. * Phân nhóm thảo luận thống nhất nội dung bài học. * Giáo viên hỏi, gợi ý thêm khi học sinh đứng trình bày nội dung thảo luận của nhóm. * Thống nhất nội dung cần đạt sau khi tập thể đã thống nhất. * HS chú nghe bạn mình đọc ngữ liệu. * Hình thành nhóm và thảo luận theo nội dung gợi ý của giáo viên. * Nhóm 1: Vì sao nói văn học là nhân học? Văn học là nhân học thì văn học thể hiện được những điều gì? Minh họa? * Nhóm 2: Những tư tưởng tình cảm con người VN trong quan hệ với tự nhiên và quan hệ với quốc gia, dân tộc. Minh họa. * Nhóm 3: Con người VN trong quan hệ xã hội. Liên hệ thực tế địa phương anh chị. * Nhóm 4: Trong vh, con người VN thể hiện ý thức về bản thân ntn? Ví dụ bằng tác phẩm hoặc hình ảnh cụ thể. III. Con người VN qua văn hoc. * VH là nhân học. Con người là đối tượng trung tâm của VH nên Vh thể hiện đa dạng các quan hệ, tư tưởng, tình cảm con người. 1. Con người VN trong quan hệ với giới tự nhiên. * Hình thành tình yêu thiên nhiên, hình thành các hình tượng nghệ thuật. 2. Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc. * Hình thành hệ thống tư tưởng yêu nước và tư tưởng xã hội. Tư tưởng đó chi phối đề tài, hình tượng, nhân vật. 3. Con người VN trong quan hệ xã hội. * Mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp. Cảm hứng chủ đạo: chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo. 4. Con người VN và ý thức về bản thân. * Hình thành con người cộng đồng, con người xã hội gắn với lý tưởng hy sinh, phục vụ; con người cá nhân hướng đến quyền sống cá nhân hạnh phúc, ý nghĩa của cuộc sống trần thế. 3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò. * Bài tập 3 sgk. 13: Dùng hiểu biết …làm sáng tỏ nhận định “Văn học VN đã thể hiện tính chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng”. * Ghi nhớ sgk. Tuần 1/ HKI Giờ: Tiếng Việt Tiết PPCT: 3 Bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Ngày soạn: 01/08/2006 I. Mục tiêu bài dạy. * Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; nâng cao kĩ năng phân tích, lĩnh hội tạo lập văn bản trong giao tiếp. II. Phương tiện dạy học. * Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học. III. Cách thức tiến hành. * Giáo viên tổ chức giời dạy theo cách quy nạp: từ ngữ liệu thực tế đi đến những nhận định chung. * Lưu ý: dành phần lớn thời lượng cho học sinh thực hành tự rút ra bài học. IV. Tiến trình dạy học. Ổn định, kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1 * Yêu cầu hs tìm hiểu văn bản 1. - a. diễn ra giữa vua Trần và các bô lão. Hai bên có cương vị khác nhau, quan hệ vua tôi nhưng rất bình đẳng và tôn trọng. - Hai bên lần lượt đổi vai khi nhà vua nói các bô lão nghe và ngược lại. Người nói và ngườ nghe thực hiện những hành động đồng tình hưởng ứng. - Diễn ra trong hoàn cảnh 50 vạn quân Nguyên Mông sang xâm lược nuớc ta. - hoạt động hướng đến nội dung hòa hay đánh, vận nước còn hay mất. - Mục đích lấy ý kiến mọi người, thăm dò lòng dân …Giao tiếp đạt mục đích. * Yêu cầu hs chuẩn bị 1 văn bản giao tiếp ngôn ngữ thường gặp. Hoạt động 2 * HDHS thực hiện phân nhóm thảo luận ngữ liệu 2 sgk. * Phân nhóm thảo luận hướng hs nắm khái niệm và các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. * Đọc văn bản 1, tiến hành thảo luận nhóm theo gợi ý sgk. Hoạt động 1 * Nhóm 1: Hoạt động giao tiếp trên diễn ra giữa các nhân vật nào? Quan hệ giữa các nhân vật với nhau? Các nhân vật tiến hành đổi vai ntn? Người nói và người nghe thực hiện những hành động gì? * Nhóm 2: Hoạt động trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? Hoạt động trên hướng đến nội dung gì? Mục đích của hoạt động là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích không? * Nhóm 3: Tìm một hoạt động giao tiếp ngôn ngữ thường nhật và thảo luận để tìm ra: HĐGT có mấy quá trình và sự chi phối của các nhân tố trong HĐGT. Hoạt động 2 * HS thảo luận theo những gợi ý sgk và rút ra kết luận Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 1. Văn bản 1: Hội nghị Diên Hồng. 2. Văn bản giao tiếp thường gặp. * Đơn từ, Công văn, Báo chí, Tác phẩm văn chương… 3. Văn bản: Tổng quan Văn học VN. II. Kết luận. * Hoạt động giao tiếp: hđ trao đổi thông tin của con người, được tiến hành bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích: nhận thức, tình cảm, hành động. * Hoạt động có 2 qúa trình: tạo lập và lĩnh hội. Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác. * HĐGT có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật gt, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức. 3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò. * HS thực hiện bài tập 1,2 sgk – tg 20. * Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam. Tuần 2/ HKI Giờ: Đọc văn Tiết PPCT: 4 Bài: Khái quát Văn học dân gian Việt Nam. Ngày soạn: 08/09/2006 I. Mục tiêu bài dạy. * Nắm được các đặc trưng cơ bản của VHDG và khái niệm về các thể loại của VHDG. * Hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của VHDG Việt Nam trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống văn hóa dân tộc. II. Phương tiện dạy học. * Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học. III. Cách thức tiến hành. * Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách xác định những mảng nội dung kiến thức, phân nhóm thảo luận thống nhất ý kiến. * Lưu ý: dành phần lớn thời lượng cho học sinh thực hành tự rút ra bài học. IV. Tiến trình dạy học. Ổn định, kiểm tra bài cũ: Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận của nền văn học Việt Nam. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt * Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm vhdg. I. Khái niệm VHDG. * Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. * Hoạt động 2: Yêu cầu hs đọc và nắm nội dung kiến thức mục I sgk. Ví dụ một vài hình thức diễn xướng. (dân ca, vè, cải lương…) * Hoạt động 3: Yêu cầu hs đọc và nắm nội dung kiến thức mục II sgk. * Hoạt động 4: Yêu cầu hs đọc và nắm nội dung kiến thức mục III sgk. * Đọc mục I sgk và trả lời nội dung sau: - Trình bày từng đặc từng đặc trưng cơ bản của vhdg? * Đọc mục II sgk và trả lời nội dung sau: - VHDG có những thể loại chính nào? Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ? * Đọc mục III sgk và trả lời nội dung sau: - Tóm tắt nội dung các giá trị của vhdg? I. Đặc trưng cơ bản của VHDG. 1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng). * Ngôn từ VHDG có hình ảnh và cảm xúc. * VHDG tồn tại, phát triển nhờ truyền miệng. - Truyền miệng: ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn. Nhờ tính truyền miệng nên VHDG được sáng tạo thêm. - Truyền miệng theo không gian nơi này sang nơi khác, thời gian đời này qua đời khác, thời đại này qua thời đại khác. - Truyền miệng thông qua hình thức diễn xướng: một người, hai người, tập thể. 2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể. - Là một nhóm người, một cộng đồng dân cư. - Tác phẩm VHDG là của chung nên ai cũng có thể tùy ý bổ sung nên sau khi được sửa chữa thường hay hơn, bổ sung phong phú hơn. - Tập thể sáng tác VHDG và coi đó là con đường, là cách thức duy nhất để thõa mãn nhu cầu nhận thức và sáng tạo nghệ thuật của mình. Vì vậy nhân dân lao động là lực lượng chính sáng tạo ra kho tàng VHDG. - VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong cộng đồng. * VHDG đóng vai trò phối hợp theo nhịp điệu của hoạt động đó (hò chèo thuyền, kéo pháo..) * VHDG kích thích, gợi cảm hứng cho người trong cuộc. (cấy lúa, cày đồng). II. Hệ thống thể loại VHDG Việt Nam. (sgk) III. Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam. 1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: tự nhiên, xã hội, con người, kinh nghiệm dễ hiểu, thái độ, quan điểm nhận thức…54 dân tộc nên vốn tri thức là vô cùng. 2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người: giáo dục tinh thần nhân đạo và lạc quan, hình thành nhân phẩm tốt đẹp… 3. VHDG có giá trị thẫm mĩ to lớn,, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: vì được chắt lọc nên khi VHDG đến với chúng ta là những viên ngọc sáng. 3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò. * Hướng dẫn hs làm bài tập 3 sách bài tập, tr10. * Học bài tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp) Tuần 2/ HKI Giờ: Tiếng Việt Tiết PPCT: 5 Bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp) Ngày soạn: 10/09/2006 I. Mục tiêu bài dạy. * Nắm được kiến thức thiết yếu về các loại văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng. II. Phương tiện dạy học. * Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học. III. Cách thức tiến hành. * HDHS phân tích các ví dụ cũng cố thêm kiến thức. * Lưu ý: dành phần lớn thời lượng cho học sinh thực hành tự rút ra bài học. IV. Tiến trình dạy học. Ổn định, kiểm tra bài cũ: * Hoạt động giao tiếp là gì? Hoạt động giao tiếp có mấy quá trình? Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt * Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu bài tập 1 sgk. Tr20. “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng. Tre non đủ lá đan sàng nên chăng” * Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu bài tập 2 sgk. Tr20. - Đoạn đối thoại “em nhỏ A cổ và ông già” “A Cổ sung sướng chào: - Cháu chào ông ạ! Ông vui vẻ nói: A Cổ hả? Lớn tướng rồi nhỉ? Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? - Thưa ông, có ạ! (Bùi Nguyên Khuyết, Người du kích trên núi chè tuyết) * Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu bài tập 3 sgk. Tr20. Bánh trôi nước. Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Mà em vẫn giữ tấm lòng son. * HS đọc ngữ liệu và phân tích theo những gợi ý. - Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? - Hoạt động giao tiếp diễn ra trong h.cảnh nào? - Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm m.đích gì? - Cách nói của Anh có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không? * HS đọc ngữ liệu và phân tích theo những gợi ý. - Trong cuộc giao tiếp trên đây, các nhân vật đã thực hiện ngôn ngữ và hạnh động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? - Cả 3 câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng các câu đẻ hỏi có dùng để hỏi không, hay thực hiện mục đích giao tiếp khác. Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu. - Lời nói của 2 nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp ntn? - HXH giao tiếp với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Phương tiện từ ngữ và hình ảnh ntn? - Người đọc căn cứ vào đâu để cảm nhận bài thơ? 1. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao sau. “Đêm …nên chăng”. * Nhân vật giao tiếp là chàng trai, cô gái ở lứa tuổi yêu đương. * Thời điểm giao tiếp: đêm trăng sáng và thanh vắng. Hoàn cảnh ấy phù hợp với câu chuyện của những người yêu nhau. * Nhân vật anh nói về chuyện tre non đủ lá để tính chuyện đan sàng. Ngụ ý của chàng trai là họ đã đến tuổi trưởng thành nên tính chuyện kết duyên. Mục đích để tỏ tình. * Cách nói phù hợp với mục đích và hoàn cảnh (chuyện đôi lứa tế nhị kín đáo) 2. Đọc đoạn đối thoại … * Nhân vật đã thực hiện hành động giao tiếp cụ thể là: - Chào: Cháu chào ông ạ! - Chào đáp lại: A Cổ hả? - Khen: lớn tướng rồi nhỉ! - Hỏi: Bố cháu có gửi… - Trả lời: Thưa ông, có ạ! * Cả 3 câu của ông gì chỉ có một câu dùng để hỏi “Bố cháu có … ông không”. Các câu còn lại dùng để chào và khen. * Bộc lộ tình cảm giữa ông và cháu. Cháu tỏ thái độ kính mến “thưa”, ông thì tình cảm trìu mến với cháu. 3. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi. * Giao tiếp và giời thiệu với mọi người về bánh trôi nước nhưng mục đích là giới thiệu với mọi người về hình ảnh người phụ nữ quyến rũ nhưng có số phận đầy bất hạnh, không chủ động quyết định được hạnh phúc. Song bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được tấm lòng trong trắng, phẩm chất cao quý. Từ ngữ sử dụng giàu hình ảnh, cảm xúc tha thiết (Thân em, trắng, tron, rắn nát, nặn, lòng son…) * Cuộc đời nữ sĩ Hồ Xuân Hương. (có tài, có tình, 2 lần lấy chồng không hạnh phúc “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”. Cuộc đời lạnh tanh. Dù vậy nhưng nữ sĩ vẫn cá tính, giữ phẩm chất). - Từ ngữ giàu hình ảnh gợi cảm, hình ảnh so sánh gần giũ, dễ tưởng tượng. 3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò. * Học bài tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp). * Chuẩn bị kĩ lưỡng phần luyện tập câu 4,5 sgk, tr21 và phần bài tập sách bài tập. Tuần 2/ HKI Giờ: Tiếng Việt Tiết PPCT: 6 Bài: Văn bản. Ngày soạn: 10/09/2006 I. Mục tiêu bài dạy. * Nắm được kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng. * Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp. II. Phương tiện dạy học. * Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học. III. Cách thức tiến hành. * HDHS phân tích các ví dụ cũng cố thêm kiến thức. * Lưu ý: dành phần lớn thời lượng cho học sinh thực hành tự rút ra bài học. IV. Tiến trình dạy học. Ổn định, kiểm tra bài cũ: * Hoạt động giao tiếp là gì? Hoạt động giao tiếp có mấy quá trình? Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý sgk. H: Ở mỗi câu trả lời trên, em rút ra được những kết luận gì? Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý sgk và những câu hỏi mang tính chất kết luận của giáo viên. H: Cả 3 văn bản trên khác nhau như thế nào về nội dung, cách trình bày, mục đích, phạm vi sử dụng. H: Có mấy loại văn bản được đề cập trong bài học này, phân biệt sự khác nhau của mỗi loại văn bản. I. Khái niệm, đặc điểm. * Văn bản 1: tạo ra trong hoạt động giao tiếp chung vì đây là kinh nghiệm của mọi người. * Văn bản 2: tạo ra trog hoạt động giao tiếp và mọi người vì đây là lời than thân. * Văn bản 3: tạo ra hoạt động giao tiếp giữa chủ tịch nước với toàn dân. -> Văn bản là sản phẩn của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm 1 câu, nhiều câu, nhiều đoạn. * Văn bản 1,2,3 đều đặt ra vấn đề cụ thể và triển khai nhất quán trong từng văn bản. -> Mỗi văn bản thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. * Nội dung văn bản 2,3 được triển khai nhất quán, rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ. Ở văn bản kết cấu 3 phần có phần mở đầu, phân thân, phần kết. -> Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. * Văn bản 3, dấu hiệu mở đầu và kết thúc rõ ràng, cô đọng, dễ nhận biết. -> Văn bản thường có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thúc, thường có mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng 1 hình thức phù hợp. * Mỗi văn bản trên tạo ra nhắm mục đích: + Văn bản 1: kinh nghiệm sống + Văn bản 2: lời than thân và mong có sự cảm thông. + Văn bản 3: kêu gọi, khích lệ mọi người quyết tâm tham giá đánh Pháp. * Kết luận: Văn bản là gì, các đặc điểm của văn bản (ghi nhớ sgk) II. Các loại văn bản. * So sánh các văn bản trên về các phương diện: + Vấn đề được đề cập trong văn bản 1 là kinh nghiệm sống của dân gian. + Vấn đề được đề cập trong văn bản 2 là lời tâm sự, sẽ chia của người phụ nữ trong xã hội cũ. + Vấn đề được đề cập trong văn bản 3 là vấn đề chính trị thời sự kêu gọi mọi người đánh Pháp. + Văn bản 1,2 thuộc lĩnh vực nghệ thuật, văn bản 3 thuộc lĩnh vực chính luận, thời sự. * Từ ngữ được sử dụng trong mỗi loại văn bản thuộc loại: + VB 1 thuộc ngôn ngữ sinh hoạt. + VB 2 thuộc ngôn ngữ nghệ thuật + VB 3 thuộc ngôn ngữ chính luận. * Cách thể hiện nội dung: + VB 1: ngắn gọn, dễ hiểu. + VB 2: ngắn gọn, nhưng tha thiết, tình cảm than thân. + VB 3: bố cục rõ ràng, lý lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ, hùng hồn, có thức thuyết phục. * Văn bản 2,3 khác với một bài học trong sgk vì sgk là cách trình bày của phong cách ngôn ngữ khoa học, rõ ràng, khách quan, khác với một đơn xin, hoặc một giấy khai sinh ở chhỗ đây là một văn bản hành chính. * Nhận xét: câu 2 a,b,c,d hoàn toàn khác nhau về từ ngữ cách trình bày, mục đích sử dụng. -> Kết luận: học ghi nhớ sgk. 3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò. * Chuẩn bị phần luyện tập về văn bản trang 37 sgk. * Chuẩn bị Bài viết số 1 tại lớp (1 tiết) Tuần 3/ HKI Giờ: Làm văn Tiết PPCT: 7 Bài: Bài làm văn số 1 Ngày soạn: 11/09/2006 I. Mục tiêu bài dạy. * Viết được một bài văn bộc lộ những cảm nghĩ chân thực của bản thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đòi sống, hoặc tác phẩm văn học. II. Phương tiện dạy học. * Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học. III. Phương pháp và tiến trình tổ chức Hướng dẫn học sinh chuẩn bị làm bài: GV để các em tự nhiên bày tỏ cảm xúc của mình, cũng như những kĩ năng cần thiết khi làm văn. Ra đề: Năm đầu ở bậc trung học phổ thông đối với các em. Hướng dẫn học sinh viết bài: Các em xác định kĩ nội dung và yêu cầu của đề bài. Định hướng cho các em về nội dung được đề cập trong đề bài: trường lớp, thầy cô, bạn bè, chương trình … mọi cái đề mới, bỡ ngỡ nhưng có niềm vui, thú vị riêng. Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Về kĩ năng: Đây là đề bài tự do nhằm mục đích phát hiện những cảm nhận riêng của các em, yêu cầu các em có cách hành văn trôi chảy, có cảm xúc, bố cục rõ ràng, câu văn mượt mà, ít mắc các loại lỗi chính tả thông thường. Về kiến thức: Đại ý các em nêu được những ý chính sau. Cảm nhận được đây là năm đầu cấp nên mọi thứ đều mới, bỡ ngỡ nhưng có niềm vui và thú vị riêng. Các em đã có sự trưởng thành, đang dần hòa vào cuộc sống xã hội, các em xác định cho mình một tương lai, một mơ ước. Tâm hồn, suy nghĩ của các em có sự chín chăn hơn, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của mình. Các em nỗ lực cố gắng vượt qua cái ngưỡng mới của cuộc

File đính kèm:

  • docPPCTvaG.anchuan10k1.doc