Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 9 : tìm hiểu chung về văn nghị luận xã hội

I. ĐIỂM DANH, ỔN ĐỊNH LỚP:

10a1

10a2

II. NỘI DUNG:

A. MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Tìm hiểu đề

- Xác định rõ đối tượng hay vấn đề đưa ra để nghị luận.

- Chọn phương thức thể hiện phù hợp: bình luận, giải thích hay chứng minh?

- Bài viết cần dùng lập luận diễn giải hay qui nạp?

- Xác định luận điểm, nêu luận cứ và luận chứng.

2. Lập dàn ý

a) Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận.

b) Thân bài

Triển khai vấn đề nghị luận:

- Luận điểm

- Luận cứ

- Luận chứng

c) Kết bài: Nêu ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của vấn đề nghị luận.

B. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1.NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÝ

a Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng đạo lí trong cuộc đời.

b Đề tài: vô cùng phong phú, bao gồm:

- Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống,

- Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như:

+ Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng,

+ Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn,

+ Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,.

- Về các quan hệ gia đình như: tình mẫu tử, anh em,.

- Về quan hệ xã hội như: tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè,

- Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống.

c. Yêu cầu

- Hiểu được vấn đề cần nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đề

- Phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bãi bỏ, nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.

- Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề.

- Người thực hiện nghị luận phải có lí tưởng và đạo lí.

d. Các thao tác lập luận cơ bản: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.

e. Cách làm bài

* Mở bài

- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận.

- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn.

- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.

*. Thân bài

- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).

- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có).

- Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu).

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 9 : tìm hiểu chung về văn nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 26 /10 /2011 Tiết: 9 Ngày dạy: 28 / 10 /2011 Chuyên đề 9 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. ĐIỂM DANH, ỔN ĐỊNH LỚP: 10a1……………………………………………………………………………………… 10a2……………………………………………………………………………………… II. NỘI DUNG: A. MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1. Tìm hiểu đề - Xác định rõ đối tượng hay vấn đề đưa ra để nghị luận. - Chọn phương thức thể hiện phù hợp: bình luận, giải thích hay chứng minh? - Bài viết cần dùng lập luận diễn giải hay qui nạp? - Xác định luận điểm, nêu luận cứ và luận chứng. 2. Lập dàn ý a) Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận. b) Thân bài Triển khai vấn đề nghị luận: - Luận điểm - Luận cứ - Luận chứng c) Kết bài: Nêu ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của vấn đề nghị luận. B. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1.NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÝ a Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng đạo lí trong cuộc đời. b Đề tài: vô cùng phong phú, bao gồm: - Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống,… - Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như: + Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng,… + Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn,… + Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,... - Về các quan hệ gia đình như: tình mẫu tử, anh em,... - Về quan hệ xã hội như: tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè,… - Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống. c. Yêu cầu - Hiểu được vấn đề cần nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đề - Phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bãi bỏ,… nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận. - Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề. - Người thực hiện nghị luận phải có lí tưởng và đạo lí. d. Các thao tác lập luận cơ bản: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. e. Cách làm bài * Mở bài - Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận. - Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn. - Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai. *. Thân bài - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này). - Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có). - Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động. - Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu). *. Kết bài Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận. *. Tổng kết - Muốn làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết hãy tìm hiểu sâu về tư tưởng, đạo lí được đem ra bàn bạc. - Tìm hiểu tư tưởng, đạo lí bằng cách phân tích, giải thích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu. Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó. - Nêu các luận cứ và phân tích các luận cứ để khẳng định nhận định, đánh giá của mình. 2. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG a . Khái niệm - Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian, thời gian mà người ta nhận thấy. - Nói đến hiện tượng đời sống là nói đến những cái xảy ra ở cuộc sống bên ngoài, con người bình thường có thể quan sát thấy, chứ không phải trong sách vở, văn chương. - Nghị luận về một hiện tượng đời sống là lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc, phân tích để tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. b . Cách làm bài *. Cách viết mở bài: phải thể hiện được định hướng đánh giá và bàn luận đó thông qua những câu hỏi, hoặc những câu có tác dụng gợi suy nghĩ, trăn trở trong người đọc (người nghe). *. Cách viết thân bài - Thân bài phải đủ hai thành phần là bàn luận và đánh giá, để có thể đáp ứng yêu cầu bình luận. - Các ý cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) có thể tiếp nhận sự đánh giá, bàn luận của người làm văn một cách dễ dàng và hứng thú, vì sự bình luận chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự hướng tới người đọc (người nghe). - Người bình luận không nên cố trình bày hiện tượng đời sống đó sao cho phù hợp nhất với quan điểm của mình, vì việc làm ấy có thể sẽ mâu thuẫn với yêu cầu khách quan, trung thực và từ đó sẽ khiến người đọc (người nghe) hoài nghi, cảm thấy sự bình luận không thật công bằng, không vô tư. - Người bình luận cũng nên vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh - Cần điểm lại và nhận xét một cách hợp tình hợp lí các quan điểm - Có thể kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự hợp lí, công bằng. - Việc lựa chọn cách làm: xuất phát từ một và chỉ một cơ sở duy nhất - cơ sở chân lí. - Cần có sự bàn luận, liên hệ để đạt tới tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn bằng cách mở ra những ý nghĩa sâu rộng, sâu sắc và bất ngờ từ hiện tượng đời sống mà mình đang bình luận. *. Cách viết kết bài Phần kết bài phải đóng được bài văn lại bằng một khẳng định chắc chắn, không thể nào bác bỏ. Ở một bài nghị luận hay, phần kết không chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là chốt lại bài văn. Một phần kết chỉ thật hay khi nó còn mở ra được một phạm vi rộng lớn hơn cho những suy ngẫm, những điều cần bàn luận tiếp. *. Tổng kết - Khi có đề văn yêu cầu nghị luận về một hiện tượng đời sống thì trước hết phải tìm hiểu hiện tượng đời sống được nêu trong đề, phân tích các biểu hiện của nó, lí giải các nguyên nhân và hậu quả. - Tiếp đến nêu ý kiến nhận xét, đánh giá hiện tượng đó tốt, xấu, lợi, hại như thế nào. Chúng ta cần có thái độ ra sao đối với hiện tượng đó. Trên cơ sở suy nghĩ đó mà lập dàn ý để cho bài viết mạch lạc, vận dụng kết hợp hợp lí các thao tác nghị luận. 3. Gợi ý thực hành Đề 1. Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại. Gợi ý: Cần sử dụng các thao tác giải thích, phân tích, bình luận để triển khai các ý cơ bản sau: - Sách là gì? Người ta dùng sách để làm gì? - Không có sách, cuộc sống con người sẽ thế nào? - Sách có vai trò như thế nào đối với đời sống xã hội? - Cần làm gì trước tình trạng xem nhẹ vai trò của sách trong xã hội công nghiệp hiện đại, khi công nghệ thông tin, nghe nhìn phát triển ồ ạt? Để có tư liệu cho việc tạo lập các ý theo định hướng trên, hãy đọc lại bài Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm trong Ngữ văn 9, tập hai.

File đính kèm:

  • docchuyên đề 9.doc