CHỦ ĐỀ 1:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TẬP HỢP.
Thời lượng : 4 tiết.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS củng cố khắc sâu một số kiến thức cơ bản về tập hợp gồm: Tập hợp, phần tử của tập hợp, tập hợp N các số tự nhiên, số phần tử của một tập hợp, tập hợp con
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức trên vào giải một số dạng bài toán về tập hợp.
3. Thái độ:
- Tích cực, cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị, tài liệu hỗ trợ.
- GV: SGK toán 6+ SBT + SGV tập 1, thước kẻ.
- HS: SGK toán 6+ SBT tập 1, thước kẻ.
4 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn 6 - Chủ đề 1: Một số khái niệm về tập hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1:
Một số khái niệm về tập hợp.
Thời lượng : 4 tiết.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS củng cố khắc sâu một số kiến thức cơ bản về tập hợp gồm: Tập hợp, phần tử của tập hợp, tập hợp N các số tự nhiên, số phần tử của một tập hợp, tập hợp con
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức trên vào giải một số dạng bài toán về tập hợp.
3. Thái độ:
- Tích cực, cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị, tài liệu hỗ trợ.
- GV: SGK toán 6+ SBT + SGV tập 1, thước kẻ.
- HS: SGK toán 6+ SBT tập 1, thước kẻ.
III. Nội dung:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết1: tập hợp. Phần tử của tập hợp.Tập N các số tự nhiên
A. Kiến thức cơ bản:
1. Tập hợp:
Ví dụ: Tập hợp các đồ vật trên bàn; tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 6;.........vv
2. Cách viết. Cách kí hiệu.
a. Tập hợp đặt tên bởi các chữ cái in hoa A, B, C.....Các phần tử viết trong dấu ngoặc {} cách nhau bởi dấu “;” hoặc dấu “,”, mỗi pt liệt kê 1 lần theo thứ tự tuỳ ý.
b.Có hai cách viết tập hợp.
- Liệt kê các phần tử của tập hợp.
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
3. Tập hợp các số tự nhiên.
a. Kí hiệu: Tập hợp các số tự nhiên: N = {0; 1; 2; 3; 4; 5.......}
Tập hợp các số tự nhiên khác 0: N* = {1; 2; 3; 4; 5......}
b. Thứ tự trong tập N: Một số kí hiệu > ; < ;
B. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Cho hai tập hợp: A = {3; 7}; B = { a, b ,c}
Điền các kí hiệu vào ô trống:
3 A ; 5 A ; b B ; d B .
Bài 2:
Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a. A ={ x }
b. B = { x }
Lời giải.
Bài 1: Điền các kí hiệu:
3 A ; 5 A ; b B ; d B.
Bài 2:
a. A = { 5; 6; 7; 8} b. B = { 1; 2; 3; 4; 5}
Ngày soạn: 23/8/2010
Ngày giảng: 24/8/2010
Tiết 2: số Phần tử của tập hợp.Tập hợp con
A. Kiến thức cơ bản:
1. Số phần tử của tập hợp.
- Một tập hợp có thể có thể một phần tử , có nhiều phần tử, có vô số phần tử hoặc cũng có thể không có phần tử nào.
- Một tập hợp không có phần tử nào gọi là tập rỗng, kí hiệu là .
2. Tập con của tập hợp.
- Định nghĩa: nếu mọi phần tủ của A đều thuộc B thì tập A gọi là tập hợp con của B.
- Kí hiệu:
- Chú ý: nếu tập thì A và B là hai tập hợp bằng nhau,
kí hiệu A= B.
B. Bài tập áp dụng.
Bài 1: Cho các tập hợp A = {3; 7 } và B = { 1; 3; 7}
a. Điền các kí hiệu vào chỗ trống.
7.......A; 1.......A; 7.......B; A..........B
b. Tập B có bao nhiêu phần tử.
Bài 2: Cho tập hợp A = { }
a. Viết tập hợp trên bằng cách viết liệt kê các phần tử.
b. Tập hợp A có bao nhiêu phần tử?
Bài 3:
a.Tìm x thoả mãn: x + 4 = 1.
Tập hợp các giá trị x có bao nhiêu phần tử?
Đáp án
Bài 1: Cho tập hợp A = {3; 7 } và B = { 1; 3; 7}
a. Điền các kí hiệu vào chỗ trống.
7 A; 1 A; 7 B; A B
b. Tập B có 3 phần tử.
Bài 2:
a. A = {6; 7; 8; 9; 10 }
b. Tập A có 5 phần tử.
Bài3:
a. Không có giá trị của x thoả mãn x + 4= 1
b. Tập hợp các giá trị của x thoả mãn không có phần tử nào: .
Ngày soạn: 24/8/2010
Ngày giảng: 31/ 9 /2010
Tiết 3: Bài tập tổng hợp
A. Kiến thức cơ bản:
- Các ví dụ tập hợp, cách kí hiệu tập hợp.
- Các ghi phần tử của tập hợp.
- Hai cách viết tập hợp (liệt kê và chỉ ra tính chất đặc trưng)
- Xác định số phần tử của một tập hợp.
B. Bài tập áp dụng.
Bài 1:
Viết tập A các số tự nhiên lớn hơn 7 và nhỏ hơn 12 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệu ; vào chỗ trống.
9........A; 14 .........A.
Bài 2:
a. Viết số tự nhiên liền sau của mỗi số: 199; x (x )
b. Viết số tự nhiên liền trước của mỗi số: 400; y ( y)
Bài 3: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử.
a. A = { x /x< 5}
b. B = { x / }
Bài 4: Viết ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần, trong đó số lớn nhất là 29.
Lời giải
Bài1:
A = {8; 9; 10; 11}
A = { x . 7 < x < 12}
9 A ; 14 A
Bài 2:
Số tự nhiên liền sau của 199 là 200; của x là x + 1.
Số tự nhiên liền trươc của 400 là 399; của y là y -1.
Bài 3: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử.
A = {1; 2; 3; 4}
B = {35; 36 ;37 ;38}
Bài 4:
Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần, trong đó số lớn nhất là 29:
27; 28; 29.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 4: Ôn tập và kiểm tra
A. Kiến thức cơ bản:
- 2 Cách viết tập hợp: liệt kê các phàn tử và chỉ ra tính chất đặc trưng.
- Sử dụng các kí hiệu: ;
- Xác địng đúng số phần tử của tập hợp.
- Khái niệm tập hợp con.
B. Bài tập áp dụng.
Bài 1: Cho tập A = {5; 7 }
Điền các kí hiệu vào chỗ trống:
5........A; 9.........A
Bài 2: Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 9 và xác định tập hợp A có bao nhiêu phần tử?
Bài 3: Cho các tập hợp sau:
A = { x, y, z }
B = {a, b }
C = {x, y, z, a, b ,c }
Dùng kí hiệu để chỉ mối quan hệ giữa các tập hợp đó?
Lời giải.
Bài 1: 5 A; 9 A
Bài 2: A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
Tập A có 10 phần tử.
Bài 3: A C ; B C
C. Kiểm tra đánh giá chủ đề. (20 phút)
Đề bài
Bài 1: Cho tập A = {3; 5 }
Điền các kí hiệu vào chỗ trống:
3........A; 7.........A
Bài 2:
a. Viết tập hợp A các số tự lớn hơn 2 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 7.
Viết tập B các số tự nhiên nhỏ hơn 8?
b. Tập B có bao nhiêu phần tử?
c. Dùng kí hiệu để chỉ mối quan hệ giữa các tập hợp đó?
Đáp án- Thang điểm
Đáp án
Thang điểm
Bài 1: 3 A
7 A
Bài 2:
a. A ={3; 4; 5; 6; 7 }
B = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}
b. Tập B có 8 phần tử.
c. A B
1,5
1,5
2
2
1,5
1,5
File đính kèm:
- ChuDe1.doc