Giáo án tự chọn Địa lí 10 - Lê Thị Thanh Nga - Trường THPT Hương Khê

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

- Nắm được đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quay xung quanh mặt trời của Trái Đất.

- Nắm được các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

- Biết cách tính góc nhập xạ tai các vĩ tuyến vào lúc 12 giờ trưa các ngày 21/3 và 23/9; 22/6 và 22/12.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Quả địa cầu

- Các hình vẽ liên quan đến chuyển động của Trái Đất.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc61 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Địa lí 10 - Lê Thị Thanh Nga - Trường THPT Hương Khê, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 11/09/2008 Chủ đề I: Trái Đất và Bản Đồ ( 3 tiết) Tiết 1: Trái Đất - Đặc điểm chuyển động của Trái đất I. Mục Tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Nắm được đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quay xung quanh mặt trời của Trái Đất. - Nắm được các hệ quả chuyển động của Trái Đất. - Biết cách tính góc nhập xạ tai các vĩ tuyến vào lúc 12 giờ trưa các ngày 21/3 và 23/9; 22/6 và 22/12. II. Đồ Dùng dạy học: - Quả địa cầu - Các hình vẽ liên quan đến chuyển động của Trái Đất. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: *. Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hình ảnh mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất trả lời các câu hỏi sau: - Nêu đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? - Thế nào là chuyển động biểu kiến của mặt trời? - Thời gian TĐ tự quay quanh trục một vòng là bao nhiêu? *. Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Xác định ttốc độ dài tại một điểm bất kì ở bề mặt đất( ví dụ điểm A). HĐ2: *. Bước 1: GV hỏi: - Nêu đặc điểm chuyển động của Trái đất xung quanh mặt trời? *. Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. 1. Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất: - TĐ tự quay quanh một trục (tưởng tưởng), trục này tạo nên góc 66033’ với mặt phẳng quỹ đạo của TĐ xung quanh mặt trời. - Hướng tự quay từ tây sang đông, theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. - Thời gian TĐ tự quaymột vòng quanh trục là một ngày đêm( 24 giờ). - Tốc độ quay quanh trục của TĐ: Trong khi tự quay, tất cả mọi điểm( trừ hai địa cực) đều di chuyển vị trí. Sự di chuyển này được tính bằng tốc độ góc và tốc độ dài. Trừ hai địa cực, tất cả các địa điểm ở bề mặt TĐ đều quay được một góc như nhau trong cùng một đơn vị thời gian, đó là tốc độ góc và bằng 150/giờ. Tốc độ này không thay đổi dù là ở xích đạo hay là ở các vĩ độ khác. Tốc độ dài của các địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau trên bề mặt TĐ phụ thuộc và vĩ độ địa lí (π = 2πr T Tron trong đó: r là bán kính vòng vĩ tuyến chứa địa điểm đó, T= 24 giờ = 86.400 giây. Ví dụ: + Tại xích đạo( π = 900) tốc độ dài của mọi điểm tại xích đạo đều là 464m/ giây. + Tại vĩ độ π = 600 tốc độ dài của mọi địa điểm thuộc vĩ độ này đều là 232m/giây. Tốc độ dài tại một địa điểm nào đó còn có thể được tính thông qua tốc độ dài tại Xích đạo: Vπ = Vxích đạo. cos π Ví dụ: Tại vĩ độ 450, tốc độ dài: V = 464m/giây x Cos 450 = 464m/giây x = 464m/giây x 0, 7071 = 328 m/giây. 2. Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: - Trong khi chuyển động quanh mặt trời,trục TĐ bao giờ cũng nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc không đổi bằng 66033’ và cũng không đổi hướng. - TĐ chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elíp theo hướng từ tây sang đông, thời gian chuyển động là 365 ngày 6 giờ. - Vì quỹ đạo hình elíp nên trong khi chuyển động có l của TĐ ở gần mặt trời, có lúc xa mặt trời. Vị trí gần mặt trời nhất là điểm cận nhật vào ngày 3/1, cách mặt trời 147 triệu km.Tốc độ chuyển động củaTĐ quanh mặt trời là 30,3km/s. và xa mặt trời nhất là điểm viễn nhật vào ngày 5/7, cách mặt trời trời khoảng 152 triệu km.Tốc độ chuyển động là 29,3 m/s. Tốc độ chuyển động TB của TĐ xung quanh mặt trời là 29,8 m/s. Hương Khê, Ngày / ./ năm 2008 Tổ Trưởng Hoàng Thị Hoa Ngày soạn: 20/09/2208 Tiết 2, 3: Thực hành: Hệ quả địa lí chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: Tính được góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 tại các vòng cực, chí tuyến và xích đạo. Thiết bị dạy học: Phóng to các hình 6 và 7 trong tài liệu tự chọn, trang 9. Hoạt động dạy học: HĐ1: Dùng tính chất bằng nhau của các góc đồng vị trong hình học, tính góc nhập xạ( các góc G2, H2, I1, K1) lúc 12 giờ trưa các ngày 21/3 và 23/9 tại các vòng cực và các chí tuyến? Hình 6. Tính góc nhập xạ tại các chí tuyến và vòng cực vào lúc 12 giờ trưa của các ngày 21/3 và 23/9 Bài làm: + Trong các ngày 21/3 và 23/9, tia sáng mặt trời thẳng góc tại xích đạo lúc 12h trưa. Tại vòng cực Bắc, góc nhập xạ G2 = 900 – G1. Nhưng G1 = GOX = 66033’ nên G2 = 900 – 66033’ = 23027’. Tại chí tuyến Bắc, góc nhập xạ H2 = 900 – H1. Vì O2 = H1= 23027’ ( 2 góc đông vị), nên H2 = 900 – 23027’ = 66033’. Tại xích đạo, góc nhập xạ lúc 12h trưa X1 = 900. Tương tự như vậy, ta có thể tính được góc nhập xạ ở vòng cực Nam và chí tuyến Nam như vòng cực Băc và chí tuyến Bắc. HĐ2: dùng tính chất bằng nhau của các góc đồng vị và các góc có cạnh tương ứng song song trong hình học, tính góc nhập xạ A2, D1, E1, lúc 12h trưa tại vòng cực bắc, xích đạo và chí tuyến nam của ngày 22/6. Hình 7. Tính góc nhập xạ tại vòng cực Bắc, xích đạo và chí tuyến Nam vào 12h trưa ngày 22/6 + Ngày 22/6: - Tại vòng cực Bắc, góc nhập xạ A2 = 900 – A1. Nhưng A1 = O1( 2 góc đồng vị) ,mà O1 = 66033’ – 23027’ = 43006’( Vì AOD =66033’), nên: A2 = 900 – 43006’ = 46054’. - Tại xích đạo, góc nhập xạ D1 = 90 – D2. Nhưng D2=O2.( 2 góc đồng vị) = 23027’. Vì thế D1 = 900- 23027’ = 66033’. - Tại chí tuyến Nam, góc nhập xạ là E1 = 900 – ( E2 + E3). Nhưng E3 = O3( 2 góc đồng vị) = 23027’; E2 = D2( 2 góc có cạnh tương ứng song song) = 23027’. Do đó E1 = 90 –( 23027’ + 23027’) = 43006’. *. Lưu ý: Ngoài cách tính này, còn có cách khác: H = 900 – π + α ( ngày phân).Mà α = 00 nên H = 900 – π Ngày chí ở BBC: + ở vĩ độ Bắc: H= 900 –π + 23027’. Nếu π lớn hơn hoặc bằng α thì H = 900 - π + 23027’ + ở vĩ độ Nam: H = 900 – π - 23027’ Nếu π nhỏ hơn hoặc bằng α thì H = 900 + π -23027’ Ngày chí ở NBC: + ở vĩ độ Bắc: H= 900 –π - 23027’ . Nếu π lớn hơn hoặc bằng α thì H = 900 - π - 23027’ + ở vĩ độ Nam: H = 900 + π - 23027’ . Nếu π nhỏ hơn hoặc bằng α thì H = 900 - π +23027’ Soạn ngày: 27 / 09/ 2008 Tiết 3: các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. + Hiểu rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản. 2. Kỹ năng: + Phân biệt được một số dạng lưới kinh – vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, từ đó biết được lưới kinh – vĩ tuyến của phép chiếu hình bản đồ nào. + Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của bản đồ, khu vực nào kém chính xác hơn. 3. Thái độ, hành vi: Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập. Thiết bị dạy học: Tập bản đồ thế giới và các châu. Các hình 8; 9; 10; 11; 12; 13 (phóng to). III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Mở bài: Trong thực tế chúng ta gặp những bản đồ các lưới kinh tuyến – vĩ tuyến khác nhau. Bản đồ thế giới có các đường kinh tuyến vĩ tuyến là đường thẳng, trong khi đó bản đồ bán cầu chỉ có xích đạo và đường kinh tuyến ở chính giữa bản đồ là đường thẳng còn lại tất cả là đường cong; vì sao lại có sự khác nhau như vậy? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ1: cá nhân - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 3 bản đồ: Thế giới, vùng cực bắc, Châu âu -> phát biểu khái niệm bản đồ?. Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát quả cầu ( mô hình trái đất) và bản đồ thế giới -> làm thế nào để chuyển hệ thống kinh – vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt phẳng. - Tại sao hệ thống kinh – vĩ tuyến trên 3 bản đồ này có sự khác nhau ? - Tại sao phải dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. Bước 2: HS trình bày à Gv nhận xét, chuẩn kiến thức. HĐ 2: Gv chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu, mỗi nhóm tìm hiểu một phép chiếu: Nhóm 1: phép chiếu phương vị đứng - hình 8; 9. Nhóm 2: phép chiếu phương vị ngang - hình 10; 11. Nhóm 3: phép chiếu phương vị nghiêng - hình 12; 13. Nhận xét -> trả lời các câu hỏi: Với các phép chiếu hình đó, hãy nêu: - Vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với quả cầu?. - Hệ thống kinh – vĩ tuyến bản đồ?. - Sự chính xác trên bản đồ?. - Dùng để vẽ khu vực nào trên địa cầu?. Bước 3: GV yêu cầu đại diện nhóm 1 trình bày những vấn đề đã quan sát và nhận xét. GV chuẩn kiến thức HĐ4: Em hãy cho biết có mấy cách phân loại bản đồ? HĐ5: Theo em bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống? HĐ6: Khi sử dụng bản đồ, át lát cần chú ý đến những vấn đề gì? I. Phép chiếu hình bản đồ: 1. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ: Là cách biểu diễn mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với 1 điểm trên mặt phẳng. 2. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản: a. Phép chiếu phương vị. *. Khái niệm: là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh – vĩ tuyến trên địa cầu lên mặt chiếu là mặt phẳng. Tùy theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với địa cầu mà các phép chiếu phương vị khác nhau. *. Gồm: - Phép chiếu phương vị đứng 1.2a - Phương vị ngang : 1.2b - Phương vị nghiêng: 1.2c *. Phép chiếu phương vị đứng: - Mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở các cực. - Hệ thống kinh – vĩ tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vị trí nhà những đường tròn đồng tâm ở cực. - Những khu vực ở gần cực tương đối chính xác. - Dùng để vẽ những khu vực quanh cực. *. Phép chiếu phương vị ngang: - Mặt chiếu tiếp xúc với Địa cầu tại một điểm bất kì trên Xích đạo và song song với trục của địa cầu. - Hệ thống kinh, vĩ tuyến: chỉ có xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, còn các kinh tuyến khác và vĩ tuyến khác là những đường cong đối xứng với kinh tuyến giữa và với Xích đạo. - Khoảng cách giữa các vĩ tuyến tăng dần từ Xích đạo về hai cực, càng xa kinh tuyến giữa khoảng cách giữa các kinh tuyến càng tăng. - Thường dùng để vẽ bản đồ Bán cầu Đông và Bán cầu Tây. *. Phép chiếu phương vị nghiêng: - Mặt chiếu tiếp xúc với Điạ cầu tại một điểm bất kì nào đó giữa xích đạo và cực. - Khu vực chính xác là nơi tiếp xúc giữa phép chiếu với mặt Địa cầu, càng xa nơi tiếp xúc càng kém chính xác. - Thường dùng để vẽ bản đồ những vùng vĩ độ TB II. Phân loại bản đồ: Bản đồ có thể được phân thành các nhóm theo tỉ lệ, theo nội dung, theo mục đích sử dụng, theo lãnh thổ + Theo tỉ lệ, có thể chia thành bản đồ tỉ lệ lớn, TB, nhỏ. + Theo nội dung, có thể chia: bản đồ địa lí chung, bản đồ chuyên đề. + Theo mục đích sử dụng: bản đồ tra cứu, bản đồ giáo khoa. + Theo lãnh thổ: bản đồ Thế giới, bản đồ châu lục, các đại dương. III. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống: 1. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống: - Trong học tập: Bản đồ giúp HS khai thác, bổ sung kiến thức, rèn luyện các kĩ năng xác định phương hướng, vị trí một điểm, một khu vực, nêu được đặc điểm các đối tượng địa lí. - Trong đời sống: bản đồ là một phương tiện rất hữu ích. 2. Sử dụng bản đồ, át lát trong học tập: - Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung, mục đích cần nghiên cứu. - Biết quy trình cơ bản về đọc, hiểu bản đồ: + Đọc tên bản đồ để biết được nội dung bản đồ. + Đọc bản chú giải để biết cách thể hiện nội dung bản đồ. + Mô tả tong thành phần các yếu tố trên bản đồ. + Xác lập mối quan hệ địa lí. 3. Rèn luyện thường xuyên một số kĩ năng cơ bản về bản đồ: - Chỉ bản đồ, đọc các đối tượng trên bản đồ. - Xác định phương hướng trên bản đồ. - Xác định tọa độ địa lí. - Đo tính khoảng cách, độ cao trên bản đồ. - Mô tả bản đồ. - Phát hiện các mối quan hệ địa lí. Hương khê, ngày tháng.. năm 2008 Tổ trưởng: Hoàng Thị Hoa Ngày soạn: .04/10/2008 Tiết 5, 6 7, 8: Chủ đề 2: Khí quyển và thủy quyển Khí quyển ( 3 tiết ) Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân tích nguyên nhân làm thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ, lục địa, đại dương, độ cao và hướng sườn. Nhận biết sự thay đổi của nhiệt độ không khí theo vĩ độ, lục địa, đại dương, địa hình. - Trình bày nguyên nhân hình thành và đặc điểm của gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió mùa. Biết phạm vi phân bố của các loại gió trên. - Biết lượng mưa ở một khu vực phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình tới lượng mưa. Vân dụng kiến thức để giải thích được sự khác nhau về lượng mưa ở một số khu vực. 2. Kĩ năng: - Trình bày và giải thích bằng hình vẽ, bảng số liệu, bản đồ những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố: góc nhập xạ, lục địa, đại dương, địa hình, với nhiệt độ không khí. - Đọc và phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ để rút ra nhận xét về sự phân bố mưa và ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phân bố mưa. Xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình với lượng mưa. Xác định trên bản đồ một số khu vực có lượng mưa lớn, nhỏ và giải thích. II. Thiết bị dạy học: - Bản đồ tự nhiên Thế giới. - Bản đồ nhiệt độ, khí áp, gió. - Bản đồ khí hậu Thế giới. III. Hoạt động dạy học: Tiết 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là từ đâu? - Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là do đâu mà có? - Nhiệt lượng do mặt trời mang đến bề mặt đất thay đổi như thế nào? HĐ2: Gv đưa ra bảng số liệu: Sự thay đổi nhiệt độ TB năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở BBC. Vĩ độ Nhiệt độ TB năm ( 0C) Biên độ nhiệt năm( 0C) 00 24.5 1.8 200 25 7.4 300 20.4 13.3 400 14.0 17.7 500 5.4 23.8 600 - 0.6 29.0 700 - 10.4 32.2 .. .. GV có thể chia lớp thành 6 nhóm. Bước 1: *. HS nhóm 1, 2 dựa vào hình 11.1; 11.2 bảng thống kê, bản đồ nhiệt độ, khí áp và gió thế giới, hãy nhận xét và giải thích: + Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ. + Sự thay đổi biên độ nhiệt trong năm theo vĩ độ. +Tại sao có sự thay đổi đó? *. HS các nhóm 3;4 dựa vào hình 11.2 kênh chữ SGK. + Xác định địa điểm Vec – Khôi – An trên bản đồ. Đọc trị số nhiệt độ trung bình năm của địa điểm này. + Xác định khu vực có nhiệt độ cao nhất, đường đẳng nhiệt năm cao nhất trên bản đồ. + Nhận xét sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520B. + Giải thích tại sao có sự khác nhau về nhiệt giữa lục địa và đại dương? *. HS các nhóm 5, 6 dựa vào hình 11.3 kênh chữ, vốn hiểu biết: + Cho biết địa hình có ảnh hưởng thế nào tới nhiệt độ. + Giải thích vì sao càng lên cao nhiệt độ càng giảm. + Phân tích mối quan hệ giữa hướng phơi của sườn với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được. Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả dựa trên bản đồ, cả lớp bổ xung góp ý, GV giúp HS chuẩn kiến thức. *.Giáo viên có thể giới thiệu thêm ( khi cần): - Tùy theo vĩ độ, góc chiếu của tia sáng. Mặt Trời khác nhau, mặt đất nhận được một lượng nhiệt không giống nhau. Nhìn chung, nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực (từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao ). - Các địa điểm ở giữa lục địa có chế độ nhiệt cực đoan (nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở khu vực sa mạc Sahara ở Châu Phi, Vec – khôi – an có nhiệt độ trung bình là 160C, biên độ nhiệt là 650C ). - ở những miền gần biển về mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn, biên độ nhiệt nhỏ hơn những miền nằm sâu trong lục địa. Càng vào sâu trong lục địa do mùa đông lạnh, mùa hè nóng nên biên độ nhiệt năm càng tăng. - Do nhiệt dung khác nhau. Nước có khả năng truyền nhiệt nhỏ hơn so với đất nên nóng lên và nguội đi chậm hơn đất. Khi nóng, nhiệt độ không khí trên mặt nước thấp hơn trên mặt đất. Khi lạnh thì nhiệt độ không khí trên mặt nước lại cao hơn trên mặt đất. Do sự khác biệt đó, nhiệt độ không khí ở những miền gần biển về mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn, biên độ nhiệt nhỏ hơn những miền nằm sâu trong lục địa. - Trong tầng đối lưu trung bình lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,60C do: càng lên cao, không khí càng loãng hơn ở dưới thấp, không giữ được nhiều nhiệt ở các vùng miền núi, độ cao của địa hình càng lớn thì nhiệt độ không khí càng giảm. - Sườn núi ( có các tia bức xạ chiếu thẳng tới) càng dốc thì góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng cao. Sườn núi ( có mặt dốc theo hướng các tia bức xạ) thì góc nhập xạ nhỏ hơn, sườn càng dốc thì góc càng nhỏ, cường độ bức xạ càng kém. Hướng phơi của sườn núi ngược với chiều nằm của ánh sáng Mặt Trời thường có góc nhập xạ lớn hơn, lượng nhiệt nhận được cao. Hướng phơi của sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời, thường có góc nhập xạ nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn. - Sự tác động của các nhân tố như dòng biển nóng, lạnhcũng làm cho nhiệt độ không khí thay đổi. I. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí: 1. Bức xạ nhiệt độ không khí: - Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ mặt trời. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời càng lớn thì cường độ bức xạ nhiệt càng lớn và lượng nhiệt thu được càng nhiều. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí: a. Phân bố theo vĩ độ địa lí: + Nhiệt độ TB năm giảm dần từ xích đạo về cực ( từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao ). *. Nguyên nhân: Càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời ( góc nhập xạ càng nhỏ). + Biên độ nhiệt năm, tăng dần từ Xích đạo về hai cực ( vĩ độ thấp đến vĩ độ cao). *. Nguyên nhân: Càng lên vĩ độ cao sự chênh lệch về góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng( ngày và đêm) trong năm càng lớn. ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài( gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ tới 00, thời gian chiếu sáng ít dần( tới 6 tháng đêm ở địa cực) b. Phân bố theo lục địa và đại dương. - Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. - Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của trái đất và nước khác nhau. Càng xa đại dương biên độ nhiệt năm càng tăng, do tính chất lục địa tăng dần. c. Phân bố theo địa hình. - Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao. - Nhiệt độ không khí dôi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. + Sườn núi (có các tia bức xạ chiếu thẳng tới) càng dốc thì góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng cao. + Sườn núi (có mặt dốc theo hướng các tia bức xạ) thì góc nhập xạ nhỏ hơn, sườn càng dốc thì góc càng nhỏ, cường độ bức xạ càng kém. + Hướng phơi của sườn núi ngược với chiều nằm của ánh sáng Mặt Trời thường có góc nhập xạ lớn hơn, lượng nhiệt nhận được cao. + Hướng phơi của sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời, thường có góc nhập xạ nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn. - Nhiệt độ không khí còn chịu sự tác động của các nhân tố: dòng biển nóng lạnh; lớp phủ thực vật; hoạt động con người. Tiết 2: Một số loại gió chính HĐ1: Thảo luận nhóm *. Bước 1: GV Chia lớp ra thành 5 nhóm cho các em sau đó kẻ lên bảng, đòng thời trình chiếu phiếu học tập. Sau đó GV hướng dẫn HS thảo luận theo các tiêu chí nêu ra trong phiếu học tập. + Nhóm 1: Gió Tây ôn đới + Nhóm 2: Gió mậu dịch + Nhóm 3: Gió mùa + Nhóm 4: Gió đất, gió biển + Nhóm 5: Gió fơn Sau khi phân nhóm GV trình chiếu hình ảnh về các loại gió lên bảng để học sinh quan sát dễ hơn. - HS: Cùng thảo luận theo nhóm các vấn đề GV nêu ra.( theo bảng dưới đây) TT Tên gió Nguồn gốc Phạm vi Hướng gió TG hoạt động Tính chất 1 Gió tây ôn đới 2 Gió mậu dịch 3 Gió mùa 4 Gió đất, gió biển 5 Gió fơn *. Bước 2: - GVgọi đại diện các nhóm lên trình bày nội dung làm việc của nhóm mình. Sau khi cho học sinh làm việc theo nhóm xong, GV tổng kết và đưa ra bảng tổng kết cuối cùng về các loại gió. Sau đó GV nhận xét, và tổng kết vấn đề TT Tên gió Nguồn gốc Phạm vi Hướng gió Mùa hoạt động Tính chất 1 Gió tây ôn đới Từ khu áp cao cận nhiệt đới thổi về áp thấp ôn đới Hoạt động từ vĩ độ 30 – 60 ở 2 bán cầu Chủ yếu hướng tây, (ở BCN là TN, BCB là TB) Quanh năm ẩm, mang theo nhiều mưa 2 Gió mậu dịch Thổi từ áp cao chí tuyến về xích đạo Vùng nội chí tuyến - ĐB ở BCB - ĐN ở BCN Quanh năm Ôn hoà 3 Gió mùa Xuất phát từ các vùng áp cao lục địa thổi về - Châu á: Đông á, Đông Nam á, Nam á - Châu Phi: Đông Phi, Nam Phi - Châu âu: Tây âu - Châu Mỹ: Bắc Mỹ - ĐB - ĐN Mùađông mùa hạ Lạnh khô về mùa đông, nóng ẩm về mùa hạ 4 Gió biển, gió đất Hình thành vùng ven bờ biển Thay đổi hướng theo ngày và đêm: ban ngày từ biển vào, ban đêm từ lục địa thổi ra biển Quanh năm ôn hoà 5 Gió fơn Khi gặp các đỉnh núi cao chắn ngang hướng gió Vùng phía sau dãy núi có hướng gió thổi tới Khô nóng GV bổ sung thêm: *. Nguyên nhân hình thành gió mùa: - Gió mùa ngoại chí tuyến hình thành do sự chênh lệch lớn về nhiệt độ và khí áp giữa các lục địa và các đại dương rộng lớn. - Gió mùa nội chí tuyến được hình thành do sự chênh lệch về nhiệt và khí áp giữa BBC và NBC. Tiết 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Sự phân bố mưa trên Trái Đất. HĐ1 : Làm việc theo nhóm * Bước 1: các nhóm dựa vào SGKvà vốn hiểu biết : - Nhóm1 và 2: tìm hiểu về các nhân tố khí áp và frông. - Nhóm 3 và 4 : tìm hiểu về các nhân tố gió và frông. - Nhóm 5 và 6 : tìm hiểu về các nhân tố dòng biển, địa hình . - Câu hỏi của nhóm 1 và 2 : + Trong những khu vực có áp thấp hoặc áp cao, nơi nào hút gió hay phát gió ? + ở nơi hút gió hoặc phát gió ,không khí chuyển động ra sao ? + Khi hai không khí nóng và lạnh gặp nhau, sẽ dẫn đến hiện tượng gì? tại sao ? + Giải thích về sự tác động của khu vực có áp thấp hoặc áp cao và frông ảnh hưởng tới lượng mưa .? - Câu hỏi của nhóm 3 và 4 : + Trong các loại gió thường xuyên, loại gió nào gây mưa nhiều, loại gió nào gây mưa ít ? tại sao ? + Miền có gió mùa gây mưa nhiều hay mưa ít ? vì sao? + Vì sao khi frông đi qua thì hay mưa ? + Câu hỏi 3 trong SGK. - Câu hỏi của nhóm 5, 6 : + Vì sao nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít? + Giải thích ảnh hưởng của đị hình đến lượng mưa.? * Bước 2 : - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức . ** GV: - ở các vùng ven biển gió từ đại dương thổi vào mang theo hơi nước thường mưa nhiều như khu vực ôn đới, gió tây mang hơi nước từ biển di chuyển vào gây mưa ở ven các lục địa như Tây Âu, sườn tâycủa các hệ thống núi ven bờ biển Bắc Mỹ, Chi Lê ... Miền có gió mùa cũng mưa nhiều do gió mùa mùa hạ mang hơi nước từ đại dương vào . - Những vùng ở sâu trong các lục địa, không có gió từ đại dương thổi vào, rất ít mưa. Miền có gió Mậu dịch cũng ít mưa do tính chất của gió này khô. - ở ven bờ các Đại Dương, những nơi có dòng biển nóng đi qua, mưa nhiều do không khí ở dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, khi có gió thổi mang hơi nước vào bờ gây mưa ,nưoi có dòng biển lạnh đi qua khó mưa vì không khí trên dòng biển này bị lạnh, hơi nước không thể bốc lên được, ở đây, thường hình thành những hoang mạc như Namip, Calahari, Califoocnia... HĐ4 : Cặp * Bước 1 :Dựa vào H13.1 ; 13.2và kiến thức đã học : + Nhận biết và giải thích về tình hình phân bố lượng mưa ở các khu vực XĐ, chí tuyến, ôn đới, cực . + Cho biết ở mỗi đới, từ tây sang đông lượng mưa ở các khu vực có như nhau không? chúng phân hoá ra sao? giải thích? + Câu hỏi mục 2 trang 52 SGK * Bước 2: HS trình bày kết quả,GV chuẩn kiến thức: - Nhìn chung, các miền khí hậu nóng có lượng mưa lớn hơn . - Vùng XĐ mưa nhiều do nhiệt độ cao, áp thấp, nhiều ĐD và rừng, sự thăng lên mạnh mẽ của không khí, nước bốc hơi mạnh ... Vòng đai ôn đới lượng mưa cũng phong phú do ảnh hưởng của dòng biển nóng, gió tây mang hơi nước từ biển vào ... - ở cực ,bức xạ Mặt trời yếu , nhiệt độ thấp, lượng bốc hơi khong đáng kể, mưa ít. ở các vành đai chí tuyến, các khối không khí khô chuyển động đi xuống, rất ít mưa . II .Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa : 1. Khí áp : - Khu vực áp thấp: thường mưa nhiều - Khu vực áp cao: ít mưa hoặc không mưa. 2. Frông (diện khí ) - Miền có frông dải hội tụ đi qua thường có mưa nhiều 3. Gió : - Gió Tây ôn đới: mưa nhiều . - Miền có gió mùa: mưa nhiều. - Miềncó gió mậu dịch : mưa ít 4. Dòng biển : - ở ven bờ các đại dương những nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều (những nơi có dòng biển lạnh đi qua thường không mưa ) 5. Địa hình : - Không khí ẩm chuyển động gặp địa hình cao như ngọn núi, đồi mưa nhiều. - Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió ít mưa. - Những cao nguyên nằm lọt giữa những mạch núi lớn thường rất ít mưa. III.Sự phân bố mưa trên Trái đất : 1.Phân bố mưa không đều theo vĩ độ : - Từ XĐ về cực: +Khu vực XĐ mưa nhiều nhất. *. Nguyên nhân: ở XĐ địa hình chủ yếu là đại dương và rừng rậm xích đạo, coa áp thấp XĐ thống trị quanh năm, khu vực này còn trùng với dãi hội tụ nhiệt đới, nên các dòng thăng của không khí mạnh mẽ à nước bốc hơi mạnhà mưa nhiều. +Hai khu vực chí tuyến mưa ít. *. Nguyên nhân: Trùng với dãi áp cao cận chí tuyến, có hai lần gió thổi đi, không có gió thổi tới, địa hình chủ yếu là lục địaà các khối không khí khô chuyển động đi xuống ngăn hết luồng không khí đi lên, mây không hình thành được nên ít mưa hoặc không có mưa. +Hai khu vực ôn đới mưa nhiều. *. Nguyên nhân: do ảnh hưởng của dòng biển nóng, dãi áp thấp ôn đới thống trị quanh năm gió tây ôn đới mang hơi nước từ đại dương vào; trùng với diện Frông ôn đới nên mưa nhiều. + Hai khu vực ở cực mưa ít nhất. *. Nguyên nhân: Dãi áp cao cận cực hoạt độn quanh năm, mặt đất đóng băng nên bốc hơi rất kémà mưa rất ít. 2.Phân bố mưa không đều do ảnh hưởng của Đại Dương: - ở các vùng ven biển, gió từ đại dương thổi vào mang theo hơi ẩm, thường nhiều mưa. Những vùng nằm sâu trong lục địa, không có gió từ đại dương thổi vào, rất ít mưa. Khu vực có gió mùa cũng mưa nhiều do gió mùa mùa hạ mang hơi nước từ đại dương vào. - ở ven bờ các đại dương, những nơi có dòng biển nóng đi qua

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon 10.doc