Giáo án tự chọn Địa lý 9 tuần 7 đến 10

CHỦ ĐỀ BÁM SÁT VÀ NÂNG CAO

A: Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Hiểu và trình bày được sự thay đổi mật độ dân số nước ta gắn liền với sự gia tăng dân số , đặc điểm phân bố dân cư.

- Trình bày được đặc điểm các loại hình quần cư và quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.

- Biết phân tích bảng số liệu thống kê về dân cư, đọc bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam.

- Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường đang sống, chấp hành chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về phân bố dân cư.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn Địa lý 9 tuần 7 đến 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 – 8 : Tiết: 1-2 Thứ 4 ngày 7 tháng 10 năm 2009 Chủ đề bám sát và nâng cao A: Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Hiểu và trình bày được sự thay đổi mật độ dân số nước ta gắn liền với sự gia tăng dân số , đặc điểm phân bố dân cư. - Trình bày được đặc điểm các loại hình quần cư và quá trình đô thị hoá ở Việt Nam. - Biết phân tích bảng số liệu thống kê về dân cư, đọc bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam. - ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường đang sống, chấp hành chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về phân bố dân cư. B: Các thiết bị dạy học: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. Atlat địa lí Việt Nam. Tranh ảnh về nhà ở, sinh hoạt, sản xuất của một số hình thức quần cư ở Việt Nam. Bảng thống kê mật độ dân số một số quốc gia và đô thị ở Việt Nam qua các thời kỳ. C: Các hoạt động trên lớp: Vào bài Là một quốc gia đông dân, dân số tăng nhanh nên nước ta có mật độ dân số cao. Sự phân bố dân cư, các hình thức quần cư, cũng như quá trình đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm gì ? Phân bố dân cư và các loại hình quần cư Hoạt đông của Thầy Ghi bảng Hoạt động 1: Bước 1: GV: yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê (phần phụ lục) SGK. Kết hợp H3.1 hoặc Atlat địa lí Việt Nam (tr 11) và vốn hiểu biết hãy: So sánh mật độ dân số của nước ta với một số quốc gia trong khu vực và thế giới, từ đó rút ra kết luận về mật độ dân số của nước ta. Nêu nhận xết về sự phân bố dân cư ở nước ta. Tìm các khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/Km2, từ 101-500người/Km2, 501-1000 người/Km2 và trên 1000người/Km2. Giải thích về sự phân bố dân cư. So sánh tỉ lệ dân cư nông thôn và thành thị. Bước 2: GV yêu cầu HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm: Dựa vào H3.1 hoặc Atlat địa lí Việt Nam (tr 11), kênh chữ mục II SGK, tranh ảnh và kết hợp vốn hiểu biết: Nêu đặ điểm của quần cư nông thôn. (tên gọi, HĐ kinh tế chính, cách bố trí không gian nhà ở). Trình bày những thay đổi của hình thức quần cư nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. Lấy ví dụ ở địa phương em ? Trình bày đặc điểm quần cư thành thị (mật độ dân số, cách bố trí không gian nhà ở, phương tiện giao thông, hoạt động kinh tế) Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị ở nước ta. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Bước 1: HS dựa vào bảng 3.1kết hợp vốn hiểu biết, trình bày đặc điểm đô thị hoá của Việt Nam theo dàn ý: Nguyên nhân. Quy mô, tỉ lệ dân đô thị. Tốc độ đô thị hoá Vấn đề tồn tại. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV chuẩn kiến thức. I- Mật độ dân số và phân bố dân cư. - Năm 2003: mật độ dân số là 246 người/Km2; thuộc loại cao trên thế giới. - Dân cư nước ta phân bố không đồng đều: tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. - Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn. II- Các loại hình quần cư. 1. Quần cư nông thôn. - Đặc điểm dân cư ở cách xa nhau, nhà ở và tên gọi điểm dân cư có khác nhau giữa các vùng miền, dân tộc. - Quần cư nông thôn đang có nhiều thay đổi cùng quá trình công nghiệp hốa, hiện đại hoá đất nước. 2. Quần cư thành thị. - Nhà cửa san sát, kiểu nhà hình ống khá phổ biến. - Các đô thị tập trung ở đồng bằng và ven biển. III- đô thị hoá. - Quá trình đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hoá. - tốc độ ngày càng cao nhưng trình độ đô thị còn thấp. - Quy mô đô thị: vừa và nhỏ. D- Củng cố: - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. 1. Chọn ý đúng trong câu sau: a. Dân cư nước ta tập trung ở đồng bằng, ven biển và các đô thị do: Điều kiên tự nhiên thuận lợi. C- Được khai thác từ rát sớm.. Giao trhông đi lại dễ dàng. D- Tất cả các ý trên. b. Tính đa dạng của quần cư nông thôn chủ yếu do: Thiên nhiên mỗi miền khác nhau. Hoạt động kinh tế. Cách thức tổ chức không gian nhà ở, nơi nghỉ, nơi làm việc. Tất cả các ý trên. 2. Dựa vào H3.1 SGK, trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta ? Tuần 9- 10 : Tiết: 3-4 Thứ 4 ngày 21 tháng 10 năm 2009 Chủ đề bám sát và nâng cao A: Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Hiểu và trình bày được đặc điểm nguồn lao động và vấn đề sử dụng nguồn lao động ở nước ta. - Hiểu sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc cần thiết phải nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. - Biết phân tích bảng biểu đồ về lao dộng và chất lượng cuộc sống. - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, lao động, việc làm và chaast lượng cuộc sống ở mức độ đơn giản. B: Các thiết bị dạy học: - Các biểu đồ: cơ cấu lực lượng lao động và sử dụng lao động. - Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nước ta về: y tế, giáo dục, giao thông, bưu chính viễn thông C: Các hoạt động trên lớp: Vào bài Với cơ cấu dân số trẻ nữ nhiều hơn nam có thuạn lợi, khó khăn gì trong việc sử dụng lao động ? chúng ta phải làm gì để nâng cao chất lượng cuộc sôngs, chất lượng nguồn lao động ?: Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống Hoạt đông của Thầy và Trò Ghi bảng Hoạt động 1: HĐ1:- Bước 1: GV: yêu cầu HS dựa vào H4.1, kênh chữ, kết hợp vốn hiểu biết hãy trả lời các câu hỏi sau: Nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi nào ? Nhận xét và giải thích cơ cấu lực lượng lao động ở nước ta ? Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động, ta cần phải có biện pháp gì ? Bước 2: GV yêu cầu HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. HĐ 2: Bước 1: GV: yêu cầu HS dựa vào H4.2, kết hợp với kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau: Nhận xét về tỉ lệ lao động giữa các ngành kinh tế năm 1989 và 2003. Cho biết sự thay đổi cơ cấu lao động ở nước ta. Giải thích vì sao? Bước 2: GV yêu cầu HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Bước 1: HS dựa vào kênh chữ SGK mục II, kết hợp vốn hiểu biết: Cho biết tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay biểu hịên như thế nào ? Vì sao ? Đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở Việt Nam và địa phương em. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Bước 1: HS dựa vào kênh chữ mục III của bài, kết hợp vốn hiểu biết chứng minh nhận định: chất lượng cuộc sống của nhân dan ta đang được cải thiện.(y tế, giáo dục, tuổi thọ TB, thu nhập GDP đầu người, nhà ở, phúc lợi xã hội) Bước 2: HS trình bày kết quả. GV chuẩn kiến thức. I- Nguồn lao động và sử dụng lao động. 1. Nguồn lao động. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh nhưng chất lượng nguồn l;ao động chưa cao, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. 2. Sử dụng nguồn lao động. Cơ cấu nguồn lao động của nướca ta đang thay đỏi theo hướng tích cực: lao động nông, lâm, ngư nghiệp giảm; lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng. II- Vấn đề việc làm. - Nước ta có nhiều lao động thiếu việc làm đặc biệt là ở nông thôn. - Biệp pháp: Giảm tỉ lệ sinh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đa dạng hoá các ngành nghề, đâye mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề III- Chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. D- Củng cố: - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. 1. Chọn ý đúng trong câu sau: a. ý nào không thuộc mặt mạnh của nguồn lao động nước ta ? Lực lượng lao động dồi dào. Người lao động có nhioêù kinh nghiệm trong sản xuất nông, lam, ngư nghiệp. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề còn rất ít. b. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ lệ lao động trong khu vực. Nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ; giảm tỉ lệ lao động của khu vực công nghiệp và xây dựng. Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỉ lệ lao động của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng; giảm tỉ lệ lao động của khu vực dịch vụ. c. ý nào không thuộc thành tựu của việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nước ta ? Tỉ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ cao. Tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng. Chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng. Tỉ lệ tử, suy dinh dưỡng trẻ em ngày càng giảm.

File đính kèm:

  • docGiao an TC Dia 9.doc
Giáo án liên quan