Giáo án tự chọn Địa lý lớp 11

Tiết 1:

BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Học sinh biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước phát triển, đang phát triển, nước và lãnh thổ công nghiệp mới.

- Giải thích được sự đa dạng của trình độ phát triển kinh tế - xã hội thế giới, vấn đề đầu tư ra nước ngoài, nợ nước ngoài và GDP/người của các nước phát triển, đang phát triển, nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới.

2- Kỹ năng:

- Xác định trên bản đồ các nhóm nước phát triển, đang phát triển, các nước NICE

- Phân tích các bảng số liệu thống kê.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Địa lý lớp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: bài 1: sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước I- Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: - Học sinh biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước phát triển, đang phát triển, nước và lãnh thổ công nghiệp mới. - Giải thích được sự đa dạng của trình độ phát triển kinh tế - xã hội thế giới, vấn đề đầu tư ra nước ngoài, nợ nước ngoài và GDP/người của các nước phát triển, đang phát triển, nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới. 2- Kỹ năng: - Xác định trên bản đồ các nhóm nước phát triển, đang phát triển, các nước NICE - Phân tích các bảng số liệu thống kê. 3- Thái độ: Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. II- thiết bị dạy học: - Phóng to một số biểu, bảng liên quan. - Bản đồ các nước trên thế giới. III- hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Bài mới. Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về tự nhiên, dân cư, xã hội và trình độ phát triển kinh tế được xếp vào 2 nhóm nước: Phát triển và đang phát triển. Trong số các nước đang phát triển có một số nước và vùng lãnh thổ đã thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và chú trọng xuất khẩu gọi là nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới (NICE). Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Hoạt động nhóm: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: Dựa vào nội dung sách giáo khoa, bản đồ các nước trên thế giới - Nhóm 1 ; 2: Tìm các đặc điểm về kinh tế của các nước phát triển - Nhóm 3 ; 4: Tìm các đặc điểm về kinh tế của các nước đang phát triển - Giáo viên đưa ra bảng số liệu, học sinh nhận xét: + Các nước phát triển 1990 2004 KV 1: 3 2 KV 2: 33 27 KV 3: 64 71 + Các nước đang PT KV 1: 29 25 KV 2: 30 32 KV 3: 41 43 + Thế giới KV 1: 6 4 KV 2: 39 32 KV 3: 60 64 - Học sinh trình bày bổ sung, góp ý, giáo viên chuẩn kiến thức. - Giáo viên: Giá trị đầu tư ra nước ngoài và nợ nước ngoài có sự tương phản như thế nào giữa hai nhóm nước Hoạt động 2: Hoạt động nhóm Tiếp tục duy trì 4 nhóm - Nhóm 1 ; 2: Tìm đặc điểm xã hội của các nước đang phát triển - Nhóm 3 ; 4: Tìm đặc điểm về xã hội của các nước phát triển - Tỷ lệ thất nghiệp năm 2003 là 7,1%, năm 2004 là 6,9%. - Do có sự khác nhau về nguồn lực phát triển, đặc biệt là đường lối, chiến lược phát triển KT-XH nên các nước đang phát triển có sự phân hóa thành những nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau - Các nước công nghiệp mới NICE - Các nước có trình độ phát triển trung bình DCE - Các nước chậm phát triển LDCE => I- Sự tương phản về kinh tế: 1- Nền kinh tế của các nước phát triển - Tiến hành quá trình công nghiệp hóa khá sớm (thế kỷ 18, 19) - Hầu hết đều có tiềm lực về kinh tế, khoa học kỹ thuật, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng KV1 (2 - 4 lao động), đóng góp 2% GDP. Phát triển nhanh các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao. Các ngành KV3 phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong GDP và thu hút ngày công nhiều lao động. - Thường có giá trị xuất, nhập khẩu cao (60% thế giới), đặc biệt là các mặt hàng chế tạo. 2- Nền kinh tế các nước đang phát triển - Phần lớn nằm ở khu vực á, Phi, Mỹ La tinh (80% dân số ; 2/3 tài nguyên thiên nhiên ; hơn 15% GDP của thế giới) - Trình độ sản xuất và công nghệ thấp - Các ngành KV1 ; KV2 chiếm đến 1/2 giá trị GDP, nhiều quốc gia tỷ lệ lao động trong KV1 lớn hơn 50%. - Nông nghiệp là ngành chính nhưng quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vật tư, trình độ lạc hậu, lệ thuộc nhiều vào tự nhiên. - Quá trình công nghiệp hóa còn chậm, cơ cấu chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao, công nghệ chậm dms, khả năng cạnh tranh yếu. - Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu là khoáng sản và sản phẩm mới qua sơ chế (30% giá trị xuất khẩu) - Kết cấu hạ tầng còn kém, trình độ khoa học công nghệ hạn chế, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện đã kìm hãm khả năng thu hút đầu tư. 3- Về đầu tư nước ngoài, nợ nước ngoài - Các nước phát triển có nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài cao và cũng nhận được đầu tư cao (đầu tư ra thế giới 80%, nhận 2/3 đầu tư của thế giới) - Phần lớn các nước đang phát triển đều nợ nước ngoài và nhiều nước khó có khả năng thanh toán nợ. II- Sự tương phản về xã hội 1- Các nước phát triển: - Có dân số ổn định, tỷ lệ gia tăng dân số thấp 0 - 0,6%, chất lượng cuộc sống dân cư cao, văn hóa, giáo dục, y tế cao - Hệ thống đảm bảo xã hội phát triển ở mức cao, đô thị hóa phát triển mạnh, tỷ lệ dân thành thị trên 70%. - Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận dân cư sống trong nghèo khổ, khoảng cách giàu nghèo còn lớn, tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao. 2- Các nước đang phát triển: - Có tỷ lệ gia tăng dân số cao 2% đã dẫn đến bùng nổ dân số, tuổi thọ bình quân thấp, tỷ lệ tử vong trẻ em khá cao. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỷ lệ dân sống ở nông thôn còn trên 75% - Một số nước có quá trình đô thị hóa tự phát nhanh, không đi cùng với công nghiệp hóa gây nhiều hậu quả xấu về môi trường, kinh tế - xã hội. - Nguyên nhân nào mà những nước đang phát triển chuyển thành nước công nghiệp mới ? - Tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ. - Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. - Khai thác tối đa mọi lợi thế để thực hiện chiến lược tăng trưởng. - Tích cực tạo vốn đầu tư thông qua nguồn viện trợ nước ngoài. IV- đánh giá: Tại sao nhóm nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp hơn nhóm nước phát triển. V- Hoạt động nối tiếp: Bài tập về nhà: Dựa vào bảng số liệu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nhóm nước đang phát triển và thế giới (Đơn vị: Tỷ USD) Năm 1990 Năm 2000 Năm 2004 Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Thế giới 3.328,0 3.427,6 6.376,7 6.572,1 9.045,3 9.316,3 Các nước đang phát triển 990,4 971,6 2.372,8 2.232,9 3.687,8 3.475,6 Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nhóm nước đang phát triển so với thế giới qua các năm trên. Rút ra nhận xét. Tiết 2: Bài 1. Vẽ biểu đồ thể hiện các bảng số liệu trong bài 1. Nhận xét I. Mục tiêu. Sau học bài này HS phải. - Nắm được các kỹ năng vẽ biểu đồ , nhận xét biểu đồ. - Nắm vững ,khắc sâu các kiến thức lý thuyết, lý giải một cách cặn kỹ hơn các hiện tượng. II. Tiến trình bài dạy. 1.ổn định lớp 2. Hỏi bài cũ. ? Nêu những đặc điểm tương phản về sự phát triển KT ở 2 nhóm nước ( phát triển, đang phát triển) ? Nêu những đặc điểm tương phản về XH ở 2 nhóm nước ( phát triển, đang phát triển) 3. Vào bài mới. Hoạt động 1. Nhóm Bước 1. Chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm tính thu nhập trung bình của các nước phát triển trong bảng số liệu, 1 nhóm tính của các nước đang pt Bước 2. Gọi 2 HS trình bày kết quả. Bước 3. Cả lớp vẽ BĐ so sánh TNBQ/người TB của các nhóm nước pt và đang pt so với TG GV nhận xét và bổ sung: - Vẽ BĐ cột đơn: Có 3 cột theo thứ tự - Có tên, chú giải, đẹp Hoạt động 2. Chia lớp thành 6 nhóm. Bước 1. Nhóm 1,2,3 nghiên cứu và vẽ BĐ thể hiện bảng 1.2. Qua bảng SL và BĐ rút ra nhận xét. Nhóm 4,5,6 nghiên cứu và vẽ BĐ thể hiện bảng SL 1.3 . Qua bảng SL và BĐ dã vẽ rút ra nhận xét Bước 2. - Cho 2 HS đại diện cho 2 nhóm lên bảng trình bày, lớp tiếp tục làm việc - Sau đó gọi 2-3 HS nhận xét bài của 2 bạn trên bảng. - GV chuẩn kiến thức 4. Củng cố bài . GV lưu ý cho HS các lỗi hay gặp của HS trong bài thực hành. Tiết 1 Bài 3: Cuộc CM KHCN Hiện đại. I. Mục tiêu. Qua bài học HS phải. - Khắc sâu các kiến thức ,đặc điểm, ảnh hưởng liên quan đến cuộc CM KHCN hiện đại, nền kinh tế tri thức. - Hiểu rõ và phải co ấn tượng thật sự về cuộc CMKHCN hiện đại và nền KT tri thức từ đó liên tưởng đến hoàn cảnh của đất nước. II. Tiến trình dạy. 1. ổn định lớp 2. Bài cũ: Kiểm tra vở thực hành và đánh giá. 3. Bài mới: 1. So sánh các cuộc CM khoa học và kỹ thuật. Hỏi. Hãy cho biết trong lịch sử đã có những cuộc CM khoa học kỹ thuật nào? ( Thời gian , biểu hiện đặc trưng..) Hoàn thành bảng sau: Các cuộc CM KHvà KT Thời gian Đặc trưng CM công nghiệp Cuối thế kỷ 18 Thay đổi các công nghệ SX CM KHKT Cuối thế kỷ19 đầu 20 Chuyển từ SX cơ khí sang đại cơ khí CM KHKT hiện đại từ 1970 đến cuối TK 20 Xuất hiện các kỹ thuật hiện đại,nền SX hiện đại CM KHCN hiện đại Cuối thế kỷ 20 đầu 21 Xuất hiện các công nghệ cao trong SX 2. Công nghệ trụ cột. Hỏi: Công nghệ cao là gì? Ví dụ? - Là các công nghệ dựa vào những thành tựu mới với hàm lượng kỹ thuật, công nghệ, tri thức cao Hỏi: Hãy nêu 4 công nghệ trụ cột: - Trả lời: Bốn công nghệ trụ cột: Sinh học, Vật liệu, Năng lượng, Thông tin Hoạt động: GV chia lớp thành 4 nhóm nghiên cứu các thành tựu của 4 công nghệ trụ cột, mỗi nhóm 1 công nghệ 3.Tác động của CM CN hiện đại: Hỏi : Tác động của CM CN hiện đại ? - Xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ → chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ → Nên kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. - Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội a) Tác động tích cực - Khoa học và CN ngày càng trở thành LLSX nòng cốt và trực tiếp của xã hội. - Thay đổi cơ cấu ngành, cơ cấu SP - Thay đổi sự phân bố lực lượng sản xuất, phân bố dân cư, phương thức làm việc, học tập và giải trí. - Phát triển nhanh mậu dịch quốc tế và đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. - Làm xuất hiện nhiều ngành mới. b) Tác động tiêu cực: - Làm tăng khoảng cách giàu nghèo - Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường - Xuất hiện vũ khí hủy diệt đe dọa hòa bình thế giới Tiết 4: bài 1: nền kinh tế tri thức I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1- Kiến thức: - Biết được một số nét khái quát của nền kinh tế tri thức 2- Kỹ năng: Phân tích được các bảng số liệu, liên hệ thực tế, so sánh và nhận xét. 3- Thái độ, hành vi: Xác định cho mình ý thức trách nhiệm trong học tập để tạo dựng cuộc sống II- thiết bị dạy học: Một số tranh, ảnh về thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại kết quả của nền kinh tế tri thức. III- hoạt động dạy học: ổn định tổ chức lớp. Bài cũ: ? Cuộc cách mạng khoa học công nghệ có những đặc điểm nổi bật nào( thời gian xuất hiện, đặc trưng, khác các cuộc CM khác ở chỗ nào) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân - Tìm hiểu các đặc điểm của nền kinh tế tri thức - So sánh những điểm khác nhau cơ bản của nền kinh tế tri thức so với nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp I- Nền kinh tế tri thức: - Là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội - Chủ yếu diễn ra ở các nước phát triển - Là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế - Trong cơ cấu nền KT tri thức, phát triển dịch vụ là chủ yếu với CNKT cao. - Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức. Hoạt động 2: GV chia lớp ra làm 2 nhóm khác nhau: - Nhóm 1: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức ở các nước đang phát triển. - Nhóm 2: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển GV cho HS thời gian nghiên cứu. Sau đó yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. GV tổng kết và chuẩn kiến thức. II. Sự nhình thành và phát triển nền kinh tế tri thức: 1. ở các nước phát triển: - Đã bắt đầu hình thành và phát triển ở các nước Tây Âu và Bắc Mĩ. - Nền KT cơ bản dựa vào công nghệ thông tin chiếm 45 – 50%GDP - 2030 sẽ trở thành nền kinh tế tri thức. 2. ở các nước đang phát triển: - Chưa xuất hiện nhưng nó đã tác động đến sự phát triển KTXH do quá trình TCH giao lưu tri thức và chuyển giao công nghệ. - Một bộ phận dân cư có trình độ cao có khả năng và hiện đang sử dụng công nghệ 4. Củng cố: ? Dựa vào bảng sau hãy cho biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế tri thức với nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập. - Nghiên cứu trước bài mới. Tiết 5: Bài 2: xu hướng toàn cầu hóa kinh tế I- Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: Sau bài học, học sinh cần - Hiểu được xu thế toàn cầu hóa, tính tất yếu của xu thế toàn cầu hóa - Trình bày được những ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước đang phát triển 2- Kỹ năng: Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa II- thiết bị dạy học: Các bảng kiến thức sách giáo khoa III- hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Bài cũ: Trình bày sự khác biệt cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ 3. Bài mới: Toàn cầu hóa không đơn giản là một trào lưu thời thượng mà là một hệ thống quốc tế. Nó có quy tắc và logic riêng đang trực tiếp ảnh hưởng đến chính trị, môi trường và kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân - Dựa vào nội dung sách giáo khoa, vốn hiểu biết, trình bày khái niệm toàn cầu hóa kinh tế. - Gọi lần lượt một số học sinh trả lời, GV bổ sung, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Hoạt động theo cặp Yêu cầu các cặp thảo luận: - Tìm và giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của xu hướng toàn cầu hóa là một tất yếu lịch sử. - Sau khi các cặp thảo luận xong, gọi từng đại diện nêu ra các quan điểm của mình, giải thích chứng minh. - Cả lớp góp ý, bổ sung, giáo viên đưư ra thông tin phản hồi và chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm + Các nhóm chẵn tìm những tác động tích cực của toàn cầu hóa đến nền kinh tế - xã hội các nước đang phát triển. + Nhóm lẻ tìm tác động tiêu cực - Yêu cầu học sinh cho biết thực tiễn Việt Nam 1- Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế - Là quá trình mở rộng ảnh hưởng của các hoạt động về kinh tế, tài chính, khoa học, kỹ thuật, công nghệ và một số vấn đề xã hội trên phạm vi toàn thế giới 2- Tính tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa - Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại làm xuất hiện xu hướng chuyển giao khoa học kỹ thuật giữa nước phát triển và đang phát triển - Trong quá trình phát triển, mỗi quốc gia có những lợi thế nhất định mà quốc gia khác không có và ngược lại. Vì vậy sự hợp tác trong trong sản xuất và tiêu dùng là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự liên kết để phát triển kinh tế - xã hội. - Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác nhau về cách thức quản lý đã dẫn đến sự chênh lệch về lực lượng sản xuất giữa các lãnh thổ. - Sự phát triển của LLSX dẫn đến sự phân công lao động và sản xuất chuyên môn hóa. Tính phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao của một số sản phẩm mà nếu chỉ một nước thì không thể sản xuất được dẫn đến đòi hỏi các nước phải mở rộng phạm vi trao đổi và hợp tác với nhau - Những vấn đề KT-XH mới nảy sinh nằm ngoài khả năng giải quyết của một nước đòi hỏi phải có sự hợp tác toàn cầu. - Nền kinh tế phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao dẫn đến sự đa dạng hóa trong nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu về văn hóa, tinh thần. Đây là cơ sở quan trọng của việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế. - Sự hình thành và mở rộng ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế là cơ sở quan trọng để thực hiện các mối liên hệ giữa các nước. 3- ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển a/ Thuận lợi - Tạo cơ sở tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm và nguồn vốn lớn từ các nước phát triển để hiện đại hóa nền kinh tế - Tạo điều kiện khai thác được lợi thế về nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa đa dạng phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. - Tạo điều kiện thuận lợi cho tự do cạnh tranh đã tạo nên những động lực cho sự phát triển sản xuất. b/ Khó khăn: - Gây rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm - Nền kinh tế có nguy cơ tụt hậu và khủng hoảng. - Vấn đề nợ nước ngoài ngày càng trở thành gánh nặng đối với nhiều nước - Nguy cơ mất bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc IV- đánh giá: Cho biết những thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO V- Hoạt động nối tiếp: Giải quyết bài tập a/ Cơ hội: - Mở rộng thị trường, hàng hóa được xuất khẩu thuận lợi sang các nước thành viên. - Thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài - Tiếp nhậnvào đổi mới trang thiết bị, công nghệ - Tạo điều kiện phát huy nội lực - Thuận lợi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động trên nhiều lĩnh vực. b/ Thách thức: - Nền kinh tế nước ta hiện nay còn có nhiều mặt lạc hậu so với khu vực và thế giới. - Trình độ quản lý kinh tế còn thấp - Sự chuyển đổi kinh tế còn chậm - Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả. Tiết6: Bài 2. Trình bày báo cáo : ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. Liên hệ Việt Nam I. Mục tiêu. - HS phải trình bày kết quả làm việc của mình - Liên hệ thực tế đối với Việt Nam, từ đó rút ra các bài học cho bản thân trong quá trình xây dựng và pt và bảo vệ tổ quốc. II. Tiến trình dạy học * Hoạt động 1. Nhóm - Cho 2 nhóm lần lượt trình bày - 2 nhóm còn lại lắng nghe các bạ trình bày, nghiên cứu rồi sau đó nhận xét, chất vấn bổ sung. - GV chuẩn kiến thức * Hoạt động 2. Cả lớp Bước 1. Từ những hiểu biết trong hoạt động 1. Hãy viết 1 báo cáo nói về những thuận lợi và thách thức của Việt nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới Bước 2. Gọi 2 HS lên bảng trình bày - HS khác nhận xét, bổ sung - GV kết luận * Những thông tin cần đạt: Thời cơ - Mở rộng thị trường - Thu hút đầu tư - Tạo động lức cho nền kinh tế pt - Mở rộng hợp tác đầu tư - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm... Thách thức: - Cạnh tranh gay gắt - Thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn.. - Cơ sở vật chất hạ tầng yếu kém.... Tiết 7: bài 3: một số vấn đề toàn cầu I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Biết và giải thích được bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển và lạc hậu hóa của nó. - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường, phân tích sự ô nhiễm và hậu quả của ô nhiễm từng loại môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh - Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế. - Nhận thức được: Để giải quyết được các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của nhân loại toàn thế giới. II- thiết bị dạy học: - Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam - Một số thông tin về chiến tranh và nạn khủng bố trên thế giới III- hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Bài cũ: Tại sao sự ra đời của toàn cầu hóa là một tất yếu lịch sử ? 3. Bài mới: Mặc dù sự phát triển kinh tế thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI được dự báo có nhiều lạc quan, song khó khăn thách thức cũng không ít. Còn nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội cần quan tâm giải quyết, có sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực mới mong có được một thế giới hòa bình, phát triển ổn định, bền vững. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Hoạt động theo cặp: - Các cặp dựa vào nội dung sách giáo khoa, vốn hiểu biết: + Tìm các đặc điểm về hiện tượng bùng nổ dân số. Những thuận lợi và khó khăn do hiện tượng này mang lại + Phân tích các đặc điểm về sự già hóa dân số ? Giải thích ? + Già hóa dân số đem lại hậu quả gì về kinh tế - xã hội ? - Lần lượt học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Hoạt động nhóm - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 - 5 học sinh + Tìm hiểu các đặc điểm về sự cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và hậu quả của nó + Liên hệ thực tế Việt Nam - Đại diện các nhóm đưa ra quan điểm của mình - Các nhóm góp ý, bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân - Tại sao trong các thập kỷ tới thế giới sẽ khủng hoảng lương thực ? - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ? I- Bùng nổ dân số và già hóa dân số 1- Bùng nổ dân số: - Dân số thế giới hiện nay tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX (từ 1 tỷ người năm 1804 tăng lên 6 tỷ người năm 1999, đạt 6,43 tỷ người năm 2005, dự báo 6,79 tỷ người năm 2010 và 7,3 tỷ người vào năm 2015) - Sự bùng nổ dân số này chủ yếu ở các nước đang phát triển với tỷ lệ gia tăng dân số trung bình 1,9% - Dân số tăng nhanh gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường và chất lượng cuộc sống. 2- Già hóa dân số: - Sự già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước công nghiệp phát triển - Các nước công nghiệp phát triển tỷ lệ gia tăng dân số thấp 0,2%, tuổi thọ ngày càng cao nên dân số ngày càng già đi - Già hóa dân số kéo theo lực lượng lao động giảm sút, tạo ra gánh nặng lớn cho hưu trí, y tế, bảo trợ xã hội, GDP/người giảm II- Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm - Dân số thế giới tăng nhanh làm diện tích đất nông nghiệp giảm sút trên toàn thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản... - Bình quân đất canh tác chỉ còn 0,3ha/người. Quá trình đô thị hóa đã làm cho bình quân đất NN ngày càng giảm. - Nguồn nước ngọt bị ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đô thị hóa phát triển. - Tài nguyên rừng bị tàn phá, diện tích rừng bị thu hẹp. Từ 42,3 triệu km2 (32,2% diện tích lục địa) năm 1963 xuống 38,3 triệu km2 (29% diện tích lục địa) năm 1973 và 34,42 triệu km2 (27% diện tích lục địa) năm 1990, đến năm 2003 chỉ còn 31 triệu km2 - Một số loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt. Ví dụ: Năm 1960 thế giới tiêu thụ 1 tỷ tấn dầu, năm 2000 là 3,5 tỷ tấn so với trữ lượng dự báo khoảng 300 tỷ tấn. Sự ô nhiễm đất, nước, khí hậu đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, sức khỏe con người và sinh vật. III- Lương thực sẽ thiếu trong các thập kỷ tới - Trong thập kỷ tới, thế giới sẽ bị khủng hoảng về lương thực. Thập kỷ 90 thế kỷ XX bình quân lương thực thế giới 327kg/người, đến đầu thế kỷ XXI còn 320kg/người. Do tốc độ tăng trưởng về lương thực giảm từ 2,3% xuống 1,8% - Dân số thế giới tăng nhanh nên dự báo đến năm 2010 thế giới sẽ có khoảng 1 tỷ người thiếu ăn. Chính sách an toàn lương thực phải là vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển IV- đánh giá: Tại sao sự gia tăng chủ nghĩa khủng bố, tội phạm ma túy, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo có nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới ? V- Hoạt động nối tiếp: Sưu tầm các tin, ảnh về các vấn đề toàn cầu. Tiết 8 Bài 3 . Vẽ biểu đồ thể hiện các bảng số liệu trong bài 3. Nhận xét I.Mục tiêu - Vẽ được BĐ theo yêu cầu bài tập - Nhận xét được bảng số liệu , biểu đồ đã vẽ. Giải thích II. Tiến hành dạy Hoạt động 1. GV Chia lớp thành 2 nửa. Bước 1. * Một nửa nghiên cứu bảng 3.1trong SGK trang 13 - Vẽ BĐ thể hiện bảng số liệu 3.1 để so sánh tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nhóm nước. - Nhận xét, phân tích hậu quả, giải pháp * Một nửa nghiên cứu bảng 3.2 - Vẽ BĐ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước phát triển và đang phát triển - Nhận xét, phân tích hậu quả, giải pháp Bước 2. Gọi 2 HS lên bảng trình bày cách làm và làm HS dưới lớp làm vào giấy nháp Bước 3. - Yêu cầu mỗi nhóm 5 HS đưa kết quả lên cho GV kiểm tra - Đồng thời yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng Bước 5. GV tổng hợp ý kiến, bổ sung và kết luận Bước 6. Đánh giá và Căn dặn. III. Thông tin phản hồi Bài 1. - Vẽ BĐ cột ghép - Có đầy đủ yêu cầu - Nhận xét: . Tg đều giảm ( có dẫn chứng) . Các nước pt giảm nhanh hơn các nước đang pt . Giải thích: Do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản nhất: ý thức và nhận thức của người dân và đặc trưng nghề nghiệp Bài 2. Vẽ BĐ cột nhận xét: - Cơ cấu nhóm tuổi 2 nhóm nước khác nhau - Các nước đang pt cơ cấu ds trẻ, còn các nước pt cơ cấu ds già=> Hậu quả => Giải pháp Bước 2. Gọi 2 HS lên bảng làm bài - HS dưới lớp tiếp tục làm vào giấy nháp hoặc vở ghi Bước 3. Gọi ngẫu nhiên 10 HS đưa vở lên chấm Bước 4. GV nhận xét bài làm của 2 HS trên bảng và nhận xét 10 bài đã chấm Bước 5. Sửa các lỗi thường gặp Bước 6. Tổng kết và đánh giá Tiết 9: Bài 5: Một số vấn đề của khu vực tây nam á và trung á I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự giàu có về dầu mỏ và vai trò của 2 khu vực này với cung cấp dầu mỏ cho thế giới. - Nắm được biểu hiện, nguyên nhân và nguồn gốc của vấn đề xung đột xung đột sắc tộc, tôn giáo ở khu vực này. 2. Kĩ năng: - Vẽ biểu đồ cột và nhận xét, tính toán được sự chênh lệch giữa lượng dầu thô khai thác với lượng dầu thô tiêu dùng. - Phân tích được vấn đề xã hội nổi bật ở khu vực này. II. Tiến trình dạy học: ổn định lớp. Bài cũ: ? Chấm vở bài tập. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu mục II - Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố. ? Nhận xét gì về tình hình xã hội ở TNA và TA. HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. I. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố. * Nguyên nhân: - Do nằm trên ngã ba của 3 châu lục: á, Âu, Phi - án ngữ trên nhiều tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng. - Cội nguồn của các cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, 1981, 1982, 2005 - Cái nôi của 3 tôn giáo lớn: Do thái, Cơ đốc, đạo Hồi. - Quyền lợi khai thác dầu, ranh giớ

File đính kèm:

  • docGA TU CHON.doc
Giáo án liên quan