Giới thiệu bài: Hàn quốc là bộ phận phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Theo hiệp định đình chiến năm 1954, nước Triều Tiên bị chia thành 2 miền: Bắc và Nam. Ranh giới ngăn cách là khu phi quân sự theo vĩ tuyến 38oB dài 241 km, rộng 4 km. Trên mỗi miền hiện nay đã hình thành một nhà nước có xu hướng chính trị riêng. Phần Nam của bán đảo Triều Tiên trở thành Đại Hàn Dân quốc, gọi tắt là Hàn Quốc. Hàn Quốc có diện tích 99260 km2, dân số năm 2005 là 48,4 triệu người. Thủ đô là Sê-un (dân số trên 10 triệu người)
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn nâng cao môn Địa lý 11 - Tiết 10: Hàn quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10
Hàn Quốc
(tiết 1)
Ngày soạn:12/1/2009
Ngày giảng:14/1/2009
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Giới thiệu bài: Hàn quốc là bộ phận phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Theo hiệp định đình chiến năm 1954, nước Triều Tiên bị chia thành 2 miền: Bắc và Nam. Ranh giới ngăn cách là khu phi quân sự theo vĩ tuyến 38oB dài 241 km, rộng 4 km. Trên mỗi miền hiện nay đã hình thành một nhà nước có xu hướng chính trị riêng. Phần Nam của bán đảo Triều Tiên trở thành Đại Hàn Dân quốc, gọi tắt là Hàn Quốc. Hàn Quốc có diện tích 99260 km2, dân số năm 2005 là 48,4 triệu người. Thủ đô là Sê-un (dân số trên 10 triệu người)
? Dựa vào bản đồ địa lí tự nhiên Châu á cho biết những nét chính về vị trí địa lí của Hàn Quốc? Vị trí của Hàn Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với KV và TG?
- Tiếp giáp với CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc
- 3 mặt còn lại giáp biển
GV: Trong đó lớn nhất là đảo Chê-du (Jêju) nằm cách mũi Moc-po khoảng 140 km về phía Nam.
* ý nghĩa của vị trí địa lí:
- Tiếp giáp với các QG và KV có hoạt động kinh tế sôi động như Nhật Bản, LBN, Trung Quốc
- Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh -> Thuận lợi cho giao lưu kinh tế, XD cảng biển
Tuy nhiên, Hàn Quốc nằm ở vùng khá nhạy cảm về chính trị, xã hội. Bán đảo Triều Tiên là nơi đối mặt của các cường quốc trên TG. Hàn Quốc chỉ cách bán đảo Sơn Đông (TQ), đảo Hôn-xu (NB) chỉ khoảng 200 km và khoảng 500 km về phía Bắc là nước Nga -> Vị trí đó cũng làm tình hình chính trị của Hàn Quốc khá phức tạp.
GV: Hàn Quốc nằm ở nơi giao nhau của nhiều hệ thống tự nhiên như lục địa á-Âu với khối khí lạnh Xibia, vùng biển Tây TBD với các dòng biển nóng, lạnh.
=> Cũng giống như đặc điểm địa hình của VN
GV: Được coi là xương sống của Hàn Quốc là phần Nam dãy Tai-bách chạy dọc bán đảo Triều Tiên.
- Phía Đông, ăn sát ra biển, tạo ra nhiều vách đá, bãi cát ven bờ.
- Phía Tây, Tai-bách tương đối thoải và bị ngăn cách với biển bởi 1 số đồng bằng.
- Phía Nam, gồm 1 nhánh theo hướng Tây Nam, ngăn cách giữa vùng ĐN với các vùng khác..
- Phía Tây Nam là cao nguyên Gaimagovo cao TB 1500m được coi là “mái nhà của bán đảo Triều Tiên”.
-> Vùng biển KV phía Nam trở thành nơi có nhiều cảnh đẹp với nhiều mũi đất, vũng biển và các lạch nước xen giữa các đảo gần bờ -> du lịch phát triển.
- Địa chất: Mặc dù nằm gần Nhật Bản và miền Đông của Trung Quốc nhưng địa chất của Hàn Quốc lại khá ổn định. ở đây chỉ có 1 số núi lửa đã tắt (Điển hình là núi Ha-la-san trên đảo Jêju cao nhất miền Nam bán đảo Triều Tiên, đã tắt cách đây 11 thế kỉ, cảnh quan hùng vĩ)
GV: Đây là những đồng bằng nhỏ, nhưng là những vựa lúa của HQ, là nơi tập trung dân cư và kinh tế của đất nước này.
Các vùng tự nhiên
* Vùng ĐN, là đồng bằng sông Nac-đong-giang rộng, là nơi tập trung dân cư và kinh tế lớn thứ 2 ở HQ, chỉ sau vùng Sêun với nhiều đô thị lớn (Pusan, Unsan)
* Tây Nam: Đồng bằng Hô-nam do sông Geungang bồi đắp. Đất đai phì nhiêu khiến nơi đây trở thành vựa lúa chủ yếu của đất nước
* Vùng TB: Đồng bằng được bồi đắp bởi sông Hàn, là đồng bằng cổ gắn liền với sự phát triển đất nước.
GV: Do Hoàng Hải có thuỷ triều mạnh nên bờ biển HQ thuỷ triều có thể dâng cao 10m, vì vậy dọc bờ biển có nhiều bãi triều.
GV: Khí hậu HQ gồm 4 mùa, 2 mùa chính là mùa Hạ và Đông.
- Mùa hạ: Nhiệt độ TB tháng 8 ở Sêun từ 19-270C. Đồng bằng Nac-đông-giang nhiệt độ cao hơn (cao nhất 370C). Thời kỳ mưa nhiều chỉ dài 30-40 ngày trong tháng 6-7 và chiếm 1/2 lượng nước mưa trong năm. Vào mùa mưa, trời thường nóng và rất ẩm (nhất là vùng ĐN)
- Mùa đông: Hay có những ngày giá lạnh xen những ngày ấm áp. Nhiệt độ TB tháng 1 từ -70 -> - 80C, thường có tuyết rơi. ở phía Bắc trong vùng Sêun mỗi năm có hàng trăm ngày tuyết rơi.
GV: Với dân số này HQ gấp 2 lần CHDCND Triều Tiên, bằng trên 1/3 NB (diện tích chỉ bằng 1/4 NB), mật độ dân số gấp 2 lần VN.
Trong thập kỉ 60-70 của thế kỉ XX, TB mỗi năm dân số tăng khoảng 3%. Những thập kỉ sau, do nhiều nhân tố nhưng chủ yếu do tác động của lối sống CN, tỉ lệ tăng dân số đã giảm.
Hiện nay mỗi năm DS Hàn Quốc tăng thêm 200.000 người. Theo dự báo, từ sau những năm 2020, dân số sẽ giảm dần. Đến 2050, HQ chỉ còn khoảng 44,2 triệu dân.
GV: Tỉ lệ trẻ em ngày càng giảm. Năm 2005, số trẻ em 65 tuổi chiếm 8,6% (ước tính 2020 tỉ lệ này lên tới 15%)
-> Vấn đề thiếu lao động trong tương lai, chi phí lớn cho phúc lợi XH.
=> Tương đương với các đô thị Tây Âu
=> Dân cư ngày càng bị hút vào các đô thị lớn với dân số hàng triệu người. Vùng Sêun tập trung >10 triệu dân, Pusan (4 triệu)nông thôn ngày càng thưa vắng.
? Dựa vào bảng 9.1 (trang 34 – Sách tự chọn nâng cao 11) cho nhận xét về tỉ lệ thất nghiệp của HQ?
-> Thay đổi tuỳ theo tình hình kinh tế
VD: Người ta phản đối Mĩ nhưng vẫn chấp nhận sự có mặt về quân sự của Mĩ trên đất nước. Người ta đấu tranh giành vị thế độc lập của HQ trên TG nhưng ý thức về sự thống nhất bán đảo Triều Tiên vẫn cứ cháy bỏng trong dân cư và được thể hiện bằng những hành động cụ thể trong XH
I. Thiên nhiên
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở KV Đông Bắc á, trải dài từ 33oB - 38oB lãnh thổ gồm 2 phần:
+ Nam bán đảo Triều Tiên
+ Hơn 2000 đảo nhỏ
- Khí hậu: Ôn đới, với nhiều nét độc đáo.
2. Địa hình
Hàn Quốc là đất nước nhiều đồi núi (chiếm 70% diện tích lãnh thổ), đồng bằng 30%
- Địa hình núi điển hình là dãy Tai bách
- Phía TN là cao nguyên Gaimagovo
- Địa hình thấp dần từ B->N
- Đồng bằng nằm ở miền miền Nam và miền Tây, đất đai màu mỡ.
+ Vùng ĐN là đồng bằng sông Nac-đong-giang rộng, nơi tập trung dân cư và kinh tế lớn thứ 2 ở HQ
+ Vùng Tây Nam là đồng bằng Hô-nam, đất phì nhiêu -> Vựa lúa chủ yếu của đất nước.
+ Tây Bắc: Đồng bằng được bồi đắp bởi sông Hàn, là đồng bằng cổ gắn liền với sự phát triển đất nước.
3. Khí hậu
- Khí hậu gió mùa, mang tính chất từ ôn đới đến cận nhiệt. Do tác động của khối khí lạnh nên nhiệt độ của HQ thấp hơn so với các vùng khác cùng vĩ độ.
- Mùa hạ: Khá nóng, mưa nhiều (tháng 6-7) chiếm 1/2 lượng nước cả năm.
- Mùa đông: Thường khô, thời tiết thay đổi thất thường, có tuyết rơi, thời gian tuyết rơi tăng dần từ N->B
- HQ có nhiều bão, mỗi năm từ 2-3 trận, từ tháng 7-10, gây ra những thảm hoạ cho vùng ven biển.
II. Dân cư – xã hội
1. Hàn Quốc là nước khá đông dân
- Năm 2005, dân số HQ là 48,4 triệu dân. Mật độ dân số 490 người/km2
- Gia tăng dân số năm 2005 là 0,4%
- Dân số đang trong quá trình già hoá
- Người Hàn Quốc nói chung 1 thứ tiếng, có cùng 1 nền văn hoá.
- Tỉ lệ dân thành thị rất cao, hiện nay khoảng 85%.
2. Về mặt xã hội
- Là nước phát triển theo hướng TBCN, đến nay đã mang những đặc điểm tiêu biểu của XH TBCN hiện đại.
- Đặc điểm chính về XH:
+ Tỉ lệ thất nghiệp thấp
+ Có những mâu thuẫn trong đời sống chính trị, xã hội hay tâm lí dân tộc rất khó giải quyết.
Tiết 11
Hàn Quốc
(tiết 2)
Ngày soạn:19/1/2009
Ngày giảng:21/1/2009
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV: Cũng như các con rồng khác ở Châu á (Xingapo, Hồng Công, Đài Loan) sự phát triển của Hàn Quốc cũng trải qua 3 giai đoạn (3 thời kì)
? Chứng minh rằng HQ là 1 nền kinh tế mạnh nhất TG?
Ngày nay, HQ có 1 vị thế khác hẳn các nước đang phát triển-> trở thành 1 QG giàu có, thu nhập BQ đầu người lớn 20.400 USD (2004) gần bằng các nước có nền kinh tế phát triển.
GV: Cơ cấu kinh tế của HQ cũng mang đặc điểm của các nước phát triển. Tỉ trọng KV dịch vụ cao (62%GDP - năm 2004); N-L- ngư nghiệp chỉ còn 3%.
=> Đây là nền kinh tế nổi trội ở nhiều lĩnh vực CN với sản lượng lớn và thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của thế giới như: SX thép (~ 50 triệu tấn – thứ 5 TG), đóng tàu (1/3 sản lượng TG – thứ nhất), SX ô tô (~ 4triệu chiếc - thứ 6)các mặt hàng điện tử, CNghệ thông tin
=> Kể cả các lĩnh vực đỉnh cao như: CNghệ gen, nhân bản vô tínhHàng năm chi 3%GDP cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
GV: Hàn Quốc có những tập đoàn xuyên QG như Daewoo, Samsung nhưng các cơ sở vừa và nhỏ cũng có ý nghĩa rất lớn trong nền kinh tế và chính họ là thị trường thu hút lao động xuất khẩu của các nước (trong đó có VN)
GV: Cho HS quan sát H9.3 (trang 36 – Sách tự chọn nâng cao 11) – Lược đồ các trung tâm dân cư và kinh tế HQ.
=> HQ có 11 trong tổng số 500 công ti lớn nhất TG. Các tập đoàn đa QG của Hquốc là những công ti mẹ với hàng trăm công ti con trải ra trên khắp các KV của TG. Hàn Quốc cũng tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động chính trị, quân sự của TG.
? Cho biết những hạn chế của nền kinh tế Hàn Quốc và giải thích nguyên nhân?
GV giải thích nguyên nhân:
- Trong nền kinh tế vẫn còn có sự khác biệt rõ nét so với các nước phát triển. Chẳng hạn, trong cơ cấu kinh tế, tỉ trọng giữa các KV của nền KTế (I, II, III) vẫn đang thay đổi chứ chưa đạt đến ổn định như các nước phát triển khác.
- Do con đường phát triển mới mẻ, kinh nghiệm lịch sử chưa nhiều, nguồn lực, thị trường còn hạn chế nên sự phát triển chưa thực sự ổn định. Cuộc khủng hoảng 1997 – 1998 là VD chứng minh cho điều đó.
HĐ: Cho HS đọc bảng 9.2 (trang 37 sách tự chọn nâng cao 11)
GV: Những vụ sai phạm, đổ bể của các tập đoàn Ktế hàng đầu là những VD cho thấy những hạn chế trong việc quản lí vĩ mô nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu á năm 1997-1998 khiến người ta phát hiện ra HQ cũng là con nợ khổng lồ.
HĐ: Cho HS đọc bảng 9.3 (trang 37 sách tự chọn nâng cao 11)
ở nhiều công ti, tình trạng nợ nần quá trầm trọng như Daewoo đầu những năm 2000, tổng giá trị tài sản chỉ có 51 tỉ USD nhưng số nợ lên tới 67 tỉ USD.
-> Sức mua của đồng tiền cũng dao động. Tỉ giá hối đoái thay đổi theo biến động của nền kinh tế.
HĐ: Cho HS đọc bảng 9.4 (trang 38 sách tự chọn nâng cao 11)
HĐ: Cho HS đọc bảng 9.5 (trang 38 sách tự chọn nâng cao 11) về 1 số tiêu chí KT-XH Hàn Quốc
GV: Cho HS đọc nội dung và tóm tắt vào trong vở những ND chính
III. Kinh tế
1. Hàn Quốc là một con rồng của Châu á
Sự phát triển của Hàn Quốc trải qua 3 thời kì:
- Thời kì CNH thay thế nhập khẩu
- Thời kì CNH hướng ra xuất khẩu
- Thời kì chiếm lĩnh thị trường nước ngoài đi đôi với chiếm lĩnh thị trường trong nước.
- Thu nhập BQ đầu người năm 2004 là 20.400 USD.
- Năm 2005, là nền kinh tế đứng thứ 11 TG (tổng GDP là 787 tỉ USD)
- Ngành CN phát triển với nhiều lĩnh vực CN có hàm lượng CNghệ cao.
- Là 1 cường quốc trong nghiên cứu khoa học.
- Kinh tế HQ có sự kết hợp của các tập đoàn TB lớn với các cơ sở vừa và nhỏ
- Trên lãnh thổ đã hình thành những vùng kinh tế có tiềm lực rất mạnh, nổi bật là KV thủ đô và vùng phụ cận.
- HQ tham gia vào nền KT-XH TG với tư cách 1 nước phát triển. Ngoại thương đứng thứ 12 TG, tổng kim ngach khoảng 500 tỉ USD.
- HQ đầu tư ra nước ngoài nhiều
2. Dù kinh tế đã phát triển nhưng dấu ấn của một nền kinh tế đang phát triển vẫn đậm nét.
* Hạn chế:
- Tuy nền KTế đã phát triển nhưng HQ vẫn là nước “CN mới”
- Sự dễ tổn thương của nền kinh tế
- Gánh nặng nợ nần, những hạn chế trong quản lí vĩ mô.
- Đời sống của dân cư chưa thực sự ổn định.
3. Các trung tâm kinh tế chính của Hàn Quốc.
3.1. Sê-un
3.2. Pu-san (Bu-san)
3.3.Dai-gu (Tai-gu, Tai-cu)
3.4. In-chơn
3.5. Quang-du
File đính kèm:
- Tiet 10,11 - Giao an tu chon 11 - HAN QUOC.doc