Giáo án tự chọn nâng cao môn Địa lý 11 - Tiết 17: Một số vấn đề của các nước Đông Nam Á

GV: Trên đất liền, do lịch sử để lại, giữa các nước lãng giềng thường tồn tại những vấn đề về biên giới. Chẳng hạn những tranh chấp về lãnh thổ giữa Mianma và Thái Lan, Thái Lan và Lào, Campuchia và Việt Nam từ thế kỉ trước. Cho đến nay, ở 1 số nơi vẫn còn tiếp tục giải quyết.

VD: Vấn đề tranh chấp ngôi đền Prin Vinhia giữa Campuchia và Thái Lan, KV Chăm pa (VN và Campuchia)

Việc cắm mốc biên giới giữa 2 quốc gia có chung biên giới sẽ góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh từng quốc gia.

GV: Chính vì vậy trong thời gian gần đây các quốc gia đã và đang từng bước xác định lại chủ quyền biên giới trên đất liền của các QG trên cơ sở hoà bình, hợp tác dựa trên việc đo đạc cũng như ghi chép của các giai đoạn

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn nâng cao môn Địa lý 11 - Tiết 17: Một số vấn đề của các nước Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 Một số vấn đề của các nước đông nam á Ngày soạn:9/3/2009 Ngày giảng:11/3/2009 Hoạt động của GV và HS ND chính GV: Trên đất liền, do lịch sử để lại, giữa các nước lãng giềng thường tồn tại những vấn đề về biên giới. Chẳng hạn những tranh chấp về lãnh thổ giữa Mianma và Thái Lan, Thái Lan và Lào, Campuchia và Việt Nam từ thế kỉ trước. Cho đến nay, ở 1 số nơi vẫn còn tiếp tục giải quyết. VD: Vấn đề tranh chấp ngôi đền Prin Vinhia giữa Campuchia và Thái Lan, KV Chăm pa (VN và Campuchia) Việc cắm mốc biên giới giữa 2 quốc gia có chung biên giới sẽ góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh từng quốc gia. GV: Chính vì vậy trong thời gian gần đây các quốc gia đã và đang từng bước xác định lại chủ quyền biên giới trên đất liền của các QG trên cơ sở hoà bình, hợp tácdựa trên việc đo đạc cũng như ghi chép của các giai đoạn Vấn đề chủ quyền trên biển của các nước Đông Nam á nảy sinh khi Công ước quốc tế 1982 về biển chính thức được thông qua (năm 1994). Nguyên nhân là do Công ước quy định vùng đặc quyền kinh tế trên biển của các nước được mở rộng ra phía biển tới 200 hải lí (khoảng 370 km). Nếu 2 nước ở 2 bờ của vùng biển rộng không đến 750 km, vùng đặc quyền kinh tế của 2 nước sẽ chồng lấn lên nhau. Nhiều nước Đông Nam á nằm 2 bên bờ những vùng biển hẹp nên có những tranh chấp song phương hoặc đa phương về lãnh hải đòi hỏi phải cùng nhau đàm phán để phân chia cho hợp lí. ? SD bản đồ Châu á hoặc bản đồ Đông Nam á cho biết những vùng biển nào của KV có thể xảy ra tranh chấp về chủ quyền lãnh hải? - Vùng biển giữa VN- CPC, Thái Lan – CPC, Malaixia – Inđônêxia, Philipin- Malaixia, Philipin - Inđônêxia, VD: Hiện nay, chỉ riêng VN, tuy đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, nhưng các đảo nhỏ vẫn do nhiều nước chiếm đóng - Việt Nam: 21 đảo và bãi đá ngầm - Malaixia: 3 đảo - Philipin: 8 đảo - Trung Quốc: 9 bãi đá ngầm - Đài Loan: 1 đảo Trong đó nổi lên hàng đầu là Biển Đông và sông Mê Công. * Biển Đông rất giàu tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, du lịch biểnVấn đề đặt ra là phải đảm bảo an ninh cho các hoạt động kinh tế trên biển, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản ở những vùng biển chung hoặc những vùng đang tranh chấp. * Sông Mê Công: Có lưu vực trải dài trên lãnh thổ 6 nước, trong đó có 5 nước thuộc Đông Nam á là Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam. Việc khai thác dòng sông này tác động đến nhiều quốc gia. Chế độ nước sông và các hoạt động KT-XH cỷa các nước (nhất là ở trung và hạ lưu) chịu ảnh hưởng của việc khai thác những KV đầu nguồn. * Trong CN: Các nước cùng nhau triển khai các dự án, các chương trình liên doanh CN của ASEAN, thực hiện chuyên môn hoá trong sx CN ở mức độ nhất định, phối hợp sx các sản phẩm hoàn chỉnh. * Trong NN: Các nước cùng xây dựng dự án đào tạo, khuyến nông, lập cơ quan nghiên cứu, phát triển NN, có 1 số chương trình chung nghiên cứu về cây trồng, đất trồng, quỹ an ninh lương thực và đã chú ý nhiều đến việc kiểm dịch, hợp tác phòng, chống dịch bệnh của cây trồng, vật nuôi. Các nước Đông Nam á cùng chú ý đến việc phát triển công nghệ sau thu hoạch. * Trong lâm nghiệp và ngư nghiệp: Có các dự án về trồng, quản lí, chăm sóc, khai thác rừng. Hợp tác về ngư nghiệp, chủ yếu thông qua các dự án nghiên cứu môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ hải sản, quản lí tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản * Hợp tác về KH- Công nghệ: Gồm nghiên cứu lương thực, thực phẩm, công nghệ vi sinh, công nghệ vật liệu, công nghệ điện tử tin học, các khoa học về biển, khí tượng Sự hợp tác này được thực hiện theo hình thức trao đổi thông tin giữa các nước hoặc qua việc thực hiện các dự án triển khai trong từng quốc gia. * Hợp tác về GTVT: - GTVT đường bộ: Ưu tiên hợp tác về GT đô thị và an toàn GT. - GTVT biển: Hợp tác để hiện đại hoá, nâng cao năng lực đội tàu buôn, thành lập các hệ thống thông tin quốc gia cung cấp các dịch vụ vận tải biển, đảm bảo an toàn cho hoạt động GTVT biển trong KV Gần đây, các nước ASEAN đang phối hợp xây dựng một số tuyến đường bộ và đường sắt, nối các nước trong KV với nhau và nối KV với thế giới, nhờ đó những quan hệ KT-XH trong KV ược đẩy mạnh hơn. ? Hãy nêu tên 1 số tuyến đường sắt xuyên á chạy qua Việt Nam và ý nghĩa kinh tế – xã hội của chúng? - Việt –Trung: Tại 4 địa điểm gần biên giới Đồng Đăng, Phố Mới (VN) và Bằng Tường, Sơn Yên (Trung Quốc) trên 2 tuyến nối liền hai nước. - VN- CPC: Nối Đồng Nai – Vũng Tàu, Sông Bé – Lộc Ninh nối PhnômPênh theo chương trình đường sắt Liên á. => ý nghĩa: Tạo thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán và vận chuyển hàng hoá, con người, * Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông: Hợp tác xây dựng những chương trình phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hoá viễn thông, cung cấp những dịch vụ mới và nổi bật là dự án xây dựng đường cáp ngầm dưới biển. * Về du lịch: Thành lập UB hợp tác Du lịch (năm 1976). Sự hợp tác còn được thực hiện qua các cơ quan nhà nước, qua các tổ chức phi chính phủ bằng những hình thức xây dựng các dự án phát triển du lịch như: Dự án bảo tồn các di sản văn hoá và môi trường Du lịch, chiến lược tiếp thị, các dự án đầu tư trực tiếp cho các ngành du lịch, Dự án phát triển nhân lực ngành du lịch. Các nước trong KV còn tổ chức Diễn đàn du lịch ASEAN nhằm biến ASEAN thành 1 địa chỉ du lịch hấp dẫn. Ví dụ: Diễn đàn du lịch ASEAN lần thứ 18 tai Xêbu (Philipin) thảo luận các vấn đề về du lịch lữ hành, tiếp thị du lịch, tiềm năng và chính sách du lịch của từng nước * Hợp tác về thị trường: tạo điều kiện tăng cườn hoạt động xuất – nhập khẩu trong khối ASEAN thông qua việc giảm bớt, tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan (Chiến sách kiểm dịch, hạn ngạch, chính sáhc tiền tệ, thủ tục hải quan) Đỉnh cao của sự hợp tác về thương mại là các nước trong KV cùng tổ chức và tham gia ngày càng đầy đủ hơn vào KV Mậu dịch tự do AFTA. Hiệp định khung về việc thiết lập KV mậu dịch tự do ASEAN được kí tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Xingapo năm 1992 với các mục tiêu sau: - Tiến tới tự do hoá thương mại trong nội bộ khối. Hàng hoá của các nước sẽ được tự do lưu thông trong KV với mức thuế xuất, nhập khẩu thấp hơn. - Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào KV có điều kiện mở rộng thị trườngvà KV trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, thúc đẩy KT-XH KV phát triển. - Các nước ASEAN sẽ thích nghi hơn với hoàn cảnh TG đang đang quốc tế hoá và toàn cầu hoá. ? Vì sao hợp tác về thị trường lại là mối quan tâm hàng đầu của các nước Đông Nam á? * Hợp tác về an ninh KV: Mục đích của ASEAN là thúc đẩy hoà bình và an ninh KV trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Vì vậy các nước Đông Nam á đã có nhiều cố gắng để đạt được mục đích này. - Xây dựng lòng tin để có thể chung sống trong quan hệ láng giềng thân thiện. - Các nước cùng cam kết xây dựng Đông Nam á thành KV không có vũ khí hạt nhân thông qua việc kí kết 1 hiệp định từ năm 1995. Đây là hiệp định phi hạt nhân hoá đầu tiên ở Châu á. - Các nước đã thiêt lập được cơ chế và trên thực tế đã thành công trong việc giải quyết các tranh chấp, xung đột cả trên đất liền và biển. VD: Giải quyết tranh chấp giữa biên giới đất liền giữa Thái Lan, Lào, Mianma; Vạch xong ranh giới biển, đồng thời cùng thoả thuận các quy chế cùng khai thác chung vùng biển giữa VN, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia - Hợp tác về các vấn đề XH gồm nhiều lĩnh vực mà nổi bật là y tế, giáo dục, việc làm, vấn đề phụ nữ, thanh niên - Sự hợp tác thường được thực hiện thông qua các dự án: + Dự án chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự án hợp tác kỹ thuật sx dược phẩm giữa các nước ASEAN. + Dự án phát triển giáo dục ASEAN, dự án về chương trình đào tạo trong các lĩnh vực giao lưu ngôn ngữ + Dự án phối hợp phòng chống tự nạn ma tuý, bao gồm các khâu từ soạn thảo luật pháp, thông tin giáo dục, chiến lược đối phó đến thực thi pháp luật, chữa trị, phục hồi Hợp tác về môi trường ngoài những nội dung nằm trong các chương trình tổng thể như chương trình khai thác biển Đông, hợp tác tiểu vùng sông Mê Côngcòn có những dự án môi trường riêng như: dự án chương trình môi trường ASEAN, dự án ô nhiễm vượt ngoài biên giới QG - Về thể thao, các nước Đông Nam á đã thành công trong việc hợp tác phát triển thể thao trong KV. Biểu hiện rõ nhất là các nước đã thành lập các hiệp hội thể thao chuyên ngành của Đông Nam á, tổ chức thành công nhiều ĐH thể thao của KV (các SEAGAME). Mỗi kì SEAGAME thật sự trở thành một đợt sinh hoạt văn hoá tinh thần chung của toàn KV. Hợp tác lưu vực sông Mê Công được thực hiện thông qua nhiều tổ chức, nhiều chương trình. Trong đó, hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng là chương trình hợp tác kinh tế hoàn chỉnh nhất. - Phạm vi thực hiện gồm toàn bộ lưu vực sông Mê Công (5 nước Đông Nam á và tỉnh Vân Nam - TQ). Lĩnh vực ưu tiên của chương trình là cơ sở hạ tầng, năng lượng, du lịch, thương mại, nguôn lực và môi trường. Hạ tầng GTVT được ưu tiên hàng đầu tập trung vào việc XD 5 hành lang trong đó có hành lang Đ-tự nhiên chạy từ cảng Đà Nằng của VN theo quốc lộ 9 qua Lào sang Thái Lan và Mianma. Hiện nay, chương trình hợp tác này đang đề xuất thực hiện tới 50 dự án phát triển vùng. - Bên cạnh việc hợp tác lưu vực sông Mê Công, Đông Nam á còn có nhiều chương trình hợp tác theo lãnh thổ khác. Chẳng hạn, hợp tác trong KV tăng trưởng kinh tế BIMP – EAGA (Brunây, Inđônêxia, Philippin) Là nhân tố quan trọng làm tăng vị thế của các nước Đông Nam á trên trường quốc tế. Thông qua hoạt động này quyền lợi của các nước được đảm bảo tốt hơn. Trước hết, các QG Đông Nam á cam kết tuân thủ những nguyên tắc chung trong mối quan hệ với bên ngoài theo Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam á (hiệp ước Bali) do nguyên thủ các nước kí năm 1976. Hiệp định khẳng định tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của các nước; Giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hoà bình; Thực hiện hợp tác có hiệu quả. Các nước trong KV đã thông qua ASEAN xây dựng mối quan hệ với thế giới. ASEAN tổ chức nhiều cuộc hội nghị với các bên đối thoại như Nga, Hoa Kì, LM Châu Âu, với chương trình phát triển của LHQ..Các nước Đông Nam á còn tổ chức nhiều cơ quan đại diện gọi là UB ASEAN ở nước ngoai nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa KV với TG. Do phối hợp hành động, tiếng nói của Đông Nam á có trọng lượng hơn. Nhờ vậy, các nước đã đạt được 1 số thành công trong quan hệ quốc tế. Một thành công quan trọng là ASEAN chung lập trường và đã cùng Trung QuốC thông qua tuyên bố Phnôm Pênh năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở biển Đông, đảm bảo an ninh KV, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển. I. Vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải * Chủ quyền lãnh thổ: Là vấn đề do lịch sử để lại do nhiều nguyên nhân. -> Việc cắm mốc biên giới giữa 2 quốc gia có chung biên giới sẽ góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh từng quốc gia. * Chủ quyền trên biển Là vấn đề rất phức tạp, nhất là khi Công ước quốc tế 1982 về biển chính thức được thông qua (năm 1994). Nhiều QG có chung biển nên có những tranh chấp về lãnh hải => Đòi hỏi phải cùng nhau đàm phán để phân chia cho hợp lí. II. Vấn đề SD chung một số tài nguyên thiên nhiên Các nguồn tài nguyên chủ yếu là sông ngòi và biển. Nổi lên hàng đầu là Biển Đông và sông Mê Công. - Biển Đông: giàu tiềm năng về GTVT, khoáng sản, du lịch - Sông Mê công: Là nguồn nước, vừa là đường giao thông chung quan trọng của các nước. III. Hợp tác về kinh tế giữa các nước Đông Nam á 1. Hợp tác trong phát triển các ngành kinh tế - Trong CN: Cùng triển khai các dự án, các ương trình liên doanh CN của ASEAN. - Trong NN: Cùng xây dựng dự án đào tạo, khuyến nông, lập cơ quan nghiên cứu, phát triển NN - Trong lâm nghiệp và ngư nghiệp: Dự án về trồng, quản lí, chăm sóc, khai thác rừng. Hợp tác về ngư nghiệp. - Hợp tác về KH- Công nghệ: Sự hợp tác này được thực hiện theo hình thức trao đổi thông tin giữa các nước hoặc qua việc thực hiện các dự án triển khai trong từng quốc gia. - Hợp tác về GTVT trong GT vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không. - Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông: - Về du lịch: Thành lập UB hợp tác Du lịch (năm 1976). 2. Hợp tác về thị trường Nhằm giúp các nước mở rộng thị trường cho hàng hoá của mình. Đỉnh cao của sự hợp tác về thương mại là các nước trong KV cùng tổ chức và tham gia ngày càng đầy đủ hơn vào KV Mậu dịch tự do AFTA 3. Hợp tác tron các vấn đề an ninh, xã hội, môi trường thể thao - Hợp tác về an ninh KV: Mục đích của ASEAN là thúc đẩy hoà bình và an ninh KV trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. - Hợp tác giải quyết những vấn đề môi trường, xã hội, thể thao 4. Hợp tác theo lãnh thổ Nổi bật trong sự hợp tác này là hợp tác phát triển lưu vực sông Mê Công nhằm nâng mức tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái trong vùng. 5. Hợp tác trong chính sách đối ngoại.

File đính kèm:

  • docTiet 17 - Giao an tu chon 11-DONG NAM A.doc
Giáo án liên quan