Giáo án Tự chọn ngữ văn 10 học kỳ II

A. Mục tiêu bài học:

-Giúp học sinh nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về phương thức biểu đạt nói chung và về năm phương thức biểu đạt cụ thể: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.

- Nắm đượcmục đích, đặc trưng, và tác dụng riêng của mỗi phương thức biểu đạt.

B. Phương tiện thực hiện: Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát, SGK

C. Cách thức tiến hành: Ôn luyện chốt lại vấn đề cơ bản

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ : Nhắc lại khái niệm các phương thức biểu đạt

 3. Bài mới: Phương thức biểu đạt là gì? Mỗi phương thức cần có yêu cầu gì để bài làm văn đạt hiệu quả cao ? hôm nay chúng ta tìm hiểu các phương thức biểu đạt.

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn ngữ văn 10 học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17: Chủ đề ÔN LUYỆN CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TỰ SỰ, MIÊU TẢ, BIỂU CẢM, THUYẾT MINH, NGHỊ LUẬN. A. Mục tiêu bài học: -Giúp học sinh nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về phương thức biểu đạt nói chung và về năm phương thức biểu đạt cụ thể: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. - Nắm đượcmục đích, đặc trưng, và tác dụng riêng của mỗi phương thức biểu đạt. B. Phương tiện thực hiện: Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát, SGK C. Cách thức tiến hành: Ôn luyện chốt lại vấn đề cơ bản D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Nhắc lại khái niệm các phương thức biểu đạt 3. Bài mới: Phương thức biểu đạt là gì? Mỗi phương thức cần có yêu cầu gì để bài làm văn đạt hiệu quả cao ? hôm nay chúng ta tìm hiểu các phương thức biểu đạt. Hoạt động của GV và HS Kiến thức bài học * Hoạt động1: Tìm hiểu chung về PT biểu đạt. 1. Phương thức biểu đạt vốn bắt nguồn từ đâu? ( Đời sống ) 2. Em hiểu phương thức biểu đạt như thế nào? 3.Muốn biểu đạt thành công trước hết chúng ta cần phải đáp ứng yêu cầu gì? * Hoạt động 2: HS tìm hiểu cụ thể từng phương thức biểu đạt. 4. Tự sự là gì? 5. Muốn kể chuyện trước hết người kể chuyện phải xây dựng điều gì? 6. Môt cốt truyện thông thường gồm những phần nào? 7. Kể lại một câu chuyện, phân tích từng phần trong cốt truyện. 8. Miêu tả là gì? 9. Miêu tả cần có yêu cầu gì? 10. Biểu cảm là gì? 11. Phương thức biểu cảm có những yêu cầu gì? 12. Thuyết minh là gì? 13. Phương pháp thuyết minh cần có yêu cầu gì? 14. Thuyết minh khác cới biểu cảm chỗ nào? 15. Bài văn thuyết minh gồm có những kết cấu nào? 16. Nghị luận là gì? 17. Yêu cầu của văn nghị luận? 18. Nghị luận gồm có những thao tác nào? I. Khái quát về biểu đạt và phuơng thức biểu đạt. 1. Khái niệm phương thức biểu đạt Việc tỏ rõ cho mọi người thấy được tư tưởng và tình cảm của mình như thế gọi là biểu đạt. 2. Yêu cầu của phương thức biểu đạt - Nội dung bày tỏ phải chân thực, phong phú, đẹp đẽ. - Nhu cầu bày tỏ phải mạnh mẽ, thiết tha. à sự biểu đạt mới thàng công. II. Một số phương thức biểu đạt 1.Tự sự a. Khái niệm Tự sự là một chuỗi diễn biến của những sự kiện trong cuộc sống của con người và muốn kể lại, thuât lại cho người khác. b. Yêu cầu - xây dựng cốt truyện chân thực - Hợp lý, hấp dẫn - Cốt truyện gồm có các phần + Trình bày ( Mở đầu): Giới thiệu hoàn cảng của câu truyện như thời gian, địa điểm, lai lịch mối quan hệ của các nhân vật trước khi xảy ra mâu thuẩn. + Khai đoan ( thắt nút): Mở ra mâu thuẩn, xung đột. + Phát triển: Các > căng thẳng + Đỉnh điểm: ( Cao trào): Các mâu thuẩn xung đột đẩy đến mức cao nhất. + Kết thúc ( mở nút): Đem lại cảm giác thỏa mãn cho người đọc. 2. Miêu tả a. Khái niệm Là một phương thức làm cho người khác có thể hình dung được sự vật, sự việc, hoặc thế giới nội tâm của con người. b. Yêu cầu - Chính xác - Làm nổi bật được nét riêng của đối tượng. - Quan sát kĩ, biết liên tưởng và tưởng tượng. - Tránh những câu miêu tả có ngôn từ cầu kì, sáo rỗng. 3. Biểu cảm a. Khái niệm Bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống. b. Yêu cầu - Cảm xúc phải chân thành - Quan sát, liên tưởng và tưởng tượng - Phương thức biểu cảm đòi hỏi người vận dụng phải tìm ra một cách nhìn, cách cảm xúc độc đáo, diễn tả lời văn làm say đắm lòng người. 4. Thuyết minh a. Khái niệm Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải… những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó. b. Yêu cầu - Tính chuẩn xác - Tri thức được đề cập phải phù hợp chân lí khách quan - Từ ngữ, câu cú phải rõ nghĩa đúng chuẩn mực. - Khoa học nhưng hấp dẫn. c. Kết cấu của văn thuyết minh - Trình tự thời gian - Trình tự không gian -Trình tự nhận thức -Trình tự tổng hợp – phân tích -Trình tự chủ yếu – thứ yếu 5. Nghị luận a. Khái niệm Là dùng để bàn bạc phải trái đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến thái độ của người nói, viết. b. Yêu cầu - Luận điểm nghị luận phải trung thực, đúng đắ, rõ ràng, phù hợp với đề tài bình luận. - chặt chẽ có sức thuyết phục. c. Một số thao tác nghị luận cơ bản - Quy nạp - Diễn dịch - Nêu phản đề - Phân tích - Tổng hợp - So sánh 4. Củng cố - Nắm vững các phương thức biểu đạt. - Vân dụng thành thạo phương thức biểu đạt. 5. Dặn dò - Học bài cũ – tiết sau luyện tập các phương thức biểu đạt. Tuần 18 :Chủ đề LUYỆN TẬP VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT A. Mục tiêu bài học: -Giúp học sinh thấy được sự cần thiết phải vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt để làm tăng chất lượng văn bản và hiệu quả giao tiếp. - Vận dụng thành thạo năm phương thức biểu đạt. B. Phương tiện thực hiện: Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát, SGK C. Cách thức tiến hành: Thảo luận, thực hành D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu yêu cầu của các phương thức biểu đạt 3. Bài mới: Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong làm văn ít ai sử dụng một phương thức biểu đạt thuần túy mà phải có sự tổng hợp các phương thức để việc giao tiếp đạt hiệu quả cao. Vận dụng như thế nào hôm nay chúng ta tìm hiểu sâu hơn. Hoạt động của GV và HS Kiến thức bài học * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tổng hợp các phương thưc biểu đạt. 1. Em nêu phương thức biểu đạt nào thường đi kèm với phương thức biểu đạt nào? * Hoạt động 2: HS thực hành. 2. Em sẽ sử dụng phương thức biểu đạt nào trong những tình huống sau đây: 3.Văn bản sau dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu: 4. Hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh theo một trong số các đề tài trên. I.Vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt - Nhìn chung trong giao tiếp con người ít khi sử dụng một phương thức biểu đạt thuần túy. - Thường sử dụng nhiều phương thức biểu đạt một lúc + Vừa miêu tả vừa biểu cảm + Tự sự, nghị luận... -> Dù có vận dụng bao nhiêu phương thức biểu đạt trong một văn bản thì trong đó vẫn phải có một phương thức chủ đạo. II. Thực hành 1. Bài tập 1: a) Bố mẹ đi vắng. Có một người khách của bố mẹ đến chơi. Khi bố mẹ về, em tìm cách nói để bố mẹ có thể nhận ra người khách đó là ai mà không cần biết tên tuổi. -> Tự sự b) Lớp học của em tổ chức đi tham quan dã ngoại nhưng bố mẹ lại không đồng ý, cho rằng việc đó có hại cho sức khỏe và mất thời gian (đáng lẽ phải dành cho học tập). Em phải thuyết phục như thế nào để bố mẹ đồng ý cho đi. -> Biểu cảm c) Đi tham quan về, em nói lại để bố mẹ có thể hình dung em đã được tới một nơi đẹp như thế nào. -> Miêu tả d) Bà ngoại em truyền hình, thấy nói đến hiệu ứng nhà kính, không hiểu đó là cái gì, em hãy nói cho bà hiểu. -> Thuyết minh e) Bạn thân của em, do điều kiện gia đình,phải chuyển tới tỉnh(thành phố) khác. Em được dề nghị viết lưu bút vào sổ tay của bạn. -> Nghị luận 2. Bài tập 2 Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ, lớn lên với những lời hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho đến lúc hết cuộc đời vẫn còn nghe tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám. (Phạm Tuyên, Các bạn trẻ đến với âm nhạc) -> Nghị luận 4. Củng cố - HS nắm được các phương pháp biểu đạt chính, biết cách kết hợp các phương thức biểu đạt một cách thành thạo. 5. Dặn dò - HS về nhà luyện tập - Học bài cũ tiết sau học bài “ Trình bày một vấn đề và lập kế hoạch cá nhân” Tuần 19: Chủ đề LUYỆN TẬP VỀ TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ VÀ LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN A. Mục tiêu bài học: -Giúp học sinh thấy được sự cần thiết của việc trình bày một vấn đề và lập kế hoạch cá nhân không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày . - Biết cách lên kế hoạch cho một tuần hoạt động của mình. B. Phương tiện thực hiện: SGV, SGK, giáo án. C. Cách thức tiến hành: HS chuẩn bị ở nhà, lên bảng trình bày. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ :- Các bước để trình bày một vấn đề. - Yêu cầu của việc lập kế hoạch cá nhân 3. Bài mới: Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong học tập các em luôn bày tỏ quan điểm của mình trước mọi người về một vấn đề nào đó hoặc vạch sẵn cho mình một kế hoạch trong tuần trong tháng khoa học, rõ ràng. Hôm nay chúng ta luyện tập trình bày một vấn đề và vạch kế hoạch cá nhân. Hoạt động của GV và HS Kiến thức bài học * Hoạt động 1: HS luyện tập về trình bày một vấn đề. 1. Trang phục cần thiết như thế nào đối với con người? 2. Trang phục có thay thế được nét đẹp trong tâm hồn hay không? 3. Cái lập dị có được xem là cái đẹp? * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch cá nhân. I. Trình bày một vấn đề Đề tài: Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ. 1.Trang phục là người bạn đồng hành thủy chung với con người đặc biệt là người phụ nữ từ xưa đến nay. - Cơm ăn áo mặc là nhu cầu thiết yếu của con người. - Trang phục làm đẹp cho con người đặc biệt là người phụ nữ. - Vẻ đẹp của mỗi người làm tăng vẻ đẹp cho cả cộng đồng. 2. Trang phục khộng thay thế được vẻ đẹp về tính nết, về tâm hồn. “ Cái nết đánh chết cái đẹp” - Vẻ đẹp về trang phục là vẻ đẹp bên ngoài dễ thấy nhưng chóng phai. Vẻ đẹp về tính nết, về tâm hồn là vẻ d0e5p khó thấy nhưng càng lâu càng đậm, càng sáng làm tăng vẻ đẹp bên ngoài. - Cần chú ý vừa đẹp người nhưng cũng vừa đẹp nết. 3. Cái đẹp trong trang phục cá nhân phải thống nhất hài hòa với cái đẹp của cả cộng đồng. - Cái đẹp không phải là cía lập dị, tách biệt cộng đồng. - Cái đẹp phải hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa bên trong và bên ngoài. II. Lập kế hoạch cá nhân. Em hãy lập kế hoạch cá nhân cho một tuần học tập. Nội dung công việc Yêu cầu Cách thực hiện TG hoàn thành Lập kế hoạch cá nhân ôn tập môn Văn học kì I. Nội dung ôn tập Hình thức và cách thức tiến hành Thời gian Điều chỉnh ghi chú 4.Củng cố - HS nắm được cách trình bày một vấn đề và lập kế hoạch cá nhân. 5. Dặn dò - Học bài cũ và luyện tập thêm ở nhà. Tiết sau học bài tác gia Nguyễn Trãi. Tuần 20: Chủ đề TÁC GIA NGUYỄN TRÃI (1380 – 1442) A. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh nắm đượcnét chính về cuộc đời nguyễn Trãi, sự chi phối của các yếu tố tiểu sử và hoàn cảnh sống đến sự nghiệp sáng tác của ông. - Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi cho nền văn học dân tộc. B. Phương tiện thực hiện: Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao, giáo án. C. Cách thức tiến hành: Thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu vài nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi. - Nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Trãi 3. Bài mới Trong mỗi bước ngoặt lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một thiên tài văn học. Ở thế kỉ XV có Nguyễn Trãi đó là có tấm lòng son ngời lửa luyện là “Một tâm hồn vằng vặc sao khuê” và cũng là một tâm hồn “Băng giá đựng trong bình ngọc”. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là kết tinh sức mạnh tinh thần yêu nước của nhân nghĩa sáng ngời . Để thấy rõ được điều đó hôm nay chúng ta tìm hiểu về cuộc đời văn chương của ông. Hoạt động của GV và HS Kiến thức bài học * Hoạt động 1: Nhấn mạnh ảnh hưởng từ cuộc đời và hoàn cảnh sống đến sự nghiệp sáng tác của ông. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về thơ văn NT. 1. Nhân cách cao đẹp của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng? 2. Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào? 3. Tâm hồn Nguyễn Trãi trong cuộc sống đời thường như thế nào? * Hoạt động 3: Tìm hiểu về nghệ thuật. 4. Tác phẩm chính luận nghệ thuật có gì đặc biệt? 5. Nghệ thuật của thơ trữ tình? I. Cuộc đời - Không gian của núi côn Sơn gắn bó với ông từ thời niên thiếu. - Thời niên thiếu có điều kiện thuận lợi trong việc trau dồi học vấn. - Sự thay đổi địa bàn sống -> tiếp thu văn hóa dân gian của nhiều vùng đất. - Nguyễn Trãi kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn học đặc biệt đạo lí làm người và lí tưởng chính trị qua các tác phẩm văn học Lí – Trần. - Trưởng hành trong một xã hội đầy biến động -> d0em tài năng và tâm huyết đóng góp đắc lực cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cho đất nước. => Đất nước sạch bóng quân thù, bước vào một giai đoạn mới, cuộc đời Nguyễn Trãi -> một chặng đầy bi kịch và sóng gió. II. Sự nghiệp sáng tác 1.Những sáng tác chính ( SGK ) 2. Nội dung lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi a. Nhân cách cao đẹp - Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng, nhân dân bị kẻ thù áp bức, Nguyễn Trãi đã sớm có ý thức gắn bó cuộc đời, sự nghiệp của mình với số phận của nhân dân. - Đối với ông phục vụ cho Vua tức là phục vụ nhân dân. - Niềm mơ ước về một xã hội tốt đẹp nhân dân ấm no hạnh phúc. “ Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền” “ Dẽ có Ngu ….đòi phương” - Ông không ham danh hoa phú quý, chức quyền mà chỉ thích thế giới thiên nhiên trong sạch tinh khôi. - Giữ vững nhân cách đạo đức ngay cả trong hoàn cảnh thử thách. “ Khó bền …trượng phu” ( Trần tình – 7) b. Tư tưởng chính trị sâu sắc - Nhân nghĩa là đường lối chính trị lấy dân làm gốc, người lành đạo phải thương yêu dân, có đức hiếu sinh, thực hiện chính sách an dân, phải chống lại sự tàn bạo. “ Việc nhân nghĩa ……trừ bạo” “ Đem đại nghĩa ….cường bạo” - Trong hoàn cảnh hòa bình ông không ngừng nhắc nhà lãnh đạo về đường lối nhân nghĩa thân dân. “Quyền mưu bản thị dùng trừ gian Nhân nghĩa duy trì quốc thế an” ( Mừng Vua về Lam Sơn- 1) Tư tưởng đạo đức và chính trị của Nguyễn Trãi được kết tinh từ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. c.Tâm hồn phong phú tinh tế. - Ông có tình yêu thiên nhiên sâu lắng thiết tha. Nhà thơ mở lòng đón nhận cảnh vật, sống chan hòa với thế giới thiên nhiên. “ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén Ngày vắng xem hoa bợ cây” ( Ngôn chí – 10) - Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có khả năng nắm bắt những xúc cảm rất riêng tư. “Vì ai cho cái đỗ quyên kêu Tay ngọc dùng dằng chỉ biết thêu Lại có hòe hoa chen bóng lục Thức xuân một điểm ão lòng nhau” ( Cảnh hè) 3. Những cống hiến về nghệ thuật của Nguyễn Trãi a. Tác phẩm chính luận - Tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, kiến thức uyên bác. - Bình Ngô đại cáo giàu tính chiến đấu, thấm đượm không khí lịch sử, kết hợp hài hòa chất chính luận chặt chẽ và trữ tình sội nổi thiết tha. b. Thơ trữ tình - Kết cấu chặt chẽ - Các cảm xúc suy tư thường được gợi cảm hứng bằng hình tượng nghệ thuật đặc sắc. - Thơ Nôm của Nguyễn Trãi sử dụng từ thuần Việt một cách thuần thục, cảng vật gần gũi thân thương. - Ông đã Việt hóa các từ ngữ hình tượng Hán học làm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt. - Tạo một thể thơ mới “Thất ngôn xen lục ngôn” => Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới. 4. Củng cố - dặn dò Nội dung lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi – Tiết sau học bài sử dụng từ Hán Việt Tuần 21: Chủ đề TỪ HÁN VIỆT VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT A. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh hiểu rõ hơn về từ Hán Việt và yế tố Hán trong tiếng Việt; nắm được đặc điểm và giá trị của từ Hán Việt so với từ thuần Việt tương đương. - Biết cách sử dụng từ Hán Việt và từ thuần Việt tương đương với mục đích diễn đạt, phát hiện lỗi sử dụng từ Hán Việt và cách khắc khắc phục. B. Phương tiện thực hiện: Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao, giáo án. C. Cách thức tiến hành: Thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ :. - Nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Trãi, những đóp của ông về mặt nghệ thuật. 3. Bài mới Trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa kho tàng từ vựng tiếng Việt đã ảnh hưởng không ít yếu tố Hán của phương Bắc. Vậy dân tộc Việt đã làm thế nào để vừa tiếp thu vừa việt hóa nhưng càng làm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt. Hoạt động của GV và HS Kiến thức bài học *Hoạt động 1: HS tìm hiểu về lịch sử văn hóa từ Hán Việt. 1. Em nào có thể cho biết từ HV có hoàn cảnh lịch sử như thế nào? 2. Cội nguồn tiếng Việt và tiếng Hán như thế nào? 3. Sự tương đồng này tạo thuận lợi và khó khăn gì cho dân tộc Việt? * Hoạt động 2: Giới thiệu một số biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán. 4. Em biết những biện pháp nào nhằm việt hóa từ Hán Việt? * Hoạt động 3: Chỉ ra một số từ dùng sai. Hướng cho HS cách khắc phục. 5. Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau. I. Lịch sử văn hóa về từ Hán Việt. 1. Hoàn cảnh lịch sử - địa lí - Trong tiếng Việt lớp từ Hán Việt chiếm khoảng trên dưới 70 % từ vựng tiếng Việt -> đó là quá trình tiếp xúc giao lưu ngôn ngữ văn hóa việt – Hán. - Mặc dù từ Hán Việt nhiều như vậy nhưng tiếng Việt vẫn giữ được bản sắc riêng biệt. 2. Cội nguồn tiếng Việt và tiếng Hán - Tiếng Việt và tiếng Hán khác nhau về cội nguồn nhưng cùng thuộc một loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính, bao gồm âm đầu, vần và thanh. - Thuận lợi: Việc giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Khó khăn: Cho sự nghiệp chống đồng hóa về mặt ngôn ngữ. II. Những biện pháp chủ yếu nhằm Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn . 1. Vay mượn trọn vẹn hai mặt kết cấu và ý nghĩa, chỉ Việt hóa âm đọc. - Từ đơn: Tâm, tài, mệnh, ….. - Từ ghép song âm: Đế vương, khanh tướng, văn chương, khoa cử… 2. Một số từ ngữ Hán rút gọn lại Vd: Thừa trần -> Trần nhà - Lạc hoa sinh – Cây lạc, củ lạc 3. Đảo vị trí các yếu tố tổ thành Vd: Nhiệt náo -> náo nhiệt - Thích phóng -> Phóng thích 4. Đổi các yếu tố tổ thành Vd: Nhất cử lưỡng đắc -> Nhất cử lưỡng tiện - An phận thủ kỉ -> An phận thủ thường 5. Đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa Vd: Phương phi ( H ) vốn có nghĩa “hoa cỏ thơm”-> Tiếng Việt mặt mũi phương ph, béo tốt. - Lang bạt kì hồ(H) vốn là một câu trong kinh thi - rút gọn thành “lang bạt” -> lang thang nay đây mai đó. - Bồi hồi ( H ) vốn có nghĩa “đi đi lại lại” -> bồn chồn xao xuyến. 6. Một số từ Hán Việt chuyển đổi màu sắc tu từ Vd: Dã tâm (H ) có nghĩa tương tự “khát vọng, tham vọng” -> lòng dạ hiểm độc. - Giang hồ ( H ) sông hồ -> gái gianh hồ, ả giang hồ. III. Một số nguyên nhân hiểu sai và dùng sai 1.Đây là nột cây thông lớn từ trước tới nay được xây dựng gần một siêu thị lớn tại thủ đô, trên đó trang trí các loại đèn màu và các văn hoa sặc sỡ. ( văn vẻ, hoa mĩ ) -> Dùng lại hoa văn cũng không thích hợp lắm có dùng “hình trang trí, vật trang trí” 2. Bà chủ quán đa chồng kiêm tiếp viên. 3. Hội hôn kéo dài gần 2 giờ đồng hồ. => Cần chú ý khi sử dụng từ Hán Việt 4.Củng cố - HS nắm được cách sử dụng từ Hán Việt. - Biện pháp nhằn Việt hóa từ Hán Việt 5. Dặn dò - Học bài cũ - Tiết sau học bài “ Thu dụ Vương Thông lần nữa” – Nguyễn Trãi Tuần 22: Chủ đề THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA -----(Nguyễn Trãi)------- A. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh nắm được đặc điểm của văn chính luận. B. Phương tiện thực hiện: SGK 10 nâng cao, giáo án. C. Cách thức tiến hành: Thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu hoàn cảnh lịch sử và văn hóa từ Hán việt - Các biện pháp Việt hóa từ Hán Việt 3. Bài mới Nguyễn Trãi không chỉ là nhà thơ nhà văn mà còn là nhà quân sự tài ba. Ông đã dâng bình Ngô sách cho Lê Lợi. Từ đó Nguyễn Trãi trở thành mưu thần số 1 cho đất nước. Hoạt động của GV và HS Kiến thức bài học * Hoạt động 1: HS đọc tiểu dẫn trong sách giáo khoa. 1. Nêu xuất xứ của bức thư? 2. Bố cục của bức thư? 3. Nêu hoàn cảnh sáng tác? * Hoạt động 2: HS tìm hiểu văn bản. 4. Nguyễn Trãi quan niêm như thế nào về thời thế? 5. Để đánh vào thời thế của giặc Nguyễn Trãi nói như thế nào? 6. Tác giả chỉ ra mất thời không thế của giặc Minh như thế nào? 7. GV cho HS tìm 6 cớ trong sách giáo khoa. 8. Chỉ ra một số ví dụ để làm sáng tỏ niềm tin tất thắng? 9. Nhận xét về nghệ thuật? * Hoạt động 3: I. Giới thiệu chung 1. Bức thư “Tái dụ Vương Thông” số 35 - Trích trong tập “Quân trung từ mệnh tập” 2. Bố cục - Đoạn 1: Từ đầu …việc dùng binh được -> Quan niệm thời thế. - Đoạn 2: …bại vong đó là sáu-> Nguyên nhân dẫn đến bại vong. - Còn lại: Khuyên giặc đầu hàng và bày tỏ tư tưởng yêu chuộng hòa bình. 3. Hoàn cảnh sáng tác Tháng 9- 1426 nghĩa quân Lam Sơn kéo quân ra Bắc. Vua Minh phái Vương Thông sang cứu viện. Vương Thông mở đợt phản công nhưng thất bại và rút quân vào thành Đông Quan cố thủ và viết thư cho Lê Lợi xin giảng hòa nhưng thưc chất là kế hoãn binh, chờ quân tiếp viện. Nguyễn Trãi biết được đã viết thư cho Vương Thông. II. Đọc hiểu - văn bản 1. Quan niệm thời thế đối vời người dùng binh - Người dùng binh là phải biết thời, biết thế. - > Biến yếu thành mạnh bại thành thắng. - Để đánh vào thời thế của giặc bức thư bàn 2 ý + Bề ngoài của địch giả vờ hàng bên trong đào hào đắp lũy chờ viện binh. + Dẫn truyện xưa “ Nhà Tần ….đàn bà thôi” -> Chỉ ra mất thời không thế của giặc. Dùng binh trên lĩnh vực công tâm. - Những điều bất lợi cho giặc Minh + Chính sách hà khắc + Phía Bắc có giặc Mông - Nguyên + Trong nước nổi loạn ở Tầm Châu + Thànhbị vây, không viện binh, không lương thực + Người Việt trong thàng căm ghét chống lại + Quân lính oán trách chống lại các tướng => Mất thời không thế của giặc -> bại vong có 6 cớ. Lí lẽ kết hợp dẫn chứng cụ thể, lời lẽ thấu tình đạt lí. 2. Niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hòa bình - Tác giả thấy được sự thất bại của giặc là tất yếu + Qua việc phân tích thời thế + 6 điều bại vong -> Những gì giặc có ta lại không có - Yêu chuộng hòa bình + Không tiêu diệt mà tạo điều kiện cho giặc rút quân về nước + Lời hứa thực lòng => Muốn giữ mối quan hệ láng giềng, cái nhìn nhân đạo chiến lược hòa bình. 3. Nghệ thuật - Lập luận sắc sảo lí lẽ kết hợp dẫn chứng cụ thể. - Thái độ vỗ về, hứa hẹn. => Tài năng lập luận đánh vào lòng người của Nguyễn Trãi III. Tổng kết Củng cố Nắm được thể loại thư từ của văn học trung đại. Chiến lược đánh vào lòng người của nhà binh Dặn dò - Học bài cũ và chuẩn bị bài “ Lòng yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại” Tuần 23: Chủ đề NỘI DUNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM A. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh nắm được đặc điểm của văn chính luận. B. Phương tiện thực hiện: SGK 10 nâng cao, giáo án. C. Cách thức tiến hành: Thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu hoàn cảnh lịch sử và văn hóa từ Hán việt - Các biện pháp Việt hóa từ Hán Việt 3. Bài mới Văn học trung đại Việt Nam được xây một chặng đường phát triển dưới thời phong kiến, nối dài qua 10 thế kỉ, bắt đầu từ thế kỉ thứ X đến hết XIX. Văn học trung đại đã định hình những đặc điểm và truyền thống cơ bản gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người Việt Nam. Sự gắn bó đó như thế nào chúng ta tìm hiểu về nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam. Hoạt động của GV và HS Kiến thức bài học *Hoạt động1: HS tìmiểu khái quát. 1. Văn học trung đại đã hình thành những đặc điểm và truyền thống cơ bản gì? 2. Nội dung yêu nước và nhân đạo phát triển trong mỗi thời kì như thế nào? 3. Em hãy nêu một số tác phẩm văn học tiêu biểu? *Hoạt động 2: HS tìm hiểu trong các tác phẩm cụ thể. 4. Tìm những tác phẩm thể hiện nội dung yêu nước? GV: HS về nhà làm những tác [hẩm còn lại. 5. Nêu một số tác thể hiện nội nhân đạo? I. Khái quát quá trình hình thành và tương quan giua hai nội dung yêu nuớc và nhân đạo. 1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội – văn hoá - Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người. - Thấp thụ nguồn VHDG - Từng bước tiếp thu văn hoá Trung Hoa trên cơ sở ting thần và bản lĩng dân tộc, từng bước phát triển bộ phận văn chương bác học và xác lập những giá trị văn học đậm đà bản sắc dân tộc, vận động theo chiều hướng dân tộc hoá và dân chủ hoá. - Phản ánh sắc nét cuộc đấu tranh không ngừng vì khát vọng độc lập dân tộc và những giá trị tinh thần cao cả của con người. 2. Quá trình phát triển nội dung yêu nước và nhân đạo - Thời kì quốc gia độc lập + Văn học khai thác từ nguồn văn học dân gian để tôn vinh những anh hùng thần thoại có công lập nước. + Nhấn mạnh truyền thống văn hoá riêng. + Nghĩa đồng bào và tình cảm gắn bó với núi sông nước Việt. - Thời kì Tống, Nguyên, Thanh xâm lược. + Văn học nổi lên tiếng nói chiến đấu, căm thù giặc, ý chí diều kịên bảo vệ lành thổ. - Thời kì nhà Minh đặt ách đô hộ. Văn học đóng vai trò “đao bút” lấy ngòi bút làm vũ khí tinh thần động viên toàn dân đứng lên đánh giặc, ý chí đoàn kết bảo vệ lãnh thổ. - Thời kì nạn cát cứ như 12 sứ quân + Văn học phán mạnh mẽ tầng lớp thống trị, phản ánh sâu sắc khát vọng hoà bình, thống nhất. Gắn liền với tiếng nói yêu nước là sự khẳng định giá trị nhân đạo ở nhhững giai đoạn mà quyền sống của con người được nhấn mạnh. - Giai đoạn văn

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon Ngu van 10 HKII Tron bo.doc