A. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh củng cố, mở rộng nâng cao nội dung NT hai văn bản.
Hiểu sâu sắc ý nghĩa hai truyền thuyết.
- Biết cảm thụ phân tích các hình ảnh chi tiết trong truyện.
B. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
65 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tự chọn: ngữ Văn 6
Ngày soạn: 1/9/2011.
Ngày dạy: 7 /9/2011
Tuần 1
CảM THụ VĂN BảN "CON RồNG CHáU TIÊN",
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố, mở rộng nâng cao nội dung NT hai văn bản.
Hiểu sâu sắc ý nghĩa hai truyền thuyết.
- Biết cảm thụ phân tích các hình ảnh chi tiết trong truyện.
B. Tiến trình tiết dạy
I - Nội dung
* Hoạt động 1:
? Nêu ND và nghệ thuật đặc sắt của truyện "Con Rồng cháu Tiên"
? Kể các sự việc chính trong truyện.
I. Kể diễn cảm.
II.Khái quát nội dung, nghệ thuật , ýnghĩa văn bản:
1.Nội dung:
- Giải thích, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc.
- Ngợi ca công lao của LLQ và ÂC
2. Nghệ thuật:
- XD yếu tố tưởng tượng kì ảo về guồn gốc và hình dạng LLQ và ÂC, việc sinh nở của ÂC.
- XD hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
3.ý nghĩa văn bản
Truyện kể về nguồn gốc dân tộc CRCT, gợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
II - Luyện tập
* Hoạt động 2
HS đọc bài 1.
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trả lời.
GV chốt đáp án.
HS làm vào vở ghi tăng cường.
GV cho HS thực hành kể diễn cảm ngay tại lớp.
HS đọc bài tập 1
Thảo luận nhóm
HS đọc bài 2
GV định hướng chi tiết đặc sắc.
GV đọc BTTN học sinh nghe trả lời đáp án đúng ra bẳng con.
HS thảo luận nhóm bàn trả lời.
1. Làm BT trong SGK
Bài 1: (Trang 8 SGK)
* Truyền thuyết "Kinh và Ba Na là anh em"
Cha uống rượu say ngủ đ Em cười, cha đuổi đi đ Em lên miền núi (Ba Na) đ Anh ở lại (Kinh)
ị Đoàn kết các dân tộc.
* Truyện thơ "Đẻ đất, đẻ nước" đ Mường
+ Mụ Dạ Dần đẻ ra 2 trứng, nở 2 chàng trai.
+ Lấy hai nàng tiên. Sau 9 tháng 12 năm đẻ đản con, trong đó có chim Tùng, chim Tót.
+ Đẻ ra 1919 cái trứng hình thù quái đ Sấm, chớp, Mây, Mưa. Sau đẻ 1 trứng: Lang Cun Cần đ Vua xứ Mường: Con cháu đông đúc.
* Quả trứng to nở ra con người đ Mường.
* Quả bầu mẹ đ Khơ Mú
* Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc người trên đất nước ta.
Bài 2: (Trang 8 SGK) Kể theo yêu cầu
+ Đúng cốt truyện
+ Dùng lời văn nói của cá nhân để kể.
+ Kể diễn cảm.
Bài 1: (Trang 12 SGK)
ý nghĩa phong tục ngày Tết làm bánh chưng bánh giầy.
- Đề cao nghề nông, sự thờ kính Trời Đất, tổ tiên.
- Thể hiện sự giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
- Làm sống lại câu chuyện "Bánh chưng, bánh giầy"
Bài 2: (Trang 12 SGK)
* Lời khuyên bảo của Thần
+ Nêu bật giá trị hạt gạo.
+ Đề cao lao động, trân trọng sản phẩm do con người làm ra.
+ Chi tiết thần kỳ làm tăng sự hấp dẫn cho truyện. Trong các Lang chỉ có Lang Liêu được thần giúp.
* Lời vua nhận xét về hai loại bánh.
+ Đây là cách đọc, cách thưởng thức nhận xét về văn hoá. Những cái bình thường giản dị song lại chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
+ ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh.
2. BT bổ sung:
* Trắc nghiệm:
Câu1: Truyền thuyết CRCT thể hiện ước nguyện gì của dân tộc ta?
Được no ấm
Trở lên hùng mạnh
Đoàn kết các dân tộc
Chinh phục thiên nhiên
Câu 2: Nghệ thuật đắc sắc của truyện?
A.Dùng nhiều h/a tượng trưng
B. Dùng nhiều chi tiết lịch sử
C. Dùng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
D. Dùng nhiều yếu tố miêu tả.
Câu3: Đặc điểm nào làm nên sự khác biệt giữa nhân vật của truyền thuyết với nhân vật của thần thoại?
A. Hành động lạ thường B. Hình dạng khác thường
C. Nguồn gốc thần thánh C. Gắn với các sự kiện lsử
Câu 4: Từ nào nhân dân ta thường nói nói với nhau để nhắc nhở đến “cái bọc trăm trứng”?
A. Đồng bào B. Đồng chí
C. Đồng hương D. Đồng hao
Câu 5: Tại sao người VN ta – con cháu Vua Hùng- khi nhắc đến ngồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên?
Nhắc nhở nhau tình cốt nhục, nghĩa đồng bào.
Tự hào về nguồn gốc nòi giống cao quý của mình
Nhắc nhở nhau về tình yêu thương, đoàn kết dân tộc.
Gồm tất cả A,B,C
* Tự luận;
Câu 1: Trình bày ngắn gọn một ssố đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết.
Truyện dân gian kể về nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhâ dân với sự kiện lịch sử .
Niểu truyền thuyết, nhất là truyền thuyết thời đại vua Hùng, có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại.
Câu2: Em hiểu ntn là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Nói rõ vai trò của chi tiết này?
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết lạ lùng, khác tường không có trong thực tế cuộc sống do trí óc của con người suy nghĩ, sáng tạo ra.
- Vai trò của chi tiết:
+ Nhân vật được tô đậm trơt lên cao lớn ,kì vĩ, đẹp đẽ lạ thường
+ Câu chuyện sinh đông, hấp dẫn, cuốn hút người nghe.
C. Dặn dò: BTVN: BT 4, 5 (Trang 5 - sách BT).
******************************************
Ngày soạn: 8/9/2011.
Ngày dạy: 14/9/2011
Tuần 2
CảM THụ VĂN BảN "Bánh chưng, bánh giầy",
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố, mở rộng nâng cao nội dung NT văn bản.
Hiểu sâu sắc ý nghĩa hai truyền thuyết.
- Biết cảm thụ phân tích các hình ảnh chi tiết trong truyện.
B. Tiến trình tiết dạy
I - Nội dung
* Hoạt động 1:
? Nêu ND và nghệ thuật đặc sắt của truyện "Bánh chưng,bánh giầy"
? Kể các sự việc chính trong truyện.
I. Kể diễn cảm.
II.Khái quát nội dung, nghệ thuật , ýnghĩa văn bản:
1.Nội dung:
- Văn bản hiện lên hình ảnh con người trong buổi đầu dựng nước: VH- anh minh; LL-Tài năng, hiếu thảo.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng.
- Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian.
3.ý nghĩa văn bản:
- Bánh chưng, bánh giầy là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc dựng nước.
II - Luyện tập
* Hoạt động 2
HS đọc bài 1.
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trả lời.
GV chốt đáp án.
HS làm vào vở ghi tăng cường.
HS đọc bài 2
GV định hướng chi tiết đặc sắc.
1. Làm BT trong SGK
Bài 1: (Trang 12 SGK)
ý nghĩa phong tục ngày Tết làm bánh chưng bánh giầy.
- Đề cao nghề nông, sự thờ kính Trời Đất, tổ tiên.
- Thể hiện sự giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
- Làm sống lại câu chuyện "Bánh chưng, bánh giầy"
Bài 2: (Trang 12 SGK)
* Lời khuyên bảo của Thần
+ Nêu bật giá trị hạt gạo.
+ Đề cao lao động, trân trọng sản phẩm do con người làm ra.
+ Chi tiết thần kỳ làm tăng sự hấp dẫn cho truyện. Trong các Lang chỉ có Lang Liêu được thần giúp.
* Lời vua nhận xét về hai loại bánh.
+ Đây là cách đọc, cách thưởng thức nhận xét về văn hoá. Những cái bình thường giản dị song lại chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
+ ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh.
2. Bài tập bổ sung:
*. Trắc nghiệm:
BT1: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm được nội dung văn bản Bánh chưng, bánh giầy?Vua Hùng , Các lang, Lang Liêu, lao động, nông nghiệp, phong tục, quan niệm.
- Văn bản hiện lên hình ảnh con người dựng nước:
…………chú trọng tài năng, không coi thứ bậc con trưởng và con thứ, thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng.
…………: có lòng hiếu thảo, chân thành, được thần linh mách bảo, dâng lên vua Hùng sản vật của nhà nông.
- Những thành tựu văn minh ……………buổi đầu dựng nước: Cùng với sản phẩm lúa gạo là những ……….. và ………… đề cao …………….làm hình thành nét đẹp trong đời sống văn hoá của người Việt.
BT2: Chi tiết nào sau đây là chi tiết tưởng tượng?
Vua Hùng chọn người nối ngôI;
Các Lang thi nhau tìm của ngon, vật lạ;
Lang Liêu được thần mách bảo cách làm bánh;
Lang Liêu được chọn là người nối ngôi;
BT3: Trong các con Vua, chỉ có LL được thần giúp đỡ, vì(đánh dấu nhân vào cuối câu em cho là phù hợp)
- Lang Liêu là con trưởng của VHùng.
- L Liêu là người thiệt thói nhất.
- LLiêu tài giỏi lập được nhiều công lớn.
- LLiêu sống giản dị, gần gũi với nhân dân.
- Lang Liêu là người hiểu được ý thần và thực hiên được ý thần(Biết quý thóc gạo).
BT4: Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, Vua Hùng có nhắc đén quân giặc nhiều lần xâm lấn nước ta nhưng bị nhân dân ta đánh bại. Đó là giặc nào?
A. Giặc Tần B. Giặc Ân phương Bắc
C. Giắc Ngô D. Giặc Minh
BT5: Trong truyền thuyết , người được truyền ngôi phải?
là con trưởng
là người nối được chí hướng của vua
là người có sức khoẻ phi thường
là người văn võ song toàn
* Tự luận:
TB1: Hãy viết một đoạn văn nói về tài đức của nhân vật Lang Liêu.
C. Dặn dò: Hoàn thành BT1 phần tự luận.
******************************************
Ngày soạn: 12/9/2011
Ngày dạy: 21/9/2011.
Tuần 3
CảM THụ VĂN BảN "thánh gióng",
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm sâu sắc hơn về nội dụng, NT, VB Thánh Gióng .
Cảm thụ chí tiết hay, hình ảnh đẹp.
B. Tiến trình tiết dạy:
I - Nội dung
* Hoạt động 1:
HS nhắc lại kiến thức đã học
- Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng đồng ở buổi đầu dựng nước.
-Sức mạnh tổ tiên thần thánh (ra đời thần kì)
-Sức mạnh tập thể (bà con góp).
-Sức mạnh văn hoá, thiên nhiên, kỹ thuật (tre, sắt…).
1. Kể diễn cảm:
2. Khái quát nội dung, nghệ thuật, ý nghiã
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng người anh hùng cứu nước mang màu sắc thần kì với nhiều chi tiết nghệ thuật kì ảo, phi thường- hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng.
2. ý nghĩa của văn bản:
Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc.
*Cơ sở lịch sử của truyện:
- Cuộc chiến tranh tự vệ ngày càng ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
- Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến Đông Sơn.
II- Luyện tập
* Hoạt động 2:
HS đọc bài 4 trao đổi
- Phát biểu.
- GV chốt lại.
Hình ảnh vào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
HS thảo luận.
GV định hướng.
-Hình ảnh đẹp phải có ý nghĩa về nhân dân , hay về nghệ thuật
-Gọi tên (ngắn gọn) được Ha đó và trình bày lý do vì sao thích?
GH viết.
Câu 4: (Trang 23 SGK). Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử nào?
+ Vào thời đại Hùng Vương chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
+ Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.
+ Vào thời Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng .
Bài 1: (trang 24)
* Chi tiết : đánh giặc xong Gióng cất bỏ áo giáp sắt bay về trời.
- ý chí phục vụ vô tư không đòi hỏi công anh
- Gióng về trời - về cõi vô biên bất tử. Gióng hoá vào non nước đất trời Văn Lang sống mãi trong lòng nhân dân.
* Chi tiết tiếng nói đầu tiên.
+ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước.
b) Hình tượng Gióng, ý thức với đất nước được đặt lên hàng đầu.
+ ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng hành động khác thường
+ Gióng là hình ảnh của nhân dan lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ (3 năm chẳng nói cười) khi đất nước lâm nguy thì sẵn sàng cứu nước đầu tiên.
* Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt, nhổ tre đánh giặc
- Muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại để tiêu diệt
- Để đánh thắng giặc chúng ta phải chuẩn bị từ lương thực vũ khí lại đưa cả những thành tựu văn hoá kỹ thuật (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu
- Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ (hiện đại + thô sơ) của đất nước (lời kêu gọi : Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc).
* Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng:
+ Gióng lớn lên bằng những thức ăn đồ mặc của nhân dân sức mạnh dũng sĩ của Giong được nuôi dưỡng từ những cái bình thường giản dị.
+ Nhân dân ta rất yêu nước ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc.
+ Gióng được nhân dân nuôi dưỡng Gióng là con của nhân dân tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân
* Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ.
+ Trong truyện cổ người anh hùng thường phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công (Thần trụ trời -Sơn tinh TT ). Gióng vươn vai thể hiện sự phi thường ấy.
+ Sức mạnh cấp bách của việc cứu nước làm thay đổi con người Gióng đ thay đổi tầm vóc dân tộc.
Bài 2: Viết đoạn văn trong câu PBCN của em sau khi đọc: "Thánh Gióng"
- Yêu cầu: Đoạn văn không quá dài.
Cảm nghĩ phải chân thật xác đáng.
Nói rõ tại sao lại có cảm nghĩ đó.
C. Dặn dò: - Học lý thuyết.
- Làm bài tập viết đoạn văn .
***************************************
Ngày soạn:22/ 9/2011.
Ngày dạy: 28/9//2011 Tuần 4
.
Cảm thụ văn bản sơn tinh - thuỷ tinh
A. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được sâu hơn về ND và NT văn bản.
- Cảm thụ được những chi tiết hay, hình ảnh đẹp.
B. Tiến trình tiết dạy:
I - Nội dung
* Hoạt động 1:
1 HS kể ngắn gọn.
1HS nêu ý nghĩa truyện
HS thảo luận
L: Nêu nét chính về nght của truyện?
1. Kể diễn cảm:
2. Khái quát nội dung, nghệ thuật, ý nghiã
ST,TT giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng bắc bộ thủa các vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
* Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thân flinh ST,TT với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo(tài dời non dựng luỹ của Sơn Tinh; tài hô mưa gọi gió của TT)
- Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần ST,TT đều cầu hôn Mị Nương.
- Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động
3. Một số chi tiết tưởng tượng kì ảo
II - Luyện tập
* Hoạt động 2:
GV đọc, HS trả lời ra bảng con.
HS làm việc độc lập
Kể diễn cảm từng đoạn và cả truyện.
Các bạn nhận xét bổ sung
HS làm việc độc lập
Trả lời miệng
GV nhận xét, chữa
HS thảo luận nhóm
Trình bày ý kiến
GV chốt đáp án.
HS thi viết nhanh trên bảng
1. Trắc ngiêm:
BT1: Nhận xét nào sau đây đúng về truyện ST,TT?
A.Truyền thuyết giải thích hiện tượng lũ lụt, thể hiện sức mạnh, ước mơ, chế ngự thiện tai của người Việt cổ.
B.Truyền thuyết kể về tình yêu giữa MN và ST,TT.
C. Thần thoại kể về các vị thần núi, Thần sông và cuộc chiến tranh giữa họ.
D. Cổ tích giải thích nguồn gốc hiện tượng bão lụt hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ.
BT2: Dòng nào không nêu ý nghĩa của truyện ST,TT?
A. Giải thích nguyện nhân hàng năm xảy ra lũ lụt ở nước ta.
B. Biểu hiện ước mơ và sức mạnh chế ngự lũ lụt của người Việt ở thời đại Hùng Vương.
C. Ca ngợi công lao dựng nước và đề cao quyền lực của các Vua Hùng và đề cao sức mạnh của người Việt cổ.
D. Xây dựng nhiều hình tượng kì ảo có tính biểu tượng và sức khái quát cao.
2. Tự luận:
Bài 1: Kể diễn cảm truyện "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh"
+ Vua Hùng có người con gái đẹp muốn kén rể.
+ Hai chàng đến cầu hôn tài năng như nhau.
+ Vua ra điều kiện kén rể.
+ Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
+Thuỷ Tinh đến sau tức giận đem quân đánh Sơn Tinh
Bài 2: ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh - Thuỷ Tinh
- Thuỷ Tinh: Tượng trương cho mưa to bão lụt ghê gớm hàng năm, cho thiên tai khắc nghiệt, hung dữ.
- Sơn Tinh: Tượng trưng cho lực lượng cư dân Việt cổ đắp đe chống lũ lụt, ước mơ chiến thắng thiên tai.
Bài 3: Đánh dấu vào chi tiết tưởng tượng kì ảo về cuộc giao tranh của hai vị thần.
a) Hô mưa gọi gió làm dông bão rung chuyển cả đất.
b) Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
c) Không lấy được vờ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo.
d) Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn bão
e) Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về.
g) Nước sông dân lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Bài 4: Điền vào chỗ .... Cho thích hợp. Nhận xét giới thiệu 2 nhân vật.
Sơn Tinh
Thuỷ Tinh
- ở vùng núi
- Có tài lạ
- Vẫy tay về phía đông,..
- Tài năng cũng không kém
- Người ta gọi chàng
- Chúa vùng nước thẳm
ị Cách giới thiệu cân đối, đối nhau ị Cả hai đều ngang tài, ngang sức, đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
Bài 5: Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
* "Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"
- Cho thấy không khí cuộc giao tranh gay go quyết liệt bởi:
+ Sự ngang sức ngang tài của hai vị thần.
- Sức mạnh và quyết tâm của Sơn Tinh, của ND đắp đê
- Ước mơ khát vọng của con người chiến thắng thiên nhiên.
- Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, diệu kỳ của người xưa (chiến công của các vua Hùng).
Bài 6: Những chi tiết kì ảo tưởng tượng
* Về giới thiệu Sơn Tinh - Thuỷ Tinh
* Về cuộc giao tranh.
C. Dặn dò: - Hoàn thiện bài 6.
*********************************
Ngày soạn: 25/9/2011.
Ngày dạy: 5/10/2011 Tuần 5
Cảm thụ văn bản "Sự tích Hồ Gươm"
A. Mục tiêu:
- HS nắm được nội dung NT văn bản.
- Biết cách làm bài tập luyện tập cảm thụ.
B. Tiến trình tiết dạy:
I - Nội dung
* Hoạt động 1:
Ôn kiến thức:
- Gọi HS kể tóm tắt, gọi HS nhận xét à GV
nhận xét, đánh giá cho điểm.
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa.
- HS nhớ lại các chi tiết tưởng tượng kì ảo.
1.Đọc- Kể diễn cảm
- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long quân quyết định cho mượn gươm thần.
- Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước.
- Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa như in.
- Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.
- Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần.
- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
2. Nêu ý nghĩa.
- Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn .
- Đề cao suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
- Giải thích nguôn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.
3. Một số chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng tra vào vừa như in.
- Rùa vàng nổi lên mặt nước đồi lại gươm thần.
II - Luyện tập
* Hoạt động 2:
HS thảo luận nhóm
Trả lời
HS thảo luận nhóm
Trả lời
Thanh Hoá chỉ là một địa phương.
HS nhắc lại khái niệm
Phân tích cách cho mượn gươm của ĐLQuân
GV hướng dẫn HS làm việc tập thể.
Phần I: Bài tập SGK
Bài 1: Trang 43 SGK
Bài 2: Trang 43 SGK
Không thể hiện được tính chất toàn dân trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh Gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất, hội tụ tương tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
Bài 3: Trang 43 (Bài 2 Trang 20 SBT)
Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì nghĩa của truyền thuyết sẽ bị giới hạn, thu hẹp. Bởi vì, lúc này Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long và Thăng Long là thủ đô tượng trưng cho cả nước. Việc trả gơm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân. Hơn nữa, nó còn dẫn tới sự thay đổi địa danh làm cho địa danh trở nên thơ mộng, thiêng liêng, huyền thoại.
Bài 4:
* Khái niệm truyền thuyết.
Là loại truyện dân gian kể về các nhânvật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giácủa nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
* Các truyền thuyết đã học.
4 truyền thuyết đời vua Hùng
Con Rồng Truyền thuyết dựng nước
Bánh chưng Truyền thuyết nghề nông
Sơn Tinh Truyền thuyết trị thuỷ
Thánh Gióng Truyền thuyết giữ nước.
1 truyền thuyết đời Hậu Lê
Phần II: BT tăng cường.
Bài 1: Quá trình cho mượn khá phức tạp
- Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng đ nhân dân cả nước đồng lòng giết giặc đ khả năng cứu nước có ở khắp nơi.
- Trao vào vừa in đ sự nhất trí đồng lòng của ND.
- Sáng 2 chữ thuận thiên đ hợp lẽ trời.
- Lê Thân dâng gươm đ đề cao Lê Lợi
(Thuận ý trời - hợp lòng dân.
Bài 2: Chứng minh sự tích Hồ Gươm thể hiện những điều.. nêu định nghĩa truyền thuyết.
* Truyện kể về nhân vật Lê Lợi, liên quan sự kiện cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỷ 15. Sự việc LQ cho Lê Lợi mượn gươm thắng giặc Minh.
* Yếu tố tưởng tượng
- Rùa vàng biết nói đòi gươm.
- Lê Thân đánh lưới 3 lần nhặt lưỡi gươm, Lê Lợi nhận chuôi đ tra vừa in sáng chữa thuận thiên.
* Thái độ đánh giá của nhân dân
- Ca ngợi tự hào về người anh hùng Lê Lợi
Bài 3: Lập bảng thống kê ôn tập các truyền thuyết đã học.
Tác phẩm
N/V chính
Thời kỳ LS
Sự việc liên quan
Yếu tố tưởng tượng
ý nghĩa
Con Rồng cháu Tiên
LLQ,
Âu Cơ
Vua Hùng
- LLQ - Âu Cơ nòi Rồng giống Tiên
- Lấy nhau sinh bọc
- Chia con
- Lập nước
- Bọc trăm trứng, nở trăm con không bú mớm
- Giải thích suy tôn
- Biểu hiện ý nguyện đoàn kết
C. Dặn dò : - Học phần I
- Hoàn thiện bảng thống kê.
***************************************
Ngày soạn: 8 /10/2011 Tuần 6
Ngày dạy: 12/10/2010.
cảm thụ văn bản "thạch sanh"
A. Mục tiêu:
- HS được củng cố lại kiến thức đã học.
- Luyện tập mở rộng
B. Tiến trình tiết dạy
Phần này GV để HS phát biểu, chú ý kỹ năng tóm tắt của HS.
Phần trắc nghiệm : GV đọc BT học sinh chon đáp án đúng ra bảng con.
HS luyện theo nhóm
Mỗi em kể 1 đoạn mình thích.
HS nêu ý tưởng vẽ tranh của mình.
GV giao về nhà vẽ theo tổ.
HS thảo luận nhóm 3'
Cử đại diện trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
GV chốt lại đáp án
HS dựa vào đáp án viết thành đoạn văn cảm thụ văn bản.
I.Đọc - kể diễn cảm :
II.Khái quat nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.
1. Nội dung: TS là truyện cổ tích về dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống kẻ thù xâm lược
Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo lí và lí tưởng nhân đạo của nhân dân ta.
2. Nghệ thuât:Truyên có nhiều chi tiết tưởng tưởng thần kì độc đáo và ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vang, cây đàn thần và liêu cơm thần).
3.ý nghĩa của truyện.
- Thể hiện niềm tin của nhân dân về công lí xã hội.
- Thể hiện lí tưởng nhân đạo và yêu chuộng hoà bình.
- Nhiều chi tiết thần kì giàu ý nghĩa: cung tên vàng, cây đàn thần , niêu cơm thần.
III. Luyện tập :
* Trắc nghiệm :
BT1: Cho các từ: cuộc đời, ước mơ, niềm tin, li kì,hoang đường,mong muốn, công bằng, bất công, hãy chọnvà điền vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau:
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về(1)…….của một số kiểu nhân vật. Truyện thường có yếu tố(2)……, thể hiện(3) ……….của nhân về ciến thắng cuối cùngcủa cái thiên đối với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự(4)……. đối với sự(5)……..
BT2: Truyên TS thể hiện ước mơ gì củ nhân dân lao động?
Sức mạnh của nhân dân;
Công bằng xã hội;
Cái thiện chiến thắng cái ác;
Cả ba ước mơ trên;
BT3: Tiếng đàn của Thạch Sanh mỗi lần vang lên có ý nghĩa gì?
A.Là tiếng nói của công bằng, bác ái, của đạo lí nhân dân;
B.Là tiếng lòng của chàng Thạch Sanh hiền lành, đôn hậu;
C.Là tiếng lòng của Thạch Sanh và sức mạnh cảm hoá kì diệu của nó;
D.Là tiếng đàn huyền bí thể hiện sức mạnh của Ngọc Hoàng;
BT4:Hình ảnh niêu cơm Thạch Sanh có ý nghĩa gì?
A.Ước mơ về sự lo ấm;
B.Khát vọng chung sống hoà bình;
C.Ngợi ca báu vật của Thạch Sanh;
D.Cả ba ý trên
BT5: Vì sao Thạch Sanh được coi là nhân vật nhười dũng sĩ?
A.Vì chàng dám sống một mình giữa rừng xanh;
B.Vì chàng có cây đàn kì diệu;
C.Vì chàng có niêu cơm ăn hết lại đầy;
D.Vì chàng là người dũng cảm theo quan niệm của nhân dân;
BT6: Dòng nào không nói lên sự đối lập giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông;
A.Thật thà và xảo trá
B.Vị tha và ích kỉ;
C.Thiện và ác;
D.Ngoan ngoãn và hư hỏng;
* Đáp án:
BT1: (1) cuộc đời, (2) li kì, (3) niềm tin, (4) công bằng, (5) bất công); BT2: Đáp án: D; BT3- C; BT4- D; BT5- D; BT6- A
* Tự luận :
Bài 1: Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh
Yêu cầu:
+ Nắm vững cốt truyện: các chi tiết sự việc cần nhớ.
+ Một số từ ngữ quan trọng.
Bài 2: Vẽ tranh minh hoạ
HS về nhà làm.
C) Bài tập bổ sung
Bài 1: Trong truyện chi tiết niêu cơm thần kỳ và tiếng đàn có ỹ nghĩa gì.
* Yêu cầu
* Tiếng đàn
- Giúp nhân vật được giải oan giải thoát.
+ Nhờ tiếng đàn Thạch Sanh mà công chùa khỏi câm nhận ra người cứu mình và giải thoát cho Thạch Sanh, Lý Thông bị vạch mặt.
+ Đó là tiếng đàn công lý, làm quân 18 nước chư hầu phải xin hàng.
+ Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân, là vũ khí đặc cảm hoá kẻ thù.
- Niêu cơm thần kỳ có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy cùng với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước lại tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo và tư tưởng yêu hoà bình.
C. Dặn dò: - Học lại phần ghi nhớ
- Kể lại truyện "Thạch Sanh".
****************************************
Ngày soạn:8/10/2010. Tuần 7:
Ngày dạy :19/10/2011
cảm thụ văn bản "em bé thông minh"
A. yêu cầu:
- HS đọc kể diễn cảm văn bản
- HS củng cố kiến thức về văn bản "Em bé thông minh"
- Làm BT nhận biết cảm thụ.
B. Tiến trình tiết dạy
L :HS đóng vai em bé kể lại những thử thách mà em bé phải vượt qua.
- GV gọi 2-4 em kể.
L :Nhận xét cách kể chuyện của bạn(giọng kể, sự việc, ngôi kể).
H:Trí khôn của em bé được bộc lộ qua đâu ?
L: Nhắc lại các lần thử thách em bé trảI qua?
L:Nhận xét các lần thử thách.
Em thích nhất lần thử thách nào? Vì sao?
I/ Đọc – kể diễn cảm:
II/ Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản:
1. Nội dung:
- Những thử thách đối với em bé.
- Trí khôn thông minh của em bé bộc lộ qua cách giải đố. Trong đó em bé đã khéo léo tạo nên những tình huống để chí ra sự phi lí trong nhữnh câu đố của viên quan, củ
File đính kèm:
- Giao an Tu chon van 6.doc