A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS: - Thấy được mối quan hệ giữa tự sự và miêu tả trong văn bản.
- Biết viết một bài vâưn tự sự có yếu tố miêu tả.
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Bài soạn.
- HS: Cbị bài.
C.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
24 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4917 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuầN 1
Ngày dạy:
Tự chọn-Tiết 1.
Tập làm văn :
Văn tự sự và miêu tả
A.Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS: - Thấy được mối quan hệ giữa tự sự và miêu tả trong văn bản.
- Biết viết một bài vâưn tự sự có yếu tố miêu tả.
B.Chuẩn bị:
- GV: Bài soạn.
- HS: Cbị bài.
C.Tiến trình bài học:
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra.
? Nhắc lại đặc điểm của văn bản tự sự?
3.Bài mới:
? Nhắc lại một số văn bản tự sự mà em đã học ở lớp 6?
? Trong những văn bản đó em thấy cùng có đặc điểm gì?
? Có mấy cách kể chuyện?
? Kể một số văn bản miêu tả đã học ở lớp 6?
? Các văn bản đó em thấy cùng có đặc điểm gì?
? Đọc đoạn văn sau?
? Hãy tìm những câu văn tự sự ,những câu văn miêu tả trong đoạn văn trên?
? Đoạn văn này là đoạn văn tự sự hay miêu tả ? Miêu tả có vai trò gì? (Thử thay hai câu miêu tả bằng một câu tự sự có nghĩa tương đương và nhậ xét)
? Như vậy trong văn bản tự sự có cần yếu tố miêu tả không?
? Tương tự hãy tìm lại trong văn bản những câu văn miêu tả tâm trạng của người mẹ ?
? Như vậy trong văn bản tự sự ta cần chú ý kết hợp giữa kể và tả những đối tượng nào?
? Đọc đoạn văn sau? Và cho biết yếu tố miêu tả có vai trò gì trong tác phẩm?
? Đoạn văn tả gì? Cảnh đó diễn ra như thế nào?
? So sánh cảnh vật xung quanh với tâm trạng nhân vật?
? Hãy học cách kể xen với tả trên thử viết một đoạn văn ngắn kể về ngày đầu tiên đi học của em?
1.Thế nào là một văn bản tự sự?
- Văn bản tự sự:Sơn Tinh,Thủy Tinh; Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm…
+ Có đủ 3 yếu tố:nhân vật,sự việc,ngôi kể.
+ Đều diễn đạt một ý nghĩa nào đó.
- Có 2 cách kể:kể chuyện đời thường.
kể chuyện tưởng tượng.
2. Thế nào là một văn bản miêu tả?
- Văn bản miêu tả :Cô Tô; Động Phong Nha; Sông nước Cà Mau...
+ Có đối tượng để tả.
+ Có sự quan sát tưởng tượng của tác giả.
+ Có ngôn ngữ tả thực, tả giàu hình tượng.
- Có 2 kiểu : tả cảnh, tả người.
3. Mối quan hệ giữa miêu tả và tự sự.
a.Ví dụ:
Vào đêm .... như đang mút kẹo.
b. Nhận xét:
- Câu văn tự sự: Câu1, 2 - Người mẹ kể việc mình không sao ngủ được.
- Câu văn miêu tả: Câu 3, 4- Tả người con ngủ rất dễ dàng và đáng yêu.
- Đoạn văn tự sự vừa rõ ràng vừa sinh động hấp dẫn nhờ những câu văn miêu tả.
* Muốn có một câu chuyện hấp dẫn không chỉ có yếu tố tự sự mà cần xen vào đó yếu tố mô tả.
- Miêu tả tâm trạng : Mẹ lên giường và trằn trọc. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hốt hoảng …
* Kể các sự kiện rõ ràng theo trình tự trước sau, trong đó nên xen miêu tả cảnh, tả người, tả tâm tạng nhân vật.4. Luyên tập
Bài 1.
Chúng tôi cứ ngồi im như vậy … giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này
Hướng dẫn:
- Đoạn văn tả cảnh thiên nhiên và cuộc sống . Tất cả đều diễn ra bình thường.
- Nhịp sống sôi động , vui tươi, hối hả hoàn toàn đối lập với tâm trạng buồn đau của hai anh em Thành,Thuỷ. Sự tương phản làm rõ cảnh ngộ đáng thương của hai đứa trẻ.
Bài 2.
- Sáng sớm thức dậy như thế nào?
-Cảnh vật sáng hôm ấy ra sao? Có khác mọi ngày không? ( Tiếng chim,tiếng mọi người đi đường; hình ảnh các bạn nhỏ qua nhà…)
- Cảm giác của em lúc đó thế nào? ( Bâng khuâng,rạo rực,hồi hộp…)
- Em đã làm những gì để đén trường ngay cùng các bạn?
4. Củng cố:
- Nhắc lại vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự .
5. Hướng dẫn về nhà.
- Tập viết thành một truyện ngắn kể về ngày đầu tiên đi học của mình.Chú ý sử dụng yếu tố miêu tả.
----------------------------------------------------------------------------
Tuần 2
Ngày dạy:
Tự chọn- Tiết 2
Tập làm văn :
Luyện tập: Viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs: - Rèn lại những kĩ năng cơ bản khi xây dựng một doạn văn tự sự.
- Biết viết một đoạn văn tự sự có xen miêu tả phù hợp.
B.Chuẩn bị :
- GV: Bài soạn.
- HS: Xem lại phần văn tự sự và miêu tả ở lớp 6.
C.Tiến trình bài học.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra.
? Trong văn bản tự sự yếu tố miêu tả giữ vai trò gì?
3. Bài mới.
? Các bước xây dựng văn bản?
? Tìm hiểu đề tức là phải tìm hiểu những phương diện nào của đề?
? Em dự định sẽ kể gì về mẹ?
? Nếu kể về một kỉ niệm đáng nhớ với mẹ em sẽ kể gì?
? Hãy trình bày các sự việc em định kể theo trình tự hợp lí?
? Trong những chi tiết trên em lựa chọn chi tiết nào để kể kết hợp với tả?
? Em dự định sẽ miêu tả như thế nào cho phù hợp?
? Bước thứ 3 là gì?
? Chọn một đoạn văn để kể xen với tả?
Đề văn: Người mẹ của em.
1.Tìm hiểu đề:
- Thể loại: tự sự.
- Đối tượng kể: Người mẹ của em.
2.Tìm ý và lập dàn ý:
* Một kỉ niệm đáng nhớ với mẹ.
+ Tìm và lập dàn ý:
- Kể đôi nét về mẹ: tuổi, hình dáng…
- Kể hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: thời gian, không gian…
- Kể diễn biến sự việc: thái độ của em lúc đó,thái độ và cách sử lý của mẹ.
- Cảm giác của em mỗi khi nhớ lại sự việc đó.
+ Chọn chi tiết thích hợp để tả:
- Hình dáng của mẹ.
- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Gương mặt của hai mẹ con khi xảy ra chuyện.
+ Chọn từ ngữ để tả.
- Các từ ngữ gợi hình ảnh tần tảo, vất vả sớm hôm, lòng vị tha của mẹ.
3.Viết bài:
Trong nhà em là con út nên được mọi người rất yêu chiều, đặc biệt là mẹ. Mẹ lo cho em từ bát cơm ăn sáng trở đi. Vì vậy nhiều lúc em thấy rất khó chịu. Sáng hôm ấy, như bao sáng khác mẹ dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho cả nhà và để riêng ra cho em một bát canh thật ngon. Em biết được ý mẹ nhưng cố tình vờ không biết và cắp cặp đi học từ rất sớm. Thấy vậy mẹ lo lắng hỏi: Sao con không ăn sáng? Hay tại món ăn không hợp với con? Để mẹ nấu món khác nhé! Không để mẹ nói hết câu, em cau mặt trừng mắt: ăn uống gì, muộn rồi, không ăn. Mắt mẹ bỗng dưng tối sầm lại,hai tay run lên, hình như mẹ định nói điêù gì nhưng không thể nói được. Mẹ đứng bất động nhìn theo bóng em khuất dần ra phía cổng.
4. Kiểm tra và sửa lại:
4. Củng cố: - Nhắc lại các bước.
5. Hướng dẫn về nhà - Viết bài hoàn chỉnh,chuẩn bị viết bài số 1 ở nhà.
Tuần 3
Ngày dạy:
Tự chọn- Tiết 3 :
Tập làm văn :
Luyện tập: viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs:
- Thực hiện tốt các bước xây dựng một bài văn tự sự có yếu tố miêu tả.
- Chuẩn bị tốt cho bài viết số 1.
C.Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
? Nhắc lại các bước tạo lập một văn bản tự sự?
3. Bài mới.
? Với các ý tìm được ở giờ trước em dự định kể theo trình tự nào?
? Với trình tự ấy em sẽ lựa chọn những phương tiện nào để liên kết các đoạn?
? Em sẽ trình bày bài viết thế nào cho khoa học?
Đề văn: Người mẹ của em.
1. Tìm hiểu đề.
2. Tìm ý và lập dàn ý
3. Viết bài.
* Trình tự kể:
- Trình tự thời gian: trước- sau.
- Trình tự sự việc : đơn giản- phức tạp.
* Phương tiện liên kết.
- Các từ chỉ quan hệ đối lập: nhưng, tuy nhiên, mặc dù vậy, thế mà…
- Các từ chỉ mối quan hệ nối tiếp: khi ấy, từ hôm đó, rồi…
- Dùng phép lặp từ: em, mẹ, cảm ơn…
* Trình bày:
-3 phần biệt lập (3đoạn văn)
- Phần thân bài có thể tách thành từng đoạn văn nhỏ,mỗi đoạn kể về một sự việc khác nhau.
4. Kiểm tra.
- Đọc lại và sửa.
4. Củng cố:
- Đọc lại bài văn trước lớp.
- Các nhóm nhận xét và cho điểm.
- GV nhận xét chung và sửa, cho điểm với những bài làm tốt.
5. Hướng dẫn về nhà:
- áp dụng làm vớ các đề bài trong sgk.
- áp dụng viết bài số một ở nhà:
Lớp 7A: Một chuyện lí thú em đã gặp ở trường.
Hết tuần 3:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 4.
Ngày dạy:
Tự chọn- Tiết 4:
Tập làm văn:
Luyện tập viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả.
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS:+ Tiếp tục củng cố kĩ năng làm bài văn tự sự hoàn chỉnh.
+ Biết lựa chọn yếu tố miêu tả phù hợp.
+ Biết lựa chọn từ ngữ kể và tả phù hợp và giàu hình ảnh.
B.Chuẩn bị:
- GV: Bài soạn.
- HS : Xây dựng dàn ý cho đề bài đã cho ở tiết trước.
C.Tiến trình bài học.
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra:
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà.
3.Bài mới:
? Đề bài yêu cầu em tạo lập kiểu văn bản nào?
? Ta phải viết về điều gì?
? Như vậy truyện phải kể ở ngôi thứ mấy?
? Trước hết cần kể gì để người đọc hình dung được bối cảnh của truyện ?
? Ai là người tham gia vào cốt truyện?
? Câu chuyện lí thú xảy ra như thế nào?
? Em cần miêu tả những gì để chuyện trở nên hấp dẫn ?
? Để làm nổi bật tính chất độc đáo của chuyện cuối cùng em phải nói thêm ý nào?
? Nên chọn những từ ngữ như thế nào để kể?
- HS có thể tham khảo đoạn văn sau:
Đề bài:
Một chuyện lí thú ở trường.
1.Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Tự sự.
- Đối tượng kể: Một chuyện lí thú (hấp dẫn) ở trường.
- Ngôi kể: Thứ 1- xưng tôi (em), người kể có thể trực tiếp tham hoặc chứng kiến câu chuyện.
2.Tìm ý và lập dàn ý:
- Hoàn cảnh thời gian, không gian diễn ra sự việc(khi em vừa đến trường hoặc vào giờ ra chơi…)
- Những nhân vật tham gia vào câu chuyện (em, các bạn…)
- Dấu hiệu bất ngờ báo hiệu chuyện lí thú sắp diễn ra (tiếng vỗ tay,tiếng cười vang dội của các bạn, tiếng hát hò…)
- Không khí xung quanh nơi diễn ra câu chuyện( náo nhiệt, ồn ào, sôi động…)
- Thái độ của những người chứng kiến và những người trực tiếp tham gia câu chuyện( thích thú,hả hê,sung sướng, xấu hổ…)
- Sự việc kết thúc và tâm trạng của mọi người( tinh thần sảng khoái…)
- Tâm trạng của bản thân khi nhớ lại sự việc (bật cười, ngượng ngùng…)
3. Viết bài:
Hôm nay em dược phân công trực nhật lớp. Trời ơi, trực nhật! Chỉ nghĩ đến hai chữ ấy thôi em đã thấy đỏ cả mặt.
Hôm ấy em đến lớp rất sớm. Sau khi đã quét lớp sạch sẽ và kê lại bàn ghế ngay ngắn theo quy định của lớp em hớn hở mang khăn lau bảng đi giặt. Lúc này em mới có dịp ngắm nhìn toàn cảnh ngôi trường trong tĩnh lặng. Cây bàng to xù xì đứng yên như đang suy ngẫm điều gì. Mấy vừng hoa mười giờ buồn ủ rũ vì nhớ các bạn. Hàng ghế đá cũng lặng thinh. Xung quanh chỉ có tiếng hót của vài chú chim sâu. Em nghĩ thế này mà nghỉ hè thì buồn lắm! Đang mải mê với những suy nghĩ bỗng em nghe thấy một tiếng hô rất lớn. Em co cẳng chạy miệng la ói om sòm:
- Ma, có ma, mẹ ơi ma! Mặt em tái mét, hai mắt long lên sợ hãi, miệng run cầm cập nói không lên lời. Em chưa hoàn hồn thì từ trong hành lang một tràng cười phá lên.
- Trời ơi! Lũ quỷ! Sao bọn cậu ác thế? Biết tớ sợ ma rồi còn đùa!- Em trách yêu mấy người bạn, giọng vẫn chưa hết run.
Tân, Hoàng ôm bụng cười không nói lên câu. Còn Hải thì hổn hển:
- Chúng tớ sẽ đưa chuyện này lên trang nhất số báo tường chào mừng ngày 20.11 năm nay của lớp, chắc chắn thầy cô sẽ bất ngờ cho mà xem! …
4. Đọc lại và sửa.
- Gọi 3 hs đọc trước lớp.
- Cho điểm những bài viết tốt.
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ luyện tập.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tập viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Đọc và sửa lại cho hoàn chỉnh trước khi nộp bài.
Tuần 5: Ngày dạy:
Tự chọn – Tiết 5:
Văn bản:
Thơ ca trung đại.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: - Có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về thơ ca trung đại và những thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn này.
- Biết và nhớ được những tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này.
B. Chuẩn bi:
- GV: Sưu tầm tài liệu, tổng hợp những đặc điểm cơ bản.
Sưu tầm một số tác phẩm tiêu biểu để giới thiệu cho HS.
- HS: Sưu tầm các bài thơ của các tác giả trong thời kì này.
C. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Việc sưu tầm thơ của HS.
3. Bài mới:
1.Đặc điểm hình thức:
- Thơ ca Trung Đại bao gồm những sáng tác thơ thời trung đại, khoảng từ thế kỉ IX đến đầu thế kỉ XX.
- Ngôn ngữ thể hiện:
+ Phần lớn dược viết bằng chữ Hán: Thơ ca thời Lí – Trần, một số sáng tác của Nguyễn Trãi, Đặng Trần Côn…
+ Khoảng từ thế kỉ XV xuất hiện thêm các sáng tác bằng chữ Nôm : Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương…
- Thể thơ:
+ Thất ngôn tứ tuyệt: Thể thơ gồm 4 câu mỗi câu 7 chữ, ngắt nhịp 2/2/3, tiếng cuối câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4 có sự hiệp vần ( Nam Quốc Sơn Hà ).
+ Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: Bài thơ gồm 4 câu mỗi câu 5 chữ, ngắt nhịp 2/3, tiếng cuối câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4 hiệp vần ( Tụng giá hoàn kinh sư ).
+ Thể thơ thất ngôn bát cú ( Đường Luật ): Là thể thơ có từ đời Đường sau đó du nhập vào nước ta qua con đường Hán học. Đây là thể thơ tiêu biểu nhất của thơ Đường luật, nhưng cũng có niêm luật chặt chẽ nhất. Bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo vần B – T, luật niêm và đối nghiêm ngặt, các tiếng cuốicâu 1, 2, 4 , 6, 8 phải có sự hiệp vần ( Qua Đèo Ngang ).
+ Thể thơ song thất lục bát: Thể thơ biến thể của thất ngôn bát cú và lục bát. Bài thơ không hạn định số câu nhưng chia thành nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn gồm 2 câu 7 chữ và 2 câu lục bát ( Sau phút chia li ).
+ Thể thơ lục bát: Thể thơ xuất phát từ ca dao dân ca. Bài thơ gồm nhiều cặp câu, mõi cặp câu gồm 1 câu 6 và 1 câu 8, thường ngắt nhịp 2/2/2, các tiếng chẵn thường gieo vần B, tiếng cuối câu 6 hiệp vần tiếng 6 câu 8 ( Bài ca Côn Sơn ).
- Nghệ thuật:
+ Thường sử dụng điển tích điển cố: vua Thục mất nước biến thành chim cuốc
+ Thường sử dụng những hình ảnh lớn lao mang tầm vóc thời đại, tầm vóc vũ trụ: sương khói, giang sơn, thiên thư…
+ Thường có phép đối, phép ẩn dụ, phép so sánh phép đảo cấu trúc câu.
+ Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy nhiều tả ít.
2. Đặc điểm nội dung:
- Thường biểu đạt những tình cảm lớn lao như : yêu nước, căm thù giặc, nhớ nhà, hoài niệm về quá khứ vàng son đã một đi không trở lại, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tự do tự tại…
- Cảm xúc thường giấu kín trong tình cảm thời đại hoặc tình cảm giai cấp, chưa giám bộc lộ trực tiếp : Bánh Trôi Nước, Sau Phút Chia Ly…
- Một số sáng tác thể hiện nỗi buồn thời thế, tấm lòng thanh bạch của các nhà Nho: sáng tác của Nguễn Trãi, Nguyễn Khuyến khi về ở ẩn.
Tuần 6:
Ngày dạy:
Tự chọn - Tiết 6:
Tâp làm văn:
Tinh thần yêu nước trong:
Sông núi nước Nam và Tụng giá hoàn kinh sư
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :- C ảm nhận một cách sâu sắc tinh thần dân tộc qua 2 bài thơ được viết trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng.
- Các em thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng từ đótự hào về truyền thống của cha ông.
B. Chuẩn bị:
- GV: Khái quát ý nghĩ từng tác phẩm.
- HS: Học thuộc lòng và tập phát biểu cảm nghĩ về 2 bài thơ.
C. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra : 15 phút - Lớp 7B:
Câu 1: Về cấu tạo từ Hán Việt có mấy loại?
1 loại.
2 loại.
3 loại.
4 loại.
Câu 2: Tìm những từ ghép Hán Việt khác nhau của yếu tố : gia.
Câu 3: Chép lại bài thơ Sông núi nước Nam ( Phần phiên âm ) và giải thích nghĩa của các yếu tố : quốc, đế, cư, thiên.
3. Bài mới:
1. Tinh thần yêu nước trong Sông Núi Nước Nam.
a. Tinh thần yêu nước trước hết ở ý thức chủ quyền dân tộc.
* ý thức chủ quyền dân tộc được biểu thị rõ ràng trong từng ý thơ:
- Chủ quyền dân tộc được khẳng định ở đơn vị hành chính. Hai chữ Nam quốc mở đầu bài thơ đã khẳng định non sông Đại Việt là một đất nước, một quốc gia chứ không phải một châu, một quận, huyện của Trung Hoa.
- Chủ quyền dân tộc được khẳng định ở vị thế của người đứng đầu đất nước. Đó là đế chứ không phải vương, tức là người có vị thế ngang hàng với vua Trung Quốc chứ không phải vua chư hầu của Trung Quốc.
- Chủ quyền dân tộc được khẳng định ở địa giới hành chính: nước Nam là của người Nam, là quyền cai trị của vua Nam ( Nam đế cư ).
- Chủ quyền dân tộc được khẳng định ở chân lí tất yếu tự nhiên và bất diệt- Nước Nam của người Nam, điều đó đã được ghi ở sách trời- quy luật thiêng liêng và bất di bất dịch.
b. Tinh thần yêu nước thể hiện ở ý chí quết tâm diệt thù, giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.
* Tinh thần yêu nước và ý chí quyết tâm vừa được biểu đạt rõ trong từng ý thơ vừa ẩn trong cảm xúc. Cảm xúc ẩn trong ý, ý hoà quyện trong cảm xúc:
- Cuộc chiến tranh của ta là chiến tranh chính nghĩa bởi kẻ thù là lũ xâm lăng tham tàn làm trái quy luật tự nhiên đã được ghi trong sách trời.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, hợp ý trời và lòng người, bài thơ là lời tuyên chiến đanh thép với kẻ thù xâm lược.
- Giọng điệu ở 2 câu cuối hào hùng, quyết liệt, dứt khoát thể hiện ý chí quết tâm diệt sạch lũ xâm lăng, giữ vững nền độc lập cho non sông đất nước.
2. Tinh thần yêu nước trong Tụng giá hoàn kinh sư.
a. Niềm vui phấn chấn, tự hào trước những chiến công vang dội.
- Từ chiến thắng vang dội của hiện tại mà nhớ về những chiến công đã qua.
- Nhịp thơ ngắn, tiết tấu nhanh, khoẻ, không kể diễn biến từng trận đánh mà chỉ điểm tên từng chiến công.
- Bài thơ là niềm phấn khởi khi nghĩ tới những thắng lợi của ta và thoải mái, hả hê khi nghĩ tới những thất bại thảm hại của kẻ thù. Đó là kết quả tất yếu chúng phải nhận: bị tước vũ khí, bị bắt sống.
b. Niềm tin vào tương lai bền vững của đất nước.
- Sử dụng các từ ngữ lớn lao, mang tầm vóc thời đại, tầm vóc vũ trụ trường tồn và bất diệt: thái bình, vạn cổ, giang san.
- Khuyến khích, động viên mọi người cùng nhau hợp sức xây dựng lại đất nước.
- Tin tưởng vào sự lớn mạnh và trường tồn của nước nhà. Đó chính là hào khí Đông A - hào khí nhà Trần.
………………………………………………
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm 2 bài thơ, nói suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước trong từng bài.
- Cảm nghĩ của em về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Dựa trên những nội dung chính về tình yêu nước ở mỗi bài hãy viết bài phát biểu cảm nghĩ về tinh thần yêu nướccủa nhân dân ta.
- Soạn và tìm hiểu tinh thần yêu nước trong 2 bài thơ : Côn sơn ca và Thiên trường vãn vọng.
Hết tuần 6:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 7
Ngày dạy:
Tự chọn- Tiết 7:
Tập làm văn:
Biểu cảm về một loài cây.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs: - Rèn lại các kĩ năng cơ bản trong việc xây dựng văn bản biểu cảm.
- Biết cách bộc lộ cảm xúc về một cây trồng quen thuộc, và có thái độ đúng đắn về những sinh vật xung quanh.
- Chuẩn bị cho bài viết số 1.
B. Chuẩn bị:
- GV: Đề bài.
- HS: Xem lại yêu cầu thể loại.
C. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
- Việc chuẩn bị bài.
3. Bài mới:
? Nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm?
? Ta phải tìm hiểu những vấn đề gì xung quanh đề bài?
? Tình cảm cần bộc lộ với hàng phượng ấy là gì?
? Em dự định sẽ nói những gì trong bài viết để bộc lộ cảm xúc đó?
? Cần miêu tả những gì cho phù hợp?
? Có cần nói tình cảm của hàng phượng vĩ với mọi người không?
? Phần mở bài cần nói những gì?
? Phần thân bài sẽ lần lượt biểu cảm những cảm xúc gì?
? Cảm xúc cả cá nhân với hàng phượng ở từng đặc điểm ntn?
? Cảm nhận chung của mọi người về tình cảm của hàng phượng đối với toàn trường ntn?
? Phần kết bài cần khẳng định tình cảm gì?
? Nên viết mở bài ntn?
? Nếu là đoạn văn miêu tả hàng phượng vào mùa hè em sẽ viết ntn?
1. Đề bài:
Em rất yêu hàng phượng vĩ trường em!
2. Thực hành:
* Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Thể loại : Văn biểu cảm.
- Đối tượng: Hàng phượng vĩ trường em.
- Tình cảm : Yêu thích.
* Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.
a. Tìm ý:
- Tuổi của hàng phượng vĩ.
- Tình cảm của mọi người.
- Tình cảm của em và các bạn.
- Hàng phượng vĩ khi vào hè, khi đông đến, xuân sang.
- Hàng phượng vĩ vào giờ ra chơi, vào giờ học.
- Hàng phượng vĩ với tất cả thành viên trong trường.
b. Lập dàn ý:
Mở bài:
- Giới thiệu hàng phượng vĩ trường em.
- Lí do em yêu thích ( đẹp, nhiều bóng mát, gắn với một kỉ niệm…)
Thân bài:
- Cảm xúc chung:
+ Hàng phượng vĩ đã gắn bó với nhiều thế hệ hs của mái trường này.
+ Người còn ở lại và người đã đi xa ai cũng nhớ về ngôi trường thân yêu với hàng phượng vĩ già trải bóng dọc sân trường.
- Đặc điểm nổi bật:
+ Vào những ngày hè hàng phượng vĩ như những chiếu lửa thắp sáng một vùng trời.
+ Ngày đông phượng ủ mình tránh rét để ngày xuân vươn trồi thức dậy chuẩn bị cho một mùa lửa mới.
- Tác dụng:
+ Vào những giờ giải lao phượng vui vẻ cười đùa, vào giờ học phượng lặng lẽ xoè bóng mát và khẽ hát theo tiếng giảng bài của cô giáo.
+ Hàng phượng lúc trầm tư như một người bạn lớn, lúc đáng yêu như một đứa trẻ.
Kết bài:
- Em luôn nhớ về hàng phượng vĩ đáng yêu ấy.
- Em ao ước hàng phượng vĩ ấy mãi là người bạn gắn bó với ngôi trường thân yêu này.
* Bước 3: Viết bài.
Mở bài:
- Trực tiếp:
Ai đã từng đến trường em một lần hẳn sẽ không thể quên hàng phượng vĩ già sừng sững giữa sân trường như một minh chứng cho bề dày lịch sử của ngôi trường. Chúng em rất yêu quý hàng phượng ấy và luôn tự hào khi nhắc đến chúng.
- Gián tiếp:
Nếu bạn nói cây cối không có tình cảm tôi dám chắc bạn là người quá vô tình hoặc có đời sống nội tâm quá nghèo nàn. Với riêng tôi, mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng và nó gợi trong lòng người những cảm xúc rất riêng. Ví như hàng phượng vĩ trường tôi chẳng hạn. Không hiểu sao tôi luôn tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn mỗi khi nghĩ về hàng cây học trò ấy.
Thân bài:
…Còn nhớ những trưa hè oi ả, đi qua trường, ngước mắt nhìn lên bắt gặp sắc thắm của những chùm phượng, trong lòng lại rộn ràng những cảm giác thân thương. Thầy cô, bạn bè, những bài toán, câu văn, tiếng hát…biết bao vui buồn, nhung nhớ! Hè phượng thay lũ hs chúng tôi thắp sáng ngôi trường, bầu bạn với tường vôi. Phượng mang về đây cả một trờ ước mơ hi vọng! Phượng ủ thắm những trái tim và nuôi lớn những ước mơ của thầy và trò nơi đây.
* Bước 4: Đọc và sửa lại.
4. Củng cố:
- Gọi 1hs đọc bài viết trước lớp.
- Nhận xét giờ luyện tập.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Viết bài hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị viết bài văn biểu cảm tại lớp.
Hết tuần 7:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 8.
Ngày dạy:
Tự chọn - Tiết 8:
Tập làm văn:
Phong cảnh thiên nhiên trong:
Bài ca Côn Sơn, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và Qua Đèo Ngang.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: - Có cái nhìn toàn diện về phong cảnh quê hương đất nước trong thơ, đặcbiệt là thơ ca cổ.
- Hình thành tình yêu quê hương đất nước, yêu phong cảnh thiên nhiên và tạo tiền đề cho bài văn cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
B. Chuẩn bị:
- GV: Tổng hợp kiến thức.
- HS: Tìm những điểm chung của các văn bản.
C. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Đọc thuộc lòng bài thơ: Buổi chiều… hãy nêu những nét đẹp của thiên nhiên được miêu tả trong bài?
? Đọc thuộc lòng bài thơ: Qua Đèo Ngang hãy tìm những câu thơ miêu tả thiên nhiên?
3. Bài mới:
a. Thiên nhiên hoang sơ và nguyên thủy:
- Không gian tĩnh lặng đến mức chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng có thể nghe rất thấu, rất rõ: tiếng suối rì rầm.
- Không gian vắng lặng, ít người qua lại, nếu có thì đó chỉ là lác đác, lưa thưa: chợ mấy nhà, tiều vài chú. Cảnh vật thì đầy sức sống nhưng lại ít dấu chân của con người: cỏ cây chen đá, lá chen hoa; đá rêu phơi; thông mọc như nêm…
- Không gian rộng lớn bao la với sơn thuỷ hữu tình: trời, non, nước; màu xanh mát của cây cối.
- Đó là thiên nhiên của núi rừng heo hút vắng vẻ nhưng trong lành và thơ mộng. Đó cũng là nét đẹp của quê hương đất nước.
b. Thiên nhiên đầy sức sống:
- Núi rừng dù hoang sơ heo hút nhưng vẫn thấy một sức sống mãnh liệt của cảnh vật.
- Thiên nhiên không tĩnh lặng hoang vu hoàn toàn mà ở đó vẫn có sự sống của con người, đó là sự sống tiềm tàng và bí ẩn.
- Trong cái tĩnh lặng vẫn vang lên những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của tiếng suối - tiếng đàn cầm du dương.
- Đặc biệt là bức tranh quê sống động với cảnh sinh hoạt về chiều: tiếng mục đồng thổi sáo gọi trâu về, cánh cò trắng trao liệng xuống đồng, màu đỏ tía của ánh mặt trời…
- Thiên nhiên thanh bình, ấm áp dưới làn khói chiều mờ mờ ảo ảo, dưới bóng chiều đỏ tía của hoàng hôn, trong cuộc sống đoàn viên của mỗi gia đình từ thôn trước đến xóm sau.
- Không gian vừa rộng lớn bao la vừa gần gũi thân thương, nó được mở ra ở cả chiều rộng và chiều sâu.
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm lại 3 bài thơ.
- Nêu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước trong 3 bài thơ ấy.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Viết bài văn pbcn về qhđn qua 3 bài thơ.
- Xem trước bài văn biểu cảm về con người, sự vật.
Tuần 9.
Ngày dạy:
Tự chọn – Tiết 9:
Tập làm văn:
Hình ảnh người phụ nữ
trong ca dao dân ca và thơ ca trung đại.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: - Thấy được một cách toàn diện vẻ đẹp tâm hồn và nét đẹp nội tâm của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Có thái độ đúng đắn với họ cũng như thông cảm sâu sắc với số phận và cuộc đời của họ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bài soạn.
- HS: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
? Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước trong những bài thơ: Côn Sơn ca; Thiên trường vãn vọng; Qua đèo Ngang?
3. Bài mới:
? Trong ca dao em đã được học những câu ca dao nào có hình ảnh người phụ nữ ? Hãy đọc những câu ca dao ấy?
? Kể tên và đọc những bài thơ trong phần thơ ca trung đại có hình ảnh người phụ n
File đính kèm:
- GA tu cho Ngu van 7.doc