A.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giúp HS hiểu được mục đích ý nghĩa tầm quan trọng của chủ đề số 2 . Chủ đề số 2 “Ôn tập tiếng Việt ” có vai trò rất quan trọng trong chương trình học ngữ văn .
2. Kĩ năng
- Qua chủ đề số 2 này rèn cho HS có 1 kĩ năng sử dụng từ ngữ tiếng Việt hay, hiệu quả .
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho các em niềm say mê tìm hiểu khám phá tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ và sử dụng tốt từ ngữ khi nói, viết.
B.Chuẩn bị
- GV : soạn bài; tham khảo tư liệu.
- HS : Ôn tập phần Tiếng Việt .
25 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ Văn 8 năm học 2012- 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/11/2012
Ngày dạy: 24/11/2012
Tiết 13:
Chủ đề số 3 Ôn tập Tiếng Việt
(Từ tượng hỡnh, từ tượng thanh; từ ngữ địa phương và biệt ngữ xó hội)
A.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giúp HS hiểu được mục đích ý nghĩa tầm quan trọng của chủ đề số 2 . Chủ đề số 2 “Ôn tập tiếng Việt ” có vai trò rất quan trọng trong chương trình học ngữ văn .
2. Kĩ năng
- Qua chủ đề số 2 này rèn cho HS có 1 kĩ năng sử dụng từ ngữ tiếng Việt hay, hiệu quả .
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho các em niềm say mê tìm hiểu khám phá tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ và sử dụng tốt từ ngữ khi nói, viết.
B.Chuẩn bị
GV : soạn bài; tham khảo tư liệu.
HS : Ôn tập phần Tiếng Việt .
C./ Phương phỏp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương phỏp: nờu vấn đề,vấn đáp , thảo luận nhóm, thuyết trình.,phõn tớch, tổng hợp
2. Kỹ thuật dạy học:vận dụng kĩ thuật động não,viết sỏng tạo......
D. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp :
2. Kiểm tra: - GV kiểm tra SGK, vở ghi của HS.
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Bởi vậy để nắm chắc về vốn từ và ngữ pháp Tiếng Việt, cô sẽ hướng dẫn các em ôn tập bám sát những kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ đề này.
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
HĐ2: Giới thiệu chủ đề.
- .
- GV giới thiệu : Tên chủ đề bám sát số1; thời lượng của chủ đề ; nội dung kiến thức cần đạt của từng tiết .
- GV giới thiệu 1 số tài liệu để tham khảo chủ đế bám sát số 2.
HĐ3: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ đề.
? Tiếng Việt là một thứ tiếng như thế nào ?
- GV tích hợp với VB “Sự giầu và đẹp của tiếng Việt” để HS thấy được tiếng Việt rất hay và đẹp.
? Để tiếng Việt giầu và đẹp mỗi HS phải có ý thức sử dụng tiếng Việt như thế nào ?
GV giảng giải .
? Phần tiếng Việt có vai trò như thế nào trong bộ môn ngữ văn.
? Chủ đề “Ôn tập tiếng Việt’’ có ý nghĩa gì trong quá trình học ngữ văn.
- GV phân tích cụ thể để HS thấy rõ đợc mục đích ý nghĩa tầm quan trọng của chủ đề .
HĐ4: Đọc tham khảo các đoạn thơ hay.
- GV gọi HS đọc 1 số đoạn thơ tiêu biểu có sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh và biểu cảm.
- GV giới thiệu nét đặc sắc về nội dung của những đoạn thơ trên.
- GV chỉ ra cho HS thấy được cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh , gợi cảm . GV so sánh với việc sử dụng những tữ ngữ khác để thấy được tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ trên.
A. Giới thiệu chủ đề
1. Tên chủ đề :
“Ôn tập tiếng Việt”
2.Thời lượng :6 tiết
- Tiết 1: Mục đích ý nghĩa tầm quan trọng của chủ đề
- Tiết 2 : Ôn tập về từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Tiết 3: Ôn tập về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Tiết 4: Ôn tập về nghĩa của từ .
- Tiết 5: Ôn tập về trợ từ thán từ, tình thái từ .
- Tiết 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá chủ đề bám sát số 2 .
B. Mục đích ý nghĩa tầm quan trọng của chủ đề .
- Rèn luyện cho HS có một kĩ năng sử dụng đúng và hay từ tượng hình, từ tượng thanh; từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Giúp HS hiểu nghĩa của từ từ đó biết cách sử dụng từ đúng và hay các từ ngữ tiếng Việt.
- Hiểu và vận dụng tốt các trợ từ ,thán từ khi nói viết.
- Rèn luyện cho HS có kĩ năng sử dụng đúng và hay tiếng mẹ đẻ.
- Bồi dưỡng lòng say mê khám phá tìm hiểu các tác phẩm văn học.
C . Đọc tham khảo các đoạn thơ hay có sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh và biểu cảm .
“Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô .”
(Lưu Trọng Lư)
“Nhìn xuống sâu thung lũng
Nắng như rót mật vàng
Thác trắng tung dải lụa
Ngô xanh hai sườn non ”
(Thái Văn Vân)
4. Củng cố :
- GV nhấn mạnh mục đích ý nghĩa tầm quan trọng của chủ đề và khái quát tiết học.
5. Hướng dẫn :
- Nắm chắc mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ đề .
- Đọc tham khảo một số đọan văn sử dụng nhiều từ tượng hình, tượng thanh trong văn bản “Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm”.
- Tiết sau chuẩn bị tiếp chủ đề ôn tập Tiếng Việt.
*********************************************
Ngày soạn: 24/11/2012
Ngày dạy: 1/12/2012
Tiết 14:
Ôn tập về từ tượng hình, từ tượng thanh
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Ôn tập củng cố khắc sâu kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh.
HS biết cách sử dụng sáng tạo những từ tượng hình, từ tượng thanh khi nói viết.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng sử dụng từ tường hình, từ tượng thanh trong các bài tập làm văn tự sự sáng tạo.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho các em niềm say mê tìm hiểu khám phá tìm hiểu Tiếng Việt.
B.Chuẩn bị
GV : Đọc , tham khảo tài liệu tiếng Việt nâng cao. Bảng phụ.
HS : Ôn tập từ tượng hình, từ tượng thanh.
C./ Phương phỏp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương phỏp: nờu vấn đề,vấn đáp , thảo luận nhóm thuyết trình.,phõn tớch, tổng hợp
2. Kỹ thuật dạy học:vận dụng kĩ thuật động não,viết sỏng tạo......
D. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: - Nêu mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ đề bám sát số 2?
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
Để nắm chắc và hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em ôn tập.
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm, công dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình.
? Em hãy nêu đặc điểm công dụng của từ tượng hình.
? Cho ví dụ minh họa .
? Phân tích tác dụng của những từ từ tượng hình có trong ví dụ trên.
GV phân tích, giảng bình để thấy được tác dụng của những từ tượng hình trong câu thơ.
? Từ tượng thanh có đặc điểm công dụng gì .
? Lấy ví dụ minh họa.
? Phân tích tác dụng của những từ tượng thanh có trong ví dụ trên.
- GVphân tích.
HĐ3: Luyện tập.
* GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ.
- GV nhận xét sửa chữa .
* GV hướng dẫn HS viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm trong đó có sử dụng nhiều từ tượng hình và từ tượng thanh.
- GV nhận xét.
I. Đặc điểm công dụng của từ tượng hình , từ tượng thanh.
1.Từ tượng hình.
- Gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của người , vật, sự vật…
- Làm cho câu văn sinh động, giàu sức biểu cảm .
* Ví dụ:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
"Các từ tượng hình gợi hình ảnh một chú bé liên lạc nhỏ nhắn nhanh nhẹn, xinh xắn, hồn nhiên, tinh nghịch.
"Làm cho câu thơ sinh động giàu hình ảnh , giàu sức biểu cảm.
2. Từ tượng thanh
- Từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người có tác dụng làm cho câu văn sinh động giàu sức biểu cảm.
* Ví dụ:
“Chuông chiều mỗi mỗi coong coong giáng.
Mõ xã lâu lâu cốc cốc lềnh…”
… “Suối bắt đầu róc rách
Chim bắt đầu líu lo
Đất bắt đầu sinh nở
Trời bắt đầu non tơ.”
"Từ tượng thanh gợi âm thanh vang vọng, náo nhiệt, rộn ràng vui tươi. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, sinh động đầy sức sống.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (trắc nghiệm)
Câu 1.
Câu 2.
Câu 3.
Câu4.
Câu5.
2. Bài tập 2
Viết một đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm trong đó có sử dụng nhiều từ tượng hình và từ tượng thanh.
4. Củng cố :
? Theo em kiểu văn bản nào sử dụng nhiều từ tượng hình và tượng thanh . Vì sao lấy ví dụ minh họa.
à GV khái quát nội dung toàn bài.
5. Hướng dẫn :
- Tiếp tục sưu tầm các văn bản có nhiều từ tuợng hình , từ tượng thanh và phân tích tác dụng.
- Vân dụng từ tượng hình, từ tượng thanh vào bài viết tập làm văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. Làm đề 3 SGK.
Ngày soạn: 1/12/2012
Ngày dạy: 8/12/2012
Tuần9 Tiết 9: Chủ đề số 3 Ôn tập Tiếng Việt (tiếp)
Ôn tập về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Ôn tập củng cố khắc sâu kiến thức về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
HS biết cách sử dung sáng tạo những từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng sử dụng từ từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong các tình huống giao tiếp và viết bài tập làm văn .
3. Thái độ
Rèn ý thức tự tìm hiểu ; sưu tầmvà cảm nhận cái hay, cái đẹp của loại từ này.
B.Chuẩn bị :
GV : Đọc , tham khảo tài liệu tiếng Việt nâng cao.
HS : Ôn tập từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp : 8A 8B
2. Kiểm tra:
? Đọc đoạn văn có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh ?
- GV nhận xét - đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS..
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian: 2’.
Để nắm chắc và hiểu rõ hơn về đặc điểm, cách dùng của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em ôn tập.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
HĐ2: Tìm hiểu từ ngữ địa phương.
- Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được từ ngữ địa phương và hiểu rõ được nghĩa của nó.
- Phương pháp: Thảo luận.
- Thời gian: 10’.
GV giới thiệu vai trò tác dụng của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong cuộc sống trong giao tiếp và trong văn chương.
? Tìm những từ ngữ địa phương ở những nơi khác nhau mà em biết .
- GV cho 3 nhóm thi tìm từ địa phương.
- GV nhận xét kết quả tìm của 3 nhóm.
? Sưu tầm những bài thơ hoặc ca dao hò vè có sử dụng từ ngữ địa phương.
GV cho 3 nhóm thi tìm.
Đại diện của 3 nhóm đọc những bài thơ , ca dao ,hò vè, nhóm tìm được
GV cho HS phát hiện từ ngữ địa phương có trong những câu ca dao câu thơ đó .
HĐ3: Tìm hiểu biệt ngữ xã hội.
- Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được biệt ngữ xã hội và hiểu rõ được nghĩa của nó.
- Phương pháp: Vấn đáp,thảo luận.
- Thời gian: 8’.
? Tìm những từ ngữ mà tầng lớp nông dân thường dùng trong chăn nuôi trồng trọt.
? Tìm những từ ngữ mà tầng lớp HS hay dùng khi thi cử .
? Tìm những từ ngữ mà tầng lớp đen hay dùng .
- GV cho học sinh trao đổi thảo luận theo nhóm.
- GV nhận xét sửa chữa.
HĐ4: Luyện tập.
- Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết vào làm các dạng bài tập.
- Phương pháp: Tư duy, trình bày.
- Thời gian: 15’.
- GV hướng dẫn HS làm vào vở.
- GV nhận xét chung.
- GV hướng dẫn HS làm vào vở.
- GV nhận xét chung.
- GV hướng dẫn HS làm vào vở.
- GV nhận xét chung.
- GV hướng dẫn cách viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- GV nhận xét.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS làm bài.
- HS suy nghĩ làm bài.
- HS tìm và phân tích tác dụng từ ngữ địa phương.
- Cả lớp viết vào vở.
- HS đọc và chữa lỗi.
I. Từ ngữ địa phương
Cá lóc
Ghe
Vô
Mè
Heo
Răng
Rứa …
1. “Cau khô ăn với hạt bèo
Lấy chồng đò dọc ráo chèo hết ăn.”
2. “Nước lên lắp sắp bờ đình
Một trăm nuộc chạc em chung tình nộc mô.”
3. “Một trăm chiếc nốc chèo xuôi
Không có chiếc mô chèo ngược để ta gửi lời viếng thăm.”
"Hát ví dặm Nghệ Tĩnh.
II. Biệt ngữ xã hội
Nhà lão nuôi hai lái mỗi năm cũng được kha khá .
Ngâm mạ: “Ba sôi hai lạnh”
Nó quay phim thật siêu.
Màn hình nhỏ quá nên cũng khó đọc.
Chạy.
Tẩu.
Đại ca .
Đầu mấu .
III. Luyện tập
Bài tập 1:
Các từ đồng nghĩa “Cọp , khái , hổ” từ nào là từ địa phương , tư nào là từ toàn dân? Vì sao?
Bài tập 2: Dựa vào văn cảnh, hãy xác định các từ toàn dân tương ứng với những từ địa phương trong trường hợp sau đây:
“ Chị em du như bù nước lã’’
Bài tập 3: Cho đoạn thơ:
“ Ai vô Thành phố
Hồ Chí Minh
Rực rỡ tên vàng”
Tìm và nêu rõ tác dụng của từ ngữ địa phương mà tác giả sử dụng.
Bài tập 4:
Viết một đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
4. Củng cố :
? Theo em những trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
- GV khái quát toàn bài .
5. Hướng dẫn:
- Làm hoàn thiện các bài tập trên.
- Tiếp tục sưu tầm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Ôn tập phần tiếng Việt .
- Tiết sau tiếp tục thực hiện chủ đề ôn tập số 2.
************************************************************************
Ngày soạn: 20/10/2011
Ngày dạy: 29/10/2011
Tuần 10. Tiết 10: Chủ đề số 2: Ôn tập Tiếng Việt (tiếp)
Ôn tập về nghĩa của từ
A. Mục tiêu
- Củng cố, ôn tập giúp HS hiểu và nắm chắc các cấp độ khái quát nghĩa của từ.
- Biết vận dụng từ ngữ chính xác và hay vào các bài tập làm văn, cũng như trong giao tiếp hàng ngày.
- Phát triển và phong phú hóa vốn từ cho HS.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ khi nói viết.
B. Chuẩn bị:
- GV: Đọc tài liệu cuốn từ vựng ngữ nghĩa ; soạn bài; Bảng phụ.
- HS : Ôn tập về nghĩa của từ .
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp : 8A 8B
2. Kiểm tra:
? Trình bày đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS..
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian: 2’.
Để nắm chắc và hiểu rõ hơn về trường từ vựng, cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em luyện 1 số bài tập trắc nghiệm và tự luận.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
HĐ2: Bài tập trắc nghiệm.
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu và làm đúng các bài tập dạng trắc nghiệm..
- Phương pháp: Tư duy, trình bày. thảo luận.
- Thời gian: 10’.
GV giới thiệu và đưa bài tập trên bảng phụ.
GV gợi dẫn .
Nhận xét sửa chữa .
? Theo em các từ : Học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, giáo vụ, bàn , ghế, sách vở …đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ nào ? giải thích ?
GV nhận xét sửa chữa.
? Sự sắp sếp các nhóm từ như sau đúng hay sai ? Vì sao?
GV nhận xét sửa chữa.
? Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ sau “…ngập ngừng , e sợ, rụt rè” (Trích văn bản : Tôi đi học).
- GV nhận xét bổ sung.
HĐ2: Bài tập tự luận.
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách viết đoạn văn về trường từ vựng.
- Phương pháp: Tư duy, trình bày. thảo luận.
- Thời gian: 13’.
GV hướng dẫn HS viết đoạn văn có sử dụng trường từ vựng chỉ phẩm chất nhân cách con người.
- GV nhận xét.
- HS đọc bài tập 1 trên bảng phụ.
- HS lên bảng phụ làm .
- HS trao đổi thảo luận theo 3 nhóm.
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Suy nghĩ phát hiện, tìm phương án đúng .
- HS giải thích.
- HS thảo luận nhanh trong bàn và trình bày trước lớp.
- Cả lớp viết vào vở .
- Đọc, chữa lỗi.
I. Bài tập trắc nghiệm
Bài tập 1:
Khi nào 1 từ được coi là có nghĩa rộng?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác.
B. Khi từ ngữ có cách phát âm giống nhâu với một số từ ngữ khác.
C. Khi phạm vi của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ .
D. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của 1 số từ ngữ khác.
Bài tâp 2
Những từ : Học sinh, giáo viên, vở bút…đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ nhà trường.
Bài 3
a. Đồ dùng gia đình : gường, tủ, xe đạp đài , loa, tàu .
b. Đất nước: Núi, sông , con cháu, biên giới, quốc kì.
c. Hoa: Hoa lan, đào, hoa tay, hoa mắt, hoa bưởi.
(Cách sắp xếp như trên là sai.)
Bài 4
Thể hiện cảm giác của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học.
II. Bài tập tự luận
Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng trường từ vựng về phẩm chất nhân cách con người.
* Yêu cầu :
+ Đoạn văn có sử dụng những từ ngữ nói về trường từ vựng “phẩm chất nhân cách con người” . Ví dụ như : Đảm đang, chăm chỉ, cần cù, hiền lành, chịu khó …..
+ Ví dụ:
“Mẹ tôi là một phụ nữ đảm đang tháo vát. Một mình mẹ lo toan mọi công việc trong gia đình. Bố công tác xa, thế là mẹ gánh vác luôn công việc của người đàn ông trụ cột của gia đình. Với đức cần cù chịu khó, chịu khổ …..”
4. Củng cố :
? Khi nào từ được coi là có nghĩa hẹp .
? Khi nào từ được coi là có nghĩa rộng.
à GV khái quát nội dung toàn bài.
5. Hướng dẫn :
- Hoàn thiện các bài tập trên.
- Làm một số đề sách bài tập .
- Tiết sau tiếp tục ôn tập Tiếng Việt.
Ngày soạn: 25/10/2011
Ngày dạy: 5/11/2011
Tuần 11. Tiết 11: Chủ đề số 2: Ôn tập Tiếng Việt (tiếp)
Ôn tập về trợ từ , thán từ , tình thái từ
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Ôn tập củng cố khắc sâu kiến thức và nâng cao kiến thức về trợ từ, thán từ, tình thái từ.
- HS biết cách sử dụng sáng tạo những trợ từ , thán từ , tình thái từ khi nói, viết.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng trợ từ , thán từ ; tình thái từ trong các bài tập làm văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho các em lòng ham mê học tập, tìm hiểu khám phá Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị.
- GV : Đọc , tham khảo tài liệu tiếng Việt nâng cao ; Máy chiếu.
- HS : Ôn tập trợ từ , thán từ ; tình thái từ .
C. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp : 8A 8B
2. Kiểm tra:
? Trình bày đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng trường từ vựng về phẩm chất nhân cách con người ?
- HS trình bày, GV nhận xét – cho điểm.
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS..
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian: 2’.
Hôm nay cô sẽ tiếp tục hướng dẫn các em ôn tập về trợ từ, thán từ, tình thái từ để các em hiểu rõ hơn về từ ngữ Tiếng Việt.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
HĐ2: Làm bài tập về trợ từ, thán từ.
- Mục tiêu: Giúp HS tư duy làm bài.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.
- Thời gian: 20’.
- GV cho học sinh đọc bài tập 1 trên máy chiếu.
? Nêu yêu cầu của bài tập.
- GV gợi dẫn.
- GV thu bài của 1 số học sinh và nhận xét trên máy chiếu.
? Tìm và xác định nghĩa của trợ từ trong các câu trên .
- GV nhận xét, bổ sung.
? Đặt câu với các trợ từ .
- GV nhận xét.
GV cho học sinh thảo luận theo 6 nhóm mỗi nhóm thảo luận một câu và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.
GV thu phiếu và cho học sinh nhận xét kết quả thảo luận của 6 nhóm trên máy chiếu.
HĐ3: Làm bài tập về tình thái từ.
- Mục tiêu: Giúp HS tư duy làm bài.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Thời gian: 13’.
- GV đọc bài tập.
- GV nhận xét bổ sung.
GV hướng dẫn cả lớp viết đoạn văn có sử dụng trợ từ thán từ ; tình thái từ phù hợp.
GV thu bài của một số em và nhận xét trên máy chiếu.
- Cả lớp làm vào vở .
- 1 học sinh lựa chọn phương án.
- Nhận xét bài làm trên máy chiếu.
- HS đọc bài tập 2.
- HS xác định trợ từ và giải thích ý nghĩa các trợ từ .
HS làm miệng.
- HS thảo luận nhóm.
- Trình bày.
- Nhận xét.
- HS đọc bài tập trên máy chiếu.
- HS suy nghĩ, trình bày miệng .
- HS viết đạn văn ra giấy.
I. Bài tập về trợ từ , thán từ
Bài tập 1. Tìm trợ từ trong các câu sau đây:
a. Những là rày ước mai ao.
b. Cái bạn này hay thật.
c. Mà bạn cứ nói mãi điều mà tôi không thích làm gì vậy.
d. Đích thị là Lan được điểm 10.
e. Có thế tôi mới tin mọi người .
Bài tập 2. Tìm và xác định nghĩa các trợ từ.
Nó hát những mấy bài liền .
Chính các bạn đã giúp đỡ Lan học tập tốt.
Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.
Ngay cả bản thân , nó cũng ít tâm sự.
Anh tôi toàn những lo là lo.
Bài tập 3.
Eo ơi ! nước gì mà bẩn thế này.
Trời ơi ! sao nó lại dám nói hỗn với cả bà nội.
Chết thật , chuyện như thế mà nó chẳng cho ai biết gì cả.
Bài tập 4.
Những thán từ sâu đây bộc lộ cảm xúc gì.
“Con sông trên mặt nước
Con sóng dưới lòng sâu
Ôi con sông nhớ bờ !
Ngày đêm không ngủ được”
(Xuân Quỳnh)
“ Ô kìa ! cô bé nói hay sao
Nhà của tôi ai lại hỏi chào.”
( Tố Hữu)
“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa”
( Tố Hữu)
II. Bài tập về tình thái từ
Bài tập 1. Từ “vậy” trong các trường hợp sau đây có gì đặc biệt.
Anh bảo sao thì tôi nghê vậy.
Không ai hát thì tôi hát vậy.
Bạn Lan hát vậy là đạt yêu cầu.
Bài tập 2.
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng trợ từ thán từ ; tình thái từ sao cho phù hợp.
4. Củng cố :
? So sánh sự giống và khác nhau giữa trợ từ, thán từ và tình thái từ ?
- GV khái quát chung toàn bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn tập trợ từ thán từ, tình thái từ .
- Vận dụng các loại từ này vào viết tập làm văn và hoạt động giao tiếp.
- Chuẩn bị tiếp tiết sau tổng kết chủ đề ôn tập số 2.
************************************************************
Ngày soạn: 18/12/2012
Ngày dạy: 22/12/2012
Tiết 18:
Tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá chủ đề số 3
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giúp HS tổng kết, rút kinh nghiệm đánh giá chủ đề bám sát số 2 “ Ôn tập tiếng Việt”. Học sinh tổng kết những nội dung của chủ đề và đúc rút bài học cho bản thân.
- HS nắm chắc và sử dụng tốt từ tượng hình , từ tượng thanh, từ địa phương và biệt ngữ xã hội , các trợ từ thán từ; Học sinh hiểu được nghĩa của từ để sử dụng trong quá trình giao tiếp cũng như tạo lập văn bản. Qua chủ đề này HS có được kĩ năng sử dụng đúng và sáng tạo từ tiếng Việt.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ tiếng Việt . Bồi dưỡng lòng say mê khám phá các tác phẩm văn học.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho các em lòng ham mê học tập, tìm hiểu khám phá Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị
- GV : Nghiên cứu tài liệu. Soạn bài .
- HS : Tổng kết chủ đề .
C. Các hoạt động dạy – học
1. Tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp : 8A 8B
2. Kiểm tra:
? Trình bày đoạn văn đã luyện tập ở tiết trước ?
- GV nhận xét – sửa chữa – cho điểm.
3. Bài mới:
ở những tiết trước các em đã được ôn tập nhiều kiến thức về Tiếng Việt. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tổng kết chủ đề và rút kinh nghiệm qua chủ đề số 2 này.
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
* GV dẫn dắt hướng dẫn HS tổng kết chủ đề số 2 “ Ôn tập tiếng Việt”
? Qua chủ đề bám sát số 3 “ Ôn tập tiếng Việt” ” em học tập được những gì .
GV khái quát diễn giảng những nội dung thu hoạch qua chủ đề.
? Chủ đề bám sát số 3 này đã rèn luyện cho các em những kĩ năng gì .
GV nhấn mạnh những kĩ năng đạt được sau chủ đề.
? Vậy bài học rút ra từ chủ đề này là gì
HS nêu bài học rút ra sau khi học chủ đề.
GV diễn giảng nhấn mạnh ý chính rút ra bài học qua chủ đề….
- Giáo viên liên hệ , tích hợp với tập làm văn …
Phần I : Tổng kết rút kinh nghiệm và bài học rút ra sau khi học chủ đề bám sát số 3:
“Ôn tập tiếng Việt”
- Chủ đề “Ôn tập tiếng Việt” là 1 chủ đề bám sát rất thiết thực phù hợp với đối tượng HS ; phù hợp với yêu cầu thực tế HS rất yếu về kĩ năng sử dụng từ ngữ tiếng việt.
- Chủ đề này đã rèn cho các em có 1 kĩ năng, sử dụng đúng và hay từ tượng hình , từ tượng thanh ; biết vận dụng đúng lúc đúng chỗ từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Học sinh biết sử dụng các trợ từ , thán từ , tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp và khi tạo lập các văn bản.
- Chủ đề này cũng bồi dưỡng cho các em lòng say mê yêu thích tiếng mẹ đẻ . Từ đó các em sẽ có hứng thú khám phá tác phẩm văn học.
Bài học rút ra qua chủ đề :
+ Muốn đạt hiệu quả cao trong giao tiếp cũng như viết tốt các bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm , thuyết minh hay nghị luận… cần phải hiểu đúng nghĩa của từ và biết sử dụng tốt các từ tượng hình từ tượng thanh các trợ từ thán từ …
+Chịu khó đọc tham khảo; chịu khó rèn luyện tập nói, tập viết nhiều sẽ có kĩ năng viết tốt các bài văn theo thể loại .
- Từ ngữ tiếng việt rất hay và đẹp.Từ ngữ tiếng việt sẽ hay và đẹp hơn khi ta biết và sử dụng đúng nghĩa, đúng nội dung và phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
* Kiểm tra tổng kết chủ đề bám sát số 3
I. Đề bài
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Trong những từ sau đây từ nào không phải là từ tượng hình?
A. Lom khom C. Rì rào
B. Lác đác D. Liêu xiêu
Câu 2: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng nhiều trong các kiểu văn bản nào?
A. Tự sự và nghị luận. C. Miêu tả và nghị luận
B. Tự sự và miêu tả. D.Thuyết minh và biểu cảm.
Câu 3: Từ “Chao ôi” trong câu văn “Chao ôi! đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố….ta thương” ( trích lão Hạc) bộc lộ cảm xúc gì của nhà văn?
A. Than thở vì xúc động mạnh. C. Than thở vì tuyệt vọng.
B. Than thở vì bất lực. D. Cả A, B,C đều sai.
Câu 4: Khi sử dụng tình thái từ cần phải chú ý đièu gì ?
A. Tính địa phương.
B. Không được sử dụng biệt ngữ .
C. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
D. Phải có sự kết hợp với cá trợ từ.
B. Phần tự luận:
Viết một đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm với chủ đề “Ngày nhà giáo Việt Nam” trong đó có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh; trợ từ, thán từ và tình thái từ phù hợp.
II. Đáp án
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
C
B
A
C
B. Phần tự luận:
- HS viết được một đoạn văn khoảng 5- 7 dũng, kể theo đề tài cho trước, trong đú cú sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh; trợ từ, thán từ và tình thái một cỏch phự hợp.
- Yờu cầu cỏc cõu văn phải đỳng ngữ phỏp,cú sự liờn kết và cựng diễn đạt một chủ đề.
- - Tuỳ theo mức độ trong bài làm của HS để GV cho điểm
4. Củng cố:
- GV thu bài kiểm tra.
- GV nhận xét, khái quát nội dung tiết học
5. Hướng
File đính kèm:
- tu chon van 8.doc