Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 Trường THCS Bạch Đích Yên Minh Hà Giang

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Củng cố kiến thức cho HS về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng sử dụng cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong khi nói, viết.

 3.Thái độ:

 - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.

 - HS: Ôn tập cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

III. Các hoạt động dạy và học:

 1. Kiểm tra:

 2. Bài mới:

 

doc104 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3525 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 Trường THCS Bạch Đích Yên Minh Hà Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--&--&--&--&--&-- Ngày soạn: / / 2012. Lớp 8A: Ngày dạy: / / 2012 Sĩ số: 27 - vắng.......... Lớp 8B: Ngày dạy: / / 2012 Sĩ số: 27 - vắng.......... Tiết 1: BÀI TẬP VỀ CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ. I. Mục tiêu: Kiến thức: - Củng cố kiến thức cho HS về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong khi nói, viết. 3.Thái độ: - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt. II. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: tìm hiểu về cấp độ khái quát. ? Thế nào à từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? Suy nghĩ trả lời I. Lý thuyết. - Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn) hoặc hẹp hơn( ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác: + Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Ví dụ: Từ chó được coi là nghĩa rộng so với các từ: Chó săn, chó sói, chó ngao... + Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Ví dụ: Từ chó được coi là nghĩa hẹp vì từ chó cũng như các từ mèo, trâu, bò, ngựa... đều được bao hàm ttrong phạm vi nghĩ của từ gia súc. + Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. Ví dụ: Từ chó vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp. Hoạt động 2: HD tìm hiểu các bài tập. ? Tìm từ ngữ có nghĩa rộng bao hàm theo các nhóm từ ngữ sau đây: a. Lúa, ngô, khoai, sắn. b. Su hào, bắp cải, xà lách, cải. c. Thịt, cá, rau, nước mắm. ? Tìm các từ ngữ có nghĩa rộng hơn và sắp xếp theo cấp độ mở rộng dần đối với các từ ngữ sau đây: a. Áo lót b. Bàn trà. c. Ăn. d. Đi ? Tìm các động từ có cùng phạm vi nghĩa về hoạt động của đối tượng trong các trường hợp sau: a. Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.(Thanh Tịnh). b. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc...( Thanh Tịnh). ? Tìm những từ có nghĩa rộng hơn và nghĩa hẹp hơn các từ ngữ sau rồi thể hiện bằng sơ đồ. Học tập. Cờ. Giáo viên. Truyện dân gian. Suy nghĩ làm bài Suy nghĩ làm bài Suy nghĩ làm bài Suy nghĩ làm bài II. Bài tập. Bài tập 1. a. Lương thực. b. Rau. c. Thực phẩm. Bài tập 2. a. áo lót-> áo-> y phục ( quần áo) -> đồ vật -> Sự vật. b. Bàn trà -> bàn ->.... c. Ăn -> ăn uống -> sinh hoạt.... d. Đi -> dời chỗ ->... Bài tập 3. a. Liệng, bay.... b. Viết, đánh vần, đọc... Bài tập 4. a. lao động học tập viết chính tả làm toán làm văn b. Thể thao cờ Cờ gánh cờ tướng cờ vua c. viên chức giáo viên thầy giáo cô giáo d. văn học dân gian truyện dân gian cổ tích thần thoại truyện cười 3. Củng cố: ? Thế nào là Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? 4. Dặn dò: ? Xem lại bài trường từ vựng. --&--&--&--&--&-- Ngày soạn: / / 2012. Lớp 8A: Ngày dạy: / / 2012 Sĩ số: 27 - vắng.......... Lớp 8B: Ngày dạy: / / 2012 Sĩ số: 27 - vắng.......... Tiết 2: BÀI TẬP TÍNH THỐNG NHẤT CHỦ ĐỀ TRONG VĂN BẢN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp hs củng cố lại các kiến thức cơ bản về phần lý thuyết đã học ở tiết chính thức, khả năng ứng dụng lí thuyết vào văn bản nói, viết. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập, kĩ năng viết văn bản. 3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của chủ đề trong văn bản từ đó có ý thức học tập tốt khi viết bất kì một văn bản nào. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, câu hỏi thảo luận. - HS: Xem lại phần lí thuyết đã học, các bài tập ở sách bài tập 8. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: ? Thế nào là chủ đề của văn bản? ? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để bảo đảm tính thống nhất đó? 2. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu về chủ đề văn bản. GV cho hs đọc văn bản “Trong lòng mẹ” ?Văn bản này nói lên chủ đề gì? ? Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? Có mấy đối tượng? ?Dựa vào những chi tiết nào đó nói lên điều đó? ?Tìm các từ ngữ, câu dùng để duy trì đối tượng trong văn bản. ?Văn bản này đó thống nhất chủ đề hay chưa? Thế nào là thống nhất chủ đề trong văn bản? HS đọc văn bản. - Chủ đề là đối tượng, sự việc chính trong văn bản. - Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là mọi sự vật sự việc diễn ra đều xoay quanh chủ đề đó xác định không lạc sang chủ đề khác. - Để bảo đảm tính thống nhất trong văn bản cần chú ý: nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại. Nói lên niềm thương nhớ mẹ của chú bé Hồng. Bé Hồng .Có 3 đối tượng. Nghĩ về mẹ, nhớ mẹ, khóc ròng khi người cô châm chọc và nhục mạ mẹ và những cảm giác sung sướng hạnh phúc khi gần mẹ. - Nhưng đời nào lòng thương yêu mẹ tôi lại bị….. - Gương mặt mẹ tôi…hay tại bỗng được gặp ôm ấp lại cái hình hài máu mủ…. Văn bản đó thể hiện được tính thống nhất cao. Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là mọi sự vật sự việc diễn ra đều xoay quanh chủ đề đó xác định không lạc sang chủ đề khác. - Nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại I. Đọc và tìm hiểu về chủ đề văn bản. Hoạt động 2: HD tìm hiểu các bài tập. Nhận xét tính thống nhất chủ đề của văn bản: Khởi nghĩa Nông Văn Vân. a. Văn bản viết về đối tượng nào? b. Trong văn bản người viết trình bày mấy nd? c. Chủ đề của văn bản là gì? d. Các nd trong vb đã thống nhất với chủ đề chưa? Vì sao? e. Tìm các từ ngữ, câu thể hiện chủ đề của văn bản? Quan sát vb- trả lời câu hỏi II. Bài tập. a. KN Nông Văn Vân. b. VB gthiệu nd: - Gthiệu về NV. - Nguyên nhân cuộc KN. - Diễn biến cuộc KN. - Kquả cuộc KN. c. Chủ đề: ý thức đấu tranh chống triều đình nhà nguyễn của người tày TK XIX. d. Các nd trong vb rất thống nhất. e. Các từ ngữ thể hiện chủ đề của vb: nổi dậy, KN, đàn áp, tấn công, bao vây, chết, dập tắt. 3. Củng cố: ? Thế nào là chủ đề trong văn bản? ?Làm thế nào để bảo đảm tính thống nhất trong văn bản? 4. Dặn dò: - về nhà xem lại bài. - Đọc lại truyện cuộc chia tay của những con búp bê và tìm tính thống nhất về chủ đề của văn bản. - Soạn bài mới "Trong lòng mẹ". đọc thật kĩ văn bản chú ý cách xây dựng từ xưng hô và những tình cảm mãnh liệt mà đứa con dành cho mẹ. _________________________________________________ --&--&--&--&--&-- Ngày soạn: / / 2012. Lớp 8A: Ngày dạy: / / 2012 Sĩ số: 27 - vắng.......... Lớp 8B: Ngày dạy: / / 2012 Sĩ số: 27 - vắng.......... Tiết 3: ÔN TẬP VỀ TỪ TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: Kiến thức: - Ôn tập lại các kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. 3.Thái độ: - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt. II. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: Không 2. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: HD tìm hiểu chung. ? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? ? Các từ lúa, hoa, bà có nghĩa rộng đối với từ nào và có nghĩa hẹp đối với từ nào? ? Thế nào là trường từ vựng? Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp? - nghĩ, nhìn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trông, thấy, túm, nắm, húc, đá, đạp, đi, chạy, đứng, ngồi, cúi ,suy nghĩ, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm,... Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời I. Tìm hiểu chung. 1. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. * Lúa: - Có nghĩa rộng đối với các từ : lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám... - Có nghĩa hẹp đối với các từ : lương thực, thực vật,... * Hoa: - Có nghĩa rộng đối với các từ : hoa hồng, hoa lan,... - Có nghĩa hẹp đối với các từ : thực vật, cây cảnh, cây cối,.. * Bà: - Có nghĩa rộng đối với các từ : bà nội, bà ngoại,... - Có nghĩa hẹp đối với các từ : người già, phụ nữ, người ruột thịt,... 2. Trường từ vựng. * Các từ đều nằm trong TTV chỉ hoạt động của con người. Chia ra các TTV nhỏ: - Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm, phân tích, tổng hợp,... - Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi,... - Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: + Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,... + Hoạt động của đầu: húc, đội,... + Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,... - Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,... - Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,... HĐ 2: HD làm bài tập. Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh? Chọn 1 số bài viết hay y/c hs đọc - Gv nhận xét- bổ sung Phát biểu cảm nghĩ cho đề bài Viết bài Đọc bài mẫu Đọc bài viết II. Bài tập. HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài. * Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn “Tôi đi học” và cảm xúc của mình khi đọc truyện. b. Thân bài: - Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn và cảm xúc của nv “tôi”. - Phân tích dòng cảm xúc của nv “tôi” và phát biểu cảm nghĩ: + Không gian trên con đường làng đến trường được cảm nhận có nhiều khác lạ. Cảm giác thích thú vì hôm nay tôi đi học. + Cảm giác trang trọng và đứng đắn của “tôi”: đi học là được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, khác hẳn với đi chơi, đi thả diều. + Cảm nhận của nhân vật “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian của ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm khiến các cậu cùng chung cảm giác choáng ngợp. + Hình ảnh ông đốc hiền từ nhân hậu và nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải xa mẹ khiến các cậu khi nghe đến gọi tên không khỏi giật mình và lúng túng. + Khi vào lớp “tôi” cảm nhận một cách tự nhiên không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ hòa trộn kỉ niệm và mơ ước tương lai như cánh chim sẽ được bay vào bầu trời cao rộng. - Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người. Giọng kể của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm. - Chất thơ lan tỏa trong mạch văn, trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc họa tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu chuyện. c. Kết bài: Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoặc nêu những cảm nghĩ về nhân vật “tôi” trong sự liên hệ với bản thân). * Viết bài: a. Mở bài: “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường...”. Những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện vẫn đầy ắp trong tâm trí ta những nét thơ ngây đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. b. Thân bài: c. Kết bài: Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỉ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động. * Đọc bài viết: 3. Củng cố: - Nhận xét, đánh giá giờ học. 4. Dặn dò: - Học bài, chuẩn bị ôn tập Trong lòng mẹ... ____________________________________________ --&--&--&--&--&-- Ngày soạn: / / 2012. Lớp 8A: Ngày dạy: / / 2012 Sĩ số: 27 - vắng.......... Lớp 8B: Ngày dạy: / / 2012 Sĩ số: 27 - vắng.......... Tiết 4: Chñ ®Ò - Bè côc cña v¨n b¶n I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được chủ đề là gì ? Phân biệt được với chuyện, đại ý và chủ đề. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng thâu tóm nội dung văn bản thông qua tìm hiểu chủ đề văn bản. - Vận dụng lý thuyết để làm bài tập. 3.Thái độ: - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt. II. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs 2. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: HD tìm hiểu chủ đề. - Em hãy nhắc lại thế nào là chủ đề? - Cho biết sự khác biệt giữa truyện với chủ đề? - Đại ý là gì? - Thế nào là đa chủ đề? Thế nào là tính thống nhất của chủ đề? Nhắc lại kiến thức Nêu suy nghĩ Nêu suy nghĩ I. Chủ đề : 1. Chủ đề là gì? Là đề tài chính và đối tượng mà văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản. VD: Chủ đề của vb “Tôi đi học” là những kỹ niệm mơn man, trong sáng, đẹp đẽ của nhân vật Tôi trong ngày đầu tiên đến trường. 2. Chuyện với chủ đề. - Không được lầm lẫn giữa chuyện với chủ đề VD: “Buổi học cuối cùng” - Đô đê- Tác giả kể chuyện : Em bé Phrăng kể lại chuyện buổi dạy học cuối cùng của thấy Ha –men ở vùng An- dát của nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Chủ đề của truyện đó là : nỗi đau của nhân dân dưới ách thống trị của ngoại bang; biết yêu tiếng mẹ đẻ là yêu nước; biết giữ lấy tiếng nói của dân tộc mình là nắm được chìa khoá để giải phóng, để giành lại tự do. 3. Đại ý: Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện. Một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình thành được chủ đề. Cần phân biệt đại ý với chủ đề. VD: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan - 4 câu thơ đầu, đại ý là tả cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà. - 4 câu thơ cuối (2 câu luận + 2 câu kết) ; nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ (đại ý) => Chủ đề: tâm trạng buồn, cô đơn của li khách khi bước tới Đèo Ngang trong ngày tàn. 4. Đa chủ đề: một tác phẩm có thể chỉ có một chủ đề. Một tác phẩm cũng có thể có nhiều chủ đề (đa chủ đề) VD: Bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) rút trong “Nhật kí trong tù” có chủ đề tình yêu trăng (thiên nhiên) và phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. 5. Tính thống nhất của chủ đề. Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn, các tình tiết.. là xương thịt của tác phẩm, thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện. Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản thì khó hình dung được chủ đề, tính tư tưởng của tác phẩm. Các chi tiết bộ phận của tác phẩm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ đề. Tựa như nền, móng, cột kèo, xà, tường, nóc, ngói, tranh… hợp thành mới ra cái nhà. VD: Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, từ nhan đề đến cốt truyện, các tình tiết đều mang tính liên kết khá chặt chẽ: - Thuỷ và Thành đau khổ khóc suốt đêm - Sáng sớm Thành đau buồn đi ra vườn ngồi một mình, thì em gái theo ra. - Hai anh em chia đồ chơi - Thành dẫn Thuỷ về trường cũ, chào giã biệt cô giáo Tâm và các bạn lớp 4B. - Trước lúc lên xe, Thuỷ để lại cho anh trai cả hai con búp bê…. Thành nhìn theo bóng em gái rối khóc. => Qua đó, ta rút ra chủ đề của truyện là: - Sự đau khổ của tuổi thơ trước bi kịch gia đình (cha mẹ bỏ nhau) - Tình thương yêu của anh em, của bè bạn trong bi kịch gia đình. HĐ 2: HD làm bài tập. Phân tích bố cục bài Rừng cọ..? - Nêu xuất xứ, chủ đề văn bản “ Tôi đi học”? - Tính thống nhất của chủ đề ...? Nêu suy nghĩ Nêu suy nghĩ Phân tích bố cục Nêu xuất xứ, chủ đề Trả lời II. Bài tập. Bài 1: 1. Phân tích bố cục bài “Rừng cọ quê tôi” (trang 13 –sách ngữ văn 8) 2. Giới thiệu hai câu văn biểu cảm trực tiếp 3. Chủ đề văn bản “Rừng cọ quê tôi” là gì? *Gợi ý: Đây là một văn bản biểu cảm rất đặc sắc Phần I: Câu mở đầu tác giả tự hào giới thiệu cảnh “rừng cọ trập trùng”, là vẻ đẹp của sông Thao quê tôi không có nơi nào đẹp bằng Phần II: gồm 3 đoạn văn tả cây cọ, rừng cọ và lợi ích của nó +Đoạn 1: tả cụ thể cây cọ: thân cao vút thẳng, rất dẻo dai “gió bão không thể quật ngã”. Búp cọ “như thanh kiếm sắc vung lên”. Cây non… “lá đã xoà sát mặt đất”. Lá cọ tròn xoe “như một rừng tay vẫy”. Rừng cọ là nơi trú ngụ ca hót của đàn chim khi mùa xuân về. Tất cả các chi tiết : thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ, rừng cọ mùa xuân, đều thể hiện rừng cọ rất đẹp, cây cọ có một sức sống vô cùng mạnh mẽ. + Đoạn 2: Nói rừng cọ với tuổi thơ tác giả. Tâm hồn tác giả đã gắn bó thiết tha với rừng cọ. Căn nhà “núp dưới rừng cọ”. Ngôi trường “khuất trong rừng cọ”. Con đường đi học “đi trong rừng cọ”. Ngày nắng, ngày mưa có bóng cọ chở che. + Đoạn 3: Rừng cọ gắn bó với đời sống vật chất của người dân sông Thao. Cha làm chổi cọ, mẹ lấy móm lá cọ đựng hạt giống. Chị đan lá cọ, làm mành cọ, lán cọ để xuất khẩu. Trẻ chăn trâu nhặt trái cọ đem về om, “ăn vừa béo vừa bùi” - Phần 3, tác giả nhắc lại câu hát: “cơm nắm lá cọ là người sông Thao”, rồi khẳng định một tình yêu thuỷ chung của người sông Thao: “đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình” 2. Có hai câu văn biểu cảm trực tiếp nói lên tình cảm của tác giả, của người sông Thao đối với rừng cọ quê nhà - Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng - Người sông Thao đi đâu, rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình 3. Chủ đề “rừng cọ” quê tôi là gì? - Rừng cọ là vẻ đẹp của vùng sông Thao - Tình yêu mến quê nhà của người sông Thao. *Bài 2: Hãy nêu xuất xứ, chủ đề của truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh? Hãy chỉ ra tính thống nhất về chủ đề của văn bản đó? Gợi ý 1. Xuất xứ, chủ đề Truyện “Tôi đi học” như một trang hồi kí ghi lại những hoài niệm, kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường, truyện được in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941 2. Tính thống nhất về chủ đề của truyện “Tôi đi học” Truyện ngắn “tôi đi học” gồm có các chi tiết, tình tiết diễn tả tâm trạng của chú bé (nhân vật “tôi”) trong buổi tựu trường. - Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi tren con đường làng dài và hẹp trong một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Lòng tôi “có sự đổi thay lớn”… nên tôi thấy cảnh vật thân quen trở nên “lạ” - Thấy các bạn nhỏ cầm sách vở, bút, thước… tôi rất “thèm” và đòi mẹ đưa bút thước cho cầm thử để thử sức mình. - Thấy trường làng Mĩ Lí oai nghiêm như đình làng Hoà Ấp, đông đặc cả người, ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mạt vui tươi sáng sủa. Lòng tôi “đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Học trò mới “thèm vụng và ước ao thầm”… được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy đề khỏi “rụt rè” trong cảnh lạ - Nghe tiếng trống trường dội vang, nghe ông đốc đọc tên, các học sinh mới đều khóc, còn tôi cũng nức nở theo. Nghe gọi đến tên minh, tôi “giật mình và lúng túng”, quên cả mẹ đang đứng sau. Khi thấy giáo trẻ dẫn vào lớp, tôi cảm thấy “trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”. - Vào ngồi trong lớp, tôi thấy một mùi hương lạ xông lên; tôi bâng khuâng ngắm nhìn xung quanh, nhìn bạn… rồi vòng tay lên bàn, nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc bài tập viết: “Tôi đi học” => Các chi tiết trên không chỉ thể hiện diễn biến sự việc, cảnh vật và tâm trạng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường mà còn gắn kết với nhau trong một thời gian (buồi sớm đầy sương thu và gió lạnh), trong ba không gian: con đường làng dài và hẹp, sân trường làng Mĩ Lí, phòng học lớp Năm. Cảnh vật và tâm trạng đều diễn biến, hoà quyện, không thừa. Ví dụ con chim nhỏ đậu trên cửa sổ lớp học rồi vụt cách bay đi. Qua đó ta thấy tính thống nhất của chủ đề truyện “tôi đi học”: tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng, tình cảm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ trong buổi tựu trường (đầu tiên của đời mình) HĐ 2: HD tìm hiểu bố cục của văn bản. Suy nghĩ trả lời III. Bố cục của văn bản. 1. Ghi nhớ : ( sgk) a. Văn miêu tả: - Mở bài: giới thiệu chung về ấn tượng cảm xúc đối với cảnh vật - Thân bài: tả từng phiên cảnh cụ thể, tả khái quát toàn cảnh - Kết bài: nêu cảm xúc, ý nghĩ b. Văn tự sự: - Mở bài: giới thiệu câu chuyện - Thân bài: kể diễn biến câu chuyện - Kết bài: kết cục câu chuyện, hoặc nói lên suy nghĩ, cảm nghĩ c. Văn nghị luận: - Mở bài: nêu vấn đề - Thân bài: giải quyết vấn đề. Có thể lần lượt dùng lí lẽ hoặc dẫn chứng để giải thích, hay chứng minh, hay bình luận từng luận điểm, từng khía cạnh của vấn đề - Kết bài: khẳng định vấn đề. Liên hệ cảm nghĩ 2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài Thân bài là phần chính trung tâm, phần trọng tâm của bài văn, của văn bản. Mỗi loại văn bản ở phần thân bài có cách bố trí, sắp xếp nội dung khác nhau. b. Câu chủ đề của đoạn văn Câu chủ đề (còn gọi là câu chốt) mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính C- V; nó có thể đứng đầu đoạn văn (đoạn diễn dịch) cũng có thể đứng cuối đoạn (đoạn quy nạp) (Hồ Chí Minh) c. Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn. Trong một đoạn văn các câu có quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau. Có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau; có thể liên kết, phối hợp với nhau về ý nghĩa. 4. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn: - Dựng đoạn diễn dịch ( là cách thức trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các ý cụ thể chi tiết. Đoạn diễn dịch thì câu chốt đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằm minh hoạ câu chốt. - Dựng đoạn quy nạp ( là cách trình bầy nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý chung khái quát. Trong đoạn quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ đề đứng cuối đoạn. Chú ý: đoạn diễn dịch có thể đảo lại thành đoạn quy nạp, hoặc ngược lại - Dựng đoạn song hành (là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý chung. Đoạn song hành không có câu chủ đề. ( Vịnh Hạ Long) - Dựng đoạn móc xích ( là đoạn văn trong đó cách sắp xếp ý nọ tiếp theo ý kia theo lối móc nối vào ý trước (qua những từ ngữ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trước. 3. Củng cố: - Hệ thống nd bài. 4. Dặn dò: - Vận dung nội dung bài học để làm các bài tập. _____________________________________________ --&--&--&--&--&-- Ngày soạn: / / 2012. Lớp 8A: Ngày dạy: / / 2012 Sĩ số: 27 - vắng.......... Lớp 8B: Ngày dạy: / / 2012 Sĩ số: 27 - vắng.......... Tiết 5: ÔN TẬP VỀ TỪ TIẾNG VIỆT (Tiếp) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn tập lại các kiến thức về văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. 3. Thái độ: - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của Tiếng Việt. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập cấp độ khái quát của trường từ vựng. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: ? Phân tích “Trong lòng mẹ”, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích Trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại”? (Nêu dàn ý) 2. Bài mới: Giới thiệu vào bài. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: HD Tìm hiểu đề bài. Gv chép đề lên bảng. Hs quan sát chép đề I. Đề bài. ĐỀ 1: Cảm nhận của em về nhân vật chị Dâu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. Đề 2: Kể lai những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học. HS về nhà viết bài. HĐ 2: HD lập dàn ý. - Gv hướng dẫn lập dàn ý? - Hướng dẫn viết bài - Hướng dẫn lập dàn ý Nghe thực hiện Nghe thực hiện Nghe thực hiện II. Lập dàn ý cho đề bài. Đề 1: 1. Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu về đoạn trích“Tức nước vỡ bờ” và cảm xúc của mình về nhân vật chị Dậu. b. Thân bài: - Giới thiệu sơ lược về đoạn trích“Tức nước vỡ bờ” - Là người nông dân nghèo khổ, mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả + Trong lúc nước sôi lửa bỏng một mình chị đôn đáo chạy xuôi chạy ngược lo xuất sưu cho chồng, cho chú Hợi- em trai chồng mình. Chị đã phải đứt ruột bán đứa con nhỏ 7 tuổi, bán đàn chó chưa mở mắt cộng một gánh kh

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon Ngu van 8 HKI.doc
Giáo án liên quan