Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết15, 16: Cảm hứng nhân đạo qua một số tác phẩm văn học

I. MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

- Hiểu được khái niệm về cảm hứng nhân đạo trong các tác phẩm VH.

- Hiêu được những nội dung chính trong sự thể hiện cảm hứng nhân đạo trong các tác phẩm đã học, từ đó đánh giá về giá trị, ý nghĩa của sự thể hiện cảm hứng nhân đạo qua các tác giả, tác phẩm trên.

II. CHUẨN BỊ:

 G: Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập.

 H: - Đọc lại các tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS

- Nắm chắc các giá trị nội dung và nghệ thuật của các truyện.

III. KHỞI ĐỘNG:

1. Kiểm tra:

2. Bài mới: Nên VH VN là một nền VH hướng về con người, phản ánh số phận và hạnh phúc của con người. Nỗi đau khổ bất hạnh, ước mơ và khát khao về cuộc sống ấm no hạnh phúc, hòa bình của ND ta đã được các nàh thơ nhà văn diễn tả một cachas cảm động bằng trái tim nhân đạo bao la. Cảm hứng nhân đạo là một trong những giá trị lớn làm nên bản sắc của nên VHVN.

IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết15, 16: Cảm hứng nhân đạo qua một số tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết15,16: CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: Hiểu được khái niệm về cảm hứng nhân đạo trong các tác phẩm VH. Hiêu được những nội dung chính trong sự thể hiện cảm hứng nhân đạo trong các tác phẩm đã học, từ đó đánh giá về giá trị, ý nghĩa của sự thể hiện cảm hứng nhân đạo qua các tác giả, tác phẩm trên. II. CHUẨN BỊ: G: Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập. H: - Đọc lại các tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS Nắm chắc các giá trị nội dung và nghệ thuật của các truyện. III. KHỞI ĐỘNG: Kiểm tra: 2. Bài mới: Nên VH VN là một nền VH hướng về con người, phản ánh số phận và hạnh phúc của con người. Nỗi đau khổ bất hạnh, ước mơ và khát khao về cuộc sống ấm no hạnh phúc, hòa bình của ND ta đã được các nàh thơ nhà văn diễn tả một cachas cảm động bằng trái tim nhân đạo bao la. Cảm hứng nhân đạo là một trong những giá trị lớn làm nên bản sắc của nên VHVN. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT ?1: Em hiểu thế nào là cảm hứng nhân đạo trong thơ văn? H: trao đổi, thống nhất. ?2: Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” cảm hứng nhân đạo dược thể hiện như thế nào? ?3: Còn trong “Truyện Kiều” thì nguồn cảm hứng này thể hiện như thế nào? ?4: Ở “ Truyện LVT” thì sao? ?5: Nguồn cảm hứng này được thể hiện trong các tác phẩm văn chương hiện đại ntn? H: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày. G: Hướng dẫn H cách làm bài H: Trao đổi, thống nhất. I.Khái niệm về cảm hứng nhân đạo: - Đất nước VN than yêu của chúng ta xanh muôn ngàn cây lá khác nhau, hoa thơm trái ngọt bốn mùa. Màu xanh của thiên nhiên, của bầu trời, dòng song, màu xanh của lúa ngô khoai sắn đằm thắm như tình yêu thương tràn ngập trong tâm hồn con người VN. Trong gia đình, nơi làng xóm, khi Tổ quốc đại sự, treong ứng xử cộng đồng, lúc gặt hái ấm no, khi hội hè yên vui, cũng như lúc hoạn nạn, con người Vn vẫn gắn bó với nhau trong tình yêu thương thắm thiết. - “ Người trong một nước phải thương nhau cùng”, lời ca ấy đã trở thành nếp nghĩ, nếp sống, thành đạo lí của dân tộc. LĐ, lẽ phải, tình nhân ái tạo nên bản lĩnh của ND ta, là nên tảng xây nền văn hiến Đại Việt qua hàng ngàn năm lịch sử DT. Đẹp biết bao tâm hồn VN, tình nhân ái VN. Có thể nói, cảm hứng nhân đạo- tình nhân ái là một một mảng nội dung rất lớn và quan trọng trong các tác phẩm văn chương VN. Đó chính là: Sự đồng cảm, sự xót thương, lòng cảm thông, là thái độ bênh vực che chở đối với những con người đau khổ và tấm lòng “ thương người như thể thương thân” của cá nhà văn đối với nhân vật( đứa con tinh thần) trong tác phẩm của mình. II. Cảm hứng nhân đạo qua các tác phẩm VH đã học: Trong thơ văn cổ VN: Chuyện “Người con gái Nam Xương”( Nguyễn Dữ) - Nhân vật Vũ Nương trở thành một hình tượng về nỗi đau của một người con gái “thùy mị nết na,… tư dung tốt đẹp”, trong trắng, thủy chung, đảm đang phúc hậu, nhưng chỉ vì chuyện “chiếc bóng” từ miệng đứa con thơ mà bị chồng cho là “mất nết hư thân”, đánh đuổi đi. Vũ Nương đã phải nhảy xuống song Hoàng Giang tự tử. Sau này nỗi oan của VN được giải tỏa, nhưng nàng mãi mãi chỉ được ở trong cung nước mà thôi! “ Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ, Cung nước chi cho lụy đến nàng Chứng quả đã đôi vần nhật nguyệt, Giải oan chẳng lọ mấy đàn trang…” ( Lại bài viếng Vũ Thị- Lê Thánh Tông) - Nguyễn Dữ cũng như vua Lê Thánh Tông đã dành cho VN bao cảm thong, thương xót. Người con gái tốt đẹp ấy sao không được sống trong hạnh phúc mà phải chết oan khổ, thật đáng thương biết bao! Truyện Kiều( Nguyễn Du) - Là kiệt tác số một của nên thi ca cổ điển VN chứa chan tình nhân ái. Tấm lòng ưu ái, xót thương của Nguyễn Du đã đanh cho giai nhân bạc mệnh những vần thơ đầy nước mắt, “ Tố Như ơi! Lệ chảy quanh than Kiều”(Tố Hữu), người con gái tài sắc, “ sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Hiếu thảo giàu đức hy sinh, có một tình yêu trong sáng thủy chung thế mà bạc mệnh, nếm đủ mùi cay đắng suốt mười lăm năm trời lưu lạc: “ Hết nạn ấy đến nạn kia Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Một nàng thiếu nữ với sắc đẹp “ một hai nghiêng nước nghiêng thành” đã phải nhảy xuống sông Tiền Đường “ Tấm than phó mặc trên trời, dưới sông”. - Nỗi đau của Kiều cũng là nỗi đau của những người phụ nữ bạc mệnh xưa nay. Nguyễn du đã nghĩ về họ với nỗi đau và tình thương vô hạn: “ Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Truyện “Lục Vân Tiên”( Nguyễn Đình Chiểu) - Xã hội càng loạn lạc, thối nát thì nỗi đau của con người càng không kể xiết! Kiều Nguyệt Nga một giai nhân “vóc ngọc mình vàng” phải trải qua ba chìm bảy nổi, lúc thì bị quan Thái Sư bắt ép để cống nap, lúc thì bị tên cướp Phong Lai bắt giữ. Để giữ tấm lòng son sắt, thủy chung với LVT, KNNga cũng đã phải “ Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay”. è Bằng biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập giữa cái thiện với cái ác, các nhà văn, nhà thơ đã sáng tạo một thế giới với bao la người, tốt đẹp, tiêu biểu cho lẽ phải, tình thương và đạo lí của nhân dân. Chỉ một câu nói của Ngư ông mà làm ta nhớ mãi: “ Ngư rằng lòng lão chẳng mơ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.” Ta càng cảm nhận một cách sâu sắc về tình than ái tỏa sáng trong thơ văn – một nền thơ văn hướng về con người. Cảm hướng nhân đạo trong thơ văn hiện đại: Thơ văn trước và sau CM tháng Tám đã sáng tạo nên bao nhân vật, bao tấm lòng tràn ngập tình thương đem đến cho người ta những tình cảm cao đẹp về lẽ đời và tình người. a) Trong các tác phẩm VH hiện thực: Các nhà văn hiện thực 1939-1945 như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng và Nam Cao…đã phát hiện biết bao phẩm chất tốt đẹp của lớp người cùng khổ trong XH thực dân nửa PK: - Cái Tý gạt dòng nước mắt, đội nón mê đi theo mẹ cùng ổ chó đến nhà cụ Nghị, vì em “thương thầy thương u” trong cảnh ngộ khi bố em là anh Dậu vì tội thiếu sưu mà bị bọn cường hào bắt trói, đánh đập. - Giọt nước mắt của bé Hồng sau hơn một năm trời chờ đợi mong ngóng mẹ trong sự hắt hủi, đầu độc, cố ý gieo rắc vào tâm hồn non nớt ngây thơ trong trắng của cậu những điều xấu về mẹ nhưng tình yêu thương mãnh liệt của đưa con về mẹ mình đã được đền đáp để câu mừng mừng , tủi tủi gặp lại mẹ… - Tấm lòng của Lão Hạc với cậu con trai đi phu đồn điền biền biệt mãi không về , đối với cậu vàng, với ông giáo, và cái chết đau đớn của lão… è Tất cả đã làm người đọc vô cùng xúc động.Ở những nhân vật ấy, tình thương như ngọn đèn tỏa sáng lương tâm, làm cho tình đồng loại tỏa sáng lương tâm, làm cho tình đồng loại thêm ấm áp. b) Trong các tác phẩm thơ văn CM: Cảm hứng nhân đạo, tình yêu thương con người được mở rộng và nâng cao thành tình yêu thương đồng bào, đồng chí. Tình thân ái được soi sáng bằng tình yêu lí tưởng: - Tố Hữu bắt gặp lí tưởng cộng sản khi “Mặt trời chân lí chói qua tim” càng gắn bó yêu thương với ND cùng khổ. Tình yêu lí tưởng đã hào quyện với tình yêu giai cấp: “Tôi buộc lòng tôi…khối đời”( Từ ấy- Tố Hữu) - Tình thương của bà mẹ Tà Ôi trong bài thơ “Khúc hát ru…” thật mênh mông bao la. Mẹ vừa địu con, vừa tỉa bắp, vừa địu con vừa tải đạn, vì sự sống còn của đất nước. Vì ước mơ và tình thương: “-Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội. Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói, Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước, Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ, Mai sau con con lớn làm người tự do.” - Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đầy chất thơ của vẻ đẹp thiên nhiên trữ tình, chất thơ của tình người hồn hậu. Bác lái xe tốt bụng vui chuyện. Ông họa sĩ già ngoài tình yêu nghệ thuật còn nhân hậu, lịch duyệt, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh, cô kĩ sư trẻ phơi phới yêu đời, anh kĩ sư lập bản đồ sét, say mê khoa học đến hói cả đầu.Bác kĩ sư trồng rau ở Sa Pa nghiên cứu lai tạo những giống su hào củ to ngọt để phục vụ đồng bào - Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, là người “cô độc nhất thế gian” nhưng trái tim anh luôn nóng hổi với nhịp đập sản xuất và chiến đấu của đất nước. Một bó tươi rõ to và đẹp hái từ vườn nhà tặng cô kĩ sư trẻ, một củ tam thất tìm được trong rừng, gửi biếu vợ bác lái xe bị ốm, một làn trứng gà tươi biếu ông họa sĩ già làm quà ăn đường…tất cả đều chứa đựng bao tình người . Quan tâm đến nhau, săn sóc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau…là tình nhân ái và cũng là ngồn cảm hứng bất tận chó các tác phẩm văn chương… è Tình than ái tạo nên vẻ đẹp nhân văn trong cuộc sống, trong thơ văn của DT. Nó bồi dưỡng cho chúng ta bao tình cảm tốt đẹp như: lòng hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương anh em, bạn bè, biết kính thầy yêu bạn, biết quan tâm giúp đỡ mọi người, biết sống thủy chung tình nghĩa… - Tinh thần nhân đạo tạo nên giá trị nhân bản và sức sống lâu bền của thơ văn DT. III. Luyện tập BT: Cảm hứng nhân đạo là nguồn cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm văn chương. Hãy chọn một số tác phẩm thơ văn đã học để làm sáng tỏ nhận định trên. * Dặn dò: - Làm bài hoàn chỉnh ra giấy, nộp bài sau 3 ngày.

File đính kèm:

  • docTu chon Chu de bam sat.doc