Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 trường THCS Phúc Đồng - Tiết 17, 18: Vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh nắm những kiến thức sau:

- Các loại dấu câu và mục đích sử dụng dấu câu trong những văn bản viết và nói cụ thể

- Ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc dung dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

- Cảm nhận, phân tích vai trò tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

- Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể.

II. Chuẩn bị:

G: Chuẩn bị tư liệu, kiến thức liên quan đấn dấu câu, Soạn giáo án.

H: Ôn lại các kiến thức về dấu câu đẫ học ở lớp dưới.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định :

2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới: Trong giao tiếp bằng lời nói, để biểu đạt rõ ràng, mạch lạc điều muốn nói, ngoài việc dung từ đặt câu chính xác, người nói cần phải biết ngừng nghỉ, lên xuống giọng phù hợp với nội dung biểu đạt. Trong văn bản viết, yêu cầu trên được thực hiện qua việc dung dấu câu

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 trường THCS Phúc Đồng - Tiết 17, 18: Vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24 /2 Ngày dạy: 6 /3 Tiết 17,18: VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT. I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm những kiến thức sau: Các loại dấu câu và mục đích sử dụng dấu câu trong những văn bản viết và nói cụ thể Ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc dung dấu câu trong các văn bản nghệ thuật. Cảm nhận, phân tích vai trò tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật. Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể. II. Chuẩn bị: G: Chuẩn bị tư liệu, kiến thức liên quan đấn dấu câu, Soạn giáo án. H: Ôn lại các kiến thức về dấu câu đẫ học ở lớp dưới. III. Tiến trình bài dạy: Ổn định : Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Bài mới: Trong giao tiếp bằng lời nói, để biểu đạt rõ ràng, mạch lạc điều muốn nói, ngoài việc dung từ đặt câu chính xác, người nói cần phải biết ngừng nghỉ, lên xuống giọng phù hợp với nội dung biểu đạt. Trong văn bản viết, yêu cầu trên được thực hiện qua việc dung dấu câu HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT ?1: Hãy liệt kê các loại dấu câu đã học và cách sử dụng chúng? H: Trao đổi nhóm, phát biểu cá nhân. ?2: Tác dụng của việc dung các dấu câu ra sao? ?3: Nếu sử dụng dấu câu không đúng sẽ có tác hại gì? H: Suy nghĩ trả lời cá nhân. G: Hướng dẫn H làm bài tập theo đơn vị nhóm nhỏ H: Nhận xét, sửa chữa. I.Các loại dấu câu: - Dấu câu trong văn bản viết rất phong phú: Dấu chấm, dấu phảy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm phảy, dấu gạch ngang, dấu chấm lửng, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm… Mỗi dấu câu có một chức năng riêng trong câu. VD: + Dấu chấm: Dùng để đặt cuối câu trần thuật. + Dấu phẩy: Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu + Dấu ngoặc đơn: dung để dánh dấu phần có chức năng chú thích. + Dấu hai chấm:Dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó hoặc đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay đối thoại. - Với từng công dụng và chức năng riêng, trong văn bản viết, các dấu câu cần được dùng đúng chỗ và đúng mục đích diễn đạt. Khi ấy nội dung ý nghĩa của câu sẽ được biểu đạt rõ ràng mạch lạc, trong sáng hơn. Sẽ rất khó tiếp nhận khi một văn bản nếu thiếu đi những dấu câu, bởi ta sẽ không phân biệt được các vế câu, các thành phần câu, các mối quan hệ ngữ pháp trong câu, và do đó sẽ không hiểu được đúng thông tin mà văn bản thông báo. VD: Đoạn văn bỏ đi các dấu câu: Mấy hôm nọ trời mưa lớn trên các hồ ao quạn bãi trước mặt nước dâng trắng mênh mông đầy nước thì cua các cũng tấp nập xuôi ngược thế là bao nhiêu cò sếu vạc cốc le sâm cầm vịt trời bồ nông mòng két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay về vùng nước mới để kiếm mồi suốt ngày họ cãi nhâu om sòm bốn góc đầmcó khi chỉ vì tranh một mồi tép có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà chẳng được miếng nào… ( Theo Tô Hoài) à rõ ràng nội dung của đoạn văn trên sẽ trở nên khó tiếp nhận bởi ý nọ cứ tràn sang ý kia, không chia tách được. - Ngược lại, nội dung câu văn có khi còn bị hiểu sai nếu sử dụng dấu câu không đúng mục đích diễn đạt. VD: Có một câu chuyện vui như sau: Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến để trối trăng. Ông cụ thều thào dặn con: Đừng uống trà … uống rượu con nhé! Đùng đánh cờ … đánh bạc con nhé! Anh con trai vốn là người con có hiếu, luôn nghe lời bố. Sau khi bố qua đời anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại. à Cái đáng cười trong câu truyện này là: dấu chấm lửng dung để biểu thị lời dặn bị ngắt quãng ( do sức lực suy kiệt của người sắp mất) nhưng khi nghe trực tiết ngừoi con trai lại tưởng chỗ ngắt quãng là ngắt câu, anh hiểu lời dặn của bố là: Đừng uống trà! Uống rượu con nhé! Đừng đánh cờ! Đánh bạc con nhé! Nên đã lao vào…uống rượu và đánh bạc. - Ở trên ta đã nói đến vị trí và chức năng của từng dấu câu. Tuy nhiên, trong văn bản viết, nhất là những văn bản nghệ thuật, người viết có thể chuyển đổi dấu câu linh hoạt theo mục đích biểu đạt khác nhau, trong những ngữ cảnh cụ thể để tạo nên sắc thái ý nghĩa mà người viết cần nhấn mạnh. VD Thông thường sau câu cầu khiến thường hay dùng dấu chấm than, nhưng nhà văn Tô Hoài lại dung dấu trong câu sau: Tôi phải bảo: - Được chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. /…?, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: /…/ Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. àĐặt dấu dấu chấm ở cuối câu thứ hai và thứ tư đã chuyển câu cầu khiến thành câu khẳng định, thể hiện cách nói trịch thượng, kẻ cả mỉa mai của nhân vật Dế Mèn đối với Dế Choắt. - Trong văn bản nghệ thuật, dấu câu còn được sử dụng như một phương tiện để thay đổi giọng điệu và sắc thái biểu cảm của câu văn. VD: Khi miêu tả hành động rạch mặt ăn vạ của Chí Phèo, Nam Cao viết: Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng…ồ hắn kêu…Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu! à Đoạn văn lặp lại hai lần câu “ Ồ hắn kêu” nhưng với hai dấu câu khác nhau. Dấu chấm lửng sau câu thứ hai mang ý nghĩa miêu tả, diễn tả một hành vi lạ lùng của Chí Phèo; dấu chấm than sau câu thứ tư lại mang ý nhĩa cảm thán, diễn tả sự ngạc nhiên bất ngờ của người chứng kiến trước hành vi lạ lùng của Chí Phèo. - Với vị trí và ý nghĩa phong phú như vậy, trong nhiều VB VH, dấu câu được nhà văn, nhà thơ sử dụng như một phép tu từ mà khi cảm nhận, phân tích chúng ta không thể không chú ý đến. Đó là dấu câu được thực hiện trên cơ sở tu từ học, chứ không phải dấuu câu bắt buộc phải có do yêu cầu diễn đạt và ngữ pháp. VD: Mở đầu bài thơ:“ Người đi tìm hình của nước”, Chế lan Viên viết: “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi” à Cách chấm câu đột ngột giữa dòng thơ( Chấm để kết thúc một câu ngắn gọn và mở đầu một câu có liên từ) tạo nên một cách ngắt câu đặc biệt. Đó là một cách chấm câu có tính chất tu từ mà việc sử dụng nhằm mục đích biểu hiện tình cảm sâu lắn, thiết tha, một tâm trạng quyến luyến, một niềm tiếc nuối đến xót xa của Bác khi đứng trên boong tàu rời quê hương đi tìm đường cứu nước. -Trong VH, việc sử dụng các dấu câu cũng chính là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc và thể hiện phong cách riêng của nhà văn, nhà thơ…. II. Luyện tập: BT 1: Trong những câu sau, câu nào đặt dấu câu đúng, câu nào đặt dấu câu chưa đúng? Con đường nằm giữa hàng cây, tỏa rợp bóng mát. Con đường nằm giữa hàng cây, tỏa rợp bóng mát. Đọng Phong Nha gồm: Động khô và Động nước. Động Phong Nha gồm (Động khô và Động nước) Nơi đây vừa có nét hoang sơ bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Nơi đây vừa có nét hoang sơ bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá! Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá. BT 2:Viết lời bình về công dụng của dấu chấm lửng trong hai câu thơ sau: Anh đi đó, anh về đâu. Cánh buồm nâu…cánh buồm nâu…cánh buồm… BT 3: Hãy tìm trong SGK hoặc trong sác báo tham khảo những câu văn, những đoạn thơ có sử dụng dấu câu như một biện pháp tu tư và phân tích tác dụng của chúng. BT4:Viết một đoạn văn ngắn nghị luận về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.Trongg đó có sử dụng dấu ba chấm, Dấu chấm hỏi như một biện pháp tu từ. Phân tích tác dụng của các dấu câu đã sử dụng.

File đính kèm:

  • docVai to tac dung cua dau cau.doc
Giáo án liên quan