I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại kiến thức Ngữ văn lớp 10, qua tiết chữa bài học sinh rút kinh nghiệm về cách làm các bài tiếp theo.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chọn ý, lập dàn ý, kĩ năng phân tích trong bài văn nghị luận.
- Thái độ: Tự nhận thấy năng lực hành văn của bản thân để có hướng phấn đấu trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học.
- Trò: Ôn lại kiến thức lớp 10 có liên quan đến bài kiểm tra.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4042 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 11 kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/08/08
Tiết: 1
Bài dạy: LUYỆN TẬP: CHỮA BÀI KIỂM TRA ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại kiến thức Ngữ văn lớp 10, qua tiết chữa bài học sinh rút kinh nghiệm về cách làm các bài tiếp theo.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chọn ý, lập dàn ý, kĩ năng phân tích trong bài văn nghị luận.
- Thái độ: Tự nhận thấy năng lực hành văn của bản thân để có hướng phấn đấu trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học.
Trò: Ôn lại kiến thức lớp 10 có liên quan đến bài kiểm tra.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải quyết yêu cầu của phần văn học sử và phần tiếng Việt trong đề bài.
GV: Đọc lại đề bài cho học sinh theo dõi:
Câu 1: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nội dung?
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong bài ca dao sau:
Em tưởng nước giếng sâu,
Em nối sợi gàu dài.
Ai ngờ nước giếng cạn,
Em tiếc hoài sợi dây.
Có nhận xét gì về hiệu quả miêu tả của biện pháp tu từ được dùng trong bài ca dao.
HS: Thảo luận và nêu cách giải quyết.
Câu 1: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có ba đặc điểm lớn về nội dung:
- Chủ nghĩa yêu nước.
- Chủ nghĩa nhân đạo.
- Cảm hứng thế sự.
Câu 2:
- Bài ca dao được diễn đạt theo phép ẩn dụ tu từ.
“ Nước giếng sâu – cạn” là cách nói tình cảm thắm thiết hay hời hợt. “Nối sợi gàu dài” là nói về công vun đắp, đeo đuổi. “Tiếc hoài sợi dây” là tiếc công vun đắp tình cảm.
- Hiệu quả miêu tả của phép tu từ ẩn dụ trong bài ca dao rất cao: diễn tả được tình cảm kín đáo, tế nhị bằng các hình ảnh xa xôi, bóng gió: “Nước giếng sâu – cạn”, “Nối sợi gàu dài”…
30
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải quyết yêu cầu của phần làm văn.
Câu 3: Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.
HS: Đọc lại văn bản bài thơ, tiến hành lập dàn ý chi tiết.
Câu 3: Về nội dung bài thơ cần phân tích được những ý cơ bản sau:
- Đọc Tiểu Thanh kí nằm trong tập thơ Thanh Hiên thi tập viết vào những năm tháng trước khi Nguyễn Du ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn.
- Đọc tập thơ của Tiểu Thanh, Nguyễn Du hết sức xúc động. Ông tưởng tượng ra cảnh Tây Hồ ngày xưa đẹp là thế, còn bây giờ hoang tàn xơ xác để nói lên những đổi thay bể dâu trong cuộc đời.
- Xót thương một người phụ nữ đẹp có tài mà số phận oan nghiệt: Làm lẽ, bị đọa đày, sống cô độc, chết trong đau đớn, chết rồi còn bị nguyền rủa, thơ còn bị đốt.
- Không chấp nhận thân phận phi lí, Nguyễn Du coi đó là một nỗi oan lớn trong cuộc đời.
- Thông cảm với Tiểu Thanh, Nguyễn Du coi nỗi đau của Tiểu Thanh như của chính mình. Nỗi khổ của người phụ nữ cũng chính là nỗi khổ chung của con người trong xã hội phong kiến.
- Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bố cục cân xứng: Đề, thực, luận, kết; ngôn từ cô đọng, hàm súc, câu hỏi tu từ,…
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí.
- Bài tập về nhà: Tìm hiểu trước về tác gia Nguyễn Khuyến.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………..
Ngày soạn: 25/ 08/2008
Tiết : 2
Bài dạy: Đọc văn TÁC GIA NGUYỄN KHUYẾN
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thêm về cuộc đời, con người và nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến. Qua đó, học sinh biết vận dụng vào phân tích bài thơ Câu cá mùa thu đạt hiệu quả.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, kĩ năng phân tích tác phẩm trữ tình.
-Thái độ: Có ý thức trong việc đọc các tài liệu tham khảo.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học.
Trò: Tìm hiểu về cuộc đời, con người và nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến qua sách báo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ (4 phút): Em hãy đọc một bài thơ, câu đối của Nguyễn Khuyến mà em thuộc.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tiểu sử Nguyễn Khuyến.
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào phần tiểu dẫn của bài thơ Câu cá mùa thu để nhắc lại những nét cơ bản về cuộc đời và con người Nguyễn Khuyến.
HS: Dựa vào SGK thảo luận và trả lời.
I. Tiểu sử.
- Nguyễn Khuyến ( 1935 – 1909) làng Hoàng Xá – Ý Yên – Nam Định nhưng chủ yếu sống ở quê cha.
- Cuộc sống vất vả, nghèo túng.
- Có chí học hành, thi đỗ Tam nguyên (Hương, Hội, Đình ) => Tam nguyên Yên Đổ.
- Ra làm quan cho triều Nguyễn khi Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam kì và đang đánh ra Bắc.
- Bất mãn với xã hội đương thời, với triều đình nhà Nguyễn, từ quan về quê ở ẩn sau hơn 10 năm làm quan.
- Phần lớn cuộc đời sống ở nông thôn.
30
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự nghiệp thơ ca.
GV: Giới thiệu sự nghiệp thơ ca và những nét chính trong nội dung thơ ca của Nguyễn Khuyến.
GV: Em hãy cho biết thơ ca Nguyễn Khuyến thể hiện những nội dung chủ yếu nào?
GV: Vì sao Nguyễn Khuyến rất yêu nước nhưng không đứng lên chống giặc?
GV: Tìm một số bài thơ, câu thơ để chứng minh cho những nội dung vừa nêu.
GV: Thơ văn Nguyễn Khuyến có những điểm độc đáo nào về nghệ thuật?
HS:Thảo luận phát biểu:
- Tâm sự trước thời cuộc.
- Viết về nông thôn Việt Nam.
- Cảm quan trào phúng.
HS: Đọc một số bài thơ đã học.
HS: Thảo luận trả lời.
II. Sự nghiệp thơ ca.
- Sáng tác chủ yếu ở giai đoạn cuối, lúc đã từ quan về quê ở ẩn.
- Gồm khoảng 800 bài thơ, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm.
1) Thơ văn Nguyễn Khuyến bộc bạch tâm sự của mình.
- Là một nhà nho được nuôi dạy ở cửa Khổng sân Trình, muốn ra làm quan “thờ vua giúp nước” nhưng Nguyễn Khuyến sinh ra lớn lên trong thời tao loạn => luôn day dứt, buồn khổ vì vận mệnh đất nước, thấy trách nhiệm của mình muốn giúp nước nhưng bất lực, cô đơn trước cuộc đời.
- Luôn giằng co giữa xuất và xử.
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
+ Cảm thấy về quê như một cuộc chạy làng.
+ Ví mình như ông già điếc, ông phỗng đá.
Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ,
Rằng khôn cũng chịu, rằng khờ cũng cam.
- Tuy vậy vẫn một lòng với vua với nước.
2) Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn Việt Nam.
- Phần lớn cuộc đời ông sống ở nông thôn, một vùng đồng chiêm nghèo Bắc bộ.
- Sống rất chân tình, gần gũi, gắn bó, chia sẻ thương yêu với mọi người.
- Viết rất nhiều về cuộc sống, con người, phong tục, cảnh vật… ở làng quê.
=> Với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới đi vào văn học một cách thực sự.
3) Nguyễn Khuyến là nhà thơ trào phúng, đả kích.
- Thơ văn Nguyễn Khuyễn vạch rõ bản chất của bọn vua quan, nho sĩ đương thời.
- Ngoài bút đả kích, châm biếm của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng mà thâm thúy, ông mỉa mai bóng gió xa xôi nhưng chua chát, xót xa trước tình trạng nước mất nhà tan, xã hội nhố nhăng bấy giờ.
- Ông cũng tự chế giễu cái bất lực, bạc nhược của bản thân mình.
4) Nghệ thuật đặc sắc trong thơ văn Nguyễn Khuyến.
- Sử dụng bút pháp trào phúng mỉa mai vào trong thơ. Dùng điển cố lấy từ ca dao.
- Thơ Nôm: Hình ảnh giản dị, từ ngữ dễ hiểu, trong sáng, gần gũi nhưng rất sinh động, tinh tế.
- Bút pháp chủ yếu: Hiện thực – trữ tình. Bên cạnh đó là yếu tố trào phúng, tiếng cười thâm trầm, kín đáo mà sâu sắc.
- Sử dụng nhiều thơ cổ, câu đối Đường luật.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được những nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Khuyến.
- Bài tập về nhà: Phân tích ba bài thơ thu để chứng minh: Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
……………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 30/ 08/2008
Tiết : 3
Bài dạy: Đọc văn TÁC GIA TRẦN TẾ XƯƠNG
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được vài nét về cuộc đời, con người cùng sự nghiệp thơ văn của Trần Tế Xương; đặc điểm nghệ thuật trong thơ Ông.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, kĩ năng đọc – hiểu một số sáng tác của Trần Tế Xương.
-Thái độ: Có ý thức trân trọng di sản văn học dân tộc, cảm thông và trân trọng sự nghiệp thơ văn của Tú Xương.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học.
Trò: Tìm hiểu về cuộc đời, con người và nội dung thơ văn Trần Tế Xương qua sách báo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ (4 phút): Em hãy đọc một số tác phẩm của Tú Xương và nhận xét về nội dung và nghệ thuật?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc đời và con người Trần Tế Xương.
GV: Nhấn mạnh và giúp học sinh nắm được vài điểm nổi bật trong cuộc đời và con người Trần Tế Xương.
HS: Cần chú ý ở một số điểm:
- Cuộc đời và nỗi đau riêng của nhà thơ.
- Hoàn cảnh xã hội thời Tú Xương sống.
I. Cuộc đời và con người.
- Trần Tế Xương, còn gọi là Tú Xương ( 1970 – 1907), quê làng Vị Xuyên – Mỹ Lộc – Nam Định.
- Ông là nhà thơ có cá tính: Sống phóng túng không chịu gò bó vào khuôn khổ lễ giáo, đi thi thường phạm trường quy => hỏng thi.
- 37 năm của cuộc đời Tú Xương nằm trọn trong giai đoạn lịch sử vô cùng bi thảm: Triều đình nhà Nguyễn vốn lạc hậu và bảo thủ, đang trên đà suy sụp, rốt cuộc đã bán đứng đất nước ta cho thực dân Pháp.
- Sống trong buổi giao thời Tây – ta lẫn lộn ấy, Tú Xương có cơ hội phơi bày những cảnh đời đồi bại và lố lăng. Từ đó tạo ra bút pháp trong thơ Tú Xương: Trữ tình và trào phúng.
30
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn.
GV: Sáng tác nổi bật nhất của Tú Xương là thơ chữ Hán hay chữ Nôm?
GV: Theo em, thơ Tú Xương tập trung thể hiện những nội dung gì? Nêu một số tác phẩm mà em biết để chứng minh cho nội dung đó?
GV: Đánh giá những đặc sắc về mặt nghệ thuật? Chứng minh bằng một số bài thơ đã học, đã đọc?
HS: Thảo luận, trả lời: Sáng tác nổi bật nhất của ông là thơ chữ Nôm.
HS: Thảo luận phát biểu:
- Phản ánh hiện thực xã hội.
- Bộc bạch nỗi lòng riêng của mình.
- Tình cảm về người vợ.
HS: Thảo luận trả lời.
II. Sự nghiệp thơ văn.
* Sáng tác của Tú Xương còn khoảng 150 bài thơ Nôm.
* Nội dung:
- Thơ Tú Xương mang tính chất hiện thực cao độ, phản ánh cả một xã hội kẻ chợ (thành phố Nam Định) với đủ mọi hạng người , và phản ánh sự suy đồi của nền đạo đức luân lí trong thời buổi giao thời ấy.
- Thơ văn Tú Xương cũng khắc hoạ được hình tượng một "nhân vật của thời đại". Đó là bản thân Tú Xương : một nhân vật có tâm hồn cao đẹp và lãng mạn, có phẩm cách, tài năng xuất chúng nhưng tiếc thay lại chưa tìm được cho mình một lí tưởng chân chính, rốt cuộc trở thành một nhân vật bi kịch.
- Thơ văn Tú Xương cũng hàm chứa những tình cảm vô cùng sâu sắc: Những nỗi ưu tư với số phận của đất nước, với nền văn học và đạo đức của dân tộc, với những thiên tai, với muôn ngàn cảnh khổ của con người và nỗi đau đớn dằn vặt khôn kể xiết của chính nhà thơ.
- Thơ văn Tú Xương còn ghi lại hình ảnh người vợ mà nhà thơ vô cùng yêu quí. Đó là hình ảnh của một phụ nữ Việt Nam điển hình, cho đến nay vẫn khiến chúng ta rung cảm.
* Nghệ thuật:
- Có công trong việc Việt hóa thơ Đường luật.
- Bằng tiếng nói thông thường, bằng những câu cửa miệng của người bình dân, Tú Xương sáng tác những tác phẩm đặc sắc.
- Tính chất trào phúng được nhà thơ sử dụng triệt để.
- Ông cùng với Nguyễn Khuyến là hai đại biểu xuất sắc cuối cùng của văn học trung đại.
Kìa ai chín suối Xương không nát,
Có nhẽ nghìn thu tiếng vẫn còn.
(Nguyễn Khuyến)
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được vài nét về cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ văn của Trần Tế Xương.
- Bài tập về nhà: Tìm hiểu trước về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 10/ 09/2008
Tiết : 4
Bài dạy: Đọc văn TÌM HIỂU THÊM VỀ NGUYỄN CÔNG TRỨ VÀ CAO BÁ QUÁT
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được vài nét về cuộc đời, con người cùng sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát; đặc điểm nghệ thuật trong thơ.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, kĩ năng đọc – hiểu hai tác phẩm được học trên lớp.
-Thái độ: Có ý thức trân trọng di sản văn học dân tộc, cảm thông và trân trọng sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học.
Trò: Tìm hiểu về cuộc đời, con người và nội dung thơ văn của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát qua sách báo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ (4 phút): Nêu những nội dung chính trong thơ văn Trần Tế Xương?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc đời và con người Nguyễn Công Trứ.
GV: Nhấn mạnh và giúp học sinh nắm được vài điểm nổi bật trong cuộc đời và con người Nguyễn Công Trứ.
HS: Chú ý ở năm điểm sau:
- Thuở thiếu thời.
- Hơn nửa cuộc đời, ông sống trong cảnh nghèo túng, bần hàn suốt 42 năm.
- Cuộc đời làm quan. –
- Lòng yêu nước, ghét ngoại xâm.
- Cá tính độc đáo.
I. Nguyễn Công Trứ.
1. Cuộc đời và con người.
* Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ có mấy điểm cần chú ý sau:
- Thuở thiếu thời: Nguyễn Công Trứ theo đòi nghiệp nho, ngay từ khi còn là anh học trò ông đã nuôi lý tưởng giúp đời, cứu nước.
- Hơn nửa cuộc đời, ông sống trong cảnh nghèo túng, bần hàn suốt 42 năm.
- Cuộc đời làm quan: Khi đã 42 tuổi, Nguyễn Công Trứ mới thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan: Thăng chức và giáng chức liên tục.
- Lòng yêu nước, ghét ngoại xâm.
- Cá tính độc đáo.
15
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn.
GV: Nêu một số tác phẩm chính của Nguyễn Công Trứ.
GV: Em hãy nêu những nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Công Trứ?
HS: Thảo luận trả lời:
- Thái độ trong bần cùng.
- Chí nam nhi.
- Quan niệm hưởng nhàn.- Tình cảm lãng mạn.
- Triết lí nhân sinh.
2) Sự nghiệp thơ văn.
* Tác phẩm: Nguyễn Công Trứ để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú, gồm:
- 1 bài phú (Hàn nho phong vị phú)- 62 bài thơ Đường luật- 63 bài hát nói- 21 đôi câu đối Nôm- 2 bản tuồng (Tủ hội và Lý Phụng Công)* Đặc điểm sáng tác:
- Thái độ trong bần cùng: Một số bài có lẽ được làm ra trước hết là để nói về cảnh cùng túng nghèo khổ của ông nhưng giọng điệu vẫn lạc quan tin tưởng vào tương lai, vào tài năng của mình:
“Số khá bĩ rồi thời lại thái Coi thường đông hết hẳn xuân sang”
Hay: “Trong cuộc trần ai ai dễ biết Rồi ra mới rõ mặt anh hùng”- Chí nam nhi: Một đề tài chính yếu khác trong thơ văn Nguyễn Công Trứ là chí nam nhi của ông.
- Quan niệm hưởng nhàn: một đề tài không kém phần quan trọng trong thơ văn của ông là sự hưởng nhàn:
“Đôi ba chú tiểu đồng lếch thếch, Tiêu dao nơi hàn cốc thâm sơn”- Tình cảm lãng mạn:
“Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện, Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao Trăng soi trước mặt ngờ chân bước, Gío thổi bên tai ngỡ miệng chào”- Triết lí nhân sinh:
“Trời đất cho ta một cái tài, Dắt lưng dành để tháng ngày chơi” Hay: “Được mất dương dương người tái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong”.
5
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc đời và con người Cao Bá Quát.
GV: Nhấn mạnh và giúp học sinh nắm được vài điểm nổi bật trong cuộc đời và con người Cao Bá Quát.
HS: Chú ý theo dõi.
II. Cao Bá Quát.
1. Cuộc đời và con người.
- Cao Baù Quaùt töø nhoû ñaõ noåi tieáng thoâng minh, gioûi thô vaên. Trong thôøi gian laøm quan, oâng nhieàu laàn bò traùch phaït, giaùng chöùc, thaäm chí chòu tuø nguïc do tính tình thaúng thaén cöông tröïc.
- Naêm 1854, oâng cuøng baïn beø döïng côø khôûi nghóa Myõ Löông song cuoäc khôûi nghóa nhanh choùng bò thaát baïi, Cao Baù Quaùt cuõng hy sinh, thô vaên Cao Baù Quaùt sau ñoù bò caám löu haønh.
10
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn.
GV: Nêu một số đặc điểm về nội dung của thơ văn Cao Bá Quát.
HS: Chú ý lắng nghe.
2) Sự nghiệp thơ văn.
* Maëc duø thô vaên Cao Baù Quaùt bò caám löu haønh song nhieàu taùc phaåm vaãn ñöôïc löu truyeàn ñeán nay nhö: Cao Chu Thaàn thi taäp, Maãu hieân thi loaïi,…Nhiều bài thơ chữ Hán, ca trù, phú.
* Qua caùc saùng taùc ñoù, Cao Baù Quaùt hieän ra laø moät nhaø thô coù baûn lónh. Taâm hoàn oâng bao truøm thieân nhieân, gaén boù vôùi queâ höông ñaát nöôùc. OÂng ca ngôïi caùc anh huøng daân toäc: Phuø Ñoång Thieân Vöông, Traàn Höng Ñaïo, Leâ Lôïi; traân troïng caùc nhaø chí só Chu Vaên An, Nguyeãn Traõi. OÂng cuõng raát quan taâm ñeán số phaän cuûa ngöôøi lao ñoäng laàm than. Ñaëc bieät, moät soá baøi chöùng toû oâng coù taàm nhìn xa roäng, khaùc vôùi nhöõng nhaø nho, nhaø thô ñöông thôøi. Noåi baät leân laø moät nieàm öu aùi lo ñôøi, khaéc khoaûi vì khoâng coù caùch gì laøm cho thieân haï thaùi bình.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được những nội dung chính trong thơ văn của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát.
- Bài tập về nhà: Tìm đọc và tóm tắt Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………..
Ngày soạn: 20/ 09/2008
Tiết : 5
Bài dạy: Đọc văn TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN
Nguyễn Đình Chiểu.
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh tóm tắt được cốt truyện Lục Vân Tiên, nắm được hoàn cảnh sáng tác, chủ đề cùng một số đặc điểm về nghệ thuật của tác phẩm.
- Kĩ năng: Kĩ năng tóm tắt cốt truyện, kĩ năng phân tích văn bản văn học thể loại truyện thơ.
-Thái độ: Có ý thức giữ gìn và trân trọng những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học.
Trò: Chuẩn bị phần tóm tắt của mình để trình bày trước lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thời gian và hoàn cảnh sáng tác.
GV: Em hãy cho biết thời gian và hoàn cảnh sáng tác Truyện Lục Vân Tiên?
HS: Thảo luận trả lời.
1) Thời gian và hoàn cảnh sáng tác.
- Truyện thơ Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác trong quãng thời gian 1950 – 1951.
- Nhà thơ bị mù khi tuổi đời còn rất trẻ (27 tuổi), sự nghiệp bị dở dang vì thế đành gửi trọn ước nguyện giúp nước cứu đời qua hình tượng Lục Vân Tiên trong tác phẩm.
30
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt cốt truyện, tìm hiểu chủ đề và đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm.
GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt truyện Lục Vân Tiên, sau đó nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh văn bản tóm tắt.
GV: Em hãy nêu chủ đề tác phẩm?
GV: Gợi ý để học sinh tìm hiểu lí tưởng nhân nghĩa được thể hiện trong tác phẩm.
- Nhân nghĩa được đề cập trong tác phẩm là nhân nghĩa của ai? Những người làm việc nhân nghĩa là những ai?
- Nhân nghĩa được đề cập là nhân nghĩa vì ai?
HS:Trình bày văn bản tóm tắt đã chuẩn bị trước ở nhà.
HS: Thảo luận, phát biểu chủ đề tác phẩm.
HS: Thảo luận, trả lời.
2) Tóm tắt:
a) Chủ đề tác phẩm: Thông qua câu chuyện về trung – hiếu – tiết – nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu muốn thể hiện niềm mơ ước của mình về một xã hội công bằng về đạo lí mà ở đó mọi quan hệ xã hội, mọi đạo đức, tư cách con người đều lấy nhân nghĩa làm gốc và trong niềm mơ ước ấy nhân nghĩa có đủ sức để chiến thắng.
b) Nghệ thuật:
* Lí tưởng nhân nghĩa được thể hiện trong tác phẩm.
- Theo quan niệm của nho giáo: Nhân nghĩa thuộc về người quân tử .
- Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, người làm việc nhân nghĩa không chỉ là những người quân tử mà phần đông xuất thân từ tầng lớp nghèo khó trong xã hội.
- Theo quan niệm nho giáo: Nhân nghĩa là để phục vụ cho giai cấp phong kiến.
- Trong tác phẩm Lục Vân Tiên: Những nhân vật làm việc nhân nghĩa trước hết là vì dân, vì sự yên ổn của nhân dân, vì một xã hội phong kiến lí tưởng có vua sáng tôi hiền.
- Lí tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm được thể hiện qua khái niệm: Trung – hiếu – tiết – nghĩa.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được cốt truyện, chủ đề tác phẩm.
- Bài tập về nhà: Tìm hiểu trước về tác gia Nguyễn Đình Chiểu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………...
Ngày soạn: 30/ 09/2008
Tiết : 6
Bài dạy: Đọc văn TÁC GIA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời và con người Nguyễn Đình Chiểu cùng sự nghiệp thơ văn của ông.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, kĩ năng đọc – hiểu đoạn trích và các tác phẩm được học trên lớp.
-Thái độ: Có ý thức trân trọng di sản văn học dân tộc, cảm thông và trân trọng sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học.
Trò: Tìm hiểu về cuộc đời, con người và nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ (4 phút): Nêu chủ đề tác phẩm Lục Vân Tiên? Phân tích lí tưởng nhân nghĩa thể hiện trong tác phẩm?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu.
GV: Qua cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, ta rút ra những bài học lớn nào?
HS: Thảo luận trả lời.
- Bài học lớn về nghị lực.
- Bài học lớn về lòng yêu nước sắt son.
I. Cuộc đời.
* Bài học rút ra từ cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu.
- Bài học lớn về nghị lực.
- Bài học lớn về lòng yêu nước sắt son: “Nguyễn Đình Chiểu là một trong những người có chính nghĩa cảm trọn vẹn, con người đó sinh ra dường như chỉ để đón nhận những gì chính nghĩa, không một chút mảy may phi nghĩa nào có thể lọt vào tâm hồn”.
30
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về sự nghiệp thơ văn - Một số phương diện về nghệ thuật.
GV: Yên cầu học sinh nhắc lại:
- Những sáng tác chính.
- Quan điểm sáng tác.
- Nội dung thơ văn.
GV: Giúp học sinh tìm hiểu thêm một số phương diện về mặt nghệ thuật.
HS: Nhắc lại kiến thức đã học.
II. Sự nghiệp thơ văn.
1) Những sáng tác chính.
2) Quan điểm sáng tác:
- Nguyễn Đình Chiểu cho rằng: Văn chương thuộc về cái đẹp, cái đẹp của văn chương chính là cái đẹp hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
- Văn chương chân chính thì đáng trân trọng và loại văn chương giả dối thì đáng phê phán.
- Ông xác định chức năng của văn chương: Văn chương là vũ khí đấu tranh bênh vực chính nghĩa, đề cao nhân tài.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
3) Nội dung thơ văn.
- Thể hiện lí tưởng đạo đức nhân nghĩa.
- Thể hiện lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
4) Một số đặc điểm về nghệ thuật.
b) Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có sự phát triển về bút pháp nghệ thuật trên một số phương diện sau:
- Về đề tài và cảm hứng chủ đạo: Ở đề tài đạo đức nhân nghĩa, cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lãng mạn, bút pháp được sử dụng là bút pháp lí tưởng hóa. Trong đề tài yêu nước, cảm hứng chủ đạo là cảm hứng hiện thực và bút pháp chủ đạo là sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và bút pháp trữ tình.
- Về quan niệm anh hùng: Ở đề tài đạo đức, quan niệm về người anh hùng vẫn còn mang dáng dấp của người anh hùng phong kiến, còn ở mảng thơ văn yêu nước, người anh hùng là những con người bình thường trong xã hội, họ sống không tách rời quần chúng, đặc biệt là họ có tinh thần chiến đấu hi sinh quên mình để cứu dân, cứu nước.
b) Những điểm cốt lõi về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu rất đậm tính chất tự thuật.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn đạo đức trữ tình.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đậm đà phong vị Nam bộ.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được những nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, sự phát triển về bút pháp nghệ thuật.
- Bài tập về nhà: Chuẩn bị Luyện tập về nghĩa của từ trong sử dụng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………….......
Ngày soạn: 10/10/2008
Tiết : 7
Bài dạy: Tiếng Việt LUYỆN TẬP VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Naâng cao hieåu bieát veà nghóa cuûa töø trong söû duïng :
- Kĩ năng: Kĩ naêng chuyeån nghóa töø, löïa choïn töø trong caùc töø ñoàng nghóa ñeå söû duïng thích hôïp trong hoaøn caûnh giao tieáp.
- Thái độ: Có ý thức lựa chọn và sử dụng từ đúng và hay, đạt hiệu quả giao tiếp.
II. CHUAÅN BÒ.
- Thaày: Ñoïc taøi lieäu tham khaûo, SGV, SGK.
- Troø: Ñoïc SGK, hoïc baøi cuõ, soaïn baøi môùi.
III. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC.
- OÅn ñònh toå chöùc ( 1 phuùt).Kieåm tra só soá hoïc sinh.
- Kieåm tra baøi cuõ ( 4 phuùt ): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
40
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập..
Bài tập
File đính kèm:
- Giao an tu chon Ngu van 11 ki 1.doc