I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là văn nghị luận, đặc trưng của văn nghị luận. Thế nào là lập luận, vai trò, hiệu quả, tác động của nghệ thuật lập luận trong việc biểu hiện nội dung, tư tưởng và ý nghĩa tác phẩm.
- Luận điểm, cách nêu luận điểm, phương pháp làm sáng tỏ luận điểm và luận cứ.
- Rèn kĩ năng lập luận khi viết bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgv. Bài văn nghị luận.
HS: Ôn lại các bài đã học
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Kiểm tra vở HS.
3. Bài mới:
GV dẫn dắt vào bài (1 phút)
34 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ văn lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
**************************************************
Ngày soạn: 14/8/2013
Tiết 1:
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
(3 tiết).
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là văn nghị luận, đặc trưng của văn nghị luận. Thế nào là lập luận, vai trò, hiệu quả, tác động của nghệ thuật lập luận trong việc biểu hiện nội dung, tư tưởng và ý nghĩa tác phẩm.
- Luận điểm, cách nêu luận điểm, phương pháp làm sáng tỏ luận điểm và luận cứ.
- Rèn kĩ năng lập luận khi viết bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgv. Bài văn nghị luận.
HS: Ôn lại các bài đã học
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Kiểm tra vở HS.
3. Bài mới:
GV dẫn dắt vào bài (1 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1.
? Thế nào là văn nghị luận?
? Hãy nêu những điểm khác biệt giữa văn nghị luận với văn miêu tả, tự sự?
(Thảo luận nhóm)
Các nhóm trình bày và nhận xét cho nhau.
GV nhận xét, bổ sung.
? Tìm đoạn, văn bản đã học về văn miêu tả và văn nghị luận ?
? Tìm luận điểm ?
? Để thuyết phục người đọc, người viết đã đưa ra những dẫn chứng như thế nào?
? Các dẫn chứng và lí lẽ trình bày theo thứ tự nào? Tác dụng của cách trình bày ấy?
Tóm lại: Mỗi đoạn văn có một vẻ đẹp riêng. Nếu văn miêu tả chỉ qua một số hình ảnh, từ ngữ đã lột tả và làm sống dậy trước mắt người đọc thần thái của sự vật, sự việc…thì văn nghị luận lại tiêu biểu cho cách nói chặt chẽ, hùng hồn và giàu sức thuyết phục.
? Lập luận là gì?
(Lập luận là đặc trưng quan trọng của văn nghị luận, thể hiện năng lực suy lí, năng lực thuyết phục của người viết. Là một yếu tố tạo nên sự lôgic, độ chính xác, sắc bén và tính nghệ thuật của bài nghị luận).
? Luận điểm là gì?
? Các luận điểm được sắp xếp như thế nào?
? Luận cứ là gì?
Hoạt động 2.
Thảo luận nhóm.
Bài tập 1 (Nhóm 1). Trong văn nghị luận thường dùng văn kiểu câu nào?
Bài tập 2 (Nhóm 2). “Hút thuốc có thể gây ung thư phổi”.
Bằng thực tế cuộc sống, hãy làm rõ nhận định trên.
Các nhóm trình bày và so sánh, nhận xét cho nhau.
GV nhận xét bổ sung, xây dựng dàn bài hợp lí.
I. Vai trò lập luận trong văn nghị luận.
1. Văn nghị luận là gì.
Văn nghị luận là dùng một hệ thống lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục người đọc, người nghe về quan điểm, tư tưởng nào đó
2. Điểm khác biệt giữa văn nghị luận với văn miêu tả, tự sự.
Văn miêu tả, tự sự: kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế với t/c chân thật, những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên, đời sống, gia đình, xã hội.
- Văn nghị luận: hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày dẫn chứng một cách sáng sủa, giàu sức thuyết phục. Nêu những ý kiến riêng của mình về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, văn học nghệ thuật.
- VD: + Đoạn đầu bài “Lượm”.+ Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
3.Thế nào là lập luận, luận điểm và luận cứ?
a. Lập luận:
- Là sự tổ chức các luận điểm, luận cứ, các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ vấn đề để người đọc hiểu, tin và đồng tình với điều mà người viết đặt ra, giải quyết.
b. Luận điểm:
- Là những ý kiến, quan điểm, tư tưởng được người viết nêu ra trong bài văn.
- Các luận điểm trong bài văn nghị luận được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống hợp lí để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra.
c. Luận cứ.
- Là những ý kiến nhỏ nằm trong luận điểm, nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm.
II. Luyện tập:
1. Ít dùng câu miêu tả, câu trần thuật. Chủ yếu dùng câu khẳng định, câu phủ định với nội dung là phán đoán, nhận xét, đánh giá.
2. Lập dàn bài.
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề, tác hại của thuốc lá đối với cuộc sống con người - xã hội.
b. Thân bài.
- Giải thích: Vì sao hút thuốc có thể gây ung thư phổi?
- Thực trạng:
+ Trước đây: không thể thiếu trong các bữa tiệc lớn, hay trên bàn tiếp khách…
+Ngày nay: Trên các gói thuốc …,người hút bị phạt tiền…, các hình ảnh…
- Tác hại: ( sức khỏe – bệnh tật, kinh tế, đạo đức…)
+ Người hút.
+ Những người xung quanh.
+ Môi trường…
- Nguyên nhân: Ý thức, thói quen, học theo, đua đòi…
- Giải pháp: Tăng cường GD, tuyên truyền, nâng cao ý thức cho con người…
c. Kết luận: - Tác hại của thuốc lá đối với cuộc sống con người.
- Liên hệ…
4. Củng cố:
- Các luận điểm được sắp xếp như thế nào?
- GVkhái quát lại bài
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, nắm vững luận điểm, luận cứ, đặc điểm lập luận trong văn nghị luận.
- Làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh cho dàn bài trên.
- Tập phân tích bài: “Đức tính giản dị của Bác Hồ.”
*********************************************************
Ngày soạn 21/8/2013
TIẾT 2. ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN.
I- Mục tiêu bài học:Giúp HS:
- Hiểu thế nào là văn nghị luận, đặc trưng của văn nghị luận. Thế nào là lập luận, vai trò, hiệu quả, tác động của nghệ thuật lập luận trong việc biểu hiện nội dung, tư tưởng và ý nghĩa tác phẩm.
- Luận điểm, cách nêu luận điểm, phương pháp làm sáng tỏ luận điểm và luận cứ.
- Rèn kĩ năng lập luận khi viết bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgv.
HS: Ôn lại các bài đã học
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút).
2.Kiểm tra bài cũ: (3 phút). Thế nào là văn nghị luận?
3.Bài mới:
GV dẫn dắt vào bài (1 phút).
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung kiến thức.
Hoạt động 1. (10 phút)
Điền các từ, lập luận phù hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
Kiều không biết mấy lần nhìn trăng ... Cảnh trăng mỗi lần một khác: ... rạo rực yêu đương, ..., gần gũi âu yếm, ... bát ngát bao la, ... ám ảnh như một lời trách móc, ... cô đơn, ... tàn tạ, ... mong manh. Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ ... không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người.
( Hoài Thanh)
GV hướng dẫn HS phân tích cách lập luận trong bài: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.
? Tìm luận điểm?
? Để làm sỏng tỏ luận điểm chính, Bác đã đưa ra những luận điểm nào khác?
? Từ việc phân tích trên em hãy nêu cách nghị luận về một tác phẩm văn học?
? Nhận xét vài trò của lập luận trong văn nghị luận?
( HS trình bày).
GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2.( 25 phút)
Bài tập 1. Hãy chỉ ra luận điểm, cách lập luận, cách nêu luận cứ trong đoạn văn sau:
HS thảo luận 3 phút, trình bày.
" Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám."
( Phạm Tuyên- "Các bạn trẻ đến với âm nhạc").
Bài tập 2. Hiện tượng vứt rác bừa bãi. Làm sáng tỏ hiện tượng trên bằng hiểu biết của mình?
Thảo luận nhóm.
2 nhóm lập dàn bài cho đề bài trên.
Các nhóm trình bày.
GV nhận xét bổ sung.
I . Vai trò của lập luận trong văn nghị luận.
LuËn ®iÓm: D©n ta cã một lßng nång nµn yªu níc.
+ LÞch sö ®· chøng tá tinh thÇn yªu níc nång nµn cña d©n téc.
+ §ång bµo ta ngµy nay rÊt xøng ®¸ng víi tæ tiªn ta ngµy tríc.
+ Bæn phËn cña chóng ta lµ ph¶i biÕn lßng yªu níc thµnh nh÷ng hµnh ®éng yªu níc.
- Khi dùng tác phẩm chứng minh phải rõ ràng. Trước hết, dùng hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm phải để trong dấu “…”. Nếu có nghệ thuật bàn về nghệ thuật (Phân tích hình ảnh, phân tích nghệ thuật). Bàn về nộ dung (chọn những chi tiết tiêu biểu nhất).
=> Lập luận đóng vai trò quan trọng, thiết yếu trong bài văn nghị luận. Nhờ vây, mà bài văn chặt chẽ, có tinh thuyết phục cao.
II. Luyện tập.
Bài tập 1: Xác định luận điểm, cách lập luận.
( Gợi ý: Luận điểm: Âm nhạc ... gắn bó ... cuộc đời; Lý lẽ, dẫn chứng: Suốt cả cuộc đời con người lúc nào cũng gắn bó với âm nhạc: Lúc sinh ra gắn với lời ru của mẹ; lớn lên: hát đồng dao; trưởng thành ... khi chết; Các dẫn chứng, lý lẽ dựa trên trình tự thời gian phù hợp với các giai đoạn cuộc đời của con người).
Bài tập 2. Lập dàn bài.
* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng cuộc sống con người.
* Thân bài: Lập luận, chứng minh làm rõ vấn đề.
- Thực trạng:
+ Trước đây: phổ biến, nhất là vùng nông thôn tự xử lí rác thải…
+ Ngày nay: Biết phân loại rác thải, nhưng việc sử dụng thực phẩm nhiều, rác càng nhiều. Đặc biệt hiện tượng tiện đâu vứt đó vẫn diễn ra phổ biến.
+ Tất cả mọi đối tượng.
- Nguyên nhân:
+ Ý thức kém của con người.
+ Xử lí rác thải không đúng quy đinh.
+ Chưa có chế tài xử phạt đối với những người vứt rác bừa bãi.
- Tác hại:
+ Gây ô nhiễm môi trường.
+ Mất mĩ quan, vẻ đẹp của thiên nhiên, cơ quan, trường học…
+ Ảnh hưởng đến Sức khỏe (gây bệnh tật cho con người…), kinh tế, đạo đức…
Biện pháp:
+ Nâng cao ý thức cho con người ( tuyên truyền, nêu tác hại của ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra).
+ Mỗi người tự rèn luyện trở thàn thói quen không vứt rác bừa bãi.
* Kết bài:
+ Khẳng định vứt rác bừa bãi là một hành động xấu của con người.
+ Liên hệ.
GV hướng dẫn HS về nhà làm.
4. củng cố: Vai trò của lập luận trong văn nghị luận?
5. Dặn dò: - Học, nắm vững cách lập luận trong văn nghị luân, làm hoàn thiện cho dàn bài trên.
- Ôn tập, tìm hiểu các đề văn, cách làm bài văn nghị luận xã hội.
********************************************************************
*********************************************************
Ngày soạn 28/8/2013
TIẾT 3. ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN.
I. Mục tiêu bài học:
- Học sinh tiếp tục nắm lập luận, vai trò, hiệu quả, tác động của lập luận trong văn bản, để vận dụng vào bài tập.
- Luyện kỹ năng lập luận khi viết văn nghị luận.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgv.
HS: Ôn lại các bài đã học
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút).
2.Kiểm tra bài cũ: (3 phút). Vai tró của lập luận trong văn nghị luận?
3.Bài mới: ( 38 phút).
GV dẫn dắt vào bài (1 phút).
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung kiến thức.
. Hoạt động 1.
Bài tập 1.Tệ nạn xã hội đang là vấn đề nóng bỏng, bức thiết hàng đầu của xã hội ta ngày nay như: Cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh…Hãy làm rõ tác hại của các tệ nạn trên.
? Xác định thể loại và nội dung của đề?
? Lập dàn bài cho đề bài trên?
? Nêu yêu cầu của phần mở bài?
? Hãy viết thành đoạn văn phần mở bài?
(Ngày nay, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, ngày càng văn minh hơn. Trong cuộc sống có nhiều thói quen tốt đẹp,nhiều nét văn hóa cần phát huy, nhưng cũng rất nhiều tệ nạn xã hội đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến con người, xã hội. Đó là các tệ nạn: Cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh…).
?Tìm các luận điểm chính làm rõ nội dung phần thân bài?
? Cần phải làm gì để bài trừ các tệ nạn ấy?
? Nêu nội dung phần kết bài?
Thực hành viết bài văn nghị luận.
GV hướng dẫn HS viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh cho dàn bài đã lập.
HS viết, trình bày từng phần, từ mở bài đến kết bài.
GV nhận xét, bổ sung về cách lập luận, cách sắp xếp các đoạn trong bài văn, lựa chọn dẫn chứng….
Bài tập 1.
- Thể loại: Nghị luận.
- Nội dung: tác hại của một trong các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm khụng lành mạnh…
+ Lập dàn bài:
* Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: Các tệ nạn xã hội…
* Thân bài:
+ Giải thích tệ nạn xã hội là gì?
+ Thực trạng.
+ Nguyên nhân.
+ Hậu quả: - Ảnh hưởng đến sức khỏe, đạo đức, kinh tế.
- Gánh nặng cho gia đình, xã hội…
- Nếp sống văn hóa…
+ Biện pháp.
- Bài trừ, tránh xa các tệ nạn, không nghĩ đến việc dùng thử, dù chỉ là một lần duy nhất.
- Rèn cho bản thân những thói quen tốt, lành mạnh.
- Chăm chỉ học tập, luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
- Giữ cho mình bản lĩnh vững vàng trước những lời dụ dỗ.
- Báo cho người lớn nếu thấy dấu hiệu khả nghi ở bạn hoặc người thân của mình càng sớm càng tốt.
* Kết bài: - Nêu nhận định của mình về tác hại của các tệ nạn xã hội.
- Lời kêu gọi hành động.
4. Củng cố: (2 phút). - Nêu bố cục của bài văn nghị luận?
- Dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo yêu cầu gì?
5. Dặn dò: ( 1 phút).- Học nắm vững kiến thức cơ bản về văn nghị luận.
- Làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh cho dàn bài đã lập.
- Ôn tập, tìm hiểu văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu bảm.
.
***********************************************************************
***************************************************************
Ngày soạn: 4/9/2013
Tiết 4.
ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.
( Thời lượng 3 Tiết )
I. Mục tiêu bài học:
HS nắm được:
- Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một văn bản hoàn chỉnh.
- Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
- Biết vận dụng những hiểu biết có được ở bài học tự chọn này để viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
- GV : Tài liệu tham khảo
- HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm
III. Hoạt động dạy – học.
1. Ổn định tổ chức: (1 phút).Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi học bài mới
3. Bài mới:
- GV giới thiệu về chủ đề và yêu cầu của chủ đề.(1 phút).
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1.
GV cho HS ôn lại một số văn bản tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
? Hãy kể ra một số văn bản tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 6, 7 và đầu năm lớp 8?
HS thảo luận, ôn lại và phát biểu.
( “ Bài học đường đời đầu tiên” ( trích “ Dế mèn phiêu lưu kí “ của Tô Hoài; “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn; “ Tôi đi học “ của Thanh Tịnh...
? Hãy nhắc lại đặc điểm và các thao tác chính của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm?
GV bổ sung và chốt lại
1- Tự sự
+ Đặc điểm: Kể người, kể việc
+ Thao tác: Kể là chính
2- Miêu tả:
+ Tái hiện sự vật, hiện tượng
+ Thao tác: Quan sát, liên tưởng, nhận xét, so sánh.
3- Biểu cảm:
+ Đặc điểm: Thể hiện tình cảm, thái độ của mình với sự vật, hiện tượng...
+ Thao tác: Bộc lộ trực tiếp hoặc thông qua ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
Hoạt động 2.
? Nhận xét về ngôi kể, nhân vật chính trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh?
? Chỉ ra yếu tố tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm qua văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh?
HS trình bày.
GV nhận xét bổ sung: Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố tự sự, miêu tả với biểu cảm làm nổi bật tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vât Tôi trong buổi đầu tựu trường.
- GV nhấn mạnh và chuyển ý
Vậy các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn tự sự, tiết sau ta tìm hiểu tiếp.
I. Ôn tập các phương thức: tự sự, miêu tả , biểu cảm.( 20 phút).
- HS kể.
+ Tự sự: Trình bày chuỗi sự việc có mở đầu, diễn biến, kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
Thao tác: Kể là chính
+ Miêu tả: Tái hiện lại sự việc, hiện tượng
Thao tác: Quan sát, liên tưởng, so sánh, nhận xét
+ Biểu cảm: Thể hiện tình cảm, thái độ
của mình với sự vật, hiện tượng
Thao tác : Bộc lộ trực tiếp những cảm xúc
của chính người viết hoặc thông qua ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật.
II. Luyện tập. ( 19 phút).
Bài tập: “Tôi đi học” – Thanh Tịnh.
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất: Tôi.
- Nhân vật chính: Nhân vật Tôi.
4. Củng cố: ( 3 phút)
? Các phương thức tự sự , miêu tả, biểu cảm có đặc điểm gì? Các thao tác
chính của các phương thức đó? Có khi nào em thấy trong một văn bản chỉ
xuất hiện duy nhất một phương thức biểu đạt không? Tại sao?
5. Dặn dò: ( 1phút) - Học bài, nắm chắc đặc điểm của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm.
***********************************************************
**********************************************************************
Ngày soạn: 9/9/2013
Tiết 5.
ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ MIÊU TẢ, BIỂU CẢM.
I. Mục tiêu bài học:
HS nắm được:
- Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Thấy được yếu tố miêu tả, biểu cảm thường xuất hiện qua một số dấu hiệu.
- Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị:
- GV : Tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm.
III. Hoạt động dạy – học.
1. Ổn định tổ chức: (1 phút).Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi học bài mới
3, Bài mới :
- GV nhắc lại đặc điểm của các phương thức miêu tả, biểu cảm từ đó chuyển ý
sang nội dung tiết thứ hai ( 2 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. (19 phút).
? Tại sao trong văn bản tự sự cần có yếu tố miêu tả?
? Qua các văn bản tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm đã học, em thấy yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự?
? Em thường thấy những yếu tố miêu tả nào xuất hiện trong văn tự sự?
GV yêu cầu HS lấy ví dụ cụ thể ở các văn bản đã học.
+ Miêu tả cảnh thiên nhiên: Đoạn văn đầu tiên của văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
+ Miêu tả nhân vật: Đoạn văn miêu tả ngoại hình của Dế Mèn và Dế Choắt trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.
+ Miêu tả cảnh sinh hoạt: Đoạn văn miêu tả cảnh hộ đê trong văn bản “Sống chết mặc bay “ của Phạm Duy Tốn.
é GV bổ sung thêm và chốt lại:
* Các loại miêu tả.
a. Miêu tả nhân vật.
+ Miêu tả ngoại hình: gương mặt, dáng người, trang phục.
+ Miêu tả các trạng thái hoạt động: Việc làm, lời nói...
+ Miêu tả trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm: Vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc...
Mục đích: Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật với những nét tính cách riêng.
b. Miêu tả cảnh thiên nhiên.
c. Miêu tả cảnh sinh hoạt.
Mục đích: Cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn, nhân vật hiện lên cụ thể sinh động hơn.
? Yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua những dấu hiệu nào ở văn bản tự sự?
é GV chốt lại
* Dấu hiệu
Miêu tả thường được thể nhiện qua những từ ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả và biểu cảm như từ láy tượng hình, tượng thanh; các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá...
? Yếu tố biểu cảm đóng vai trò gì trong văn tự sự?
? Trong văn bản tự sự, em thấy yếu tố biểu cảm thường được thể hiện như thế nào?
é GV chốt lại
+ Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật, sự việc được đề cập đến trong văn bản.
+ Biểu cảm thông qua ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật.
- GV bổ sung thêm
Ở hình thức thứ nhất : biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật, sự việc được thể hiện cụ thể qua từng ngôi kể
Ngôi kể thứ nhất: Cảm xúc của nhà văn thường lồng vào cảm xúc của nhân vật “tôi”
VD: Văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên”
Ngôi kể thứ ba: Cảm xúc của nhà văn thường được thể hiện thông qua lời dẫn truyện
VD: Văn bản: “ Sống chết mặc bay”
? Về hình thức, em thấy yếu tố biểu cảm thường xuất hiện qua những dấu hiệu nào trong văn bản tự sự?
é GV chốt lại
+ Yếu tố biểu cảm thường xuất hiện qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ...
Hoạt động 2: ( 20 phút).
Bài tập. Chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh?
HS làm bài tập, trình bày.
GV nhận xét, bổ sung.
I. Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
1. Yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
- Nhờ có yếu tố miêu tả mà có thể tái hiện cảnh vật, con người một cách cụ thể, sinh động trong không gian, thời gian
- Giúp người kể kể lại một cách sinh động cảnh vật, con người làm cho câu chuyện trở nên sinh đông, hấp dẫn.
+ Miêu tả nhân vật.
+ Miêu tả cảnh thiên nhiên.
+ Miêu tả cảnh sinh hoạt.
=> Qua các từ ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả và biểu cảm như từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá...
2- Yếu tố biểu cảm trong văn tự sự.
Biểu cảm: Thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn với nhân vật, sự việc được kể
Biểu cảm thông qua hai hình thức: trực tiếp qua cảm xúc của chính nhà văn với nhân vật hoặc gián tiếp thông qua cảm xúc, ý nghĩ của các nhân vật
=> Qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ...
III. Luyện tập:
Bài tập: Tôi đi học – Thanh Tịnh.
+ Miêu tả : - Cảnh thiên nhiên: Đoạn văn đầu tiên của văn bản .
Nhân vật: Tôi trang trọng, đứng đắn, quần áo sạch sẽ…
+ Biểu cảm: Tâm trạng hồi hộp, lo lắng, cảm giác bỡ ngỡ…
4, Củng cố: ( 2 phút). – Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự?
GV nhấn mạnh lư ý:Việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm là rất cần thiết trong văn bản tự sự, song phải chọn lọc, không qua lạm dụng dẫn tới lạc thể loại.
5, Dặn dò: ( 1phút)
- Nắm chắc nội dung bài học, vận dụng viết 1 đoạn văn tự sự có kết hợp
với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
******************************************************************
*************** ***************************************************
Ngày soạn: 12/9/2013
Tiết 6.
ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ MIÊU TẢ, BIỂU CẢM.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS nắm được.
- Thấy được cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản
tự sự cùng các bước thực hiện.
- Có kĩ năng viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm bất kì.
II. Chuẩn bị:
- GV : Tài liệu tham khảo.
- HS: Nắm chắc kiến thức để vận dụng làm bài tập.
III. Hoạt động trên lớp.
1, Ổn định tổ chức: ( 1 phút).
2, KT bài cũ: Kết hợp khi học bài mới.
3, Bài mới .
- GV nhắc lại kĩ năng làm văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm để chuyển nội dung bài học (2 phút).
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1. (15 phút).
? Để viết được đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm bất kì, ta thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?
(Thảo luận nhóm)
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác NX, bổ sung.
-Gv NX bổ sung, chữa sai.
é GV chốt lại các ý chính của mỗi
bước cho HS nắm được.
(Thực hiện theo 5 bước
+ Xác định nhân vật, sự việc định kể
+ Lựa chọn ngôi kể: Thứ nhất hay thứ ba
+ Xác định thứ tự kể: Bắt đầu từ đâu, diễn ra như thế nào và kết thúc ra sao?
+ Viết thành đoạn với các yếu tố: kể, miêu tả, biểu cảm).
Cần phải nắm vững 5 bước thực hiện khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn.
? Bố cục một bài văn tự sự gồm mấy phần? Là những phần nào?
?Vậy cách viết các đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn như thế nào ?
Hoạt động 2. ( 23 phút).
Bài tập 1.Viết đoạn văn kể về cuộc gặp gỡ giữa em với người bạn thân sau nhiều năm xa cách.
Bài tập 2. Có dịp được về thăm quê Bác. Em hãy kể lại kỉ niệm sâu sắc trong dịp về thăm ấy.
HS thảo luận nhóm, viết thành đoạn văn.
Các nhóm trình bày.
GV nhận xét, bổ sung.
I. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
1. Viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Thực hiện theo 5 bước:
+ Xác định nhân vật, sự việc.
+ Lựa chọn ngôi kể.
+ Xác định thứ tự kể.
+ Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ viết.
+ Viết thành đoạn với các yếu tố : Kể, tả, biểu cảm.
2. Bố cục một bài văn tự sự :
Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
IV. Luyện tập.
Bài tập 1: Yêu cầu:
- Viết đúng đoạn văn (nội dung – hình thức).
- Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp.
- Thể hiện rõ chủ đề, trình bày cảm xúc suy nghĩ của bản thân khi gặp bạn.
Bài tập 2. Đoạn văn đúng chủ đề, sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lí.
4, Củng cố : ( 3 phút).
- GV cho HS nhắc lại những bước cần thực hiện khi viết đoạn văn tự sự
kết hợp miêu tả và biểu cảm bất kì và xác định trong những bước đó
bước nào là quan trọng nhất.
-GV khái quát lại bài
5, Dặn dò : ( 1 phút).
- Nắm chắc nội dung 5 bước trên để vận dụng vào việc viết các đoạn văn
tự sự bất kì.
- Chuẩn bị giờ sau: Ôn tập
**********************************************************************
*********************************************************************
Ngày soạn: 26/9/2013
Tiết 7
ÔN TẬP VĂN BẢN “TÔI ĐI HỌC”; TRƯỜNG TỪ VỰNG.
I. Mục tiêu bài học:
- HS nắm được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật chính của các văn bản “Tôi đi học
- Củng cố được kiến thức về trường từ vựng.
- Rèn kỹ năng nhận biết và thực hành về trường từ vựng.
II. Chuẩn bị:
GV: Đọc tài liệu - soạn bài
HS: Ôn các tác phẩm: Tôi đi học
Ôn về trường từ vựng.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
Kiểm tra sách vở, đồ dùng của HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài (1 phút).
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1. (10 phút).
GV: Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học.
- Nhận xét của em về văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh?
? Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ?
GV phâ
File đính kèm:
- tu chon van 8.doc