A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài giảng tự chọn giúp học sinh hiểu được:
- Hệ thống lại kiến thức đã học về ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong chương trình Ngữ văn 11
- Bảo đảm học sinh bám sát được nội dung vận dụng vào làm các bài tập.
- Tạo cho học sinh biết tự hào và yêu mến vẻ đẹp đa âm sắc, giàu tính nhạc, nhiều nghĩa chuyển nghĩa của từ ngữ Tiếng Việt
B. Phương pháp:
-Phương pháp chủ đạo: Tổng hợp, đặt câu hỏi, gợi mở
-Phương pháp kết hợp: Phân tích ví dụ, thuyết giảng, tái tạo, câu hỏi nêu vấn đề,
C. Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định, 2
2.Giới thiệu bài mới: 3
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4099 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn tiếng Việt 11- Chủ đề 2 : Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 2 : Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài giảng tự chọn giúp học sinh hiểu được:
- Hệ thống lại kiến thức đã học về ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong chương trình Ngữ văn 11
- Bảo đảm học sinh bám sát được nội dung vận dụng vào làm các bài tập.
- Tạo cho học sinh biết tự hào và yêu mến vẻ đẹp đa âm sắc, giàu tính nhạc, nhiều nghĩa chuyển nghĩa của từ ngữ Tiếng Việt
B. Phương pháp:
-Phương pháp chủ đạo: Tổng hợp, đặt câu hỏi, gợi mở
-Phương pháp kết hợp: Phân tích ví dụ, thuyết giảng, tái tạo, câu hỏi nêu vấn đề,…
C. Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định, 2’
2.Giới thiệu bài mới: 3’
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
20’
25’
35’
50’
HĐ1: Giáo viên Hướng dẫn Hs khái quát lại phần lý thuyết.
HS: Phát biểu bổ sung, trả lời các câu hỏi GV đưa ra
- Tính chung của ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào?
- Hãy nhắc lại quy tắc và phương thức chung trong việc trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ ?
Gv: Lấy ví dụ phân tích.
+ Ăn cho ấm bụng. (nghĩa gốc)
+ Anh ấy tôt bụng: (nghĩa chuyển)
+ Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc:(nghĩa chuyển)
HĐ2: Gv Hd học sinh khái quát phần lý thuyết Lời nói là sản phẩm cá nhân
-Tại sao nói lời nói là sản phẩm của các nhân ?
-Trong ngôn ngữ cái riêng của mỗi cá nhân được biểu hiện ở những phương diện nào?
Gv: Lấy ví dụ phân tích
- Giọng nói mỗi người: Ồm ồm, trong, cao trầm….
- Vốn từ của mọi người: nhiều, ít, rộng hẹp, từ ngữ chuyên môn ….
- Bến Mi Lăng nằm không thuyền đợi khách,
Rượu hết rối, ông lái chẳng buồn câu.
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,
Ông lái buồn để gió đến mơn râu.
(Yến Lan – Bến Mi Lăng)
GV: Cho Hs làm nhóm tìm các từ ngữ mới
GV: Phân tích ví dụ để giảit thích ý bên
- Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang.
-Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.
- Những là cười phấn, cợt son.
Đèn khuya chung bóng, trăng tròn sánh vai.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
HĐ3: Gv hướng dẫn Hs Khái quát quan hệ giữa ngôn ngữ chung giữa lời nói cá nhân. Bằng cách trả lời các câu hỏi
- Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ ntn ?
Gv : Nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức
Gv cho Hs Kết luận HĐ 3
Gv : Chuẩn kiến thức
HĐ4: HD Luyện tập
Gv HD học sinh vận dụng lý thuyết để làm các bài tập. (Gv photocopy bài thơ cho các nhóm)
Bài tập 1
Trong đoạn thơ sau đây, từ ngữ đều thuộc ngôn ngữ chung, quen thuộc với mọi người, nhưng cách kết hợp từ ngữ theo một biện pháp tu từ nhất định lại là sáng tạo riêng của tác giả. Hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó.
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Rơi
Rơi…
(Mưa – Trần Đăng Khoa)
Bài tập 2: GV HD HS làm nhóm BT 2
Tìm những từ ngữ quen thuộc với mọi người nhưng được tác giả dùng theo cách kết hợp mới, theo nghĩa mới; phân tích sự sáng tạo của tác giả. (Gv photocopy bài thơ cho các nhóm)
a, Mưa đổ bụi êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh vắng đứng im lìm trong vắng lặng,
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
(Chiều xuân – Anh Thơ)
b, Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
c, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Oâi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hi vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?
(Nhớ đồng- Tố Hữu)
Bài tập 3: GV ghi đề bài lên bảng và HD HS làm cá nhân BT 3
Trong câu: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu” (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh), từ Tắm được dùng khác biệt như thế nào so với cách dùng nó trong ngôn ngữ chung ?
I. Ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội:
* Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng, một xã hội.
* Tính chung của ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện sau:
+ Có những yếu tố chung cho tất cả các cá nhân trong cộng đồng:
- Các âm và các thanh ( a,b,c…/,\,?...)
+ Nguyên âm: a,e,i,o,u
+ Phụ âm:
+ Thanh điệu:
- Các tiếng do sự kết hợp giữa các âm theo một quy tắc nhất định (Thuỷ, chiến, vô….)
- Các từ: đất, nước, đẹp đẽ, xe đạp….
- Các ngữ cố định (Thành ngữ, quán ngữ): ăn ốc nói mò, nhanh như cắt, được chăng hay chớ, mèo khen mèo dài đuôi.
+ Tính chung còn thể hiện ở các quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ
- Quy tắc cấu tạo các kiểu câu:
- Phương thức chuyển nghĩa của từ
+ Biểu hiện ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra
+ Chỉ phần phình to ở giữa của một số vật.
II. Lời nói - là sản phầm của cá nhân:
Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở các phương diện:
+ Giọng nói cá nhân: Mỗi người có một giọng nói riêng không giống người khác.
+ Vốn từ ngữ cá nhân: Lứa tuổi, giới tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống….. sẽ có vốn từ ngữ khác nhau
+ Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc để tạo nên những biểu hiện mới
Rơi: động từ; Rơi vàng chỉ ánh trăng đẹp
Gió đến : là hiện tượng thiên nhiên. Gió đến mơn râu có nghĩa mới. Hình ảnh nhân hoá gió là bạn của ông lái đò.
+ Tạo ra các từ mới
Vd: Thế hệ 8X, 9X, công nghệ số, sóng sạch ….
+ Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
Rặng liễu " chịu tang Nhân hoá các sv,
Tháng Giêng " ngon ht gần với con người
Phấn – Son : hiện tượng tách từ
III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ hai chiều:
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để cá nhân sinh ra lời nói cụ thể và lĩnh hội lời nói của người khác.
- Muốn tạo ra lời nói cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung ( các từ chung, quy tắc và phương thức chung)
- Khi nghe, khi đọc cá nhân phải nhận thức, tìm hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích trong lời nói của người khác.
=> Cá nhân phải dựa vào những yếu tố chung, quy tắc và phương thức chung thuộc ngôn ngữ cộng đồng.
+ Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hóa những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ cộng đồng. Chính vì thế mà lời nói cá nhân có tác dụng làm cho ngôn ngữ chung phát triển.
IV. Luyện tập:
Bài tập 1: Trong đoạn thơ sau đây, từ ngữ đều thuộc ngôn ngữ chung, quen thuộc với mọi người, nhưng cách kết hợp từ ngữ theo một biện pháp tu từ nhất định lại là sáng tạo riêng của tác giả. Hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó.
Gợi ý đáp án:
& : Lời thơ của Trần Đăng Khoa là một dạng lời nói cá nhân. Trong đó tất cả các từ ngữ đều quen thuộc với mọi người, nghĩa là nằm trong vốn từ từ chung của xã hội. Nhưng tác giả đã có cách dùng riêng:
Nhân hoá các sự vật, hiện tượng như: Sấm, chớp, cây dừa , ngọn mùng tơi: dùng nhiều từ vốn chỉ hoạt động, đặc điểm của người cho các vật thể: rạch, ghé, khanh khách, cười, sải tay, bơi, nhảy múa…. Nhờ thế, các sự vật, hiện tượng có cuộc sống và tình cảm như con người.
Lời thơ được ngắt thành những nhịp ngắn, thích hợp với sự miêu tả những hoạt động, trạng thái riêng biệt, nhanh mạnh của Sv, Ht.
Bài tập 2:
Gợi ý đáp án:
a, & : Các từ ngữ trong đoạn thơ đều là từ ngữ trong vốn từ vựng chung, nhưng có những kết hợp do sự sáng tạo riêng của cá nhân nhà thơ: dùng các từ biếng lười, nằm mặc kết hợp với từ đò, từ đứng kết hợp với từ quán theo biện pháp nhân hoá.Tác dụng: biến các vật vô tri vô giác thành có tâm hồn, cảm xúc.
b, & : Cái độc đáo của hai câu thơ trên là các từ chỉ động tác đo đếm vật thể (dong lắc, đầy) để kết hợp với từ sầu (chỉ trạng thái tâm lý bên trong), làm cho trạng thái vốn trìu tượng hiện ra một các cụ thể, có thể cảm nhận bằng cảm giác.
c, & : Nét riêng trong đoạn thơ thể hiện sáng tạo của cá nhân nhà thơ lằnhngx trường hợp sau:
- Dùng từ sâu (vốn chỉ các đặc điểm về không gian) cho lĩnh vực thời gian (trưa)
- Kết hợp với từ hi vọng với từ bùn để thể hiện ý nghĩa: bùn sẽ mang lại mùa màng tố tươi, từ đóa có thể khái quát: những cái đơn sơ, thô kệch vẫn có thể mang lại hương thơm cho cuộc sống.
- Bàn tay vãi giống: từ nghĩa đen là bàn tay vãi hạt giống trên đồng ruộng dẫn đến nghĩa bóng là bàn tay gieo sự sống cho đời.
Bài tập 3:
& : So với cách dùng từ trong ngôn ngữ chung, từ Tắm trong Vb Tuyên ngôn độc lập được dùng với một số nét riêng :
- Về nghĩa, nó không chỉ hoạt động làm sạch cơ thể bằng nước như cách dùng thông thường, mà chỉ hoạt động đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta như dìm các các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu.
- Về ngữ pháp, nó không còn là nội động từ như cách dùng thông thường trong ngôn ngữ chung, mà kết hợp với một phụ ngữchỉ đối tượng trực tiếp là “Các cuộc khởi nghĩa của ta” (Trả lời cho câu hỏi tắm cái gì ?). Nó được dùng tương đương động từ dìm (dìm trong bể máu)
D. Củng cố – Dặn dò: (5’)
1. Củng cố: Học sinh phải hiểu được :
- Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Lời nói - là sản phầm của cá nhân:
- Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
2. Dặn dò:
- Học kỹ nội dung bài
- Đọc thêm các tác phẩm có liên quan để rèn luện về kỷ năng làm BT Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
- Làm bài tập vận dụng ở Sách Bài tập Ngữ văn 11 trang 6,7,8,9.
-----------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tu chon Tieng Viet 11.doc