A. Kết quả cần đạt :
Giúp HS :
- Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học.
- Bước đầu biết cách đọc – hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc.
B. Phương tiện thực hiện :
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy.
C.Cách thức tiến hành :
GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và
làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản.
Phương pháp :
GV tổ chức cho HS ôn tập những thể loại văn học dân gian đã học; lấy ví dụ minh hoạ
D.Tiến trình dạy học :
Nội dung bài học :
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn tuần 9- Những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn tuần 9
Những đặc điểm chính của một số thể loại
văn học dân gian đã học
Kết quả cần đạt :
Giúp HS :
Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học.
Bước đầu biết cách đọc – hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại.
Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc.
B. Phương tiện thực hiện :
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy.
C.Cách thức tiến hành :
GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và
làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản.
Phương pháp :
GV tổ chức cho HS ôn tập những thể loại văn học dân gian đã học; lấy ví dụ minh hoạ
D.Tiến trình dạy học :
Nội dung bài học :
Nội dung chủ đề :
những đặc điểm chính của một số thể loại
văn học dân gian đã học
Sử thi dân gian :
Định nghĩa : Những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra tron gđời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
Đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên
Nội dung : qua cuộc đời và những chiến công của người anh hùng, sử thi thể hiện sức mạnh và mọi khát vọng của cộng đồng và thời đại.
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ : ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều phép so sánh và phóng đại đạt hiệu quả thểm mĩ cao, đậm đà màu sắc dân tộc.
Truyền thuyết :
Định nghĩa : Những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử ( hoặc có liên quan đến lịch sử ) theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng.
Đặc điểm của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”
Là cách giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc nhằm nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù trong việc giữ nước, và về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
Hình tượng nhân vật ( An Dương Vương, Rùa Vàng, Mị Châu, Trọng Thuỷ) mang nhiều chi tiết hư cấu nhưng vẫn bảo đảm phần cốt lõi lịch sử.
Truyện cổ tích :
Định nghĩa : Những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của người lao động.
Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì “ Tấm Cám”
Nhân vật Tấm trải qua liên tiếp nhiều lần biến hoá đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Điều đó chứa đựng triết lí dân gian về sự tất thắng của cái thiện đối với cái ác. Mâu thuẫn và xung đột trong truyện là sự khúc xạ của mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ.
Về nghệ thuật, đặc sắc của truyện thể hiện ở khả năng miêu tả sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết, chủ động đấu tranh giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc chính đáng của mình.
4. Truyện cười :
a) Định nghĩa : Những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.
b) Đặc điểm của hai truyện cười đã học :
- Tam đại con gà :
+ Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự dốt nát và thói sĩ diện của ông thầy đồ ( cái dốt càng che đậy càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ ).
+Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua các tình huống liên tiếp xảy ra, trong quá trình giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ tự lộ ra.
Nhưng nó phải bằng hai mày :
+ Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự tham nhũng thể hiện qua tính hai mặt của quan lại địa phương khi xử kiện.
+ Nghệ thuật gây cười của truyện chính là ở sự kết hợp cử chỉ với lời nói, trong đó có sử dụng lối chơi chữ độc đáo của nhân vật.
5.Ca dao :
a) Định nghĩa : những lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
b) Đặc điểm của hai chùm ca dao đã học :
* Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa:
- Nội dung cảm xúc của những bài – câu ca dao là nỗi niềm chua xót, đắng cay khi người bình dân nghĩ về số phận, cảnh ngộ và những tình cảm yêu thương, chung thuỷ của họ trong quan hệ bè bạn, tình yêu và trong mối quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước.
- Những cảm xúc trên được bộc lộ vừa chân thành vừa tinh tế, kín đáo qua nghệ thuật diễn đạt giàu hình ảnh, đậm màu sắc dân tộc và dân dã của ca dao ( so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhiều hình ảnh mang nghiã biểu tượng có giá trị biểu cảm cao; ngoài ra, còn là nghệ thuật sử dụng những từ phiếm chỉ, từ láy, hoặc sự thay đổi vần, nhịp thơ.
* Chùm ca dao hài hước :
- Nội dung là những tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào hoặc tiếng cười châm biếm, phê phán, qua đó thể hiện lòng yêu đời, tâm lí lạc quan, triết lí sống lành mạnh của những người lao động.
- Những cảm xúc trên được bộc lộ bằng những lối diễn đạt thông minh, hóm hỉnh ( dùng các thủ pháp đối lập, thậm xưng để chế giễu hoặc vui đùa ).
File đính kèm:
- Tu chon tuan 9.doc