Giáo án Tự chọn Vật lí 10 - Bài tập ba định luật newton

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1. Kiến thức: Củng cố lại các định luật Newton và phương pháp áp dụng; học sinh nắm vững phương pháp động lực học.

 2. Kĩ năng: - Hiểu và vận dụng tốt ba định luật Newton để giải một số bài toán bằng phương pháp động lực học.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải bài toán dạng tính toán.

 3. Giáo dục thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận và lòng đam mê khám phá kiến thức khoa học.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Bài tập có chọn lọc và phương pháp giải;

2. Học sinh: Giải trước một số bài tập theo yêu cầu của giáo viên.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Vật lí 10 - Bài tập ba định luật newton, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/10/2011 Tuần: 11 BÁM SÁT VẬT LÍ 10 BÀI TẬP BA ĐỊNH LUẬT NEWTON A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: Củng cố lại các định luật Newton và phương pháp áp dụng; học sinh nắm vững phương pháp động lực học. 2. Kĩ năng: - Hiểu và vận dụng tốt ba định luật Newton để giải một số bài toán bằng phương pháp động lực học. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải bài toán dạng tính toán. 3. Giáo dục thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận và lòng đam mê khám phá kiến thức khoa học. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Bài tập có chọn lọc và phương pháp giải; 2. Học sinh: Giải trước một số bài tập theo yêu cầu của giáo viên. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ của học sinh; 1.Phát biểu và viết biểu thức ba định luật Newton; 2. Từ biểu thức định luật II Newton, suy ra sự phụ thuộc của gia tốc, khối lượng vào lực tác dụng? *Giáo viên nhận xét và bổ sung để hoàn thiện câu trả lời; *Giáo viên trình tự cung cấp và phân tích các bước giải của một bài toán bằng phương pháp động lực học. *Giáo viên nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp. *Học sinh làm việc cá nhân, tái hiện kiến thức một cách có hệ thống để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên: + Định luật I: + Định luật II Niutơn : + Định luật III Niutơn : *Học sinh tiếp nhận phương pháp động lực hoc; *Giáo viên tiếp thu và nhận thức vấn đề cần nghiên cứu; Hoạt động: Áp dụng định luật II Newton giải một số bài toán. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập 1:Một lực F truyền cho vật khối lượng m1 một gia tốc a1 = 1 m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 một gia tốc a2 = 4 m/s2. Nếu đem ghép hai vật đó làm một thì lực đó truyền cho vật ghép một gia tốc bằng bao nhiêu ? *Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, tìm phương pháp giải bài toán; *Giáo viên định hướng: - Tóm tắt bài toán, - Phân tích, tìm mối liên hệ giữa đại lượng đã cho và cần tìm - Tìm lời giải bài toán - Viết biểu thức định luật II Newton cho vật 1, vật 2 và vật ghép? *Giáo viên yêu cầu đại diện hai nhóm lên trình bày kết quả; *Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập 2: Một vật có khối lượng 50 kg,bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50 cm thì có vận tốc 0,7 m/s. Tính lực tác dụng vào vật *Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, tìm phương pháp giải bài toán; *Giáo viên định hướng: - Tóm tắt bài toán, - Phân tích, tìm mối liên hệ giữa đại lượng đã cho và cần tìm - Tìm lời giải bài toán - Tìm gia tốc của xe từ hệ thức liên hệ v,a,s +Áp dụng định luật II Newton *Giáo viên yêu cầu đại diện hai nhóm lên trình bày kết quả; *Giáo viên nhận xét, bổ sung để hoàn thiện bài giải; *Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập 3: Một máy bay phản lực có khối lượng 50 tấn , khi hạ cánh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s2. Hãy tính lực hãm . Biểu diễn trên cùng mộ thình các vec tơ vận tốc, gia tốc, lực . *Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, tìm phương pháp giải bài toán; *Giáo viên định hướng: - Phân tích, tìm mối liên hệ giữa đại lượng đã cho và cần tìm +Áp dụng định luật II Newton, tìm lực tác dụng. *Giáo viên yêu cầu đại diện hai nhóm lên trình bày kết quả; *Giáo viên nhận xét, bổ sung để hoàn thiện bài giải; *Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập 4: Cho hai xe lăn áp lại gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo.Biết xe lăn 1 có khối lượng 400g. Khi đốt dây buộc lò xo dãn ra, hai xe rời nhau với vận tốc v1 = 1,5 m/s và v2 = 1 m/s. Tính khối lượng xe lăn 2. * Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, tìm phương pháp giải bài toán; * Giáo viên định hướng: - Phân tích, tìm mối liên hệ giữa đại lượng đã cho và cần tìm +Áp dụng định luật II Newton, tìm lực tác dụng. *Giáo viên yêu cầu đại diện hai nhóm lên trình bày kết quả; *Giáo viên nhận xét, bổ sung để hoàn thiện bài giải; *Học sinh chép đề bài theo yêu cầu của giáo viên; *Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và tìm kết quả bài toán; Bài giải: + m1 : a1 = => m1 = + m2 : a2 = => m2 = + m = m1 + m2 => a = = Thay các giá trị và ta tìm được : a = 0,8ms-2. *Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả; *Học sinh nhận xét, bổ sung; * Học sinh chép đề bài theo yêu cầu của giáo viên; *Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và tìm kết quả bài toán; Bài giải: Chọn: + Chiều dương Ox là chiều chuyển động của vật + Gốc tọa độ O tại vị trí vật bắt đầu chuyển bánh + Gia tốc của vật: 2as = v2 – v02 Þ a = = = = 0,49 m/s2 + Lực tác dụng lên vật: theo định luật II Newton: => a = ® F = m.a = 50.0,49 = 24,5(N) *Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả; *Học sinh nhận xét, bổ sung; * Học sinh chép đề bài theo yêu cầu của giáo viên; *Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và tìm kết quả bài toán; Bài giải: Lực hãm tác dụng lên máy bay theo định luật II Newton ta có: Þ Fh = ma = 50000.(-0,5) = -25000 (N) *Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả; *Học sinh nhận xét, bổ sung; * Học sinh chép đề bài theo yêu cầu của giáo viên; *Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và tìm kết quả bài toán; Bài giải: Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe lăn 1 Theo định luật III NiuTơn: F21 = - F12 Û m1a1 = - m2a2 Û m1 = - m2 Ûm1v1 = -m2v2 => m2 = => Thay các giá trị vào ta tìm được m = 0,6kg = 600g *Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả; *Học sinh nhận xét, bổ sung; Hoạt động: Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hoá các công thức, kiến thức đã gặp trong tiết học; *Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập; *Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm lại các bài tập, khắc sâu phương pháp động lực học *Học sinh làm việc cá nhân, hệ thống hoá các công thức, kiến thức đã gặp trong tiết học; *Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên. D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY ...... Tổ trưởng kí duyệt 24/10/2011 HOÀNG ĐỨC DƯỠNG

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon li 10 tuan 11.doc
Giáo án liên quan