Giáo án Tự chọn Vật Lý 8- Trường THCS Lương Thế Vinh

CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP LẠI MỘT SỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC Ở LỚP 7

A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Ôn tập lại một số kiếm thức đã học ở lớp 7.

2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã ôn tập đó để trả lời một số câu hỏi và một số bài tập vận dụng.

3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc trong học tập

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung của chủ đề:

- GV nghiên cứu nội dung của chủ đề trong SGK và SGV Vật Lý lớp 7.

- HS nghiên cứu lại những kiến thức đã học ở lớp 7.

2. Đồ dùng dạy học:

- Hệ thống các câu hỏi ôn tập của chủ đề.

- Hệ thống các bài tập vận dụng của chủ đề.

 

doc58 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn Vật Lý 8- Trường THCS Lương Thế Vinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1, 2, 3. NS: 19/08/2012 Thời lượng: 6 tiết. ND: 22/08/2012 →19/09/2012 CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP LẠI MỘT SỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC Ở LỚP 7 A/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: Ôn tập lại một số kiếm thức đã học ở lớp 7. 2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã ôn tập đó để trả lời một số câu hỏi và một số bài tập vận dụng. 3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc trong học tập B/ Chuẩn bị. 1. Nội dung của chủ đề: - GV nghiên cứu nội dung của chủ đề trong SGK và SGV Vật Lý lớp 7. - HS nghiên cứu lại những kiến thức đã học ở lớp 7. 2. Đồ dùng dạy học: - Hệ thống các câu hỏi ôn tập của chủ đề. - Hệ thống các bài tập vận dụng của chủ đề. C/ Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung của chủ đề. HĐ của GV HĐ học của HS * HĐ1: Ôn tập lại phần lý thuyết. - GV nêu hệ thống các câu hỏi. Y/C HS đọc và trả lời. - Y/C HS tham gia nhận xét các câu trả lời. - GV nhận xét lại và cho HS ghi vở. + Trình bày cách làm nhiễm điện nhiều vật mà em đã học. Vật bị nhiễm điện có đặc điểm gì? + Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau? + Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? + Chất dẫn điện là gì? Lấy ví dụ. + Chất cách điện là gì? Lấy ví dụ. + Nêu các tác dụng chính của dòng điện. + Nêu tên đơn vị của cđdđ và tên dụng cụ dùng để đo cđdđ. + Đơn vị của hđt là gì? Đo hđt bằng dụng cụ nào? + Trong mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, cđdđ và hđt có đặc điểm gì? + Trong mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc song song, cđdđ và hđt có đặc điểm gì? + Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - HS lắng nghe các câu hỏi và suy nghĩ trả lời. - HS tham gia nhận xét các câu trả lời - HS lắng nghe và ghi vở. + Có thể làm nhiễn điện nhiệu vật bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. + Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. Các loại điện tích khác loại thì hút nhau. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau. + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. + Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện. Ví dụ: Hai chốt cắm, lõi dây, dây tóc + Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện. Ví dụ: Vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây, trụ thủy tinh. + Các tác dụng chính của dòng điện: . Tác dụng nhiệt . Tác dụng phát sáng. . Tác dụng từ. . Tác dụng hóa học. . Tác dụng sinh lí. + Đơn vị của cđdđ là ampe (A), dụng cụ đo cđdđ là ampe kế. + Đơn vị của hđt là vôn (V), dụng cụ đo hđt là vôn kế. + Trong mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp: . CĐDĐ như nhau tại mọi vị trí khác nhau của mạch. . HĐT giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hđt trên mỗi đèn. + Trong mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc song song: . CĐDĐ mạch chính bằng tổng các CĐDĐ qua mỗi bóng đèn . HĐT giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau. + Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện: . Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hđt dưới 40V. . Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện. . Không được tự ý chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng. . Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. * HĐ2: Bài tập vận dụng. - GV y/c HS đọc và hoàn thành các bài tập. - Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. - GV nhận xét và bổ sung thêm vào các câu trả lời của HS nếu cần và cho HS ghi vỏ. + Bài tập 1: Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện? a) Đập nhẹ nhiều lần mặt thước nhựa xuống mặt quyển vở. b) Áp sát thước nhựa vào thành của một bình nước ấm. c) Chiếu sáng đèn pin vào thước nhựa. d) Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô. + Bài tập 2: Cọ xát mảnh nilông bằng một miếng len, cho rằng mảnh nilông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? +Bài tập 3: Có 5 nguồn điện loại 1,5V; 3V; 6V; 9V; 12V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 3V. Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào một trong 5 nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào phù hợp nhất? Vì sao? +Bài tập 4: Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ biết số chỉ của ampe kế A là 0,35A, của ampe kế A1 là 0,12A. Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu? +Bài tập 5: Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ biết số chỉ của ampe kế A1 là 0,15A, của ampe kế A2 là 0,25A. Số chỉ của ampe kế A là bao nhiêu? +Bài tập 6: Cho mạch điện có nguồn điện 12V, quạt điện và bóng đèn có nguồn điện định mức là 12V. Vậy phải mắc bóng đèn và quạt điện như thế nào thì chúng hoạt động bình thường? - HS đọc và trả lời các bài tập của GV. - HS tham gia nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. - HS lắng nghe và ghi vở. + Bài tập 1: d) Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô. + Bài tập 2: Vật nhận thêm electron là mảnh nilông, vì nhiễm điện âm, vật mất bớt electron là miếng len. + Bài tập 3: Nguồn điện phù hợp nhất là 3V. Vì hđt trên mỗi bóng đèn là 3V ( để sáng bình thường ), khi mắc nối tiếp 2 bóng đèn đó, hđt là 3V. Có thể mắc với nguồn điện 1,5V nhưng 2 bóng đèn sáng yếu. Không thể mắc vào nguồi điện 6V; 9V hay 12V được vì khi đó một hoặc cả 2 bóng đèn sẽ cháy dây tóc. + Bài tập 4: Ta có: I = 0,35A I1 = 0,12A I2 = ? Vì bóng đèn Đ1 song song với Đ2 nên: I = I1 + I2 I2 = I – I1 = 0,35 – 0,12 = 0,23(A) Vậy số chỉ của ampe kế A2 là 0,23A + Bài tập 5: Ta có: I1 = 0,15A I2 = 0,25A I = ? Vì bóng đèn Đ1 song song với Đ2 nên: I = I1 + I2 I = 0,15 – 0,25 = 0,4(A) Vậy số chỉ của ampe kế A2 là 0,4A +Bài tập 6: Để bóng đèn và quạt điện hoạt động bình thường thì ta phải mắc chúng song song với nhau. * HĐ3: Tổng kết. - GV nhận xét lại các tiết đã ôn tập của chủ đề. - Nhắc nhở một số vấn đề mà HS còn thể hiện chưa tốt. - Tuyên dương những HS có tinh thần tự giác trong học tập để cho các HS khác noi theo. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe để rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe để học hỏi thêm. * HĐ4: Dặn dò. - GV y/c HS về nhà: + Cọi lại nội dung của chủ đề đã ôn tập. + Nghiên cứu lại trước nội dung của bài 1, 2 SGK Vật Lí 8 để chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo. * HĐ5: Rút kinh nghiệm. Tuần 5, 6, 7, 8 NS: 19/09/2012 Thời lượng: 6 tiết. ND: 21/09/2012 →10/10/2012 CHỦ ĐỀ: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC VÀ VẬN TỐC. A/ Mục tiêu. 1. Kiến thức - Ôn tập lại chuyển động cơ học, vận tốc. 2. Kĩ năng - Vận dụng những kiến thức đã ôn tập đó để trả lời một số câu hỏi và một số bài tập vận dụng. 3. Thái độ: - Tự giác, nghiêm túc trong học tập B/ Chuẩn bị. 1. Nội dung của chủ đề: - GV nghiên cứu nội dung của chủ đề trong SGK và SGV Vật Lý lớp 8. - HS nghiên cứu lại bài 1 và bài 2 SGK Vật Lý 8. 2. Đồ dùng dạy học: - Hệ thống các câu hỏi ôn tập của chủ đề. - Hệ thống các bài tập vận dụng của chủ đề. C/ Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung của chủ đề. HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Ôn tập lại phần lý thuyết. - GV nêu hệ thống các câu hỏi. Y/C HS đọc và trả lời. - Y/C HS tham gia nhận xét các câu trả lời. - GV nhận xét lại và cho HS ghi vở. + Thế nào là chuyển động cơ học? + Tại sao chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? + Quỹ đạo là gì? + Nêu các dạng chuyển động cơ học thường gặp. Ví dụ. + Quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? + Vận tốc là gì? Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? + Viết công thức tính vận tốc. Giải thích các đại lượng có trong công thức. + Đơn vị vận tốc là gì? Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào các yếu tố nào? - HS lắng nghe các câu hỏi và suy nghĩ trả lời. - HS tham gia nhận xét các câu trả lời - HS lắng nghe và ghi vở. + Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. + Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Vì tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc mà một vật có thể được coi là đang chuyển động hay đang đứng yên. + Quỹ đạo là đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian. + Các dạng chuyển động cơ học thường gặp: . Chuyển động thẳng (quỹ đạo là một đường thẳng): Chuyển động của tên lửa; xe đạp. . Chuyển động cong (quỹ đạo là đường cong): Chuyển động của quả bóng bàn; quả cầu lông. . Chuyển động tròn (quỹ đạo là đường tròn): Chuyển động của kim đồng hồ; của bánh xe. + Quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật làm mốc. + Quãng đường chạy được trong một giây gọi là vận tốc. Độ lớn của vận tốc cho biết mức động nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi trong một đơn vị thời gian. + Công thức tính vận tốc: v = s/t Trong đó: v là vận tốc; s là quãng đường đi được; t là thời gian đi hết quãng đường đó. + Đơn vị của vận tốc là m/s. Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. * HĐ2: Bài tập vận dụng. - GV y/c HS đọc và hoàn thành các bài tập. - Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. - GV nhận xét và bổ sung thêm vào các câu trả lời của HS nếu cần và cho HS ghi vỏ. + Bài tập 1: Khi trời lặng gió, em đi xe đạp phóng nhanh, cảm thấy có gió từ phía trước thổi vào mặt. Hãy giải thích hiện tượng đó. + Bài tập 2: Một ôtô đang chuyển động. Hãy nêu một vài bộ phận chuyển động và một vài bộ đứng yên đối với: a) Mặt đường. b) Thành xe. + Bài tập 3: a) Vận tốc của một ôtô là 36km/h; của một người đi xe đạp là 10,8km/h; của một tàu hỏa là 10m/s. Điều đó cho biết gì? b) Trong ba chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất? + Bài tập 4: Một đoàn tàu trong thời gian 2h đi được quãng đường dài 86km. Tính vận tốc của tàu ra km/h, m/s. + Bài tập 5: Một người đi xe đạp trong 45 phút với vận tốc là 16km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km? + Bài tập 6: Một người đi bộ với vận tốc 3km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc, biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút. +Bài tập 7: Một xe gắn máy có vận tốc 60km/h; một xe ôtô đi quãng đường dài 2500m trong thời gian 100s. Hỏi xe nào chuyển động nhanh hơn? +Bài tập 8: Một xe đạp có vận tốc 15km/h; một xe máy đi quãng đường dài 60000m trong thời gian 3600s. Hỏi xe nào chuyển động nhanh hơn? +Bài tập 9: Một ôtô có vận tốc 80km/h; một xe máy đi quãng đường dài 50000m trong thời gian 3600s. Hỏi xe nào chuyển động nhanh hơn? - HS đọc và trả lời các bài tập của GV. - HS tham gia nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. - HS lắng nghe và ghi vở. + Bài tập 1: Khi nói trời có gió nghĩa là lấy một vật trên MĐ làm mốc thì không khí cđ so với vật đó. Khi nói trời lặng gió nghĩa là lấy một vật trên mặt đất làm mốc khi đó không khí cđ so với vật đó. Theo nghĩa rộng trời có gió đối với một vật nào đó khi có sự cđ tương đối của gió đối với vật đó. Đối với người đi xe đạp ( chọn người làm mốc ) thì không khí có sự cđ tương đối của gió từ trước mặt ra phía sau đối với người đó. Nên người đó cảm thấy có gió thổi vào mặt. + Bài tập 2: a) Mặt đường: . Một vài bộ phận cđ: bánh xe; ghế ngồi; người ngồi trên xe; . Một vài bộ phận đứng yên: điểm tiếp xúc của bánh xe và mặt đường. b) Thành xe. . Một vài bộ phận cđ: mặt đường; gặt nước khi hđ; vôlăng. . Một vài bộ phận đứng yên: ghế ngồi; cửa xe. + Bài tập 3: a) Có nghĩa là: cứ 1h ôtô đi được 36km; cứ 1h xe đạp đi được 10,8km; cứ 1giây tàu hỏa đi được 10m b) vôtô = 36km/h vxe đạp = 10,8km/h vtàu hỏa= 10m/s = 36km/h Vậy ôtô và tàu hỏa nhanh như nhau còn xe đạp là chậm nhất. + Bài tập 4: Tóm tắt: t = 2h; S = 86km; v = ?km/h = ?m/s Giải: Vận tốc của đoàn tàu là: v = S/t = 86/2 = 43km/h = 12m/s + Bài tập 5: Tóm tắt: t = 45 phút = 3/4h; v = 16km/h; S = ?km Giải: Quãng đường đi được là: S = v.t = 16.3/4 = 12km + Bài tập 6: Tóm tắt: t = 30 phút = 1/2h; v = 3km/h; S = ?km Giải: Quãng đường đi từ nhà đến trường là: S = v.t = 3.1/2 = 1,5km + Bài tập 7: Tóm tắt: vxe gắn máy = 60km; vôtô = ? Sôtô = 2500m; tôtô = 100s Vận tốc của ôtô là: vôtô = Sôtô/ tôtô = 2500/100 = 25(m/s) = 90km/h vôtô > vxe gắn máy Vậy vận tốc của ôtô lớn hơn vận tốc của xe máy. + Bài tập 8: Tóm tắt: vxe đạp = 15km/h; vxe máy = ? Sxe máy = 60000m; txe máy = 3600s Vận tốc của xe máy là: vxe máy = Sxe máy / txe máy = 60000/3600 = 16,7(m/s) = 60,12(km/h) vxe đạp < vxe máy Vậy vận tốc của xe máy lớn hơn vận tốc của xe đạp. + Bài tập 9: Tóm tắt: vôtô = 60km; vxe gắn máy =? Sxe máy = 50000m; txe máy = 3600s Vận tốc của xe máy là: Vxe máy = Sxe máy/ txe máy = 50000/3600 = 13,9(m/s) = 50,04km/h vôtô > vxe máy Vậy vận tốc của ôtô lớn hơn vận tốc của xe máy. * HĐ3: Tổng kết. - GV nhận xét lại các tiết đã ôn tập của chủ đề. - Nhắc nhở một số vấn đề mà HS còn thể hiện chưa tốt. - Tuyên dương những HS có tinh thần tự giác trong học tập để cho các HS khác noi theo. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe để rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe để học hỏi thêm. * HĐ4: Dặn dò. - GV y/c HS về nhà: + Cọi lại nội dung của chủ đề đã ôn tập. + Nghiên cứu lại trước nội dung của bài 3, 4 SGK Vật Lí 8 để chuẩn bị cho chủ đề ôn tập tiếp theo. * HĐ5: Rút kinh nghiệm. Tuần 8, 9, 10, 11. NS: 09/ 10/ 2012 Thời lượng: 6 tiết ND: 12/ 10/ 2012 → 31/ 10/ 2012 CHỦ ĐỀ: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU. A/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: Phân tích và giải được bài toán về chuyển động tương đối, cđ thẳng đều của một hay nhiều vật 2. Kĩ năng: Vễ được đồ thị đường đi trong cđ thẳng đều 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ khi phân tích cđ, khi vẽ đồ thị về vị trí cđ của các vật. B/ Chuẩn bị. 1. Nội dung của chủ đề: - GV nghiên cứu nội dung của chủ đề trong SGK và SGV Vật Lý lớp 8. - HS nghiên cứu lại những kiến thức đã học về chuyển động thẳng đều. 2. Đồ dùng dạy học: - Hệ thống các câu hỏi lý thuyết của chủ đề. - Hệ thống các bài tập vận của chủ đề. C/ Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung của chủ đề. HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Lý thuyết. - GV nêu hệ thống các câu hỏi. Y/C HS đọc và trả lời. - Y/C HS tham gia nhận xét các câu trả lời. - GV nhận xét lại và cho HS ghi vở. + Chuyển động cơ học là gì? + Nêu tính chất tương đối của chuyển động cơ học. + Chuyển động thẳng đều là gì? + Viết công thức của chuyển động thẳng đều, giải thích các đại lượng có trong biểu thức và nêu đơn vị vận tốc. + Chuyển động không đều là gì? + Viết công thức vận tốc của chuyển động không đều, giải thích các đại lượng có trong biểu thức. + Nêu đặc điểm của vận tốc trong chuyển động thẳng đều. + Nêu đặc điểm của vectơ vận tốc + Từ công thức tính vận tốc. Hãy viết các công thức tính thời gian và quãng đường trong chuyển động. * HĐ2: Bài tập vận dụng. - GV y/c HS đọc và hoàn thành các bài tập. - Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. - GV nhận xét và bổ sung thêm vào các câu trả lời của HS nếu cần và cho HS ghi vỏ. + Bài tập 1: Một người đi được quãng đường S1 hết t1 giây, đi được quãng đường tiếp theo S2 hết t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường S1 và S2 công thức nào đúng? A. vtb = ( v1 + v2 )/ 2 B. vtb = (v1/S1) + ( v2/S2 ) C. vtb = (S1 + S2 )/ (t1 + t2 ) D. Cả 3 công thức trên đều không đúng + Bài tập 2: Một người đi bộ trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường dài 1,95 km người đó đi hết 0,5 h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường? +Bài tập 3: Kỉ lục thế giới về chạy 100m do lực sĩ Lơ-vít người Mĩ đạt được là 9,86 giây Hỏi: a/ Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là không đều. Tai sao? b/ Tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s và km/h +Bài tập 4: Cứ sau 20s, người ta lại ghi quãng đường chạy được của một vận động viên chạy 1000m. Kết quả như sau: T.g (s) 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Q.đ (m) 0 140 340 428 516 604 692 780 880 1000 a/ Tính vận tốc trung bình của vận động viên trong mỗi khoảng thời gian. Có nhận xét gì về chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua? b/ Tính vận tốc trung bình của vận động viên trong cả chặng đường đua. +Bài tập 5: Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả như sau: . Quãng đường từ A đến B: 45 km trong 2 giờ 15 phút. . Quãng đường từ B đến C: 30 km trong 24 phút . Quãng đường từ C đến D: 10 km trong 1/4 giờ B A D Xuất phát C Đích Hãy tính: a/ Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường. b/ Vận tốc trung bình trên cả quãng đường đua +Bài tập 6: Từ hai thành phố A và B trên cùng một đường thẳng cách nhau 240km, hai ôtô cùng khởi hành một lúc và chạy ngược chiều nhau. Xe đi từ A có vận tốc 40km/h. Xe đi từ B có vận tốc 80km/h. a) Lập công thức xác định vị trí hai xe đối với thành phố A vào thời điểm t kể từ lúc hai xe khởi hành. b) Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau c) Tìm thời điểm và vị trí hai xe cách nhau 80km. d) Vẽ đồ thị đường đi của hai xe theo thời gian e) Vẽ đồ thị vị trí của hai xe khi chọn A làm mốc - GV gợi ý cách giải: . Vẽ hình biểu diễn vị trí của hai xe ở thời điểm khởi hành và thời điểm t. . Căn cứ vào công thức tính đường đi của mỗi xe sau thời gian t, từ đó lập công thức xác định vị trí của mỗi xe đối với mốc là thành phố A. . Từ công thức xđ vị trí của mỗi xe, tìm thời điểm và vị trí của hai xe gặp nhau, giải phương trình x1=x2 để tìm t. . Điều kiện hai xe cách nhau một đoạn l là: x1-x2 =- +l * HĐ3: Tổng kết. - GV nhận xét lại các tiết đã ôn tập của chủ đề. - Nhắc nhở một số vấn đề mà HS còn thể hiện chưa tốt. - Tuyên dương những HS có tinh thần tự giác trong học tập để cho các HS khác noi theo. * HĐ4: Dặn dò. - GV y/c HS về nhà: + Cọi lại nội dung của chủ đề đã ôn tập. + Nghiên cứu lại trước nội dung của bài về LỰC CƠ để chuẩn bị cho chủ đề ôn tập tiếp theo. - HS lắng nghe các câu hỏi và suy nghĩ trả lời. - HS tham gia nhận xét các câu trả lời - HS lắng nghe và ghi vở. + Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian gọi là chuyển độngcơ học + Chuyển động cơ học có tính chất tương đối: một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động đối với vật khác tùy chọn vật làm mốc. + Chuyển động thẳng đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian (vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì ) + Công thức của chuyển động thẳng đều: v = S / t Trong đó: S là quãng đường đi t là thời gian đi hết quãng đường đơn vị vận tốc là m/s; km/h + Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian (vật đi được những quãng đường khác nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì ) + Công thức tính vận tốc của chuyển động không đều: vtb = S / t Trong đó: S là quãng đường đi; t là thời gian đi hết quãng đường đó. + Trong chuyển động thẳng đều vận tốc có giá trị không đổi. + Vectơ vận tốc có đặc điểm: . Gốc đặt tại một điểm trên vật . Hướng trùng với hướng chuyển động (hướng bao gồm phương và chiều) . Độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc theo một tỉ lệ xích tùy chọn + Từ công thức tính vận tốc: v = S / t, ta có thể có các công thức sau . Công thức tính thời gian đi hết quãng đường là: t = S / v . Công thức tính quãng đường đi S = v . t - HS đọc và trả lời các bài tập của GV. - HS tham gia nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. - HS lắng nghe và ghi vở. + Bài tập 1: Công thức C: vtb = (S1 + S2 )/ (t1 + t2 ) + Bài tập 2: Tóm Tắt S1 = 3km; v1 = 2m/s S2 = 1,95km; t2 = 0,5h vtb = ? Giải Thời gian người đi hết quãng đường đầu: t1= S1/v1 = 3000/2 = 1500s Quãng đườmg sau dài: S2 = 1,95km = 1950m Thời gian chuyển động là: t2 = 0,5 . 3 600 = 1 800s Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường: vtb = (S1 + S2 ) / (t1 + t2 ) = (3000 + 1950) / ( 1500 + 1800) = 1,5 m/s. + Bài tập 3: Tóm Tắt S = 100m; t = 9,86s a/ Giải thích b/ vtb = ?(m/s) = ?(km/h) Giải a/ Không đều b/ vtb = S / t =100/9,86=10,14m/s= 36,51km/h. + Bài tập 4: a/ v1 = 140 / 20 = 7m/s v2 = (340 – 140) / (40 – 20) = 10 m/s v3 = ( 428 – 340) / (60 – 40) = 4,4m/s v4 = ( 516 – 428) / (80 – 60) = 4,4m/s v5 =(604 – 516) / (100 – 80) = 4,4m/s v6 = ( 692 – 604) / (120 – 100) = 4,4m/s v7 = ( 780 – 692) / (140 – 120) = 4,4m/s v8 = (880 – 780) / (160 – 140) = 5m/s v9 = (1000 – 880) / (180 – 160) = 6m/s * Nhận xét: - Trong hai quãng đường đầu, vận động viên chuyển động nhanh dần - Trong năm quãng đường tiếp theo, vận động viên chuyển động đều. - Trong hai quãng đường sau cùng, vận động viên chuyển động nhanh dần b/ Vận tốc trung bình trong cả hai chặng đường đua là: vtb = + Bài tập 5: a/ Quãng đường từ A → B S1 = 45km = 45000m t1 = 2h15ph = 8100s v1 = 45000 / 8100 = 5,56m/s Quãng đường từ B → C S2 = 30km = 30 000m t2 = 24ph = 1440s v2 = 30000 / 1440 = 20,83m/s Quãng đường từ C → D S3 = 10km = 10 000m t3 = (1/4).3600s = 900s v3 = 10000 / 900 = 11,11m/s Trên toàn bộ đường đua: S1 + S2 + S3 = 45 000+ 30 000 + 10 000 = 85000m t1 + t2 + t3 = 8100 + 1 440 + 900 = 10440s vtb = 85000 / 10440 = 8,14m/s +Bài tập 6: a) Lập công thức xđ vị trí của hai xe Gọi đường thẳng ABx là đường thẳng mà hai xe cđ. Chọn mốc là điểm A Quãng đường mỗi xe đi được sau thời gian t . Xe đi từ A: s1 = v1 . t = 40.t . Xe đi từ B đến B’: s2 = v2 . t = 80.t Vị trí của mỗi xe so với mốc A . Xe đi từ A: x1 = s1 = 40.t (1) . Xe đi từ B đến B’: x2 =AB - s2 = 240 - 80.t (2) b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau Lúc hai xe gặp nhau: x1 = x2 Từ (1) và (2) ta có: 40t = 240 – 80t t = 2 (h) Hai xe gặp nhau lúc 2h kể từ khi khởi hành Vị trí gặp nhau cách mốc A là: x1 = x2 = 40.2 = 80(km) c) Thời điểm và vị trí hai xe cách nhau 80km. Vì x2 > x1 x2 - x1 = 80 240 - 80t1 - 40.t1 = 80 t1 = 4/3 (h) Vậy ta có x2 = 240 - 80.(4/3) = 133,3 (km) x1 = 40.(4/3) = 53,3 (km) Sau khi gặp nhau Vì x1 > x2 x1 – x2 = 80 40.t2 - 240 + 80t2 = 80 t2 = 8/3 (h) Vậy ta có x2 = 240 - 80.(8/3) = 26,6(km) x1 = 40.(8/3) = 106,6(km) - HS lắng nghe. - HS lắng nghe để rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe để học hỏi thêm. * HĐ5: Rút kinh nghiệm. Tuần 11, 12, 13 NS: 28/ 10/ 2012 Thời lượng: 6 tiết. ND: 31/ 10/ 2012 → 16/ 11/ 2012 CHỦ ĐỀ: LỰC CƠ. A/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nêu một số ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc và chuyển hướng chuyển động của vật. - Nêu được lực là đại lượng vecto. - Nêu một số ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động - Nêu được quán tính của một vật là gì. - Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ. 2. Kĩ năng: - Biểu diễn được lực bằng vectơ. - Giải thích một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính. - Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống kĩ thuật. 3. Thái độ: - Tự giác, nghiêm túc trong học tập B/ Chuẩn bị. 1. Nội dung của chủ đề: - GV nghiên cứu nội dung của chủ đề trong SGK và SGV Vật Lý lớp 8. - HS nghiên cứu lại những kiến thức đã học về lực cơ. 2. Đồ dùng dạy học: - Hệ thống các câu hỏi lý thuyết của chủ đề. - Hệ thống các bài tập vận dụng của chủ đề. C/ Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung của chủ đề. HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Ôn tập lại phần lý thuyết. - GV nêu hệ thống các câu hỏi. Y/C HS đọc và trả lời. - Y/C HS tham gia nhận xét các câu trả lời. - GV nhận xét lại và cho HS ghi vở. + Câu 1: Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu ví dụ minh họa. + Câu 2: Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng vecto + Câu 3: Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ như thế nào khi: a) Vật đang đứng yên? b) Vật đang chuyển động? + Câu 4: Lực ma sát xuất hiện khi nào? Nêu hai ví dụ về lực ma sát. + Câu 5: Nêu hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính. + Câu 6: Ma sát trượt là gì? Ma sát lăn là gì? + Câu 7: Nêu đặc điểm của ma sát - HS lắng nghe các câu hỏi và suy nghĩ trả lời. - HS tham gia nhận xét các câu trả lời - HS lắng nghe và ghi vở. + Câu 1: Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động. Ví dụ: . Xe đạp đang chuyển động, gặp bài cát bị giảm vận tốc do lực cản của cát. . Viên gạch thả rơi. Vận tốc của viên gạch tăng do sức hút của Trái Đất tác dụng lên nó. + Câu 2: Các yếu tố của lực: điểm đặt của lực; phương và chiều của lực; độ lớn của lực. Cách biểu diễn lực bằng vecto. Dùng mũi tên có: . Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật. . Phương và chiều là phương, chiều của lực. . Độ dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ lệ xích cho trước. + Câu 3: Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ: a) Đứng yên khi vật đang đứng yên. b) Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động. + Câu 4: Lực ma sát xuất hiện khi vật chuyển động trên mặt một vật khác. Lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của mặt tiếp xúc. Độ lớn của lực ma sát càng giảm khi mặt tiếp xúc giữa hai vật càng nhẵn. + Câu 5: Hai ví dụ chứng tỏ vật có

File đính kèm:

  • docTU CHON VAT LY 8 HA LTV.doc
Giáo án liên quan