Tuần 11
Tự nhiên và xã hội
Gia đình
I Mục tiêu
- HS biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình
- Có ý thức giúp đỡ bố, mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình
- Yêu quý và kính tọng những người thân trong gia đình
II Đồ dùng dạy học
GV : Hình vẽ trong SGK. HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 11 đến 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tự nhiên và xã hội
Gia đình
I Mục tiêu
- HS biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình
- Có ý thức giúp đỡ bố, mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình
- Yêu quý và kính tọng những người thân trong gia đình
II Đồ dùng dạy học
GV : Hình vẽ trong SGK. HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ ?
- Làm thế nào để đề phòng bệnh giun ?
2 Bài mới
* Khởi động : Cả lớp hát bài : Ba ngọn nến
- HS trả lời
- HS hát
a Hoạt động 1 : Làm việc với SGK theo nhóm nhỏ
* Mục tiêu : Nhận biết những người trong gia đình bạn Mai và việc làm của từng người
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ
- GV HD HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK trang 24, 25 tập đặt câu hỏi VD
- Đố bạn, gia đình của Mai có những ai ? Ông bạn Mai đang làm gì ?Ai đang đi đón em bé ở trường mầm non? Bố của Mai đang làm gì ?
- Mẹ của Mai đang làm gì, Mai giúp mẹ làm gì ?
- Hình nào mô tả cảnh nghỉ ngơi trong nhà Mai ?
- GV đi tới từng nhóm, giúp đỡ các em
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- HS quan sát
- HS làm việc theo nhóm
+ Đại diện một số nhóm lên trình bày
GVKL : - Gia đình Mai gồm : ông, bà, bố, mẹ và em trai của Mai
- Bức tranh cho thấy mọi người trong gia đình Mai ai cũng tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức và khả năng của mình. Mọi người trong gia đình đều phải yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt công việc của mình.
b Hoạt động 2 : Nói về công việc thường ngày của những người trong gia đình mình
* Mục tiêu : Chia sẻ với các bạn về người thân và việc làm của từng người trong gia đình của mình
* Cách tiến hành + Bước 1 :
+ Bước 2 : Trao đổi trong nhóm nhỏ
+ Bước 3 : Trao đổi với cả lớp
- GV ghi các công việc HS kể lên bảng
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bố, mẹ hoặc những người khác trong gia đình không làm tròn trách nhiệm của mình ? Vào những lúc nhàn rỗi, em và các thành viên trong gia đình thường có những hoạt động giải trí gì ? em được bố, mẹ đưa đi chơi ở đâu ?
- HS tự nhớ lại những việc làm của mình trong gia đình
- Từng HS kể với bạn về công việc ở nhà mình và ai thường làm công việc đó
- Gọi một số em kể trước lớp
- HS trả lời
GVKL : - Mỗi người đều có một gia đình
- Tham gia công việc gia đình là trách nhiệm và bổn phận của từng người trong gia đình
- Mỗi người trong gia đình đều phải thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hạnh phúc
- Sau những ngày làm việc vất vả, mỗi gia đình nên có kế hoạch nghỉ ngơi như : họp mặt vui vẻ, thăm hỏi người thân, du lịch dã ngoại, mua sắm đồ dùng sinh hoạt
IV Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn HS ôn lại bài
Tự nhiên và xã hội ( tăng )
Ôn bài : Gia đình
I Mục tiêu
- Giúp HS biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình
- Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình
- Biết kính trọng và yêu quý những người thân trong gia đình
II Đồ dùng
GV : Hình vẽ SGK trang 24, 25
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Kể các việc làm thường ngày của từng người trong gia đình em
2 Bài mới
a HĐ 1 : Nói về công việc thường ngày của những người trong gia đình Mai
+ GV treo tranh
- Chỉ và nói về việc làm của từng người trong gia đình Mai ( Ông, bà, bố, mẹ, Mai, em trai của Mai
- Những người trong gia đình Mai thường làm gì những lúc nghỉ ngơi ?
- HS trả lời
+ HS quan sát thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Lớp nhận xét, bổ xung
GVKL : - Gia đình Mai có ông, bà, bố, mẹ, Mai và em trai của Mai
- Mọi người trong gia đình Mai ai cũng tham gia vào việc nhà tuỳ theo sức khả năng của mình
- Mọi người trong gia đình đều phải yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, làm tốt nhiệm vụ của mình
b HĐ 2 : Thi giới thiệu về gia đình mình
- GV phổ biến cuộc thi
- GV nhận xét tuyên dương những em tham gia giới thiệu tốt về gia đình mình
- HS xung phong lên giới thiệu với lớp về gia đình mình và tình cảm của mình với gia đình
c Hoạt động 3: HD học sinh làm bài tập
* Bài 1 ( 10 )
- Đọc yêu cầu của bài
- GV nhận xét
* Bài 2 ( 10 )
- Đọc yêu cầu của bài
- GV nhận xét bài làm của HS
* Bài 3 ( 10 )
- Đọc yêu cầu của bài
- VBT
+ Điền vào chỗ chấm cho phù hợp với việc làm hàng ngày của các thành viên trong gia đình
- HS quan sát tranh và làm bài
- HS đọc bài làm của mình
+ Quan sát việc làm của người thân trong gia đình mình viết vào chỗ trống trong bảng
- HS tự làm bài
- Đổi vở, nhận xét
+ Ngày nghỉ gia đình bạn thường làm gì
- HS làm bài vào VBT
IV Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét chung giờ học
- Dặn HS tiếp tục ôn lại bài
Tuần 12
Tự nhiên và xã hội
Đồ dùng trong gia đình
I Mục tiêu
- HS biết kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà
- Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng. Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình. Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp
II Đồ dùng
GV : Hình vẽ SGK, một số đồ chơi, phiếu bài tập
HS SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- ở nhà em thường làm công việc gì để giúp bố mẹ ?
- GV nhận xét
2 Bài mới
a HĐ 1 : Làm việc với SGK theo cặp
- HS trả lời
* Mục tiêu :
- Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà
- Biết phân loại cá đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Kể tên những đồ dùng có trong từng hình.
- Chúng được dùng để làm gì ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Đồ dùng nào HS không biết GV HD giải thích công dụng của chúng
+ Bước 3 : Làm việc theo nhóm
- GV phát phiếu bài tập : Những đồ dùng gia đình
- Quan sát H1, 2, 3 trong SGK
- HS chỉ, nói tên và công dụng của từng đồ dùng được vẽ trong SGK
+ Đại diện nhóm trình bày
- HS khác bổ xung
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình
GVKL : - Mỗi gia đình đều có những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống
- Tuỳ theo nhu cầu và điều kiện kinh tế nên đồ dùng của mỗi gia đình cũng có sự khác biệt
b HĐ 2 : Thảo luận về : Bảo quản, giữ gìn một số đồ dùng trong gia đình
* Mục tiêu : - Biết cách sử dụng và bảo quản mtj số đồ dùng trong gia đình
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp ( đặc biệt khi sử dụng một số đồ dùng dễ vỡ)
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Các bạn trong từng hình đang làm gì ?
- Việc làm của các bạn đó có tác dụng gì ?
- Muốn sử dụng các đồ dùng bằng gỗ bền đẹp ta cần lưu ý điều gì ?
- Khi dùng hoặc rửa, dọn bát phải chú ý điều gì ?
- Đối với bàn ghế, giường tủ trong nhà chúng ta phải giữ gìn như thế nào ?
Phải chú ý điều gì khi dùng đồ điện?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- HS quan sát H 4, 5, 6 SGK trang 27
- HS thảo luận theo cặp
+ Đại diện một số nhóm trình bày
- Các nhóm khác bổ xung
* GVKL : Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ khi sử dụng cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận
IV Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét chung giờ học
- Dặn HS học bài
Tuần 12
Tự nhiên và xã hội( tăng)
Ôn bài : Đồ dùng trong gia đình
I Mục tiêu
- Củng cố cho h/s cách kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà
- Rèn kĩ năng phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp
II Đồ dùng
GV : Hình vẽ SGK, phiếu bài tập
HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Hàng ngày em thường làm công việc gì để giúp bố mẹ ?
- GV nhận xét
2 Bài mới
a HĐ 1 : Làm việc với SGK theo cặp thảo luận về tên gọi của các đồ dùng
- HS trả lời, lớp nhận xét
* Cách tiến hành: HS làm viện nhóm đôi
- Nêu tên những đồ dùng có trong từng hình?
- Chúng được dùng để làm gì ?
- GV phát phiếu bài tập : Những đồ dùng trong gia đình
- Quan sát H1, 2, 3 trong SGK
- HS chỉ, nói tên và công dụng của từng đồ dùng được vẽ trong SGK
+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
b HĐ 2 : Thảo luận về : Bảo quản, giữ gìn một số đồ dùng trong gia đình
* Cách tiến hành
- Yêu cầu h/s làm việc cá nhân:
+ Hãy quan sát các hình 4-5-6 SGK tr. 27 phân loại ra giấy nháp những đồ dùng làm bằng chất liệu giống nhau vào cùng một nhóm:
+ Các đồ dùng đó khi làm xong cần lưu ý những gì để đồ dùng của mình được sạch sẽ và đẹp?
- HS quan sát H 4, 5, 6 SGK trang 27
- HS thực hiện:
+Đồ gỗ: Bàn, ghế, giá đỡ lọ hoa, giá sách, cánh tủ kệ bếp, tủ quần áo.
+Đồ sứ: Lọ hoa, bát ăn cơm, chậu rửa vệ sinh.
+ Đồ điện: Nồi cơm diện, quạt điện, Dài , tivi, tủ lạnh, đồng hồ, điện thoại.
+ Đồ thuỷ tinh: Cốc, mặt bàn.
+ Đồ nhôm - sắt: Dao, kéo, nồi, chảo, bếp ga, kìm.
+ Đồ vải: Quần áo, rẻ lau,
+ Đồ giấy: Sách, vở.
+Đồ nhựa: Ca, cốc, chai, lọ trong nhà VS, lồng bàn
- HS nêu trình bày bài của mình: 8 em lên bảng trình bày mỗi em 1 loại.
- Lớp nhận xét, bổ sung
IV Hoạt động nối tiếp
- Ngoài những đồ dùng này ra em còn biết thêm những đồ dùng nào nữa?
- Dặn HS về nhà học bài
Ngày soạn: 21 - 11 - 2005
Ngày giảng: Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2005
Tự nhiên xã hội ( Tăng)
Thực hành xắp xếp đồ dùng trong gia đình
I . Mục tiêu:
- Thực hành sắp xếp các đồ dùng trong gia đình.
- Rèn kĩ năng thực hành biết cách sắp xếp các đồ dùng trong gia đình.
- Giáo dục h/s tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Một số đồ dùng trong gia đình ( tranh vẽ);
- 3 bức tranh vẽ cảnh gia đình ( buồng ngủ, phòng khách, bếp).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của h/s.
3. Rèn kĩ năng thực hành:
HĐ1: Nêu lại tên gọi một số đồ dùng
- Đưa ra các tranh vẽ các đò dùng trong gia đình
- Yêu cầu h/s nêu tên gọi và tác dụng các đồ dùng đó
HĐ2: Thực hành sắp xếp các đồ dùng
- GV giao cho các nhóm tranh vẽ các đồ dùng và mỗi nhóm một bức tranh.
- Yêu cầu các nhóm sắp xếp các đồ dùng trong phòng cho phù hợp.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm
- Đánh giá các sản phẩm các nhóm vừa thực hiện.
4. Các hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
- Em cần phải làm gì để giữ cho đồ dùng luôn bền đẹp?
* Dặn dò:
- Lớp hát.
* HĐ cả lớp:
- HS quan sát tranh vẽ.
- Nêu tên gọi và tác dụng của chúng.
- Nhận xét, bổ sung
- Vài em nêu lại
*HĐ nhóm:
- Các nhóm quan sát các tranh vẽ rồi xắp xếp từng đồ dùng vào từng vị trí cho phù hợp.
- Các nhóm làm xong trưng bày sản phẩm.
- Nhóm khác quan sát nhận xét.
- HS nêu: Để đồ dùng luôn sạch sẽ, bền đẹp ta phải giừ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi bụi bẩn.
- Vài em nhắc lại.
- VN thực hành tốt.
Tuần 13
Tự nhiên và xã hội
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
I. Mục tiêu: Sau bài học h/s có thể:
- Kể tên những công việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh và chuồng gia súc.
- Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
- HS có ý thức: Giữ vệ sinh sân vườn, khu vệ sinh...; nói với mọi người trong gia đình cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình vẽ trong SGK.
- Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
* Khi sử dụng các lọ hoa song ta phải làm gì?
3. Bài mới:
* Khởi động: Trò chơi " Bắt muỗi"
- Nêu luật chơi cho h/s nắm được, h/d h/s chơi:
- Kết thúc trò chơi: Trò chơi muốn nói lên điều gì? Làm thế nào để nơi chúng ta ở không có muỗi?
* HĐ1: Làm việc với SGK theo cặp
+ Mục tiêu: Kể tên được những việc cần làm để giữ sạch, sân, vườn và chuồng gia súc; hiểu được ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu h/s q/sát sgk các hình 1,2,3,4,5 và trả lời các câu hỏi: Mọi người trong từng hình đang làm gì để giữ sạch xung quanh nhà ở ?
. Những hình nào cho biết mọi người đều tham gia vào việc vệ sinh xung quanh nhà ở?
. Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở có lợi gì?
- -Kết luận:
* HĐ2: Đóng vai
+ Mục tiêu:
. HS có ý thức giữ gìn sân vườn, khu vệ sinh.
. Nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu mỗi nhóm là một gia đình tự nghĩ ra tình huống để tập cách nối với mọi người xung quanh nhà những gì đã học được ở trong bài này.
- Cho h/s thảo luận các vai của mình trong 10 phút.
- Cho các nhóm thể hiện các vai của mình.
- Kết luận:
4. Hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
- ở nhà em đẫ làm gì để giữ môi trường xung quanh sạch sẽ?
- ở phó em người ta có tổ chức vệ sinh thường xuyên hàng tuần không?
- Trên đường em đi họctừ nhà đến trường em có thấy đoạn nào bẩn không?
* Dặn dò:
- Lớp hát
- 1em lên bảng trả lời, lớp nhận xét.
* HS chơi trò chơi :
- HS nghe xong, nêu lại được luật chơi.
- Chơi nháp, chơi thật.
- HS trả lời, nhận xét.
* Làm việc theo cặp:
- Các cặp thực hiện:
. Quan sát các hình và nêu.
. Các cặp khác bổ sung:
H1: Mọi người đang vệ sinh đường phố.
H2: Mọi người đang phát quang bụi rạm xung quanh nhà ở.
H3: Vệ sinh chuồng chăn nuôi gia súc.
H4: Vệ sinh khu vệ sinh.
H5: Vệ sinh giếng nước.
* HS thực hiện theo nhóm 6
- Các nhóm xây dựng tình huống cho nhóm mình:
- Các nhóm lên thể hiện:
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Em nêu cách em giữ vệ sinh nhà mình, xung quanh nhà, cách phố em thường xuyên giữ vệ sinh, trên đường em đi từ nhà đến trường.
- thực hành giữ vệ sinh xung quanh nhà mình .
Tự nhiên và xã hội ( tăng)
Ôn bài : Giữ sạch môi tường xung quanh nhà ở
I. Mục tiêu:
- HS tiếp tục củng cố cách giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.
- Thấy tác dụng của việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.
- Giáo dục h/s giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình trong sgk
Vở bài tập tự nhiên và xã hội.
III. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Vệ sinh xung quanh nhà ở là vệ sinh những nơi nào?
3. Ôn tập:
* HĐ1: Ôn lại các kiến thức đẫ học:
+ Giáo viên đưa ra một số gợi ý cho h/s trả lời:
- Để giữ vệ sinh hàng ngày em hoặc gia đình em thường làm những công việc gì?
- Sau khi vệ sinh em thấy những nơi đó có khác trước khi vệ sinh như thế nào?
- Vậy vệ sinh như vậy em thấy có tác dụng gì?
+ Yêu cầu h/s nhận xét, bổ sung( nếu cần thiết)
+ GV kết luân:
* HĐ2: Thực hiện các bài tập trong VBT
Bài 1:
- Yêu cầu h/s chữa bài.
Bài 2:
- Đổi vở kiểm tra bài bạn, nhận xét.
* HĐ2: Thực hành
+ GV liên hệ với nhà ăn bán trú cho h/s xuống vệ sinh xung quanh nhà ở.
+ Phân công công việc cụ thể:
+ Hướng dẫn h/s thực hiện :
+ Tổng kết:
GV nhận xét, biểu dương tập thể và cá nhân thực hành tích cực, kết quả tốt.
4. Hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
- Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở có tác dụng gì?
- Khi em đi ra vườn hoặc chỗ rậm rạp em thấy ở đó có nhiều muỗi không? Vì sao?
* Dặn dò:
- Nhắc nhở h/s: Không được vứt rác bừa bãi mà phải vứt đúng nôi quy định.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định để giữ VS.
- HD cho h/s: Thực hành vệ sinh xung quanh nhà mình.
- Lớp hát.
- HS nêu, nhận xét, nhắc lại.
* Hoạt động cả lớp:
+ HS trả lời từng câu hỏi g/v gợi ý:
+ Nhận xét- nhắc lại.
- Em và gia đình em thường xuyên quét dọn, vệ sinh, khơi thông cống rãnh; rác đổ đúng nơi quy định...
- Sau khi vệ sinh nơi đó sạch sẽ, thoáng đãng, không khí trong lành...
* Hoạt động cá nhân:
+ Làm bài tập vào VBT:
+ Nêu yêu cầu của bài
- Thực hiện:
- Chữa bài.
+ Bài 2 ( thực hiện tương tự bài 1)
* Thực hành theo nhóm:
+ Cụ thể:
- Tổ1: Vệ sinh cổng và sân.
- Tổ2: Vệ sinh xung quanh nhà và xung quanh bể nước.
- Tổ 3: Quét dọn khu vệ sinh.
+ Báo cáo công việc đã làm:
+ Các tổ có ý kiến:
Lớp nhận xét.
Nêu tác dụng của việc giữ vệ sinh.
Những nơi bẩn thỉu tốt tăm, rậm rạp rất nhiều muỗi, chuột, gián và các con vật có hại khác
Thực hành
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Thực hành : Giữ sạch xung quanh nhà ở
I. Mục tiêu:
- HS thực hành vệ sinh xung quanh nhà mình.
- Thấy thật rõ tác dụng của việc vệ sinh xung quanh nhà mình ở.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu tường trình công việc vệ sinh xung quanh nhà mình ở đã làm ở nhà.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Ai về nhà đẫ thực hiện công việc cô giáo đã giao ở tiết trước?
- Nhận xét sự chuẩn bị của h/s.
3. Thực hành:
* HĐ1: Kiểm tra công việc thực hành ở nhà
- Yêu cầu cả lớp nộp bản tường trình công việc đã thực hành ở nhà?
- Nhận xét.
* HĐ2: Thực hành
+ GV liên hệ với một nhà dân ở gần trường nhất cho h/s xuống vệ sinh xung quanh nhà ở.
+ Phân công công việc cụ thể:
+ Hướng dẫn h/s thực hiện :
+ Tổng kết:
4. Hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
- Nhận xét buổi thực hành
- Tuyên dương một số em ý thức thực hiện tốt công việc
* Dặn dò:
- VN thực hành tốt.
- Tìm hiểu và liệt kê những trường hợp những thức ăn mà nếu ta ăn sẽ bị ngộ độc?
- Liệt kê những trường hợp đã bị ngộ độc mà em biết, lý do bị ngộ độc?
- Lớp hát
- Ai đã chuẩn bị bài ở nhà giơ tay, ai chưa chuẩn bị phải giải thích lí do.
* Hoạt động cả lớp:
- Nộp bản tường trình công việc
- Nghe g/v nhận xét.
* Thực hành theo nhóm:
+ Cụ thể:
- Tổ1: Vệ sinh cổng và sân.
- Tổ2: Vệ sinh xung quanh nhà và xung quanh giếng( hoặc bể nước).
- Tổ 3: Vệ sinh khu vệ sinh.
+ Báo cáo công việc đã làm:
+ Các tổ có ý kiến:
- Nghe g/v nhận xét, rút kinh nghiệm.
- VN thực hành vệ sinh xung quanh nhà mình.
- VNThực hiện
File đính kèm:
- T11-13.DOC