BÀI 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
I.MỤC TIÊU:
Sau bài học này, HS biết
_ Kể tên các bộ phận chính của cơ thể
_ Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay
_ Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Các hình trong bài 1 SGK
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 trọn bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
PHẦN 1:
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
I.MỤC TIÊU:
Sau bài học này, HS biết
_ Kể tên các bộ phận chính của cơ thể
_ Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay
_ Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Các hình trong bài 1 SGK
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
9’
9’
9’
2’
1.GV giới thiệu bài học.
Hoạt động 1: Quan sát tranh.
_Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
_Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV đưa ra chỉ dẫn: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
GV theo dõivà giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động này.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV cho HS xung phong nói tên các bộ phận của cơ thể. Động viên các em thi nhau nói, càng nói được cụ thể càng tốt, chấp nhận cả các ý kiến gây cười.
- Nếu các em nói được nhiều tên và chỉ đúng các bộ phận bên ngoài cơ thể, GV không cần nhắc lại.
Hoạt động 2: Quan sát tranh
_Mục tiêu: HS quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm ba phần: đầu, mình và tay, chân
_Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV đưa ra chỉ dẫn
+ Quan sát các hình hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì?
+ Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể của chúng ta gồm có mấy phần?
Trong khi HS làm việc GV đến từng nhóm giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động này.
_Bước 2:
- GV đưa ra yêu cầu:
+ Ai hoặc nhóm nào có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình, và tay chân như các bạn trong hình.
- GV hỏi: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
- GV chỉ định một số HS trả lời câu hỏi này.
* Kết luận:
- Cơ thể chúng ta gồm ba phần, đó là: Đầu, mình và tay, chân.
- Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh và nhanh nhẹn.
Hoạt động 3: Tập thể dục.
_Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
_Cách tiến hành.
Bước 1:GV hướng dẫn cả lớp học bài hát:
Bước 2: GV làm mẫu từng động tác, vừa làm vừa hát. Khi hát
+“ Cúi mãi mỏi lưng”, GV làm các động tác cúi gập người rối đứng thẳng lưng dậy.
+“ Viết mãi mỏi tay”, GV làm các động tác tay, bàn tay, ngón tay
+ “Thể dục thế này”, GV làm động tác nghiên người sang trái, nghiên người sang phải
+“ Là hết mệt mỏi”, GV làm động tác đưa chân trái, đưa chân phải.
Bước 3:
- GV gọi một HS lên trước lớp thực hiện các động tác thể dục
Kết luận: GV nhắc nhở HS
Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hằng ngày.
* Nếu còn thời gian, GV cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”:
_Cách tiến hành:
-GV làm trọng tài, bấm thời gian
(khoảng 1 phút).
- Kết thúc cuộc chơi, bạn nào kể được nhiều nhất tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể và đúng là thắng cuộc.
2.Nhận xét –dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: Bài 2 “Chúng ta đang lớn”
HS hoạt động theo cặp.
- Quan sát các hình ở trang 4 SGK. (làm theo chỉ dẫn của GV)
- VD: tí, rốn, chim…
-Cho các em lên chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
Làm việc theo nhóm nhỏ
+ HS quan sát tranh về hoạt động của bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta ba phần là: Đầu, mình và tay, chân.
+ Khuyến khích các em vừa nói tên vừa thực hiện động tác: ngửa cổ, cúi đầu, cúi mình và một số cử động tay chân…
_ Hoạt động cả lớp.
+Một số em lên biểu diễn trước lớp. Cả lớp quan sát.
-Ba phần: Đầu, mình và tay, chân.
- HS làm theo GV.
“ Cúi mãi mỏi lưng
Viết mãi mỏi tay
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi”.
- Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát.
-Cả lớp nhìn theo và cùng làm.
- Một số HS lên nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể, vừa nói, vừa chỉ vào hình vẽ
- Các HS khác đếm xem bạn kể được bao nhiêu bộ phận và chỉ có đúng vị trí của các bộ phận đó không.
- Tiếp theo, HS khác lên làm tương tự như trên.
-Hình trang 4
-Hình vẽ 4 phóng to
-Hình trang 5
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
_Sức lớn của em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết
_ So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp
_ Ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, có người béo hơn, … đó là bình thường
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Các hình trong bài 2 SGK
_ Phiếu bài tập (Vở bài tập TNXH 1 bài 2, nếu có)
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
3’
10’
5’
10’
2’
1.Khởi động: Trò chơi vật tay.
_GV nêu yêu cầu.
_Kết thúc cuộc chơi, GV hỏi xem trong nhóm 4 người ai thắng thì giơ tay.
_Kết luận: Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khoẻ hơn, có em yếu hơn, có em cao hơn, có em thấp hơn, …hiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em câu trả lời.
2. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
_Mục tiêu: HS biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
_Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
_ GV hướng dẫn:
_ GV có thể gợi ý một số câu hỏi để HS tập hỏi và trả lời nhau qua mỗi hình:
+ Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết đi, biết nói, biết chơi với bạn…? Hãy chỉ và nói về từng hình để thấy em bé ngày càng biết vận động nhiều hơn.
+ HS có thể chỉ vào hình hai bạn đang đo và cân cho nhau và hỏi: Hai bạn này đang làm gì? Các bạn đó muốn biết điều gì?
+ HS có thể chỉ vào hình em bé đang được anh dạy tập đếm và hỏi: Em bé bắt đầu tập làm gì? So với lúc mới biết đi em bé đã biết thêm điều gì?
_GV đi đến từng cặp và chỉ dẫn, nếu các em không tự hỏi và rả lời được thì GV đưa ra câu hỏi và câu trả lời để các em nhắc lại theo cặp của mình.
Bước 2:
- GV yêu cầu một số HS lên trước lớp nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm.
Kết luận:
_Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động (biết lẫy, biết bò, biết ngồi, biết đi…) và sự hiểu biết (biết lạ, biết quen, biết nói…).
_ Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn…
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm nhỏ.
_Mục tiêu:
+ So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.
+Thấy được sức lớn của mỗi người là không hoàn toàn như nhau, có người lớn nhanh hơn, có người lớn chậm hơn.
_Cách tiến hành:
Bứơc1:
Bước 2: Câu hỏi:
- Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn nhau, các em có thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không?
- Điều đó có gì đáng lo không?
Kết luận:
- Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau.
- Các em cần chú ý ăn, uống điều độ; giữ gìn sức khỏe, không ốm đau sẽ chóng lớn hơn.
Hoạt động 3: Vẽ về các bạn trong nhóm.
-Nếu còn thời gian, GV yêu cầu HS:
- Bức vẽ của bạn nào được cả nhóm thích nhất sẽ được trưng bày trước lớp.
3.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 3 “Nhận biết các vật xung quanh”
_HS chơi theo nhóm
Cứ 4 HS là một nhóm, chơi vật tay. Mỗi lần một cặp. Những người thắng lại đấu với nhau…
_Hai HS cùng quan sát các và nói với nhau về những gì các em quan sát được trong hình.
_Từng cặp HS làm việc với nhau, quan sát và trả lời các câu hỏi:
Hoạt động cả lớp.
-HS lên trước lớp nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm. Các HS khác bổ sung.
_Mỗi nhóm (4 HS) chia làm hai cặp. Lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng đầu và gót chân chạm vào nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn.
_Cũng tương tự, các em đo xem tay ai dài hơn, vòng tay, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn.
_ Quan sát xem ai béo, ai gầy…
-HS phát biểu suy nghĩ cá nhân về những câu hỏi.
-Vẽ hình dáng của 4 bạn trong nhóm trên cơ sở các em đã thực hành đo và quan sát nhau
SGK
-Hình trang 6 SGK
-Vở bài tập.
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS bết:
_ Nhận xét và mô tả được một số vật xung quanh
_Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
_ Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_ Các hình trong bài 3 SGK
_ Một số đồ vật như: Bông hoa hoặc xà phòng thơm, nước hoa, quả bóng, quả mít hoặc loại quả có vỏ sần sùi như chôm chôm, sầu riêng… cốc nước nóng, nước đá lạnh….
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
5’
12’
12’
1’
1.Giới thiệu bài:
_GV cho HS chơi trò chơi: “ Nhận biết các vật xung quanh.
_Cách tiến hành:
Dùng khăn sạch che mắt một bạn, lần lượt đặt tay vào bàn tay đó một số vật như: Bông hoa hoặc xà phòng thơm, nước hoa, quả bóng, quả mít hoặc loại quả có vỏ sần sùi như chôm chôm, sầu riêng… cốc nước nóng, nước đá lạnh…. Để bạn đó đoán xem đó là cái gì? Ai đoán đúng tất cả là thắng cuộc.
_Sau khi trò chơi kết thúc, GV nêu vấn đề:
Qua trò chơi, chúng ta biết được ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết các vật xung quanh, còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể để nhận biết các sự vật và hiện tượng ở xung quanh, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về việc đó.
GV giới thiệu bài học mới.
Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK hoặc vật thật.
_ Mục tiêu: Mô tả được một số vật xung quanh.
_ Cách tiến hành:
* Bước1:
- Chia nhóm
- GV hướng dẫn: Quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhẵn nhụi hay sần sùi… của các vật xung quanh mà các em nhìn thấy trong hình ở SGK. (hoặc các em mang tới ).
* Bước 2:
-Nếu HS mô tả được đầy đủ, GV không cần nhắc lại.
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ.
_Mục tiêu: Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.
_Cách tiến hành:
* Bước 1:
- GV hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm:
+ Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật?
+ Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật?
+ Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật?
+ Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn?
+ Nhờ đâu bạn biết một vật là cứng, mềm; sần sùi, mịn màng, trơn, nhẵn; nóng, lạnh…?
+ Nhờ đâu bạn nhận ra đó là tiếng chim hót hay tiếng chó sủa…?
- Dựa vào hướng dẫn của GV, HS tặp đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Các em sẽ thay nhau hỏi và trả lời.
* Bước 2:
- GV cho HS xung phong: Đứng lên trước lớp để nêu một trong những câu hỏi các em đã hỏi nhau khi làm việc theo nhóm. Em này có quyền chỉ định một bạn ở nhóm khác trả lời. Ai trả lời đúng và đầy đủ sẽ được tiếp tục đặt ra một câu hỏi khác và được quyền chỉ định một bạn khác trả lời…
- Tiếp theo, GV lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt của chúng ta bị hỏng?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi, lưỡi, da chúng ta mất hết cảm giác?
Kết luận:
Tuỳ trình độ HS, GV có thể kết luận hoặc cho HS tự rút ra kết luận của phần này.
-Nhờ có mắt (thị giác), mũi (khứu giác), tai (thính giác), lưỡi (vị giác) và da (xúc giác) mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong những giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không thể biết được đầy đủ các vật xung quanh.
- Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể.
2. Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài 4: “Bảo vệ mắt và tai”
_ 2 – 3 HS lên chơi.
- Một nhóm 2 HS
-HS từng cặp quan sát và nói cho nhau nghe về các vật có trong hình (hoặc các vật do các em mang đến lớp).
-HS chỉ và nói về từng vật trước lớp hình dáng, màu sắc và các đặc điểm khác như nóng, lạnh, nhẵn nhụi, sần sùi, mùi vị…), các em khác bổ sung.
+ Nhờ mắt.
+ Nhờ mắt.
+ Nhờ mũi.
+ Nhờ lưỡi.
+ Nhờ tay.
+ Nhờ tai.
- HS tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Các em sẽ thay nhau hỏi và trả lời.
-Khăn sạch che mắt
-Hình vẽ trong SGK
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 4: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
_ Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
_ Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_ Các hình trong bài 4 SGK
_ Vở bài tập
_ Một số tranh, ảnh HS và GV sưu tầm được về các hoạt động liên quan đến mắt và tai
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
2’
8’
9’
9’
2’
1.Khởi động:
2.Giới thiệu bài:
_GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
_Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ mắt.
_Cách tiến hành:
* Bước 1:
_GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 10 SGK và tập đặt câu hỏi.
_GV khuyến khích các em tự đặt ra các câu hỏi bạn. Đối với các câu hỏi khó, HS có thể nhờ GV trả lới và giải thích ngay khi các em còn đang trao đổi trong nhóm.
* Bước 2:
_ Có thể cho HS xung phong (tương tự bài trước). Tuy nhiên, ở bài này GV có thể cải tiến một chút bằng cách chỉ định các em có câu hỏi độc đáo hoặc có câu trả lời hay lên trình bày trước lớp (vì vậy GV cần theo sát quá trình làm việc của các nhóm).
- GV kết luận ý chính (hoặc để HS tự kết luận).
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
_Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ tai.
_Cách tiến hành:
_GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 11 SGK và tập đặc câu hỏi, tập trả lời câu hỏi cho từng hình.
_GV khuyến khích các em tự đặt ra các câu hỏi bạn. Đối với các câu hỏi khó, HS có thể nhờ GV trả lời và giải thích ngay khi các em còn đang trao đổi trong nhóm.
_GV kết luận ý chính (hoặc để HS tự kết luận).
Hoạt động 3: Đóng vai.
_Mục tiêu: Tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai.
_Cách tiến hành:
* Bước 1:
_GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+Nhóm 1: Thảo luận và phân công các bạn đóng vai theo tình huống sau:
“ Hùng đi học về, thấy Tuấn (em trai Hùng) và bạn của Tuấn đang chơi kiếm bằng hai chiếc que. Nếu là Hùng, em sẽ xử trí như thế nào?”
+Nhóm 2: Thảo luận và phân công các bạn đóng vai theo tình huống sau:
“ Lan đang ngồi học bài thì các bạn của anh Lan đến chơi và đem đến một băng nhạc. Hai anh mở nhạc rất to. Nếu là Lan, em làm gì?”
GV có thể nêu ra một số tình huống khác cho phù hợp với HS lớp mình phụ trách.
* Bước 2:
_Tuỳ thời gian có được, GV cho các nhóm lên trình diễn (ngắn gọn).
_Sau mỗi một nhóm trình bày, GV cho HS nhận xét về cách đối đáp giữa các vai…
Kết luận:
_GV yêu cầu HS phát biểu xem các em đã học được điều gì, khi đặt mình vào vị trí của các nhân vật trong những tình huống trên.
_GV nhận xét và khen ngợi sự cố gắng của cả lớp, đặc biệt của các em xung phong đóng vai.
3. Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 5: “Giữ vệ sinh thân thể”
_Cả lớp hát bài “ Rửa mặt như mèo”.
_HS chỉ vào hình đầu tiên bên trái trang sách và hỏi:
+ Khi có ánh sáng chói chiếu vào mắt, bạn trong hình vẽ đã lấy tay che mắt, việc làm đó là đúng hay sai? Chúng ta có nên học tập bạn đó không?
_HS hỏi và trả lời nhau theo hướng dẫn của GV.
_HS chỉ vào hình đầu tiên, bên trái trang sách và hỏi:
+ Hai bạn đang làm gì?
+ Theo bạn việc làm đó là đúng hay sai?
+ Tại sao chúng ta không nên ngoáy tai cho nhau?
(hoặc không nên lấy vật nhọn chọc vào tai nhau ).
_HS chỉ vào hình phía trên, bên phải của trang sách và hỏi:
+ Bạn gái trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì?
_HS chỉ vào hình phía dưới, bên phải của trang sách và hỏi:
+Các bạn trong hình đang làm gì? Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao?
+ Nếu bạn ngồi học gần đấy bạn sẽ nói gì với những người nghe nhạc quá to?
_HS hỏi và trả lời nhau theo hướng dẫn của GV.
_Các nhóm thảo luận về các cách ứng xử và chọn ra một cách để đóng vai.
_HS xung phong nhận vai, hội ý về cách trình bày.
-Hình trang 10
SGK
-SGK
-Hình tranh 11
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 5: GIỮ VỆ SINH THÂN THỂ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
_Hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp cho chúng ta khỏe mạnh, tự tin
_Biết việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ
_Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Các hình trong bài 5 SGK
_Xà phòng, khăn mặt, bấm móng tay (hoặc kéo)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đông của học sinh
ĐDDH
5’
5’
11’
8’
1’
1.Khởi động:
2.Giới thiệu bài:
_GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1: Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp.
_Mục tiêu: Tự liên hệ về những việc mỗi HS đã làm để giữ vệ sinh cá nhân.
_Cách tiến hành:
* Bước 1:
_GV hướng dẫn: Hãy nhớ lại mình đã làm gì hằng ngày để giữ sạch thân thể, áo quần, … Sau đó, nói với bạn bên cạnh.
* Bước 2:
Hoạt động 2:
_ Mục tiêu:
Nhận ra các việc làm và không nên làm để giữ da sạch sẽ
_Cách tiến hành:
* Bước 1:
_GV hướng dẫn:
+ Quan sát các hình ở trang 12 và 13 SGK, hãy chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình.
+ Nêu rõ việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao?
* Bước 2:
_GV gọi một số HS trình bày trước lớp về những gì các em đã trao đổi trong nhóm hai người. Mỗi em chỉ nói về một hình, để nhiều bạn được nói trước lớp.
_Kết luận: GV hoặc HS có thể tóm tắt về các việc nên làm. Chẳng hạn:
Tắm, gội đầu bằng nứơc sạch và xà phòng; thay quần áo, nhất là quần lót; rửa chân, rửa tay, cắt móng tay, móng chân. Và những việc không nên làm như tắm ở ao hoặc bơi ở chỗ nước không sạch…
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
_Mục tiêu: Biết trình tự các việc làm hợp vệ sinh như tắm, rửa tay, rửa chân và biết nên làm những việc đó vào lúc nào.
_Cách tiến hành:
* Bước 1:
_GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
“Hãy nêu các việc làm cần làm khi tắm?”
_GV ghi lại tất cả ý kiến của HS lên bảng. Sau đó tổng kết lại và kết luận việc nên làm trước, việc nên làm sau theo trình tự:
+ Chuẩn bị nước tắm, xà phòng, khăn tắm…sạch sẽ.
+ Khi tắm: Dội nước, xát xà phòng, kì cọ…
+ Tắm xong lau khô người.
+ Mặc quần, áo sạch.
Chú ý: Tắm nơi kín gió.
*Bước 2:
_GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nên rửa tay khi nào?
+ Nên rửa chân khi nào?
_ Cách tiến hành tương tự bước 1. GV ghi những câu trả lời của HS lên bảng.
* Bước 3:
_GV cho HS kể ra những việc không nên làm nhưng nhiều người còn mắc phải.
Ví dụ: Ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất …; gợi ý cho các em liên hệ bản thân, và nêu lên sẽ sửa chữa như thế nào.
_Kết luận: GV kết luận toàn bài
Nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.
3.Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài 6: “Chăm sóc và bảo vệ răng”
_Cả lớp hát bài “ Khám tay”.
_Từng cặp (2 HS) xem và nhận xét bàn tay ai sạch và chưa sạch.
_Từng HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
_Một số HS xung phong nói trước lớp về việc làm của mình để giữ da sạch sẽ.
_ Các HS khác bổ sung
_HS (từng cặp) làm việc với SGK
_Mỗi HS nêu một ý.
-Hình trang 12, 13
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 6: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp hs biết:
_Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng và có hàm khỏe, đẹp
_Chăm sóc răng đúng cách,
_Tự giác súc miệng sau khi ăn và đáng răng hằng ngày
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Học sinh: Bàn chải và kem đánh răng.
_Giáo viên:
+ Sưu tầm một số tranh vẽ răng miệng
+ Bàn chải người lớn, trẻ em
+ Kem đánh răng, mô hình răng, muối ăn
+ Chuẩn bị cho mỗi HS một cuộn giấy sạch, nhỏ dài bằng cái bút chì
+ Một vòng tròn nhỏ bằng tre, đường kính 10 cm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đông của học sinh
ĐDDH
3’
26’
10’
16’
2’
1.Khởi động:
_GV hướng dẫn và phổ biến quy tắc chơi:
8 em xếp thành đội hình hai hàng dọc. Mỗi em ngậm một que bằng giấy. Hai em đầu hàng, miệng ngậm một que bằng giấy có một vòng tròn bằng tre và chuyển cái vòng nhỏ cho người thứ hai. Với cách làm tương tự, người thứ hai chuyển cho người thứ ba và tiếp tục đến người cuối hàng.
Đội nào xong trước, vòng không bị rơi là đội thắng cuộc.
_Kết thúc trò chơi, GV công bố đội thắng, đội thua và cho HS nêu lí do thắng hoặc thua của đội mình (chú ý vai trò của răng)
2.Giới thiệu bài mới:
_GV giới thiệu bài mới: “Chăm sóc và bảo vệ răng”
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
_Mục tiêu: Biết thế nào là răng khỏe, đẹp; thế nào là răng bị sún, bị sâu hoặc răng thiếu vệ sinh.
_Cách tiến hành:
* Bước 1:
_GV hướng dẫn, HS thực hiện
+Hai HS quay mặt vào nhau, lần lượt từng người quan sát hàm răng của nhau.
+ Nhận xét xem răng của bạn em như thế nào (trắng, đẹp hay bị sún, bị sâu)?
*Bước 2:
_ GV nêu yêu cầu:
+ Nhóm nào xung phong nói cho cả lớp biết về kết quả làm việc của nhóm mình: Răng của bạn em có bị sún, bị sâu không?
Kết luận:
GV vừa nói vừa cho cả lớp quan sát mô hình hàm răng
Hàm răng trẻ em có đầy đủ là 20 chiếc-gọi là răng sữa. Khi răng sữa hỏng hay đến tuổi thay, răng sữa sẽ bị lung lay và rụng (khoảng 6 tuổi, chính là tuổi của HS lớp 1), khi đó răng mới sẽ được mọc lên, chắc chắn hơn, gọi là răng vĩnh viễn (GV có thể hướng dẫn các em khi thấy răng của mình có hiện tượng lung lay thì nên làm gì và làm thế nào để răng mới mọc đẹp). Nếu răng vĩnh viễn bị sâu, bị rụng thì sẽ không mọc lại nữa. Vì vậy, việc giữ vệ sinh và bảo vệ răng là rất cần thiết và quan trọng.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
_Mục tiêu: HS biết nên làm gì và không làm gì để bảo vệ răng
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và yêu cầu:
+ Chỉ và nói về việc làm của các bạn trong mỗi hình. Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao?
*Bước 2:
_GV nêu câu hỏi:
+ Trong từng hình, các bạn đang làm gì?
+ Việc làm nào của các bạn là đúng, việc làm nào là sai? Vì sao là đúng, vì sao là sai?
_GV có thể đặt tiếp các câu hỏi xen kẽ kẽ với các câu trả lời của HS cho phù hợp
Ví dụ:
+ Nên đánh răng, súc miệng vào lúc nào thì tốt nhất?
+ Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt?
+ Phải làm gì khi răng đau hoặc răng bị lung lay?
Kết luận:
_GV tóm tắt lại ý chính cho từng câu hỏi trên.
_Nhắc nhở HS về những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ hàm răng của mình.
3.Nhận xét –dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 7: “Thực hành: đánh răng và rửa mặt”
_Trò chơi: “ Ai nhanh, ai khéo”
_HS làm việc ở nhóm (2 em) theo hướng dẫn của GV
+Một số nhóm trình bày về kết quả quan sát của mình
_HS quan sát các hình ở trang 14, 15 SGK
+HS (theo cặp) làm việc theo chỉ dẫn của GV.
_Một số HS trả lời câu hỏi. Các HS khác và GV có thể bổ sung.
-Mô hình răng
-SGK
-Hình 14, 15
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 7: THỰC HÀNH: ĐÁNH RĂNG VÀ RỬA MẶT
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
_Đánh răng và rửa mặt đúng cách
_Ap dụng chúng vào việc làm vệ sinh cá nhân hằng ngày
II. ĐỒ DÙNG DẠY –
File đính kèm:
- TNXH LOP CA NAM.doc