TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
Bài 31: Gió (T66).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
2. Kĩ năng: Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.
3. Thái độ: Yêu thích tự nhiên.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh SGK phóng to.
- Học sinh: Chóng chóng.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5)
- Trời hôm nay nắng hay mưa?
- Để đảm bảo sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, mưa em cần làm gì?
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3338 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên - xã hội
Bài 31: Gió (T66).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
2. Kĩ năng: Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.
3. Thái độ: Yêu thích tự nhiên.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh SGK phóng to.
- Học sinh: Chóng chóng.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Trời hôm nay nắng hay mưa?
- Để đảm bảo sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, mưa em cần làm gì?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Làm việc với SGK(15’).
- hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi trang 66 của SGK.
Chốt: Khi không có gió, có gió nhẹ, khi gió mạnh cây cối như thế nào?
- thảo luận và nêu kết quả.
- nhận xét nhóm bạn.
- không có gió cây cối đứng im, gió nhẹ cây cối lung lay gió mạnh cây cối nghiêng ngả…
- Yêu cầu HS quạt vào người và cho biết em cảm thấy thế nào?
- Nêu và trả lời câu hỏi trang 67 SGK.
- em cảm thấy mát, lạnh…
- bạn thấy mát…
4. Hoạt động 4: Quan sát ngoài trời (15’).
- hoạt động nhóm.
- Phân nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát thảo luận xem cành lá cây ngoài sân trường có lay động hay không, từ đó rút ra nhận xét gì?
- quan sát và trao đổi ý kiến để thống nhất kết quả trời hôm nay có gió hay không, gió mạnh hay nhẹ và báo cáo.
Chốt: Khi trời lặng gió cây cối đứng im, có gió nhẹ cành cây lay động…
- theo dõi.
5. Hoạt động5 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Chơi trò chơi chóng chóng.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Trời nóng, trời rét.
Tự nhiên - xã hội
Bài32: Trời nóng, trời rét (T68).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết trời nóng, trời rét. Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.
2. Kĩ năng: Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Một số bảng con có nghi tên đồ trang phục theo mùa.
- Học sinh: Tranh ảnh sưu tầm về các ngày trời nóng, trời rét.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Khi nào thì em biết trời đang có gió?
- Khi gió thổi vào người em nhận thấy điều gì?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu trời nóng, trời rét (13’).
- hoạt động nhóm.
- Chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các em phân loại tranh ảnh đã sưu tầm thành hai loại tranh ảnh về trời nóng, tranh ảnh về trời rét. Từ đó quan sát để nêu mô tả cảnh khi trời nóng, trời rét?
- Cảm giác của em trong những ngày trời nóng (trời rét)?
- Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng? (hoặc bớt lạnh)
- thảo luận, chia tranh ảnh thành hai loại sau đó tìm hiểu và mô tả lại cảnh trời nóng, trời rét trên tranh ảnh của nhóm mình như trời nóng có ánh nắng, người thường mặc quần áo ngắn tay, mỏng, trời rét thường có gió bắc, mọi người mặc quần áo dầy, đội mũ.
- người nhiều mồ hôi, nóng khó chịu (thấy lạnh, cóng tay chân )
- máy điều hoà nhiệt độ, quạt điện, quạt tay (lò sưởi, quần áo dầy, điều hoà nhiệt độ, ngủ đắp chân)
Chốt: Khi trời nóng có máy điều hoà nhiệt độ, quạt điện để giảm nhiệt độ, trời rét có lò sưởi.
- theo dõi.
4. Hoạt động 4: Chơi trò chơi: Trời nóng, trời rét”( 13’).
- hoạt động cá nhân.
- Hô “trời nóng, trời rét” để HS lấy trang phục cho phù hợp.
- thi lấy trang phục nhanh theo sự điều khiển của GV.
- Vì sao phải ăn mặc cho phù hợp với thời tiết?
- để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Đọc và trả lời câu hỏi SGK trang 68;69.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Thời tiết
Tự nhiên - xã hội
Bài: Thời tiết (T70).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu thời tiết có thể thay đổi.
2. Kĩ năng: HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết.
3. Thái độ: Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh trong bài 34 phóng to.
-Học sinh: Các tranh ảnh sưu tầm về thời tiết.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay trrời nóng hay rét? Vì sao em biết?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Làm viêc với tranh ảnh sưu tầm được (16’).
- hoạt động theo tổ
- Yêu cầu các nhóm sắp xếp các tranh ảnh về thời tiết cho thấy thời tiết luôn luôn thay đổi
- Yêu cầu các nhóm lên giới thiệu trước lớp về sẳn phẩm của tổ mình.
- sắp xếp tranh theo tổ
- đại diện tổ lên giới thiệu
Chốt: Thời tiết luôn luôn thay đổi.
- theo dõi.
4. Hoạt động 4: Thảo luận (10’).
- hoạt động cả lớp
- Vì sao em biết được ngày mai sẽ nắng hay mưa?
- Khi trời nóng em phải ăn mặc như thế nào, vì sao?
- Khi trời lạnh em phải ăn mặc như thế nào, vì sao?
- nhờ theo dõi dự báo thời tiết trên ti vi, đài
- mặc đồ thoáng mát…
- mặc quần áo ấm, đội mũ, quàng kh
Chốt: Cần theo dõi dự báo thời tiết thướn xuyên để có cách ăn mặc cho phù hợp đảm bảo sức khoẻ.
- theo dõi.
5. Hoạt động 5: Chơi trò Dự báo thời tiết (6’).
- hoạt động tập thể
- Khi GV hô trời nóng, rét thì HS chọn trang phục cho phù hợp.
- chơi vui vẻ
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Nhăc lại thời tiết luôn luôn thay đổi.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Ôn tập về tự nhiên.
Tự nhiên -xã hội
Ôn tập: Tự nhiên.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS ôn lại kiến thức qua các bài về chủ đề: Tự nhiên.
2. Kĩ năng: Quan sát, đặt câu hỏi và trả lời về cảnh quan tự nhiên ở khu vực xung quanh mình.
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh, ảnh đã sưu tầm về chủ đề tự nhiên.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Các hiện tượng về thời tiết khi nắng? Các hiện tượng về thời tiết khi mưa?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Trưng bày tranh ảnh về cây cối, con vật, thời tiết (28’).
- hoạt động nhóm
- Chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu các nhóm trưng bày tranh ảnh theo đề tài: Thực vật- Động vật - Thời tiết.
- các nhóm tự trưng bày, sắp xếp lại tranh ảnh theo đúng trình tự, chuẩn bị lời giới thiệu về tranh ảnh nhóm mình
- Gọi các nhóm lên giới thiệu về phần việc nhóm mình phụ trách.
- theo dõi.
- Gọi nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn.
- đóng góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn
4. Hoạt động4 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
File đính kèm:
- TNXH LOP 1 tuan 3234.doc