Giáo án Tuần 03 - Lớp 4

TUẦN 3

Tập đọc (tiết 5)

THƯ THĂM BẠN

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn , muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn .

- Biết đọc lá thư lưu loát , giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba . Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư .

 - Biết chia xẻ buồn vui cùng bạn .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa nội dung bài trong SGK .

 - Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt .

 - Băng giấy viết câu , đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Truyện cổ nước mình .

 - 2 em đọc thuộc lòng bài thơ “ Truyện cổ nước mình ” và trả lời câu hỏi : Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?

 3. Bài mới : (27) Thư thăm bạn .

 a) Giới thiệu bài :

 Hôm nay , các em sẽ đọc một bức thư thăm bạn . Lá thư cho thấy tình cảm chân thành của một bạn HS ở tỉnh Hòa Bình với một bạn bị trận lũ lụt cướp mất ba . Trong tai họa , con người phải yêu thương , chia sẻ , giúp đỡ lẫn nhau . Lá thư sẽ giúp các em hiểu tấm lòng của bạn nhỏ viết bức thư này .

 

doc45 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 03 - Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Tập đọc (tiết 5) THƯ THĂM BẠN I. MỤC TIÊU : - Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn , muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn . - Biết đọc lá thư lưu loát , giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba . Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư . - Biết chia xẻ buồn vui cùng bạn . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa nội dung bài trong SGK . - Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt . - Băng giấy viết câu , đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Truyện cổ nước mình . - 2 em đọc thuộc lòng bài thơ “ Truyện cổ nước mình ” và trả lời câu hỏi : Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? 3. Bài mới : (27’) Thư thăm bạn . a) Giới thiệu bài : Hôm nay , các em sẽ đọc một bức thư thăm bạn . Lá thư cho thấy tình cảm chân thành của một bạn HS ở tỉnh Hòa Bình với một bạn bị trận lũ lụt cướp mất ba . Trong tai họa , con người phải yêu thương , chia sẻ , giúp đỡ lẫn nhau . Lá thư sẽ giúp các em hiểu tấm lòng của bạn nhỏ viết bức thư này . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp . - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt . - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn phân đoạn : 3 đoạn . + Đoạn 1 : Từ đầu với bạn . + Đoạn 2 : Tiếp theo như mình . + Đoạn 3 : Phần còn lại . - Đọc diễn cảm cả bài . Hoạt động nhóm . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Đọc đoạn 1 ( 6 dòng đầu ) . - Không . Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong . - Để chia buồn với Hồng . - Đọc đoạn còn lại . - Hôm nay mãi mãi . - Chắc là nước lũ ; Mình tin rằng nỗi đau này ; Bên cạnh Hồng như mình . - Đọc những dòng mở đầu và kết thúc bức thư . - Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm , thời gian viết thư , lời chào hỏi người nhận thư . Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ , cám ơn , hứa hẹn , kí tên , ghi họ tên người viết thư . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ bài văn . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? - Lương viết thư cho Hồng để làm gì ? - Tìm những câu cho thấy Lương rất thông cảm với Hồng . - Tìm những câu cho thấy Lương biết cách an ủi Hồng . - Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Bạn Hồng thân mến chia buồn với bạn . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . 4. Củng cố : (3’) - Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng ? ( Lương rất giàu tình cảm . Lương đọc báo , biết hoàn cảnh của Hồng , đã chủ động viết thư thăm hỏi , giúp bạn số tiền bỏ ống để bày tỏ sự thông cảm với bạn trong lúc hoạn nạn , khó khăn ) - Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa ? ( HS phát biểu ) 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Đọc lại bài ở nhà . Toán (tiết 11) TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tt) I. MỤC TIÊU : - Giúp HS : Biết đọc , viết các số đến lớp triệu . Củng cố thêm về hàng và lớp . Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu . - Đọc , viết được các số đến lớp triệu ; dùng thành thạo bảng thống kê số liệu - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ hoặc tờ giấy to có kẻ sẵn các hàng , các lớp như ở phần đầu bài . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Triệu và lớp triệu . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Triệu và lớp triệu (tt) . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp . - Đọc số vừa viết . Có thể tự liên hệ với cách đọc các số có 6 chữ số đã học . - Đọc lại , nêu lại cách đọc số : + Tách số thành từng lớp . + Tại mỗi lớp , dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó . Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc và viết số MT : Giúp HS đọc , viết số thành thạo . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Đưa bảng phụ đã chuẩn bị sẵn , yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra bảng lớp : 342 157 413 . - Hướng dẫn thêm : + Tách số ra thành từng lớp . + Đọc từ trái sang phải . - Đọc chậm cho HS theo dõi rồi đọc liền mạch . Hoạt động lớp . - Viết : 32 000 000 , 32 516 000 , 32 516 497 , 834 291 712 , 308 250 705 , 500 209 037 . - Vài em đọc . - Viết số tương ứng rồi kiểm tra chéo nhau . - Tự xem bảng , sau đó trả lời các câu hỏi SGK . Cả lớp thống nhất kết quả . Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Cho HS viết số tương ứng vào vở . - Bài 2 : - Bài 3 : + GV đọc đề bài . - Bài 4 : 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại cách đọc , viết số đến lớp triệu . 5. Dặn dò : (1’) - Làm các bài tập tiết 11 sách BT . Lịch sử (tiết 1) NƯỚC VĂN LANG I. MỤC TIÊU : - HS biết : Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta . Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước Công nguyên . - Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương . Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt . Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà HS được biết . - Tự hào về lịch sử nước ta . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình SGK phóng to . - Phiếu học tập . - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phóng to . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Không có . 3. Bài mới : (27’) Nước Văn Lang . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp . Hoạt động 1 : MT : Giúp HS nắm cách tính thời gian trong môn Lịch sử và xác định thời đại Văn Lang trên trục thời gian đó . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ trên tường và vẽ trục thời gian lên bảng . - Giới thiệu trục thời gian : Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên , phía bên trái hoặc phía dưới năm Công nguyên là những năm trước Công nguyên ; phía bên phải hoặc phía trên năm Công nguyên là những năm sau Công nguyên . - Yêu cầu một số em dựa vào SGK xác định địa phận và kinh đô nước Văn Lang trên bản đồ ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian . Hoạt động cá nhân . - Đọc SGK và điền vào sơ đồ còn trống các tầng lớp : Vua , lạc hầu , lạc tướng , lạc dân , nô tì . Hoạt động 2 : MT : Giúp HS điền đúng sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Phát Phiếu học tập cho HS . Hoạt động cá nhân . - Đọc SGK để điền nội dung vào các cột cho hợp lí . - Một vài em trình bày về đời sống của người Lạc Việt . Hoạt động 3 : MT : Giúp HS trình bày được đời sống của người Lạc Việt xưa . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt : sản xuất – ăn uống – mặc và trang điểm – ở – lễ hội . Hoạt động lớp . - Một số em trả lời . - Cả lớp bổ sung . Hoạt động 4 : MT : Giúp HS nêu được một số tục lệ xa xưa còn lưu truyền đến ngày nay . PP : Động não , đàm thoại , giảng giải . - Nêu câu hỏi : Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt ? - Kết luận . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà . 5. Dặn dò : (1’) - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . Đạo đức (tiết 3) VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP I. MỤC TIÊU : - Nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập . Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn . - Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục . Biết quan tâm , chia sẻ , giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn . - Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và học tập . II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - SGK . - Các mẩu chuyện , tấm gương vượt khó trong học tập . - Giấy khổ to . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Trung thực trong học tập . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Vượt khó trong học tập . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động nhóm . - Xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống . - Liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống . - Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó . - Đại diện từng nhóm trình bày . - Lớp trao đổi , bổ sung về mặt tích cực , hạn chế của mỗi cách giải quyết . - Vài em đọc ghi nhớ SGK . Hoạt động 1 : Xử lítình huống . MT : Giúp HS giải quyết được các tình huống nêu ra trong bài học . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính : a) Mượn tranh , ảnh của bạn để đưa cô giáo xem . b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà . c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm , nộp sau . - Hỏi : Nếu em là Long , em sẽ chọn cách giải quyết nào ? - Kết luận : Cách giải quyết ( c ) là phù hợp , thể hiện tính trung thực trong học tập . Hoạt động cá nhân . - Làm việc cá nhân . - Trình bày ý kiến , trao đổi , chất vấn nhau . Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân . MT : Giúp HS tự giải quyết được các tình huống bài tập nêu ra . PP : Động não , đàm thoại , giảng giải . - Nêu yêu cầu bài tập . - Kết luận : + Các việc ( c ) là trung thực trong học tập . + Các việc a , b là thiếu trung thực trong học tập . Hoạt động nhóm . - Các nhóm có cùng lựa chọn thảo luận , giải thích lí do lựa chọn của mình . - Cả lớp trao đổi , bổ sung . - Vài em đọc ghi nhớ SGK . Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm . MT : Giúp HS giải quyết được các tình huống qua thảo luận . PP : Động não , đàm thoại , giảng giải . - Nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi em tự lựa chọn rồi đứng vào 1 trong 3 vị trí quy ước theo 3 thái độ : tán thành – phân vân – không tán thành . - Kết luận : + Ý kiến b , c là đúng . + ý kiến a là sai . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS biết quý trọng , học tập những tấm gương vượt khó . 5. Dặn dò : (1’) - Sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương về trung thực trong học tập . - Tự liên hệ . - Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học . Luyện từ và câu (tiết 5) TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC I. MỤC TIÊU : - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ : tiếng dùng để tạo nên từ , từ dùng để tạo nên câu ; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa , từ bao giờ cũng có nghĩa . Bước đầu làm quen với từ điển . - Phân biệt được từ đơn và từ phức . Bước dùng từ điển để tìm hiểu về từ . - Yêu thích vẻ phong phú của từ Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giấy khổ to viết sẵn nội dung cần ghi nhớ và BT 1 . - Bốn , năm tờ giấy khổ rộng ; trên mỗi tờ viết sẵn các câu hỏi ở phần Nhận xét và Luyện tập , sau mỗi câu có khoảng trống để viết câu trả lời . - Vở BT Tiếng Việt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Dấu hai chấm . - 1 em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài “ Dấu hai chấm ” . - 1 em làm lại BT 1 , ý a ; 1 em làm lại BT 2 . 3. Bài mới : (27’) Từ đơn và từ phức . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp , nhóm . - 1 em đọc nội dung các yêu cầu trong phần Nhận xét . - Đại diện các nhóm dán làm bài lên bảng lớp , trình bày kết quả . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . Hoạt động 1 : Nhận xét . MT : Giúp HS hiểu thế nào là từ , là tiếng . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Phát giấy trắng đã ghi sẵn câu hỏi cho từng nhóm trao đổi làm BT 1 , 2 . Hoạt động lớp . - Vài em đọc ghi nhớ SGK . Cả lớp đọc thầm lại . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . PP : Động não , đàm thoại , giảng giải . - Giải thích rõ thêm nội dung cần ghi nhớ Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 1 em đọc yêu cầu bài tập . - Từng cặp HS trao đổi , làm bài trên giấy GV đã phát . - Đại diện nhóm trình bày kết quả . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - 1 em đọc và giải thích yêu cầu bài tập . - Từng nhóm trao đổi . - Tự tra từ điển theo hướng dẫn của GV , báo cáo kết quả làm việc . - Cả lớp nhận xét . - 1 em đọc yêu cầu bài tập và câu văn mẫu . - Tiếp nối nhau mỗi em đặt ít nhất 1 câu ( nói từ mình chọn rồi đặt câu với từ đó ) . Hoạt động 2 : Luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : - Bài 2 : + Nói : Từ điển là sách tập hợp các từ tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ . Trong từ điển , đơn vị được giải thích là từ . Khi thấy một đơn vị được giải thích thì đó là từ ( từ đơn hoặc từ phức ) + Kiểm tra HS chuẩn bị từ điển , hướng dẫn sử dụng từ điển để tìm từ . - Bài 3 : 4. Củng cố : (3’) - Đọc lại ghi nhớ SGK . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS học thuộc ghi nhớ ; viết vào vở ít nhất 2 câu đã đặt ở BT 3 . Toán (tiết 12) LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Giúp HS : Củng cố cách đọc , viết số đến lớp triệu . Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số . - Đọc , viết các số thành thạo . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Triệu và lớp triệu (tt) . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Luyện tập . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp . Hoạt động 1 : Oân tập . MT : Giúp HS nắm vững hàng , lớp của số có nhiều chữ số . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Cho HS nêu lại các hàng , các lớp từ nhỏ đến lớn . - Khai thác thêm : + Các số đến lớp triệu có thể có mấy chữ số ? ( 7 , 8 hoặc 9 chữ số ) Hoạt động lớp . + Đọc từng số . - Viết các số vào vở , sau đó thống nhất kết quả . Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Yêu cầu HS quan sát mẫu và viết vào ô trống . + Khi chữa bài , cho một vài em đọc to làm mẫu ; sau đó nêu cụ thể cách viết số ; các em khác theo đó kiểm tra bài làm của mình . - Bài 2 : + Viết các số lên bảng . - Bài 3 : - Bài 4 : + Giúp HS cách làm . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại cách đọc , viết số vừa học . 5. Dặn dò : (1’) - Làm các bài tập tiết 12 sách BT . Kể chuyện (tiết 3) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU : - Hiểu truyện , trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện . - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc có nhân vật , có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu , tình cảm thương yêu , đùm bọc lẫn nhau giữa người với người . - Biết thương yêu , giúp đỡ mọi người . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số truyện viết về lòng nhân hậu . - Bảng lớp viết Đề bài . - Giấy khổ to viết gợi ý 3 SGK , tiêu chuẩn đánh giá bài Kể chuyện . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Nàng tiên Ốc . 1 em kể lại câu chuyện thơ “ Nàng tiên Oác . 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc . a) Giới thiệu bài : Mỗi bạn , theo lời dặn của thầy chắc đều đã chuẩn bị một câu chuyện mình đã nghe từ ai đó hoặc đã đọc ở đâu đó nói về lòng nhân hậu , tình cảm thương yêu , đùm bọc lẫn nhau giữa người với người . Trong tiết học này , các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện đó . Qua tiết học , các em sẽ biết ai chọn được câu chuyện hay nhất , ai kể chuyện hấp dẫn nhất . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp . - 1 em đọc yêu cầu đề bài . - 4 em nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK . - Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 1 . - Vài em nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn về câu chuyện của mình . - Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 3 . Hoạt động 1 : Tìm hiểu yêu cầu đề bài . MT : Giúp HS nắm yêu cầu đề bài . PP : Động não , đàm thoại , giảng giải . - Gạch chân những từ sau , tránh cho HS kể lạc đề : được nghe – được đọc – lòng nhân hậu . - Nhắc HS nên kể những truyện ngoài SGK . - Dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện và nhắc HS : + Trước khi kể , cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình . + Kể chuyện phải có đầu , có cuối ; có mở đầu , diễn biến , kết thúc . + Với những truyện dài , có thể kể 1 đoạn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Kể chuyện theo cặp ; kể xong trao đổi về ý nghĩa truyện . - Thi kể chuyện trước lớp . - Cả lớp nhận xét , bình chọn . Hoạt động 2 : Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . MT : Giúp HS kể được truyện , nêu được ý nghĩa truyện . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC . Viết lần lượt tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS biết thương yêu , giúp đỡ mọi người . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . Biểu dương những HS chăm chú lắng nghe bạn kể , đặt câu hỏi thú vị . Nhắc nhở , hướng dẫn những em kể chưa đạt cần luyện tập thêm . - Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe . Xem trước tranh minh họa và bài tập ở tiết sau . Khoa học (tiết 5) VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO I. MỤC TIÊU : - Biết vai trò của chất đạm và chất béo . - Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm , chất béo . Nêu vai trò của chất đạm , chất béo đối với cơ thể . Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm , chất béo . - Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 12 , 13 SGK . - Phiếu học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn . Vai trò của chất bột đường . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Vai trò của chất đạm và chất béo . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Từng nhóm nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm , chất béo trong hình SGK và cùng nhau tìm hiểu về vai trò của hai chất này ở mục “Bạn cần biết” . - Trả lời các câu hỏi : + Nói tên những thức ăn giàu đạm có trong hình . + Kể tên các thức ăn chứa chất đạm mà các em ăn hàng ngày . + Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm ? + Nói tên những thức ăn giàu chất béo có trong hình . + Kể tên các thức ăn chứa chất béo mà các em ăn hàng ngày . + Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo ? Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo . MT : Giúp HS nói được tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất đạm , chất béo . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Nhận xét , bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh . - Kết luận : + Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể : làm cơ thể lớn lên , thay thế những tế bào già bị hủy hoại và tiêu mòn trong hoạt động sống . Vì vậy , chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em . Nó có nhiều trong thịt , cá , trứng , sữa , đậu + Chất béo rất giàu năng lượng , giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A , D , E , K . Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn , mỡ lợn , bơ , cá , hạt đậu Hoạt động lớp , cá nhân . - Làm việc với Phiếu học tập : Tên thức ăn Nguồn gốc Đậu nành Thịt lợn Trứng Thịt vịt Cá Đậu phụ Tôm Thịt bò Đậu Hà Lan Cua , ốc Mỡ lợn Lạc Dầu ăn Vừng Dừa - Một số em trình bày kết quả làm việc với phiếu trước lớp . - Nhận xét , bổ sung . Hoạt động 2 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo . MT : Giúp HS phân loại được các thức ăn chứa nhiều chất đạm , chất béo có nguồn gốc từ động , thực vật . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Phát phiếu học tập cho mỗi HS . - Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động , thực vật . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng . 5. Dặn dò : (1’) - Xem trước bài “ Vai trò của vi-ta-min , chất khoáng và chất xơ ” . Thể dục (tiết 5) ĐI ĐỀU , ĐỨNG LẠI , QUAY SAU TRÒ CHƠI “KÉO CƯA LỪA XẺ” I. MỤC TIÊU : - Củng cố và nâng cao kĩ thuật : đi đều , đứng lại , quay sau . Yêu cầu nhận biết đúng hướng quay , cơ bản đúng động tác , đúng khẩu lệnh . - Trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ ” . Yêu cầu HS chơi đúng luật , hào hứng . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Hoạt động lớp . - Trò chơi “Làm theo hiệu lệnh” : 2 – 3 phút . - Đứng tại chỗ vỗ tay hát 1 bài : 1 – 2 phút . Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp , nhóm . - Từng tổ tự tập luyện : 1 – 2 lần . - Các tổ thi đua trình diễn đội hình đội ngũ : 1 – 2 lần . - Cả lớp tập để củng cố : 2 lần . - Oân lại vần điệu trước : 1 – 2 lần . - Một tổ chơi thử : 1 – 2 lần . - Cả lớp chơi chính thức : 2 – 3 lần . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Đội hình đội ngũ : 8 – 10 phút . - Oân đi đều , đứng lại , quay sau : 1 – 2 lần . - Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho HS . - Quan sát , nhận xét , đánh giá , sửa chữa sai sót ; biểu dương tổ tập tốt . b) Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” : 8 – 10 phút . - Nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi , luật chơi . - Quan sát , nhận xét , biểu dương tổ thắng cuộc . Hoạt động lớp . - Cả lớp chạy đều theo thứ tự tổ nối tiếp nhau thành một vòng tròn lớn , sau khép dần lại thành vòng tròn nhỏ . - Làm động tác thả lỏng : 1 – 2 phút . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà

File đính kèm:

  • docTuan 03r.doc