Giáo án tuần 10 khối 2

MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ sau: ngày lễ, lập đông, nên, nói (MB), sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ, mải, biếu, hiếu thảo, điểm mười (MT, MN)

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật.

2. Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Bé Hà rất yêu quý, kính trọng ông bà. Để thể hiện tình cảm đó của mình bé đã suy nghĩ và có sáng kiến phải chọn một ngày làm lễ cho ông bà. Câu chuyện khuyên các em phải biết kính trọng, yêu thương ông bà của mình.

3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có), bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

- HS: SGK

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 10 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2004 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ------------------------------------------ MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ. I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ sau: ngày lễ, lập đông, nên, nói… (MB), sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ, mải, biếu, hiếu thảo, điểm mười… (MT, MN) Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật. Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Bé Hà rất yêu quý, kính trọng ông bà. Để thể hiện tình cảm đó của mình bé đã suy nghĩ và có sáng kiến phải chọn một ngày làm lễ cho ông bà. Câu chuyện khuyên các em phải biết kính trọng, yêu thương ông bà của mình. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có), bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. HS: SGK III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập. - Ôn luyện TĐ : Phiếu ghi tên các bài TĐ GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Hỏi HS về tên các ngày 1/6, 1/5, 8/3, 20/11… Có bạn nào biết ngày lễ của ông bà là ngày nào không? Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn của mình đối với ông bà, bạn Hà đã đưa ra sáng kiến chọn một ngày làm ngày lễ cho ông bà. Diễn biến câu chuyện ra sao, chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1. Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng từ khó(vần oe, âm Tr/ r). Nghỉ hơi câu dài. Đọc phân biệt lời kể và lời nói.Hiểu nghĩa từ ở đoạn 1. Ÿ Phương pháp: Phân tích, luyện tập. ò ĐDDH: SGK, bảng cài: từ khó, câu. a) Đọc mẫu. GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng người kể thong thả, giọng bé Hà hồn nhiên, giọng bố tán thưởng. b) Hướng dẫn phát âm từ, tiếng khó, dễ lẫn. Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm. Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi nếu các em còn phát âm sai. c) Hướng dẫn ngắt giọng Yêu cầu HS đọc từng câu cần luyện ngắt giọng đã chép trên bảng phụ, tìm cách đọc đúng sau đó luyện đọc các câu này. Chúng ý chỉnh sửa lỗi, nếu có. Yêu cầu đọc chú giải. d) Đọc cả đoạn. e) Thi đọc. g) Đọc đồng thanh. v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1. Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 1 qua đó giáo dục kính yêu ông bà. Ÿ Phương pháp: Đàm thoại ò ĐDDH: SGK Yêu cầu HS đọc đoạn 1. Hỏi: Bé Hà có sáng kiến gì? Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao? Sáng kiến của bé Hà có tình cảm ntn với ông bà? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: tiết 2. - Hát - HS trả lời. - HS trả lời - HS trả lời: Chưa có ngày lễ của ông bà. - 1 HS khá đọc lại đoạn 1. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu. - Mỗi HS đọc một câu cho đến hết bài. - Luyện đọc các câu sau: Bố ơi,/ sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ?// (giọng thắc mắc) Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hằng năm/ làm “ngày ông bà”,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo cho sức khoẻ/ cho các cụ già.// Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy.// - Đọc chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ mới. - 2 HS lần lượt đọc trước lớp. - Cả lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em và luyện đọc trong nhóm. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1: 1 HS đọc thành tiếng. - Bé Hà có sáng kiến là chọn 1 ngày lễ làm lễ ông bà. - Ngày lập đông. - Vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ của các cụ già. - Bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình. MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ (TT). III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’)Tiết 1. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Sáng kiến của bé Hà. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 2, 3. Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng từ khó(thanh ngã). Nghỉ hơi câu dài. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ ở đoạn 3. Ÿ Phương pháp: Trực quan, phân tích. ò ĐDDH: SGK. Bảng cài: từ khó, câu. Tiến hành theo các bước đã giới thiệu ở tiết 1. Các từ cần luyện phát âm đã giới thiệu ở mục tiêu dạy học. Cần chú ý luyện ngắt giọng là: Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy./ v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 2, 3. Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 2, 3 qua đó giáo dục tình cảm ông bà. Ÿ Phương pháp: Đàm thoại ò ĐDDH: SGK Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3. Hỏi: Bé Hà băn khoăn điều gì? Nếu là em, em sẽ tặng ông bà cái gì? Bé Hà đã tặng ông bà cái gì? Ong bà nghĩ sao về món quà của bé Hà? Muốn cho ông bà vui lòng, các em nên làm gì? v Hoạt động 3: Thi đọc truyện theo vai Ÿ Mục tiêu: Đọc phân vai (người dẫn chuyện, Hà, bố, ông bà) Ÿ Phương pháp: Thực hành. ò ĐDDH: SGK GV chia nhóm, mỗi nhóm 5 HS cho các em luyện tập trong nhóm rồi thi đọc. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Em có muốn chọn một ngày cho ông bà mình không? Em định chọn đó là ngày nào? Tổng kết tiết học. Chuẩn bị: Bưu thiếp. - Hát - 2 HS đọc bài. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. - Bé băn khoăn vì không biết nên tặng ông bà cái gì. - Trả lời theo suy nghĩ. - Bé tặng ông bà chùm điểm mười. - Ông bà thích nhất món quà của bé Hà. - Trả lời: Chăm học, ngoan ngoãn… - Tổ chức luyện đọc theo vai và thi đua đọc. - HS nêu. MÔN: TOÁN Tiết: LUYỆN TẬP. I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS củng cố về:Tìm số hạng trong một tổng. Phép trừ trong phạm vi 10. 2Kỹ năng: Giải toán có lời văn. Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. 3Thái độ: Tính toán nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị GV: Trò chơi. Bảng phụ, bút dạ. HS: Bảng con, vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Tìm 1 số hạng trong 1 tổng. GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập và phát biểu qui tắc tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng. Tìm x: x + 8 = 19 x + 13 = 38 41 + x = 75 GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Tìm 1 số hạng trong 1 tổng. Ÿ Mục tiêu: Củng cố về:Tìm số hạng trong một tổng. Phép trừ trong phạm vi 10. Ÿ Phương pháp: Quan sát, thực hành, vấn đáp. ò ĐDDH: Bộ thực hành toán. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài. Vì sao x = 10 – 8 Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 : Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài. Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 và 10 – 1 được không? Vì sao? Bài 3 : Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả. Hãy giải thích vì sao 10 – 1 – 2 và 10 – 3 có kết quả bằng nhau. v Hoạt động 2: Luyện tập Ÿ Mục tiêu: Luyện tập thực hành. Ÿ Phương pháp: Thực hành. ò ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ Bài 4 : Gọi 1 HS đọc đề bài Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Để biết có bao nhiêu quả quýt ta làm ntn? Tại sao? Yêu cầu HS làm bài vào vở. Sau đó kiểm tra và cho điểm. Bài 5: Yêu cầu HS tự làm bài. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Trò chơi: Hoa đua nở. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Số tròn chục trừ đi 1 số. - Hát - 2 HS lên bảng làm. - HS làm bài, 3 HS lên bảng làm. - Vì x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 8 là số hạng đã biết. Muốn tìm x ta lấy tổng(10) trừ số hạng đã biết(8) - Làm bài.1 HS đọc chữa bài. 2 HS ngồi cạng đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau. - Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 là 1 và 10 – 1 là 9, vì 1 và 9 là 2 số hạng trong phép cộng 9 + 1 = 10.Lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia. - HS làm bài cá nhân. 1 HS đọc chữa bài. HS tự kiểm tra bài mình. Vì 3 = 1 + 2 - HS đọc đề bài. - Cam và quýt có 45 quả, trong đó có 25 quả cam. - Hỏi số quýt. - Thực hiện phép tính 45 – 25. - Vì 45 là tổng số cam và quýt. 25 là số cam. Muốn tính số quýt ta phải lấy tổng(45) trừ đi số cam đã biết(25) - HS làm bài, 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - x = 0 - 2 dãy HS thi đua. MÔN: ĐẠO ĐỨC Tiết: CHĂM CHỈ HỌC TẬP (TT). I. Mục tiêu Kiến thức:Giúp HS hiểu biểu hiện của chăm chỉ học tập. Những lợi ích của chăm chỉ học tập. Kỹ năng: Thực hiện các hành vi thể hiện chăm chỉ học tập như: Chuẩn bị đầy đủ các bài tập về nhà, học thuộc bài trước khi đến lớp… Thái độ: Tự giác học tập. Đồng tình, noi gương các bạn chăm chỉ học tập. II. Chuẩn bị GV: Dụng cụ sắm vai: bàn học, khăn rằn, sách vở, phiếu luyện tập. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chăm chỉ học tập Chăm chỉ học tập có lợi gì? Thế nào là chăm chỉ học tập? GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Thực hành Chăm chỉ học tập Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Đóng vai. Ÿ Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống. Ÿ Phương pháp: Đóng vai, thảo luận, động não, đàm thoại. ò ĐDDH: Dụng cụ sắm vai: bàn học, khăn rằn. Yêu cầu: Mỗi dãy là 1 đội chơi, cử ra một đội trưởng điều hành dãy. GV sẽ là người đưa ra các câu là nguyên nhân hoặc kết quả của một hành động. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải tìm ra kết quả hoặc nguyên nhân của các hành động đó. Sau đó nêu cách khắc phục hậu quả. Tổ chức cho HS chơi mẫu. Phần chuẩn bị của GV. Nam không thuộc bài, bị cô giáo cho điểm kém. Nga bị cô giáo phê bình vì luôn đến lớp muộn. Bài tập Toán của Hải bị cô giáo cho điểm thấp. Hoa được cô giáo khen vì đã đạt danh hiệu HS giỏi. Bắc mải xem phim, quên không làm bài tập. Hiệp, Toàn nói chuyện riêng trong lớp. v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Ÿ Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức. Ÿ Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, động não. ò ĐDDH: Phiếu luyện tập. Yêu cầu: HS thảo luận cặp đôi, đưa ra cách xử lí tình huống và đóng vai. Tình huống: Sáng nay, mặc dù bị sốt cao, ngoài trời đang mưa nhưng Hải vẫn nằng nặc đòi mẹ cho đi học. Bạn Hải làm như thế có phải là chăm chỉ học tập không? Nếu em là mẹ bạn Hải, em sẽ làm gì? Giờ ra chơi, Lan ngồi làm hết các bài tập về nhà để có thời gian xem phim trên tivi. Em có đồng ý với cách làm của bạn Lan không? Vì sao? Kết luận: Không phải lúc nào cũng học là học tập chăm chỉ. Phải học tập, nghỉ ngơi đúng lúc thì mới đạt được kết quả như mong muốn. v Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm. Ÿ Mục tiêu: Giúp HS đánh giá hành vi chăm chỉ học tập và giải thích. Ÿ Phương pháp: Sắm vai, đàm thoại, động não. ò ĐDDH: Bàn học, sách vở. Yêu cầu: Một vài cá nhân HS kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân. GV nhận xét HS. GV khen những HS đã chăm chỉ học tập và nhắc nhở những HS chưa chăm chỉ cần noi gương các bạn trong lớp: Kết luận: Chăm chỉ học tập là một đức tính tốt mà các em cần học tập và rèn luyện. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Quan tâm giúp đỡ bạn. - Hát - HS nêu - Cả lớp nghe, ghi nhớ. - Cả lớp và GV sẽ cùng làm Ban giám khảo. - Đội nào trả lời nhanh (Bằng cách giơ tay) và đúng sẽ là đội thắng cuộc trong trò chơi. - Tổ chức cho cả lớp HS chơi Phần trả lời của HS. (Dự đoán) 1. Nam chưa học bài. Nam mải chơi, quên không học bài. 2. Nga đi học muộn. Nga ngủ quên, dậy muộn. Nga la cà trên đường đi học. 3. Hải không học bài. Hải chưa làm bài. 4. Hoa chăm chỉ học tập. Hoa luôn thuộc bài, làm bài trước khi đến lớp 5. Bắc sẽ bị cô giáo phê bình và cho điểm thấp. 6. Hiệp, Toàn sẽ không nghe được lời cô giảng, không làm được bài và kết quả học tập sẽ kém. - Các cặp HS xử lí tình huống, đưa ra hướng giải quyết và chuẩn bị đóng vai Chẳng hạn: 1. Mẹ bạn Hải sẽ không thể cho bạn đi học, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Bạn Hải làm như thế cũng không phải là chăm chỉ học tập. 2. Lan làm như thế chưa đúng, không phải chăm chỉ học tập. Vì giờ ra chơi là thời gian để Lan giải toả căng thẳng sau khi học tập vất vả. - Đại diện một vài cặp HS trình bày kết quả thảo luận. - Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. - Một vài HS đại diện trình bày. - Cả lớp nhận xét xem bạn đã thực hiện chăm chỉ học tập chưa và góp ý cho bạn những cách để thực hiện học tập chăm chỉ. Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2004 MÔN: CHÍNH TẢ Tiết: NGÀY LỄ. I. Mục tiêu 1Kiến thức: Chép lại chính xác đoạn văn Ngày lễ. 2Kỹ năng: Biết viết và viết đúng tên các ngày lễ lớn. Làm đúng các bài tập chính tả, củng cố quy tắc chính tả với c/k, phân biệt âm đầu l/n, thanh hỏi/ thanh ngã. 3Thái độ: Rèn viết đúng đẹp. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn cần chép, nội dung các bài tập chính tả. HS: Vở chính tả, vở BT. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập. Kiểm tra bài Dậy sớm. HS viết các từ sai. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)GV nêu rõ mục tiêu bài học và tên bài lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. Ÿ Mục tiêu: Chép lại chính xác đoạn văn Ngày lễ. Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp. ò ĐDDH: Bảng phụ, từ. a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép. GV treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần chép Đoạn văn nói về điều gì? Đó là những ngày lễ nào? b) Hướng dẫn cách trình bày. Hãy đọc chữ được viết hoa trong bài (HS đọc, GV gạch chân các chữ này). Yêu cầu HS viết bảng tên các ngày lễ trong bài. c) Chép bài. Yêu cầu HS nhìn bảng chép. d) Soát lỗi. e) Chấm bài. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Ÿ Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả Ÿ Phương pháp: Thực hành, trò chơi. ò ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ. Tiến hành hướng dẫn HS làm bài tập tương tự như các tiết trước. Chú ý: kết thúc bài 2, đặt câu hỏi để HS rút ra qui tắc chính tả với c/k. Lời giải: Bài 2: Con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh. Bài 3: a. Lo sợ, ăn no, hoa lan, thuyền nan. b. Nghỉ học, lo nghĩ, nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổng kết tiết học. Dặn dò HS viết lại các lỗi sai trong bài, ghi nhớ quy tắc chính tả với c/k; chú ý phân biệt âm đầu l/n, thanh hỏi/ thanh ngã. - Hát - HS đọc. - Cả lớp viết bảng con. - 1 HS khá đọc lại lần 2, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Nói về những ngày lễ - Kể tên ngày lễ theo nội dung bài. - Nhìn bảng đọc. - HS viết: Ngày Quốc tế Phụ Nữ, Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Ngày Quốc tế Lao động, Ngày Quốc tế Người cao tuổi. - Nhìn bảng chép. - 2 đội HS thi đua. Đội nào làm nhanh đội đó thắng. - HS nêu. MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: BƯU THIẾP. I. Mục tiêu 1Kiến thức: Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ sau: bưu thiếp, năm mới, nhiều niềm vui, Phan Thiết. Bình Thuận, Vĩnh Long. Nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. 2Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ: bưu thiếp, nhân dịp. Hiểu nội dung của 2 bưu thiếp trong bài. Biết mục đích của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, cách ghi phong bì thư. 3Thái độ: Yêu ngôn ngữ Tiếng Việt. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ ghi nội dung của 2 bưu thiếp và phong bì trong bài. HS: 1 bưu thiếp, 1 phong bì. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Sáng kiến của bé Hà. Gọi 3 HS lên bảng, lần lượt đọc từng đoạn trong bài Sáng kiến của bé Hà và trả lời các câu hỏi. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Hỏi: Trong lớp chúng ta đã có bạn nào từng được nhận bưu thiếp hay đã gởi bưu thiếp cho ai đó như ông bà, bạn bè, người thân… chưa? Giới thiệu: Trong bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đọc và tìm hiểu 2 bưu thiếp và phong bì thư. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc. Ÿ Mục tiêu: Đọc cả bài nghỉ hơi đúng trong câu. Đọc đúng cách bưu thiếp, phong bì thư. Hiểu nghĩa từ khó. Ÿ Phương pháp: Trực quan, luyện tập, phân tích. ò ĐDDH: SGK.Bảng cài: từ khó, câu. a) Đọc mẫu. GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. b) Đọc từng bưu thiếp trước lớp. GV giải nghĩa từ nhân dịp rồi cho nhiều HS đọc bưu thiếp 1. Chú ý từ: Năm mới và cách ngắt giọng lời chúc. Tiếp tục cho HS đọc bưu thiếp 2, đọc phong bì thư trước lớp, chú ý yêu cầu HS phát âm đúng các tiếng khó, đọc thông tin về người gởi trước sau đó đọc thông tin về người nhận. c) Đọc trong nhóm. d) Thi đọc. e) Đọc đồng thanh. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung tác dụng của bưu thiếp. Biết cách viết bưu thiếp, cách ghi 1 phong bì thư. Ÿ Phương pháp: Đàm thoại. ò ĐDDH: SGK Lần lượt hỏi HS từng câu hỏi như trong SGK. Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai? Vì sao? Bưu thiếp thứ 2 là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì? Bưu thiếp dùng để làm gì? Em có thể gửi bưu thiếp cho người thân vào những ngày nào? Khi gửi bưu thiếp qua đường bưu điện em phải chú ý điều gì để bưu thiếp đến tay người nhận? Yêu cầu HS lấy bưu thiếp và lấy phong bì đã chuẩn bị để thực hiện viết bưu thiếp chúc thọ ông bà. Chú ý nhắc HS phải viết bưu thiếp thật ngắn gọn, tỏ rõ tình cảm yêu mến, kính trọng ông bà Gọi HS đọc bưu thiếp và phong bì. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổng kết tiết học. Dặn dò HS: nếu có điều kiện các em nên gửi bưu thiếp cho người thân vào sinh nhật, ngày lễ,… như vậy tình cảm giữa mọi người sẽ gắn bó thân thiết. Chuẩn bị: Thương ông. - Hát - HS 1: Bé Hà có sáng kiến gì? Bé giải thích thế nào về sáng kiến của mình? - HS 2: Bé Hà băn khoăn điều gì? - HS 3: Em học được điều gì từ bé Hà? - Trả lời: (Nếu HS trả lời có GV cho các em nêu hiểu biết của mình về bưu thiếp, nếu HS trả lời là chưa, GV cho HS xem bưu thiếp, giới thiệu về hình thức, mục đích viết bưu thiếp cho HS). - 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - 2 đến 3 HS đọc. Chúc mừng năm mới// Nhân dịp năm mới,/ cháu kính chúc ông bà mạnh khoẻ/ và nhiều niềm vui.// Cháu của ông bà// Hoàng Ngân - Luyện đọc bưu thiếp 2 và đọc phong bì. - Bưu thiếp đầu là của Hoàng Ngân gửi cho ông bà, để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới. - Bưu thiếp thứ 2 là của ông bà gửi cho Hoàng Ngân, và chúc mừng bạn nhân dịp năm mới. - Bưu thiếp dùng để báo tin, chúc mừng, thăm hỏi gửi qua đường bưu điện. - Năm mới, sinh nhật, ngày lễ lớn… - Phải ghi địa chỉ người gửi, người nhận rõ ràng, đầy đủ. - Thực hành viết bưu thiếp. - 2 HS đọc bưu thiếp và phong bì của mình trước lớp. Bạn nhận xét. MÔN: TOÁN Tiết: SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ. I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS:Biết cách thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có 1 hoặc 2 chữ số (có nhớ). 2Kỹ năng: Củng cố cách tìm số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia. 3Thái độ: Yêu thích môn Toán. II. Chuẩn bị GV: Que tính. Bảng cài. HS: Vở BT, bảng con, que tính. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập Sửa bài 4: Số quả quýt có: 45 – 25 = 20 (quả quýt) Đáp số: 20 quả quýt. GV nhận xét . 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học về phép trừ có dạng: Số tròn chục trừ đi một số. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Phép trừ 40 - 8 Ÿ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục. Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành. ò ĐDDH: Que tính. Bảng cài. Bước 1: Nêu vấn đề. Nêu bài toán: Có 40 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? Yêu cầu HS nhắc lại bài toán. Hỏi: Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào? Viết lên bảng: 40 – 8 Bước 2: Đi tìm kết quả. Yêu cầu HS lấy 4 bó que tính. Thực hiện thao tác bớt 8 que để tìm kết quả. Còn lại bao nhiêu que tính? Hỏi: Em làm ntn? Hướng dẫn lại cho HS cách bớt (tháo 1 bó rồi bớt) Vậy 40 trừ đi 8 bằng bao nhiêu? Viết lên bảng 40 – 8 = 32 Bước 3: Đặt tính và tính Mời 1 HS lên bảng đặt tính. (hướng dẫn HS nhớ lại cách đặt tính phép cộng, phép trừ đã học để làm bài). Con đặt tính ntn? Con thực hiện tính ntn? Nếu HS trả lời được GV cho 3 HS khác nhắc lại. Cả lớp đồng thanh nêu cách trừ. Nếu HS không trả lời được GV đặt từng câu hỏi để hướng dẫn. Câu hỏi (vừa hỏi vừa viết lên bảng) Tính từ đâu tới đâu? 0 có trừ được 8 không? Lúc trước chúng ta làm ntn để bớt được 8 que tính. Đó chính là thao tác mượn 1 chục ở 4 chục. 0 không trừ được 8, mượn 1 chục của 4 chục là 10, 10 trừ 8 bằng 2, viết 2 nhớ 1. Hỏi tiếp: Viết 2 vào đâu? Vì sao? 4 chục đã mượn (bớt) đi 1 chục còn lại mấy chục? Viết 3 vào đâu? Nhắc lại cách trừ. Bước 4: Ap dụng. Yêu cầu HS cả lớp áp dụng cách trừ của phép tính 40 – 8, thực hiện các phép trừ sau trong bài 1: 60 – 9, 50 – 5, 90 – 2 Yêu cầu: HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện từng phép tính trên. v Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 48 - 18 Ÿ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có 2 chữ số (có nhớ) Ÿ Phương pháp: Thực hành, vấn đáp. ò ĐDDH: Bảng cài. Tiến hành tương tự theo bước 4 như trên để HS rút ra cách trừ: 40 0 không trừ được 8, lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2 nhớ 1. -18 1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2. 22 v Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Ÿ Mục tiêu: Củng cố cách tìm số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia. Ÿ Phương pháp: Thực hành ò ĐDDH: Bảng cài. Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài sau đó tự làm bài. Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. Hỏi thêm về cách thực hiện các phép tính trừ khi tiến hành tìm x. a) 30 – 9 b) 20 – 5 c) 60 - 19 Bài 3: Gọi HS đọc đề bài sau đó mời 1 em lên tóm tắt. 2 chục bằng bao nhiêu que tính? Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm ntn? Yêu cầu HS trình bày bài giải. Nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Yêu cầu nhấn mạnh kết quả của phép tính: 80 – 7, 30 – 9, 70 – 18, 60 – 16. Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà luyện tập thêm về phép trừ dạng: Số tròn chục trừ đi một số. - Hát - 2 HS lên bảng làm.Bạn nhận xét. - Nghe và phân tích bài toán. - HS nhắc lại. - Ta thực hiện phép trừ 40 - 8 - HS thao tác trên que tính. 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận tìm cách bớt. - Còn 32 que. - Trả lời tìm cách bớt của mình (có nhiều phương án khác nhau). HS có thể tháo cả 4 bó que tính để có 40 que tính rời nhau rồi lấy đi 8 que và đếm lại. Cũng có thể tháo 1 bó rồi bớt đi 8 que. Số que còn lại là 3 bó (3 chục) và 2 que tính rời là 32 que …) - Bằng 32. - Đặt tính: 40 - 8 32 - Viết 40 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 0. Viết dấu – và kẻ gạch ngang. - Trả lời. - Tính từ phải sang trái. Bắt đầu từ 0 trừ 8. - 0 không trừ được 8. - Tháo rời 1 bó que tính thành 10 que tính rồi bớt. - Viết 2 thẳng 0 và 8 vì 2 là hàng đơn vị của kết quả. - Còn 3 chục. - Viết 3 thẳng 4 (vào cột chục) - HS nhắc lại cách trừ. * 0 không trừ được 8, lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2, nhớ 1. * 4 trừ 1 bằng 3, viết 3. - 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. 60 50 90 - 9 - 5 - 2 51 45 88 - HS trả lời. - HS thực hành. - HS đọc yêu cầu: 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài trong Vở bài tập. - HS nhận xét bài bạn. Kiểm tra bài mình - HS trả lời. - Tóm tắt. Có : 2 chục que tính Bớt : 5 que tính Còn lại : … que tính? - Bằng 20 que tính. - Thực hiện phép trừ: 20 - 5 Bài giải 2 chục = 20 Số que tính còn lại là: 20 – 5 = 15 (que tính) Đáp số: 15 que tính. THỂ DỤC KIỂM TRA : BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2004 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết:TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG I. Mục tiêu 1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá cho HS vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. 2Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu hỏi. 3Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. II. Chuẩn bị GV: 4 tờ giấy roky, bút dạ (hoặc có thể chia bảng làm 4 phần bằng nhau), bảng phụ ghi nội dung bài tập 4. HS: SGK III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập. HS nêu theo mẫu câu: Ai(con gì, cái gì) là gì? Tìm từ chỉ hoạt động của HS. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Trong giờ học luyện từ và câu tuần này các em sẽ được củng cố, mở rộng và hệ thống hoá các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. Sau đó, rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu hỏi. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. Ÿ Mục tiêu: Hệ thống hoá cho HS vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, phân tích. ò ĐDDH: Bảng phụ: Họ ngoại, họ nội. Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài. Yêu cầu HS mở sách, bài tập đọc Sáng kiến của bé Hà, đọc thầm và gạch chân các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng sau đó đọc các từ này lên. Ghi bảng và cho HS đọc lại các từ này. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. Cho HS nối tiếp nhau kể, mỗi HS chỉ cần nói 1 từ. Nhận xét sau đó cho HS tự ghi các từ tìm được vào Vở bài tập. Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. Hỏi: Họ nội là những người ntn? (Có quan hệ ruột thịt với bố hay với mẹ) Hỏi tương tự với họ ngoại. Yêu cầu HS tự làm bài sau đó một số em đọc bài làm của mình. GV và HS cả lớp nhận xét. v Hoạt động 2: Thực hành. Ÿ Mục tiêu: Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu hỏi. Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, phân tích. ò ĐDDH: Bảng phụ Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu của bà

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2 Tuan 10(1).doc
Giáo án liên quan