Giáo án tuần 11 dạy lớp Một

Tiết 1 Chào cờ

Tiết 2+3 Tiếng việt

Vần có âm đệm và âm chính. Mẫu 2: oa

Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 – CGD tập 1 – trang 20

Tiết 4 Đạo đức

Thực hành kĩ năng giữa kì I

I. Mục tiêu: HS hiểu:

- Củng cố kiến thức, kĩ năng HS đã học từ bài 1 đến bài 5.

- Rèn cho HS có nề nếp, hành vi đạo đức đúng đắn.

- Tạo cho các em những kiến thức, hành vi, thói quen ứng dụng vào trong thực tế hàng ngày.

II. Chuẩn bị

- VBT đạo đức. (phần B)

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần 11 dạy lớp Một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Sáng Thứ hai ngày 4 tháng 11 năm 2013 Tiết 1 Chào cờ Tiết 2+3 Tiếng việt Vần có âm đệm và âm chính. Mẫu 2: oa Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 – CGD tập 1 – trang 20 Tiết 4 Đạo đức Thực hành kĩ năng giữa kì I I. Mục tiêu: HS hiểu: - Củng cố kiến thức, kĩ năng HS đã học từ bài 1 đến bài 5. - Rèn cho HS có nề nếp, hành vi đạo đức đúng đắn. - Tạo cho các em những kiến thức, hành vi, thói quen ứng dụng vào trong thực tế hàng ngày. II. Chuẩn bị - VBT đạo đức. (phần B) III. Các hoạt động dạy- học A. Giới thiệu bài B. Nội dung 1. HS nhắc lại các bài đạo đức đã học từ đầu năm học. - Cho HS nêu các bài đạo đức đã học. 2. GV hướng dẫn HS ôn tập từng bài. Bài 1: Em là HS lớp Một - Cho HS kể lại ngày đầu tiên đi học - Chốt: Được vào lớp Một,…. Bài 2: Gọn gàng sạch sẽ. + Tại sao chúng ta phải gọn gàng sạch sẽ? + Lớp mình những ai đã gọn gàng sạch sẽ? GV chốt: Ăn mặc áo quần, đầu tóc cho gọn gàng ,… Bài 3: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. + Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập để làm gì? + Nêu tên các bạn ở lớp đã biết giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập? - GV tuyên dương HS có sách vở, đồ dùng gọn gàng sạch sẽ. Bài 4 : Gia đình em. + Gia đình em gồm có những ai? + Tại sao phải lễ phép với ông bà , cha mẹ? + Em hãy hát những bài hát về gia đình, ông bà, cha mẹ? Bài 5: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ + Tại sao phải lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ? - Nối tiếp nêu: Bài 1: Em là HS lớp Một. Bài 2: Gọn gàng sạch sẽ. Bài 3: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Bài 4: Gia đình em. Bài 5: Lễ phép với anh chị, nhường nhị em nhỏ. - HS nối tiếp kể. +.....Không bị mắc các bệnh ngoài da, các bạn yêu quý... - Quan sát, nêu : Hoàn, Lành, T.Uyên, P.Uyên, ..... - Trao đổi, trả lời. + Để học tập tốt , rèn luyện tính cẩn thận ,... + Học sinh tự nêu . VD : Vy, Liên, Tuấn... - HS tự gọn gàng sách vở đồ dùng của mình cho gọn gàng . - Kể theo nhóm đôi, một số HS kể trước lớp. +... để bày tỏ tình yêu , sự tôn trọng , biết ơn với những người đó . - VD: Cả nhà thương nhau, ba ngọn nến... + Lễ phép với anh chị để bày tỏ sự kính trọng ....nhường nhịn em nhỏ để bày tỏ tình yêu ... 3. Củng cố, dặn dò - Hệ thống kiến thức, nhận xét tiết học. - Vận dụng kiến thức đã học những việc nên làm vào trong cuộc sống hàng ngày. Chiều Tiết 1 Tiếng việt (tăng) Ôn vần có âm đệm và âm chính. Mẫu 2: oa I. Mục tiêu: - Củng cố, nâng cao cho HS biết đọc được tiếng, từ, câu chứa tiếng có vần có âm đệm và âm chính, mẫu oa - Vẽ được mô hình tiếng có vần có âm đệm và âm chính, mẫu oa. - Rèn cho HS kĩ năng đọc( phát âm chuẩn, chính xác). - Vẽ mô hình tiếng có tiếng có vần có âm đệm và âm chính, mẫu oa đúng, đẹp. - Viết đúng, đẹp tiếng, từ có vần có âm đệm và âm chính, mẫu oa. II. Chuẩn bị: - Bảng con.(p2) III. Các hoạt động dạy – học 1. Giới thiệu bài: Ôn bài: Vần có âm đệm và âm chính. Mẫu 2: oa. 2. Ôn ngữ âm. - Nhắc lại mẫu có âm đệm và âm chính đã học. + Từ a – oa em biết được điều gì? + Nhắc lại các nguyên âm tròn môi. + Nhắc lại các nguyên âm không tròn môi. + Làm tròn môi các nguyên âm không tròn môi. + Nguyên âm nào không thể làm tròn môi? - Vẽ mô hình tiếng / hoa/. - Thay âm h bằng các phụ âm khác. GV ghi bảng: Khoa, nhoa, toa, ngoa, …. - Thêm thanh vào tiếng vừa tạo. - GVghi bảng: Toà, khoá, hoả, khoã, quạ … - Nhắc lại luật chính tả dấu thanh. 3. Luyện đọc. - Đọc bài trong SGK ( tr .7, 8) GV theo dõi nhận xét chung. - Tuyên dương HS đọc tốt. 4. Luyện viết - Luyện viết vở. - GV đọc: toa xe, toà nhà, hoa khế. Hóa ra là thế. ( GV đọc từng tiếng) GV theo dõi sửa sai cho HS. - Nhắc lại ( cá nhân, ĐT). + oa. + … cách làm tròn môi âm a. + o, ô, u + a, e, ê, i, ơ, ư + oa, oe, uê, uy, uơ. + … nguyên âm /ư/ - HS vẽ, ghi tiếng /hoa/ vào mô hình. - HS đọc cá nhân. theo nhóm, cả lớp. - Phân tích tiếng /hoa/: có âm đầu h, âm đệm o, âm chính a. - HS tự thay- đọc, phân tích. - Thêm thanh, nối tiếp nêu. - HS đọc theo nhóm, cả lớp. + dấu thanh đặt ở âm chính. - HS đọc cá nhân, nhóm, tổ lớp theo khả năng từng em. - 1, 2 HS đọc toàn bài. - HS luyện viết vào vở theo các bước sau: + HS phát âm lại (đồng thanh cả lớp) + Phân tích thao tác tay. + Viết + Đọc lại. 4. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại cách làm tròn môi các nguyên âm không tròn môi. - Nhận xét tiết học, dặn dò giờ sau. Tiết 2 Toán ( tăng) Ôn: Phép cộng, trừ trong phạm vi 3, 4, 5 I- Mục tiêu: - Củng cố, nâng cao cho HS về phép cộng, trừ trong phạm vi 3, 4, 5 - Hiểu mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng. Biết làm tính cộng, trừ trong phạm vi 3, 4 ,5. Giải bài toán có liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 5. - Rèn kĩ năng cộng, trừ cho HS - Giáo dục HS có ý thức ham học toán. II. Chuẩn bị - Hệ thống bài tập ( phần 2) III. Các hoạt động dạy- học 1. Giới thiệu bài. 2. Ôn tập. Bài 1: Tính 2 + 3 = 3 + 1 = 2 + 2 = 5 – 2 = 4 – 3 = 4 – 2 = 5 – 3 = 4 – 1 = 5 – 4 = - Chốt kết qua đúng. - Chốt mối quan hệ phép cộng và phép trừ. Củng cố phép trừ trong phạm vi 3, 4, 5 Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - - - - 5 5 5 ......... 4 .... 2 1 …. 2…. ... ... GV chốt : cách tính theo cột dọc Bài 3 : Viết phép tính thích hợp. - GV nêu yêu cầu HS mở VBTT( 43) - Củng cố dạng toán quan sát tranh, nêu bài toán, lập phép tính. Bài 4: ( , = ) 4 – 1 … 5 – 1 5 – 3 … 4 - 2 5 – 2 … 4 + 1 4 + 0 … 5 - 4 - Chốt cách làm bài điền dấu. 3. Củng cố, dặn dò - HS nêu yêu cầu của bài. - 3 HS làm bảng lớp, HS khác nêu miệng. - HS nhận xét bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - 2 HS làm bảng lớp, HS khác làm bảng con. - HS nêu.Viết kết quả tính sao cho thẳng cột với 2 số trên. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu bài toán. Trên cành có 5 quả cam, em hái xuống 1 quả. Hỏi trên cành còn lại mấy quả? - 1 HS viết phép tính vào bảng lớp, HS khác làm vở rồi đọc phép tính. 5 – 1 = 4 - HS nêu yêu cầu của bài. - 2 HS làm bảng lớp, HS khác làm vở. - HS nhận xét bài. - HSG nêu: + Tính + So sánh 2 số + Điền dấu. - HS nêu các kiến thức ôn tập. - Nhận xét tiết học, dặn dò giờ sau. Tiết 3 Hoạt động ngoài giờ Múa hát chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11 I. Mục tiêu: - Giúp HS biết được ngày 20 – 11 là ngày nhà giáo Việt Nam. HS biết được mình phải học tập tốt để giành nhiều điểm tốt để tặng các thầy cô nhân ngày 20 – 11. - Múa hát các bài hát về thầy cô giáo. - Rèn cho HS có kĩ năng học tập tốt. II. Chuẩn bị: - Các bài hát về thầy cô. III. Các hoạt động dạy – học 1. Giới thiệubài. GV nêu mục đích của tiết học. GV giới thiệu về ngày 20 – 11. Ngày hội của các thầy cô giáo..... 2. Tổ chức - HS nêu các bài hát về thầy cô giáo. - HS thi đua hát múa chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11. HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. GV nhận xét chung. HS cả lớp đọc thơ bài : Đi học. - HS tự nêu. + Thầy cô người cho em tất cả. + Bụi phấn. + ở trường cô dạy em thế,…. - HS múa, hát cá nhân, theo nhóm, song ca. HS nhận xét. - HS cả lớp cùng đọc. GV tổng hợp tuyên dương HS có nhiều bài hát về thầy cô giáo . 3. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét tiết học . - Nhắc nhở HS thực hiện tốt : Lễ phép với thầy cô giáo. Sáng Thứ ba ngày 5 tháng 11 năm 2013 Tiết 1 Mĩ thuật Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết thế nào là đường diềm.HS vẽ được hình, vẽ màu vào hình có sẵn trong đường diềm. - Rèn kĩ năng vẽ màu vào đường diềm. - Giáo dục HS ham học mĩ thuật. II. Chuẩn bị: - Một số đồ vật có trang trí đường diềm, bài vẽ mẫu trang trí đường diềm, vở vẽ.(phần b) III. Các hoạt động dạy – học A. Giới thiệu bài. B.Bài mới. 1. Quan sát nhận xét. - GV treo bài vẽ trang trí đường diềm ở hình 1 bài 11 , vở tập vẽ 1 + Đường diềm này có những hình gì, màu gì ? + Các hình được sắp xếp như thế nào ? + Đường diềm được trang trí như thế nào? + Những đồ vật nào được trang trí đường diềm? GV giới thiệu một số mẫu vật trang trí đường diềm. 2. Hướng dẫn HS cách vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm. - Hoạ tiết nào giống nhau thì vẽ 1 màu. - Chọn màu vẽ : vẽ màu hoa giống nhau, vẽ màu nền khác với màu hoa, - GV vẽ mẫu 1 bông hoa.( vẽ màu đỏ ), vẽ màu nền của 1 ô ( màu vàng ) - GV gọi 1 HS vẽ tiếp vào ô thứ 2. - Các ô khác vẽ tương tự. 3. Thực hành. Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm 2, 3 - Chọn màu : Chọn màu theo ý thích - GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu. - GV theo dõi chung, giúp đỡ HS còn lúng túng. 4. Nhận xét đánh giá. - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ màu đúng và đẹp. - Tuyên dương HS có bài vẽ đẹp. - Quan sát, nêu nhận xét : + Có hình vuông màu tím, nền màu xanh lam, hình thoi, màu đỏ cam + Trang trí các hoạ tiết đều nhau chạy dài theo 1 đường thẳng. + Mỗi ô có 1 hình trang trí, các ô đều vẽ giống nhau. + Khăn tay, xung quanh giấy khen,… - Quan sát. HS nêu hoạ tiết giống nhau ở bài vẽ: Các bông hoa 4 cánh. - HS quan sát bài vẽ ở vở vẽ ( tr. 16) - HS theo dõi chung, nhận xét - HS thực hành vẽ. - HS tự chọn màu và vẽ. - HS quan sát. - Trưng bày bài vẽ, nhận xét, bình chọn bài vẽ đẹp. 5. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương bài vẽ đẹp. Tiết 2 + 3 Tiếng việt Luật chính tả về âm đệm Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 – CGD tập 1 – trang 226 Tiết 4 Toán Luyện tập I- Mục tiêu: - HS củng cố, khắc sâu về phép trừ trong phạm vi 3, 4, 5. So sánh các số trong phạm vi đã học. Nhìn tranh tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính trừ. - Rèn kĩ năng tính cộng, trừ cho HS - Giáo dục HS có ý thức ham học toán. II – Chuẩn bị: - Tranh SGK, đồ dùng học toán.( p 2) III- Các hoạt động dạy – học 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới Bài 1. Tính - - - 5 4 5 1 1 4 - GV giúp đỡ HS làm bài. * GV chốt:Củng cố cách tính theo cột dọc Bài 2. Tính 5 - 1 - 1 = 4 - 1 -1 = 5 - 1 - 2 = 5 - 2 - 1 = GV chốt cách làm. Bài 3: ( , = ) 5 – 3... 2 5 - 4 ... 1 5 - 3 ... 3 5 – 1... 3 5 - 4 ...2 5 - 4 ... 0 - Chữa bài, chốt cách làm bài điền dấu. Bài 4: Viết phép tính thích hợp. - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ GSK. Bài 4 ( 60 ) - b. HS cài phép tính vào bảng cài rồi đọc: Bài 5 Số? 5 - 1 = 4 + .... - Chốt cách làm bài điền số. - HS nêu yêu cầu của bài. - 3 HS làm bảng lớp, HS khác làm bảng con. - HS nhận xét. + Viết kết quả tính thẳng cột với 2 số trên. - HS nêu yêu cầu của bài. - 3 HS làm bài bảng lớp, HS khác nêu miệng. + Tính từ trái sang phải. - HS có thể nêu cách làm khác. VD: 5 - 1 - 2 = Lấy: 5 – 2 = 3, 3 – 1 = 2 Vậy : 5 – 1 – 2 = 2 - HS nêu yêu cầu của bài. - HS thi đua làm vào vở. - HS nêu + Tính + So sánh kết quả tính + Điền dấu. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS quan sát tranh vẽ, nêu bài toán. a. Hoa gấp được 5 con chim, Hoa cho bạn 2 con chim. Hỏi Hoa còn lại mấy con chim? - 1 HS làm bảng lớp, 5 - 2 = 3 HS khác cài phép tính vào bảng cài và đọc: 5 – 2 = 3 - HS nhận xét bài. - HS tự nêu bài toán. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS thi đua nêu số cần điền. 3. Củng cố dặn dò - Thi đua đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 4, 5 - GV nhận xét tiết học. Chiều Tiết 1 Luyện chữ Luyện viết: oa, hoa, họa mi, q, quả, qua loa I – Mục tiêu - Củng cố cho HS cách đọc và viết đúng, đẹp oa, hoa, họa mi, q, quả, qua loa. - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp theo mẫu. - Giáo dục HS tính cẩn thận, ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II – Chuẩn bị - Bảng con, vở Em tập viết. (p2,3) III – Các hoạt động dạy –học 1. Giới thiệu bài - GV giao nhiệm vụ : luyện oa, hoa, họa mi, q, quả, qua loa 2. Luyện đọc Đọc các chữ: oa, hoa, họa mi, q, quả, qua loa - GV chỉ bất kì một chữ . 3. Luyện viết a. HS viết bảng con. - Yêu cầu HS nhắc lại cách viết oa. - Viết 1 dòng chữ oa vào bảng con. * Chữ hoa, họa mi, q, quả, qua loa ( tương tự) - Nhắc lại luật chính tả âm đệm, dấu thanh. b. Luyện viết. ( Phần - Em tập viết tập 2 ( tr.7, 8) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài viết. - GV đọc viết 1 dòng chữ oa - Tương tự với từng dòng  hoa, họa mi, q, quả, qua loa - GV nhận xét một số bài. - Nhắc lại (đồng thanh, cá nhân.) - HS đọc đồng thanh, cá nhân. - HS đọc, phân tích. - 2, 3 HS nhắc lại. - HS vừa nói vừa làm : viết 1 dòng chữ oa vào bảng con. - HS nhắc lại cá nhân , ĐT. - Viết 1 dòng chữ oa, 1 dòng chữ hoa, 2 dòng chữ họa mi, 1 dòng chữ q, 1 dòng chữ quả, 2 dòng chữ qua loa. - HS nhắc lại và viết vào vở Em tập viết - HS đọc và viết vào vở. 4. Củng cố dặn dò : - Đọc lại những chữ vừa viết. - Về nhà luyện viết thêm cho đẹp. Tiết 2 Tiếng việt (tăng) Ôn luật chính tả âm đệm I. Mục tiêu: - Củng cố, nâng cao cho HS nắm chắc luật chính tả âm đệm. - Vẽ được mô hình tiếng có âm đệm, viết đúng tiếng, từ chứa âm đệm. - Rèn cho HS kĩ năng đọc( phát âm chuẩn, chính xác), kĩ năng viết đúng, đẹp. II. Chuẩn bị: - Bảng con.(p2) III. Các hoạt động dạy – học 1. Giới thiệu bài: Ôn luật chính tả âm đệm. 2.Ôn tập a. Luyện ngữ âm. - Yêu cầu HS vẽ mô hình tiếng /qua/. + Yêu cầu HS nhắc lại luật chính tả âm đệm. - Thêm dấu thanh vào tiếng /qua/ để được các tiếng khác. - GV ghi bảng: quà, quá, quả, quã, quạ.... - Chốt luật chính tả dấu thanh. b. Luyện đọc. * Đọc bài trong SGK ( tr 9) GV theo dõi nhận xét chung. * Đọc bài ở bảng lớp. GV ghi một số từ lên bảng. Quả cà, qua loa, quá thể, chú quạ ... c. Luyện viết * Luyện viết vở. - GV đọc: chú quạ, qua loa, quả ké. Bà cho Khoa quả thị. ( GV đọc từng tiếng) GV theo dõi sửa sai cho HS. - Nhắc lại ( đồng thanh, cá nhân) - HS vẽ bảng con. - HS luyện đọc cá nhân, nhóm, cả lớp. - Phân tích: Tiếng /qua/ có âm đầu c, âm đệm u, âm chính a. - HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh theo 4 mức độ. : Âm /c/ đứng trước âm đệm phải ghi bằng con chữ q. - HS thêm và đọc tiếng mới. quà, quá, quả, quã, quạ. - HS đọc cá nhân, cả lớp. - HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh theo 4 mức độ. : dấu thanh đặt ở âm chính. - HS nêu yêu cầu bài đọc. - Luyện đọc tiếng, từ, bài theo khả năng. - 1, 2 HS đọc toàn bài. - HS đọc theo cá nhân, nhóm, cả lớp. - HS luyện viết vào vở theo các bước sau: + HS phát âm lại (đồng thanh cả lớp) + Phân tích thao tác tay. + Viết + Đọc lại. 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại luật chính tả âm đệm, dấu thanh. - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem lại bài. Sáng Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2013 Tiết 1+2 Tiếng việt Vần / oe/ Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 – CGD tập 1 – trang 30 Tiết 3 Toán Số 0 trong phép trừ ( tr 61) I- Mục tiêu: Củng cố về : + Bước đầu nắm được: 0 là kết quả của phép tính trừ hai số bằng nhau, một số trừ đi 0 cho kết quả là chính số đó; và biết thực hành tính trừ trong các trường hợp này. + Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính trừ thích hợp. - Rèn kĩ năng trừ chính xác. II – Chuẩn bị: - Tranh SGK, đồ dùng học toán.( p B) III- Các hoạt động dạy – học A. Kiểm tra - Yêu cầu HS làm: 3 - 1….1 2 + 2….2 + 1 1 + 2….4 1 + 3….3 - 1 - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Số 0 trong phép trừ. a. Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau. * Phép trừ 1 – 1 = 0 - Dán lên bảng 1 quả cam, sau đó lấy đi 1 quả cam. - Cho HS ghép phép tính thích hợp. Viết bảng : 1 – 1 = 0 - Tương tự : 3 - 3 = 0 2 - 2 = 0 4 - 4 = 0 5 – 5 = 0 - Cho HS luyện đọc. + Một số trừ đi số đó cho ta kết quả như thế nào? - Chốt: 0 là kết quả của phép trừ hai số bằng nhau. b. Giới thiệu phép trừ “ một số trừ đi 0”. * Phép trừ 4 – 0 = 4 - GV giới thiệu mẫu vật. - Tương tự: 2 - 0 = 2 3 - 0 = 3 1 - 0 = 1 5 - 0 = 5 +Một số trừ đi 0 cho ta kết quả như thế nào? - Chốt:Một số trừ 0 bằng chính nó. - GV hướng dẫn HS làm việc với tranh SGK. 3. Thực hành Bài 1. Tính 1 - 0 = 1 - 1 = 5 - 1 = 2 - 0 = 2 - 2 = 5 - 2 = 3 - 0 = 3 -3 = 5 - 3 = ..... .... ....... - Chốt: một số trừ 0..., một số trừ chính nó.... Bài 2 : Tính. 4 + 1 = 2 + 0 = 4 + 0 = 2 - 2 = 4 - 0 = 2 - 0 = + So sánh phép cộng một số với 0 với phép trừ một số cho 0. - Củng cố số 0 trong phép cộng, trừ. Bài 3 : Viết phép tính thích hợp. - Yêu cầu HS quan sát tranh: a) GV nêu yêu cầu. - Phần b tiến hành tương tự. - Nhận xét, chốt. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con - Nhận xét. - Quan sát, nêu bài toán, phép tính tương ứng. - Ghép vào bảng cài : 1 – 1 = 0 - Thao tác trên đồ dùng, đọc phép tính ghép được. - Luyện đọc cá nhân, đồng thanh. +… bằng 0. - HS nhắc lại. - Quan sát, nêu đề toán, phép tính thích hợp: 4 – 0 = 4 - Thao tác trên đồ dùng, đọc phép tính. + … bằng chính số đó. - Quan sát, nêu bài toán, phép tính tương ứng. - Thi đọc thuộc các phép trừ ghi trên bảng. - Nêu yêu cầu, làm bài vào bảng con. Nhận xét - Đọc lại các phép tính - Cả lớp làm vào vở 2 cột đầu (khuyến khích HSlàm thêm cột 3). 3 HS lên bảng làm bài. + … đều cho ta kết quả bằng chính số đó. - Quan sát tranh, nêu đề toán, nêu phép tính thích hợp. Trong chuồng có 3 con ngựa, cả 3 con đều chạy ra ngoài,… 3 – 3 = 0. b) 2 – 2 = 0. Nhận xét 4. Củng cố dặn dò. - HS thi đọc thuộc các phép trừ có số 0. Hệ thống kiến thức. - Nhận xét tiết học, dặn dò giờ sau. Tiết 4 Âm nhạc Đ/c Hoài soạn – giảng Chiều Nghỉ Đ/c Huệ, Thúy soạn – giảng Sáng Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2013 Tiết 1 + 2 Tiếng việt Vần / uê/ Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 – CGD tập 1 – trang 33 Tiết 3 Toán Luyện tập ( tr 62) I. Mục tiêu: - HS củng cố về các phép trừ với số 0. - Nắm chắc bảng trừ, làm phép trừ các số đã học. So sánh các số trong phạm vi đã học. - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép trừ. - Rèn cho HS kĩ năng làm tính trừ nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị - Tranh SGK, đồ dùng học Toán ( p2) III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS làm : - - - 5 4 3 0 4 0 - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 : Tính 5 – 4 = 4 - 0 = 3 - 3 = 2 - 0 = 5 – 5 = 4 - 4 = 3 - 1 = 2 - 2 = - Cho HS làm, chữa bài. - GV chốt kiến thức : Một số trừ đi 0 và một số trừ đi chính số đó. Bài 2 : Tính - Cho HS nêu yêu cầu bài toán. - - - 5 5 1 1 0 1 .............. - Tương tự với 3 phép tính còn lại. - GV cùng HS chốt kết quả đúng. - Chốt cách đặt tính. Bài 3: Tính - Gọi HS nêu yêu cầu. 2 – 1 - 1 = 3 - 1- 2 = .... - Chốt kiến thức về cách tính. - GV mở rộng : Có thể làm cách khác VD : 3 – 1 – 2 = 0 Bài 4: Điền dấu > ; < ; = - Cho HS nêu yêu cầu bài toán. - GV chấm một số bài, chốt kết quả. - GV chốt cách so sánh. Bài 5: - GV nêu yêu cầu. - Phần b tương tự . - GV chốt cách làm dạng toán quan sát tranh, viết phép tính . - HS làm theo nhóm.3 HS làm bảng. - Nhận xét, chữa bài. - HS nêu yêu cầu bài toán và làm bài vào bảng con. 4 HS lên bảng làm. 5 – 4 = 1 5 - 5 = 0....... - HS đọc lại các phép tính vừa làm. - HS nêu. - HS nêu. - 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con. - - - 5 4 3 0 4 0 5 0 3 +…. viết kết quả sao cho thẳng cột. - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm bài VBT, chữa bài, nêu cách tính: 2 - 1- 1 = 0 ( 2 - 1 = 1 ; 1- 1 = 0 ) + tính từ trái sang phải. - HS nêu: 3 - 2 = 1 ; 1 - 1 = 0 - HS làm bài vào vở, chữa bài theo kết quả đúng, nêu cách so sánh. 5 - 3 = 2 ; vì 5 - 3 = 2 nên điền dấu = 4 - 0 > 0 ; vì 4 - 0 = 4 nên điền dấu > + tính kết quả rồi so sánh bình thường. - Quan sát, nêu bài toán, phép tính tương ứng tranh. Nam có 4 quả bóng. Nam làm bay cả 4 quả bóng. Hỏi Nam còn mấy quả bóng? - 1 HS viết bảng, lớp ghép bảng cài. a. 4 - 4 = 0 b, 3 - 3 = 0 3. Củng cố, dặn dò: - GV chốt lại kiến thức toàn bài.Nhận xét tiết học. Tiết 4 Tự nhiên – Xã hội Gia đình I. Mục tiêu: - HS biết gia đình là tổ ấm của em, bố, mẹ, ông, bà, anh, chị là những người thân yêu nhất của em. Em có quyền được sống với cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc. - HS kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp. - HS yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình mình. II. Chuẩn bị - Tranh minh họa SGK. ( a) III. Các hoạt động dạy- học: A. Giới thiệu bài: - GV cho HS hát bài “ Cả nhà thương nhau” B. Bài mới 1. Gia đình là tổ ấm của em - GV cho HS quan sát hình SGK và thảo luận : + Gia đình Lan có những ai? Lan và mọi người đang làm gì? + Gia đình Minh có những ai? Minh và mọi người đang làm gì? Kết luận : Mỗi người khi sinh ra đều có bố , mẹ, và những người thân. Mọi người đều sống chung trong một mái nhà đó là gia đình. 2. Giới thiệu về gia đình của em - GV cho HS vẽ tranh về những người trong gia đình mình. - Theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng. - GV cho một số HS trình bày trước lớp + Trong gia đình em, em yêu quý ai nhất ? + Em đã làm gì để mọi người trong gia đình đều yêu thương em ? Kết luận : Mỗi người sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương, chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống chung với bố, mẹ và những người thân. - Liên hệ HS trong lớp bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà. - GV liên hệ cho HS thấy những em nhỏ không có gia đình, lang lang, cơ nhỡ…… - Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát. - HS hỏi- đáp nhóm đôi một số câu hỏi theo nội dung tranh, trình bày trước lớp: + Gia đình Lan có : Bố , mẹ, Lan và em Lan. Mọi người đang ăn cơm vui vẻ. + Gia đình Minh có : Bố , mẹ, Minh và em Minh. Mọi người đang ăn mít. - HS thực hành vẽ vào VBT. - HS vẽ xong kể với bạn bên cạnh về những người thân trong gia đình. - Nhiều HS giới thiệu mọi người trong gia đình qua bức tranh mà mình đã vẽ. - HS nêu theo ý hiểu của mình. +... nghe lời, chăm ngoan, chịu khó học tập... trong mỗi hình + ... phải biết nghe lời ông bà... 3. Củng cố , dặn dò: - GV chốt lại kiến thức toàn bài. - Tổng kết và liên hệ : Phải biết yêu thương , quý trọng mọi người trong gia đình mình. - HS hát bài “ Ba ngọn nến lung linh” - Nhận xét tiết học. Chiều Nghỉ Đ/c Phương soạn – giảng Sáng Thứ sáu ngày 8 tháng 11 năm 2013 Tiết 2+3 Tiếng việt Vần / uy/ Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 – CGD tập 1 – trang 37 Tiết 3 Toán Luyện tập chung ( tr 63) I. Mục tiêu: - HS củng cố về các phép trừ với số 0. - Nắm chắc bảng trừ, làm phép trừ các số đã học. So sánh các số trong phạm vi đã học. - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính trừ hoặc cộng. - Rèn cho HS kĩ năng làm tính trừ nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị - Tranh SGK, đồ dùng học Toán ( p B). III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS làm 3 phép tính đầu của bài tập 1 (63) : - - + 5 4 2 3 1 2 - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1. Tính a. Làm tiếp 3 phép tính + - - 5 4 3 1 3 2 b. Tương tự phần a. * GV chốt: - Củng cố cách tính theo cột dọc - Số 0 trong phép cộng, số 0 trong phép trừ. Bài 2. Tính 2 + 3 = 4 + 1 = 3 + 2 = 1 + 4 = .......... GV cho HS nhận xét các cột tính. + Vậy: 2 + 3 ..?... 3 + 2 + Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả như thế nào? Bài 3: ( , = ) 4 + 1 ... 4 5 - 1 ... 0 3 + 0 ... 3 4 + 1 ... 5 5 - 4 ... 2 3 - 0 ... 3 - Chấm, chốt cách làm bài điền dấu. + Trường hợp: 1 + 3… 3 + 1 ta điền được ngay dấu gì ?Vì sao? Bài 4: Viết phép tính thích hợp. - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ GSK. - GV gọi 1 HS làm bài ở bảng lớp. b. Tương tự phần a. * GV chốt cách làm bài toán quan sát tranh, viết phép tính . - HS làm bảng con, 3 HS làm bảng. - Nhận xét, chữa bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - 3 HS làm bảng lớp, HS khác làm bảng con. + - - 5 4 3 1 3 2 4 1 1 - HS nhận xét: Kết quả tính, cách viết kết quả. + Viết kết quả tính thẳng cột với hai số trên. + Một số trừ đi 0 thì ....Một số trừ đi số đó ... 4- 0 = 4, 3- 0 = 3, 2 – 0 = 2, 1- 0= 1 Một số cộng với 0 thì bằng chính nó. - HS nêu yêu cầu của bài. - 2 HS làm bài bảng lớp , HS khác nêu miệng + vị trí các số khác nhau, kết quả giống nhau. + 2 + 3 = 3 + 2 +.... kết quả không thay đổi. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm vào vở, 3 HS chữa bài, nêu cách làm. + Dấu =. Vì : Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi. - HS nêu yêu cầu của bài. a. HS quan sát tranh vẽ, nêu bài toán, viết phép tính tương ứng vào bảng con. Lúc đầu, trên cành có 3 con chim đậu, 2 con bay tới. Hỏi trên cành có tất cả mấy con chim? 3 + 2 = 5 2 + 3 = 5 b. Đọc phép tính: 5 - 2 = 3 3. Củng cố, dặn dò: - GV chốt lại kiến thức toàn bài. - Nhận xét tiết học. Tiết 4 Sinh hoạt lớp Sinh hoạt sao I. Mục tiêu. - HS biết tham gia sinh hoạt lớp sao một cách tự giác nhanh nhẹn và ham thích sinh hoạt sao. - HS biết đánh giá, nhận xét các hoạt động của bạn, của sao mình. - Giáo dục HS có ý thức ham hoạt động tập thể biết tự nhận xét, phê bình và phê bình bạn. II. Chuẩn bị - Nội dung sinh hoạt. III. Các hoạt động

File đính kèm:

  • docgiao an 13 14 CGD tuan 11.doc