Giáo án tuần 12 khối 2

MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ: sự tích, lần, la cà, trẻ, lớn hơn, kỳ lạ, run rẩy, nở trắng, tán lá, gieo trồng khắp nơi (MB), cây vú sữa, mỏi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, đỏ hoe, xoè cành, vỗ về, ai cũng thích, (MT, MN)

2. Kỹ năng: Nghỉ hơi đúng sau các câu, giữa các cụm từ.

3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ, bảng ghi nội dung cần luyện đọc.

- HS: SGK

III. Các hoạt động

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 12 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2004 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ------------------------------------------ MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: sự tích, lần, la cà, trẻ, lớn hơn, kỳ lạ, run rẩy, nở trắng, tán lá, gieo trồng khắp nơi … (MB), cây vú sữa, mỏi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, đỏ hoe, xoè cành, vỗ về, ai cũng thích, … (MT, MN) Kỹ năng: Nghỉ hơi đúng sau các câu, giữa các cụm từ. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ, bảng ghi nội dung cần luyện đọc. HS: SGK III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Gọi HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: Việt đã làm gì giúp ông đỡ đau? Em học được bài học gì từ bạn Việt? GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Hỏi: Trong lớp ta có bạn nào từng ăn quả vú sữa? Em cảm thấy vị ngon của quả ntn? Giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu sự tích của loại quả ngon ngọt này. Đó là sự tích cây vú sữa. Sự tích là những câu chuyện của người xưa giải thích về nguồn gốc của cái gì đó, còn được kể lại. VD: Sự tích trầu cau, sự tích bánh chưng, bánh giày, … Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng từ khó. Nghỉ hơi câu dài. Hiểu nghĩa từ ở đoạn 1. Ÿ Phương pháp: Phân tích, luyện tập. ò ĐDDH: SGK, bảng cài: từ khó, câu. a) Đọc mẫu: GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn giọng ở các từ gợi tả. b) Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. GV cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ. Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. c) Hướng dẫn ngắt giọng Giới thiệu các câu cần luyện giọng, cho HS tìm cách đọc sau đó luyện đọc. d) Đọc từng đoạn. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. Lần 1 dừng lại ở cuối mỗi đoạn để giải nghĩa từ khó. Khi giải nghĩa. GV đặt câu hỏi trước cho HS trả lời, sau đó mới giải thích chính xác lại nghĩa các từ hoặc cụm từ đó (đã giới thiệu ở phần mục tiêu). Lần 2 yêu cầu 4 HS đọc liền nhau. Chia nhóm và yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. e) Thi đọc. g) Đọc đồng thanh. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 1 Ÿ Phương pháp: Đàm thoại. ò ĐDDH: SGK, tranh Yêu cầu HS đọc đoạn 1. Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 2. Vì sao cậu bé quay trở về? Khi trở về nhà, không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì? Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó? Những nét ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ? Theo em tại sao mọi người lại đặt cho cây lạ tên là cây vú sữa? Câu chuyện đã cho ta thấy được tình yêu thương của mẹ dành cho con. Để người mẹ được động viên an ủi, em hãy giúp cậu bé nói lời xin lỗi với mẹ. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Cho HS đọc lại cả bài. Tổng kết giờ học, tuyên dương các em học tốt. Nhắc nhở, phê bình các em chưa chú ý. Chuẩn bị: Tiết 2 - Hát - HS 1: Đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích nhất trong bài Thương ông. HS 2: Đọc thuộc lòng khổ thơ em thích nhất trong bài Thương ông. Nói rõ vì sao em thích khổ thơ đó? - 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp nghe và theo dõi trong SGK. - Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu, hoặc một số từ khác phù hợp với tình hình HS. - Nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. - Tìm cách đọc và luyện đọc các câu: Một hôm,/ vừa đói/ vừa rét,/ lại bị trẻ lớn hơn đánh,/ cậu mới nhớ đến mẹ,/ liền tìm đường về nhà.// Môi cậu vừa chạm vào,/ một dòng sữa trắng trào ra,/ ngọt thơm như sữa mẹ.// Lá một mặt xanh bóng,/ mặt kia đỏ hoe/ như mắt mẹ khóc chờ con.// Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đây là cây vú sữa.// - Nối tiếp nhau đọc theo đoạn. + HS 1: Ngày xưa … chờ mong + HS 2: Không biết … như mây + HS 3: Hoa rụng … vỗ về. + HS 4: Trái cây thơm … cây vú sữa. - Luyện đọc theo nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2. - Đọc thầm. - Cậu bé bỏ nhà ra đi vì cậu bị mẹ mắng. - Đọc thầm. - Vì cậu vừa đói, vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh. - Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. - Cây xanh run rẩy, từ những cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa rụng, quả xuất hiện lớn nhanh, da căng mịn. Cậu vừa chạm môi vào, một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ. - Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xoè cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. - Vì trái cây chín, có dòng nước trắng và ngọt thơm như sữa mẹ. - Một số HS phát biểu. VD: Mẹ ơi, con đã biết lỗi rồi. Mẹ hãy tha lỗi cho con. Từ nay con sẽ chăm ngoan để mẹ vui lòng./ Con xin lỗi mẹ, từ nay con sẽ không bỏ đi chơi xa nữa. Con sẽ ở nhà chăm học, chăm làm. Mẹ hãy tha lỗi cho con… - HS thi đua đọc. MÔN: TOÁN Tiết: TÌM SỐ BỊ TRỪ I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ. Ap dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài tập có liên quan. Củng cố kỹ năng vẽ đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau. II. Chuẩn bị GV: Tờ bìa (giấy) kẻ 10 ô vuông như bài học, kéo HS: Vở, bảng con III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập. Đặt tính rồi tính: 62 – 27 32 –8 36 + 36 53 + 19 Bài 4: Số con gà có: 42 – 18 = 24 (con ) Đáp số: 24 con. - GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV viết lên bảng phép trừ 10 – 6 = 4. Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép tính trừ sau đó ghi tên lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Tìm số bị trừ Ÿ Mục tiêu: Biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ. Ÿ Phương pháp: Trực quan , đàm thoại ò ĐDDH: Tờ bìa (giấy) kẻ 10 ô vuông như bài học * Bước 1: Thao tác với đồ dùng trực quan Bài toán 1: Có 10 ô vuông (đưa ra mảnh giấy có 10 ô vuông). Bớt đi 4 ô vuông (dùng kéo cắt ra 4 ô vuông). Hỏi còn bao nhiêu ô vuông? Làm thế nào để biết còn lại 6 ô vuông? Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính: 10 – 4 = 6 (HS nêu, GV gắn nhanh thẻ ghi tên gọi) Bài toán 2: Có một mảnh giấy được cắt làm hai phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông? Làm thế nào ra 10 ô vuông? * Bước 2: Giới thiệu kỹ thuật tính Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc cho cô phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại. Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm gì ? Khi HS trả lời, GV ghi lên bảng x = 6 + 4. Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu? Yêu cầu HS đọc lại phần tìm x trên bảng X gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6? 6 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6? 4 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6? Vậy muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? Yêu cầu HS nhắc lại. v Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành Ÿ Mục tiêu: Ap dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài tập có liên quan. Ÿ Phương pháp: Thực hành ò ĐDDH: bảng phụ. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. 3 HS lên bảng làm bài. Gọi HS nhận xét bài bạn. Tại sao x = 8 + 4 ? Tại sao x = 18 + 9 ? Tại sao x = 25 + 10 ? Bài 2: Cho HS nhắc lại cách tìm hiệu, tìm số bị trừ trong phép trừ sau đó yêu cầu các em tự làm bài. Bài 3: Bài toán yêu cầu làm gì? Bài toán cho biết gì về các số cần điền? Yêu cầu HS tự làm bài Gọi 1 HS đọc chữa bài. Nhận xét và cho điểm. Bài 4: Yêu cầu HS tự vẽ, tự ghi tên điểm. Có thể hỏi thêm: + Cách vẽ đoạn thẳng qua hai điểm cho trước. + Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: 13 – 5 - Hát - HS thực hiện. Bạn nhận xét - Còn lại 6 ô vuông - Thực hiện phép tính 10 – 4 = 6 10 - 4 = 6 Số bị trừ Số trừ Số hiệu - Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông. - Thực hiện phép tính 4 + 6 = 10 X – 4 = 6 - Là 10 X – 4 = 6 X = 6 + 4 X = 10 - Là số bị trừ - Là hiệu - Là số trừ - Lấy hiệu cộng với số trừ - Nhắc lại qui tắc - Làm bài tập - 3 HS lần lượt trả lời: + Vì x là số bị trừ trong phép trừ x – 4 = 8, 8 là hiệu, 4 là số trừ. Muốn tính số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ ( 2 HS còn lại trả lời tương tự ) - HS tự làm bài. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - Điền số thích hợp vào ô trống. - Là số bị trừ trong các phép trừ. - HS làm bài - Đọc chữa ( 7 trừ 2 bằng 5, điền 7 vào ô trống …) bài. - Dùng chữ cái in hoa MÔN: ĐẠO ĐỨC Tiết: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (TT). I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS hiểu được: Biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với bạn, sẵn sàng giúp bạn khi bạn gặp khó khăn. Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 2Thái độ: Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình, noi gương với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè 3. Hành vi : Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận. HS: Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Quan tâm giúp đỡ bạn. Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn? Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn? GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 2) Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Trò chơi: Đúng hay sai Ÿ Mục tiêu: Biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với bạn, sẵn sàng giúp bạn khi bạn gặp khó khăn. Ÿ Phương pháp: Thi đua, trắc nghiệm. ò ĐDDH: Phiếu hệ thống câu hỏi. GV yêu cầu mỗi dãy là một đội chơi. Các dãy sẽ được phát cho 2 lá cờ để giơ lên trả lời câu hỏi. GV sẽ đọc các câu hỏi cho các đội trả lời. Nếu trả lời đúng, mỗi câu ghi được 5 điểm. Nếu sai, các dãy còn lại trả lời. Đáp án đúng chỉ được đưa ra khi các dãy không có câu trả lời. GV tổ chức cho HS chơi mẫu. GV tổ chức cho cả lớp chơi. Phần chuẩn bị của GV. 1/ Nam cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra. 2/ Học cùng với bạn để giảng bài cho bạn. 3/ Góp tiền mua tặng bạn sách vở. 4/ Tham gia tích cực vào phong trào ủng hộ các bạn HS vùng lũ. 5/ Rủ bạn đi chơi. 6/ Nặng lời phê bình bạn trước lớp vì bạn luôn đi học muộn. 7/ Cho bạn mượn truyện đọc trong lớp. GV nhận xét HS chơi, công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các đội. v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế Ÿ Mục tiêu: Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. ò ĐDDH: SGK. Tình huống. Yêu cầu: Một vài cá nhân HS lên kể trước lớp câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn bè mà mình đã chuẩn bị ở nhà. Yêu cầu HS dưới lớp nghe và nhận xét về câu chuyện bạn đã kể xem nội dung câu chuyện có phải về quan tâm, giúp đỡ bạn không: các nhân vật trong đó đã thực hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn ntn? Khen những HS đã biết quan tâm, giúp đỡ bạn. Nhắc nhở những HS còn chưa biết quan tâm, giúp đỡ bạn. Kết luận: Cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn đúng lúc, đúng chỗ. Có như thế mới mau giúp bạn tiến bộ hơn được. v Hoạt động 3: Tiểu phẩm. Ÿ Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Ÿ Phương pháp: Đóng vai, thảo luận, đàm thoại. ò ĐDDH: Vật dụng sắm vai. Một vài HS trong lớp đóng tiểu phẩm có nội dung như sau: Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân chơi vui vẻ. Nhóm Tuấn đang chơi thì bạn Việt xin vào chơi cùng. Tuấn không đồng ý cho Việt chơi vì nhà Việt nghèo, bố mẹ Việt chỉ đi quét rác. Nam ở trong nhóm chơi nghe Tuấn nói vậy liền phản đối, vẫn kéo Việt vào chơi cùng. Yêu cầu HS thảo luận nhóm: 1/ Em tán thành cách cư xử của bạn nào? Không tán thành cách cư xử của bạn nào? Vì sao? 2/ Tiểu phẩm trên muốn nói lên điều gì? Nhận xét các câu trả lời của các nhóm. Kết luận: Cần cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn… Đó cũng chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Giữ gìn trường lớp em sạch đẹp. - Hát - HS trả lời. Bạn nhận xét. - Mỗi dãy sẽ cử ra một bạn làm nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của dãy mình. - Đội nào giơ cờ trước sẽ được quyền trả lời trước. - Một vài cá nhân HS lên bảng kể lại câu chuyện được chứng kiến, sưu tầm được hoặc là việc em đã làm. - HS dưới lớp chú ý nghe, nhận xét, bổ sung, tìm hiểu câu chuyện của các bạn. - Theo dõi và đưa ra nhận xét về từng câu chuyện được kể. - Cả lớp quan sát theo dõi. - Các nhóm HS thảo luận, đưa ra ý kiến. Chẳng hạn: 1/ Em tán thành cách cư xử của bạn Nam, không tán thành cách cư xử của bạn Tuấn. Vì tất cả các HS trong lớp đều có quyền được chơi với nhau, không phân biệt đối xử. 2/ Điều mà tiểu phẩm muốn nói là: Ai cũng cần được quan tâm, giúp đỡ. - HS nghe, ghi nhớ. Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2004 MÔN: CHÍNH TẢ Tiết: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA. I. Mục tiêu 1Kiến thức:Nghe và viết lại chính xác đoạn: Từ các cành lá… như sữa mẹ trong bài tập đọc Sự tích cây vú sữa. 2Kỹ năng:Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch, at/ac. Củng cố quy tắc chính tả với ng/ ngh. 3Thái độ:Ham thích viết chữ đẹp. Viết đúng nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị GV: Bảng ghi các bài tập chính tả. HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Cây xoài của ông em. Gọi 2 HS lên bảng đọc cho HS viết các từ HS mắc lỗi, dễ lẫn, cần phân biệt của tiết chính tả trước. Yêu cầu cả lớp viết bảng con hoặc viết vào giấy nháp. Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Trong giờ chính tả này, các em sẽ nghe đọc và viết lại một đoạn trong bài tập đọc Sự tích cây vú sữa. Sau đó, làm các bài tập chính tả phân biệt ng/ngh; tr/ch; at/ac. Phát triển các hoạt động (27’) Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. Ÿ Mục tiêu: Chép lại chính xác đoạn văn Sự tích cây vú sữa. Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp. ò ĐDDH: Bảng phụ, từ. a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết. GV đọc đoạn văn cần viết. Đoạn văn nói về cái gì? Cây lạ được kể ntn? b) Hướng dẫn nhận xét, trình bày. Yêu cầu HS tìm và đọc những câu văn có dấu phẩy trong bài. Dấu phẩy viết ở đâu trong câu văn? c) Hướng dẫn viết từ khó. Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn trong bài viết. VD: + Đọc các từ ngữ có âm đầu l, n, tr, ch, r, d, g (MB). + Đọc các từ ngữ có âm cuối n, t, c có thanh hỏi, thanh ngã (MT, MN) Yêu cầu HS viết các từ vừa đọc. Theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho HS. d) Viết chính tả. GV đọc thong thả, mỗi cụm từ đọc 3 lần cho HS viết. e) Soát lỗi. GV đọc lại toàn bài chính tả, dừng lại phân tích cách viết các chữ khó và dễ lẫn cho HS soát lỗi. g) Chấm bài. Thu và chấm một số bài. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Ÿ Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả Ÿ Phương pháp: Thực hành, trò chơi. ò ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ. a) Cách tiến hành. GV gọi 1 HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS tự làm bài. Chữa bài và rút ra qui tắc chính tả. b) Lời giải. Bài 2: người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng. Bài 3: + con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát. + bãi cát, các con, lười nhác, nhút nhát. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổng kết tiết học. Dặn dò HS ghi nhớ qui tắc chính tả với ng/ ngh các trường hợp chính tả cần phân biệt trong bài đã học. Chuẩn bị: Mẹ. - Hát - Nghe GV đọc và viết lại các từ: cây xoài, lên thác xuống ghềnh, gạo trắng, ghi lòng, nhà sạch, cây xanh, thương người như thể thương thân… - 1 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi. - Đoạn văn nói về cây lạ trong vườn. - Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra… - Thực hiện yêu cầu của GV. - Dấu phẩy viết ở chỗ ngắt câu, ngắt ý. - Đọc các từ: lá, trổ ra, nở trắng, rung, da căng mịn, dòng sữa trắng, trào ra… - Đọc các từ: trổ ra, nở trắng, quả, sữa trắng. - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. - Nghe và viết chính tả. - Soát lỗi, chữa lại những lỗi sai bằng bút chì ra lề vở, ghi tổng số lỗi. - HS đọc yêu cầu. - 1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm vào Vở bài tập. MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: ĐIỆN THOẠI I. Mục tiêu 1Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ khó: chuông điện thoại, mừng quýnh, bâng khoâng, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như: sắp sách vở, lên, con khoẻ lắm, mấy tuần nay, làm bố lo, quay lại… (MB) sách vở, quen thuộc, ngập ngừng, không cười nữa, chuyển máy, trở về…(MT, MN). Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 2Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ mới: Điện thoại, mừng quýnh, ngập ngừng, bâng khuâng. Hiểu và biết cách nói chuyện bằng điện thoại. 3Thái độ:Thích thú học hỏi về cách nói chuyện qua điện thoại. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ ghi các nội dung cần luyện đọc. HS: SGK III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Sự tích cây vú sữa Gọi 2 HS lên bảng đọc đoạn 2 bài Sự tích cây vú sữa và trả lời các câu hỏi: + HS 1: Thứ quả lạ xuất hiện trên cây ntn? + HS 2: Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ? Nội dung của bài là gì? - GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong bài học hôm nay, các em sẽ đọc bài Điện thoại. Qua bài tập đọc này các con sẽ thêm hiểu về cách nói chuyện qua điện thoại. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc. Ÿ Mục tiêu: Đọc cả bài, nghỉ hơi đúng trong câu. Hiểu nghĩa từ khó. Phân biệt lời kể và lời nhân vật. Ÿ Phương pháp: Phân tích, luyện tập. ò ĐDDH: Tranh, SGK, bảng cài: từ khó, câu. a) Đọc mẫu. GV đọc mẫu lần 1. Chú ý phân biệt lời kể và lời nhân vật. Giọng Tường, lễ phép khi nhắc máy nghe thưa, mừng rỡ khi nhận ra bố, ngập ngừng khi bố hỏi sức khoẻ của mẹ. Giọng bố ấm áp tình cảm. b) Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. Yêu cầu HS đọc các từ cần luyệ phát âm đã ghi trên bảng phụ. Yêu cầu HS đọc từng câu c) Hướng dẫn ngắt giọng. Giới thiệu các câu cần luyện giọng, yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó cả lớp luyện đọc. d) Đọc theo đoạn. Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. Chia nhóm và yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. e) Thi đọc g) Đọc đồng thanh v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung bài. Biết cách nói chuyện bằng điện thoại. Ÿ Phương pháp: Đàm thoại. ò ĐDDH: SGK. Điện thoại hoặc tranh. Yêu cầu HS đọc bài. Tường đã làm gì khi nghe tiếng chuông điện thoại? Khi nghe điện thoại các em 1 đầu áp tay vào tai để nghe đầu dây bên kia nói và áp đầu còn lại gần miệng để nói. GV làm mẫu trên vật thật. Nếu có hoặc treo tranh giới thiệu. Gọi HS đọc câu hỏi 2. Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời Yêu cầu HS đọc đoạn 3. Tường có nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại không? Vì sao? Yêu cầu HS nhắc lại các điểm cần lưu ý khi nói chuyện bằng điện thoại. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 1 HS đọc lại bài và nêu nội dung bài. Tổng kết giờ học, tuyên dương các em học tốt, nhắc nhở, phê bình các em còn chưa chú ý. Chuẩn bị: Mẹ. - Hát - HS đọc và TLCH. Bạn nhận xét. - 1 HS khác đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn. - Nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi HS đọc 1 câu. - Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau: Vừa sắp sách vở ra bàn,/ Tường bỗng nghe/ có tiếng chuông điện thoại.// - A lô!// Cháu là Tường,/ con mẹ Bình,/ nghe đây ạ!// - Con chào bố.// con khoẻ lắm.// Mẹ…// cũng…// Bố thế nào ạ?// bao giờ bố về?// - 2 HS nối tiếp đọc từng đoạn cho đến hết bài. - Đoạn 1: Vừa sắp … Bao giờ thì bố về? - Đoạn 2: Còn lại. - Lần lượt HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Đọc thầm. - Đến bên máy, nhắc ống nghe lên, áp 1 đầu vào tai và nói: Alô! Cháu là Tường, con mẹ Bình, nghe đây ạ. (tự giới thiệu) - Đọc câu hỏi - Khi nói chuyện điện thoại ta cũng chào hỏi giống như bình thường nhưng khi nhắc ống nghe lên là giới thiệu ngay, và nói thật ngắn gọn. Cần giới thiệu ngay vì nếu không giới thiệu người bên kia sẽ không biết là ai. - Nói ngắn giọng vì nói dài sẽ không tiết kiệm tiền của - Đọc thầm. - Tường không nghe bố mẹ nói chuyện vì như thế là không lịch sự. - HS nêu. MÔN: TOÁN Tiết: 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết cách thực hiện phép trừ 13 –5 Lập và thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi một số Ap dụng bảng trừ đã học để giải các bài toán có liên quan. Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. II. Chuẩn bị GV: Que tính. Bảng phụ HS: Vở, bảng con, que tính. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Tìm số bị trừ. Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: + HS1: Đặt tính và thực hiện phép tính: 32 – 8; 42 – 18 + HS 2: Tìm x: x – 14 = 62; x – 13 = 30 Yêu cầu HS dưới lớp nhẩm nhanh kết quả phép trừ: 22 –6; 92 – 18; 42 – 12; 62 – 8. Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học các phép tính trừ có dạng 13 trừ đi một số. Ví dụ: 13 – 5. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Phép trừ 13 – 5 Ÿ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép trừ 13 –5 Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. ò ĐDDH: Que tính Bước 1: Nêu vấn đề Đưa ra bài toán: Có 13 que tính(cầm que tính), bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? Yêu cầu HS nhắc lại bài. (Có thể đặt từng câu hỏi gợi ý: Có bao nhiêu que tính? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que?) Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? Viết lên bảng: 13 –5 Bước 2: Tìm kết quả Yêu cầu HS lấy 13 que tính và tìm cách bớt 5 que tính, sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que tính. Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình. Hướng dẫn lại cho HS cách bớt hợp lý nhất. Có bao nhiêu que tính tất cả? Đầu tiên cô bớt 3 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa? Để bớt được 2 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que rời. Bớt 2 que còn lại 8 que. Vậy 13 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính? Vậy 13 trừ 5 bằng mấy? Viết lên bảng 13 – 5 = 8 Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình. Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ. v Hoạt động 2: Bảng công thức 13 trừ đi một số Ÿ Mục tiêu: Lập và thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi một số Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. ò ĐDDH:Bảng phụ. Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 13 trừ đi một số như phần bài học Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng. Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xóa dần các phép tính cho HS học thuộc v Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành Ÿ Mục tiêu: Ap dụng bảng trừ đã học để giải các bài toán có liên quan. Ÿ Phương pháp: Thực hành ò ĐDDH: Bảng phụ Bài 1: Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phép tính phần a vào Vở bài tập. Yêu cầu HS nhận xét bài bạn sau đó đưa ra kết luận về kết quả nhẩm. Khi biết 4 + 9 = 13 có cần tính 9 + 4 không? Vì sao? Khi đã biết 9 + 4 = 13 có thể ghi ngay kết quả của 13 – 9 và 13 – 4 không? Vì sao? Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b. Yêu cầu so sánh 3 + 5 và 8 Yêu cầu so sánh 13 – 3 –5 và 13 – 8 Kết luận: Vì 3 + 5 = 8 nên 13 –3 – 5 bằng 13 – 8. Trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng. Bài 2: Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 13 –9; 13 – 4. Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài. Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào? Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện của 3 phép tính trên. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: bán đi nghĩa là thế nào? Yêu cầu HS tự giải bài tập. Nhận xét, cho điểm 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Yêu cầu HS học thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi một số. Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 13 trừ đi một số. Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bảng công thức trên. Chuẩn bị: 33 –5 - Hát - HS thực hiện theo yêu cầu của GV - Nghe và phân tích đề. - Có 13 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính? - Thực hiện phép trừ 13 –5. - Thao tác trên que tính. Trả lời: Còn 8 que tính. - HS trả lời - Có 13 que tính (có 1bó que tính và 3 que tính rời) - Bớt 2 que nữa. - Còn 8 que tính. - 13 trừ 5 bằng 8. Viết 13 rồi viết 5 xuống dưới -5 thẳng cột với 3. Viết dấu trừ và kẻ gạch ngang. Trừ từ phải sang trái. 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0. - Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học. - Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ, thông báo kết quả của phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính. - HS thuộc bảng công thức. - HS làm bài: 3 HS lên bảng, mỗi HS làm1 cột tính. - Nhận xét bài bạn làm Đ/S. Tự kiểm tra bài mình. - Không cần. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi. - Có thể ghi ngay: 13 – 4 = 9 và 13 – 9 = 4 vì 4 và 9 là các số hạng trong phép cộng 9 + 4 = 13. Khi lấy tổng trừ số hạng này thì được số hạng kia. - Làm bài và thông

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2 Tuan 12(1).doc