KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tập đọc (tiết 29)
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều , ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời .
- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui , tha thiết , thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều .
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , đất nước .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc SGK .
- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cu : (3) Chú Đất Nung ( phần 2 ) .
- Kiểm tra 2 em tiếp nối nhau đọc truyện Chú Đất Nung , trả lời các câu hỏi 2 , 3, 4 SGK .
3. Bài mới : (27) Cánh diều tuổi thơ .
a) Giới thiệu bài :
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc SGK .
- Giới thiệu : Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em .
37 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 15 - Lớp 04, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tập đọc (tiết 29)
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều , ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời .
- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui , tha thiết , thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều .
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , đất nước .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc SGK .
- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Chú Đất Nung ( phần 2 ) .
- Kiểm tra 2 em tiếp nối nhau đọc truyện Chú Đất Nung , trả lời các câu hỏi 2 , 3, 4 SGK .
3. Bài mới : (27’) Cánh diều tuổi thơ .
a) Giới thiệu bài :
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc SGK .
- Giới thiệu : Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- Có thể chia bài thành 2 đoạn :
+ Đoạn 1 : Năm dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động nhóm .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm / Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo đơn , sáo kép , sáo bè Tiếng sáo diều vi vu , trầm bổng .
- Các bạn hò hét nhau thả diều thi , vui sướng đến phát dại nhìn lên trời .
- Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo , đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ , bạn nhỏ thấy lòng cháy lên , cháy mãi khát vọng / Suốt một thời mới lớn , bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời , bao giờ cũng hi vọng , tha thiết cầu xin : Bay đi , diều ơi ! Bay đi !
- Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào ?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào ?
- Qua các câu mở bài và kết bài , tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Tuổi thơ của tôi những vì sao sớm .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
4. Củng cố : (3’)
- Hỏi ý chính bài văn . ( Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà tro chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng )
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , đất nước .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà đọc trước nội dung bài chính tả sau , mang đến lớp một đồ chơi theo yêu cầu của BT2 , suy nghĩ để làm tốt BT3 .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Chính tả (tiết 15)
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung bài Cánh diều tuổi thơ .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn trong bài Cánh diều tuổi thơ . Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng ch / tr , hỏi / ngã . Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT2 , sao cho các bạn hình dung được đồ chơi , có thể biết chơi đồ chơi và trò chơi đó .
- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Một vài đồ chơi phục vụ cho BT2,3 . Một vài tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2 + Một tờ giấy khổ to viết lời giải BT2a hoặc b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Chiếc áo búp bê . Đọc cho 2 – 3 em viết bảng lớp , cả lớp viết vào nháp 5 , 6 tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x theo yêu cầu BT3 tiết trước .
3. Bài mới : (27’) Cánh diều tuổi thơ .
a) Giới thiệu bài :Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , cá nhân .
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả
PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành .
- Theo dõi .
- Đọc thầm lại đoạn văn .
- Viết bài vào vở .
- Soát lại .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết
- Đọc đoạn cần viết .
- Nhắc HS chú ý những từ ngữ dễ viết sai , cách trình bày bài .
- Đọc từng câu cho HS viết .
- Đọc lại toàn bài .
- Chấm , chữa bài . Nêu nhận xét chung .
Hoạt động lớp , nhóm .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Các nhóm trao đổi , tìm tên các đồ chơi , trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr / ch hoặc hỏi / ngã .
- Các nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức
- Cả lớp nhận xét , tính điểm , kết luận nhóm thắng cuộc .
- Viết vào vở tên một số đồ chơi , trò chơi , mỗi em viết khoảng 8 từ ngữ .
- Làm bài vào vở .
- Một số em tiếp nối nhau miêu tả đồ chơi . Sau khi tả , các em có thể hướng dẫn các bạn trong lớp trong lớp chơi đồ chơi đó .
- Một số em tả trò chơi , có thể kết hợp cử chỉ , động tác , hướng dẫn các bạn cách chơi .
- Cả lớp nhận xét ,
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Nhắc HS : Tìm cả tên đồ chơi và trò chơi .
+ Dán 4 tờ phiếu ở bảng , phát bút dạ , mời 4 nhóm thi làm bài tiếp sức .
+ Dùng phiếu có lời giải tốt nhất của HS để bổ sung thêm từ ngữ .
- Bài 3 :
+ Nêu yêu cầu BT , nhắc mỗi em chọn tìm một đồ chơi hoặc trò chơi đã nêu , miêu tả đồ chơi hoặc trò chơi đó ; cố gắng diễn đạt sao cho các bạn hình dung được đồ chơi và có thể biết chơi trò chơi đó .
+ Phát bút dạ , giấy trắng cho một số nhóm .
+ Bổ sung thêm một số tính từ cho bảng kết quả tốt .
4. Củng cố : (3’)- Chấm bài , nhận xét .- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
5. Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học . Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở 3 , 4 câu văn miêu tả đồ chơi .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Luyện từ và câu (tiết 29)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU :
- Biết tên một số đồ chơi , trò chơi ; những đồ chơi có lợi , những đồ chơi có hại . Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm , thái độ của con người khi tham gia các trò chơi .
- Làm thành thạo các bài tập của chủ điểm trên .
- Giáo dục HS biết sử dụng những đồ chơi có lợi , bổ ích .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh vẽ các đồ chơi , trò chơi SGK phóng to .
- Tờ giấy khổ to viết tên các đồ chơi , trò chơi .
- Ba , bốn tờ phiếu viết yêu cầu của BT3,4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (5’) Dùng câu hỏi vào mục đích khác .
- 1 em nêu lại ghi nhớ bài học trước .
- 1 em làm lại BT.III.3 .
3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Đồ chơi – Trò chơi .
a) Giới thiệu bài :
Gắn với chủ điểm Tiếng sáo diều , tiết học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về đồ chơi , trò chơi . Qua giờ học , các em sẽ biết thêm tên một số đồ chơi , trò chơi ; biết đồ chơi nào có lợi , đồ chơi nào có hại ; biết các từ ngữ miêu tả tình cảm , thái độ của con người khi tham gia các trò chơi .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đọc yêu cầu BT
- Cả lớp quan sát kĩ từng tranh , nói đúng , nói đủ tên những đồ chơi ứng với các trò chơi trong mỗi tranh .
- 1 em làm mẫu : đồ chơi : diều ; trò chơi : thả diều .
- Vài em lên bảng , chỉ tranh minh họa , nói tên các đồ chơi ứng với các trò chơi .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp suy nghĩ , tìm thêm những từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi bổ sung cho BT1 , phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung .
- 1 em nhìn giấy đọc lại .
- Viết vào vở một số từ ngữ chỉ đồ chơi , trò chơi mới lạ với mình .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài 1 :
+ Dán tranh minh họa cỡ to ở bảng .
- Bài 2 :
+ Nhắc HS chú ý kể tên các trò chơi dân gian , hiện đại . Có thể nói lại tên các đồ chơi , trò chơi đã biết qua tiết chính tả trước .
+ Dán lên bảng tờ giấy đã viết tên các đồ chơi , trò chơi .
+ Dán kèm tờ giấy ghi lời giải BT2a hoặc 2b viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi có tiếng bắt đầu bằng ch / tr hoặc hỏi / ngã .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đọc yêu cầu BT , cả lớp theo dõi trong SGK .
- Trao đổi theo cặp , viết tên các trò chơi
- Đại diện các nhóm trình bày kèm lời thuyết minh .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , trả lời câu hỏi .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
- Bài 3 :
+ Nhắc HS trả lời đầy đủ từng ý của BT , nói rõ các đồ chơi có ích , có hại như thế nào ? Chơi đồ chơi thế nào thì có lợi , thế nào thì có hại ?
- Bài 4 :
+ Có thể yêu cầu mỗi em đặt 1 câu trong các từ trên .
4. Củng cố : (3’)
- Các nhóm cử đại diện thi đua nêu tên các trò chơi , đò chơi .
- Giáo dục HS biết sử dụng những đồ chơi có lợi , bổ ích .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ về trò chơi vừa học ; về nhà viết vào vở 1 , 2 câu văn vừa đặt với các từ ngữ tim được ở BT4 .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Kể chuyện (tiết 15)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu câu chuyện , đoạn truyện mình và các bạn kể .
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em .
- Giáo dục HS yêu thích kể chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Một số truyện viết về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em sưu tầm được . Bảng lớp viết sẵn đề bài .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Búp bê của ai ?Kiểm tra 1 em kể lại 1 – 2 đoạn truyện Búp bê của ai ? bằng lời kể của búp bê .
3. Bài mới : (27’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
a) Giới thiệu bài :
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
MT : Giúp HS nắm yêu cầu của bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- 1 em đọc yêu cầu BT . Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Quan sát tranh minh họa SGK , phát biểu :
+ Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em ?
+ Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em ?
- Một số em nối tiếp nhau giới thiệu tên truyện của mình . Nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập .
- Viết đề bài , gạch dưới từ ngữ quan trọng : đồ chơi – con vật gần gũi .
- Nhắc HS : Trong 3 truyện được nêu làm ví dụ , 2 truyện kia ngoài SGK , các em phải tự tìm đọc . Nếu không tìm được truyện ngoài SGK , em có thể kể chuyện đã học . Kể chuyện đã có trong SGK , các em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
MT : Giúp HS kể được truyện , nắm ý nghĩa truyện .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Từng cặp kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Thi kể chuyện trước lớp :
- Mỗi em kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện hoặc đối thoại với các bạn về nội dung câu chuyện .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn ham đọc sánh , chọn được câu chuyện hay nhất , bạn kể chuyện hay nhất .
Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Nhắc HS :
+ Kể chuyện phải có đầu , có cuối để các bạn hiểu được . Kể tự nhiên , hồn nhiên . Cần kết chuyện theo lối mở rộng – nói thêm về tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện để các bạn cùng trao đổi .
+ Với những truyện khá dài , các em có thể chỉ kể 1 , 2 đoạn , dành thời gian cho các bạn khác cũng được kể .
4. Củng cố : (3’)- Khen những em chăm chú nghe bạn kể , nhận xét chính xác , đặt câu hỏi hay.Giáo dục HS yêu thích kể chuyện .
5. Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tập đọc (tiết 30)
TUỔI NGỰA
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài . Hiểu nội dung bài thơ : Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy , thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ , đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ .
- Đọc trơn tru , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng , hào hứng , trải dài ở khổ thơ miêu tả ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa .
- Giáo dục HS biết yêu mến cha mẹ mình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Cánh diều tuổi thơ .
- Kiểm tra 2 em tiếp nối nhau đọc bài Cánh diều tuổi thơ , trả lời các câu hỏi nội dung bài .
3. Bài mới : (27’) Tuổi Ngựa .
a) Giới thiệu bài :
Hôm nay , các em sẽ học bài thơ Tuổi Ngựa . Các em có biết một người tuổi Ngựa là người như thế nào không ? ( Là người sinh năm Ngựa theo âm lịch , có đặc tính là rất thích đi đây đi đó ) Chúng ta sẽ xem bạn nhỏ trong bài thơ mơ ước phóng ngựa đi đến những nơi nào .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
MT : Giúp HS đọc đúng bài thơ .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú thích để hiểu nghĩa các từ cuối bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động lớp , nhóm .
MT : Giúp HS cảm thụ bài thơ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đọc khổ 1 .
- Tuổi Ngựa .
- Tuổi ấy không chịu ở yên một chỗ , là tuổi thích đi .
- Đọc khổ 2 .
- Qua miền trung du xanh ngắt , những cao nguyên đát đỏ , những rừng đại ngàn đen triền núi đá . Ngựa con mang về cho mẹ gió của trăm miền .
- Đọc khổ 3 .
- Màu sắc trắng lóa của hoa mơ , hương thơm ngát ngào của hoa huệ , gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại .
- Đọc khổ 4 .
- Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn . Dù đi xa cách núi rừng , cách sông biển , con cũng nhớ đường tìm về với mẹ .
- Tự phát biểu , giải thích .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Bạn nhỏ tuổi gì ?
- Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào ?
- Ngựa Con theo ngọn gió rong chơi đến đâu ?
- Điều gì hấp dẫn Ngựa con trên những cánh đồng hoa ?
- Trong khổ thơ cuối , Ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì ?
- Nếu vẽ mọt bức tranh minh họa bài thơ này , em sẽ vẽ như thế nào ?
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , đàm thoại , thực hành .
- 4 em tiếp nối nhau đọc lại bài thơ .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Nhẩm học thuộc lòng bài thơ .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : Mẹ ơi , con sẽ phi trăm miền .
- Đọc mẫu đoạn văn .
- Nhận xét , sửa chữa .
4. Củng cố : (3’)
- Yêu cầu HS :
+ Nêu nhận xét của em về tính cách của cậu bé tuổi Ngựa trong bài thơ . ( Cậu bé giàu mơ ước , giàu trí tưởng tượng / Cậu bé không chịu ở yên một chỗ , rất ham đi / Cậu bé yêu mẹ , đi đâu cũng tìm đường về với mẹ
+ Nêu nội dung bài thơ . ( Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa . Cậu thích bay nhảy nhưng yêu mẹ , đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ )
- Giáo dục HS biết yêu mến cha mẹ mình .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tập làm văn (tiết 29)
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn , sự xen kẽ của lời tả với lời kể .
- Luyện tập phân tích cấu tạo 3 phần của một bài văn miêu tả đồ vật : trình tự miêu tả ; lập dàn ý một bài văn miêu tả : Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay .
- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Một số tờ phiếu khổ to viết 1 ý của BT2b + 1 tờ giấy viết lời giải BT2 .
- Một số tờ phiếu để HS lập dàn ý cho bài văn BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật .
3. Bài mới : (27’) Luyện tập miêu tả đồ vật .
a) Giới thiệu bài :
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Giảng giải , trực quan , thực hành .
- 2 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT . Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Cả lớp đọc thầm bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư , suy nghĩ , trao đổi , trả lời lần lượt các câu hỏi .
- Trả lời miệng câu hỏi a , c , d .
- Thực hiện .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài 1 :
+ Phát phiếu đã kẻ bảng để HS trả lời câu hỏi b .
Hoạt động lớp , cá nhân .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Thực hành , trực quan , đàm thoại .
- Đọc yêu cầu BT .
- Làm bài cá nhân .
- Một số em đọc dàn ý .
- Những em làm bài trên giấy dán bài ở bảng lớp , trình bày .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt ) .
- Bài 2 :
+ Viết bảng đề bài , nhắc HS chú ý :
@ Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay
@ Lập dàn ý cho bài văn dựa theo nội dung ghi nhớ trong tiết TLV trước và các bài văn mẫu : Chiếc cối tân , Chiếc xe đạp của chú Tư , đoạn thân bài tả cái trống trường .
+ Phát giấy và bút dạ cho vài em .
+ Nhận xét .
+ Nhận xét , đi đến một dàn ý chung cho cả lớp tham khảo .
4. Củng cố : (3’)- Nêu lại các ghi nhớ SGK . Giáo dục HS yêu thích viết văn .
5. Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả chiếc áo . Có thể dựa theo dàn ý viết thành bài văn . Chuẩn bị trước 1 , 2 đồ chơi em thích , mang đến lớp để học tiết sau .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Luyện từ và câu (tiết 30)
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU :
- Biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác .
- Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp ; biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giao tiếp .
- Giáo dục HS giữ phép lịch sự khi giao tiếp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to viết yêu cầu BT.I.2 .
- Ba , bốn tờ giấy khổ to kẻ băng trả lời để HS làm BT.III.1 .
- Một số tờ giấy viết sẵn kết quả so sánh ở BT.III.2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Mở rộng vốn từ : Đồ chơi – Trò chơi .
- 1 em làm lại BT1 , 2 của tiết trước .
- 1 em làm lại BT3c .
3. Bài mới : (27’) Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , cá nhân .
MT : Giúp HS nắm cách thể hiện phép lịch sự khi đặt câu hỏi .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , làm bài cá nhân , phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , viết vào vở
- Tiếp nối nhau đọc câu hỏi của mình với thầy ( yêu cầu a ) , với bạn ( yêu cầu b )
- Cả lớp nhận xét cách đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa , phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa ?
- Vài em làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp , đọc những câu hỏi mình đã đặt
- Sửa câu hỏi đã viết vào vở .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , trả lời câu hỏi .
- Phát biểu .
Hoạt động 1 : Nhận xét .
- Bài 1 :
- Bài 2 :
+ Phát riêng bút dạ và phiếu cho vài em .
+ Nhận xét .
- Bài 3 :
+ Nhắc HS cố gắng nêu được ví dụ minh họa cho ý kiến của mình .
+ Kết luận ý đúng : Để giữ lịch sự , cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng , phật ý người khác .
Hoạt động lớp .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- 2 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn , trao đổi với bạn ngồi cạnh .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- 2 em tìm đọc các câu hỏi trong đoạn trích truyện Các em nhỏ và cụ già :
+ 1 em đọc 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau .
+ 1 em đọc câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già .
- Đọc lại các câu hỏi , suy nghĩ , trả lời .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
- Bài 1 :
+ Phát phiếu cho vài nhóm viết vắn tắt câu trả lời .
+ Chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 :
+ Giải thích thêm về yêu cầu của bài : Trong đoạn văn có 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự hỏi nhau , 1 câu các bạn nhỏ hỏi cụ già . Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu các bạn hỏi nhau không ? Vì sao ?
+ Nhận xét , dán bảng so sánh lên bảng , chốt lại lời giải đúng .
4. Củng cố : (3’)
- Đọc lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS giữ phép lịch sự khi giao tiếp .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS có ý thức hơn khi đặt câu hỏi để thể hiện rõ là người lịch sự , có văn hóa .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tập làm văn (tiết 30)
QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU :
- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí bằng nhiều cách ; phát hiện được những đặc điểm riêng , phân biệt được những đặc điểm riêng , phân biệt những đồ vật đó với những đồ vật khác .
- Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn .
- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa một số đồ chơi trong SGK .
- Một số đồ chơi bày trên bàn để HS chọn quan sát .
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Luyện tập miêu tả đồ vật .
- 1 em đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo .
3. Bài mới : (27’) Quan sát đồ vật .
a) Giới thiệu bài :
- Trong tiết học hôm nay , các em sẽ học cách quan sát một đồ chơi các em thích .
- Kiểm tra HS đã mang đồ chơi đến lớp thế nào ?
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
MT : Giúp HS nắm thứ tự quan sát một đồ vật .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- 3 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT và các gợi ý a , b
File đính kèm:
- Tuan 15r.doc