Giáo án tuần 17 dạy lớp 1

Học vần

VẦN: ăt - ât

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Học sinh đọc và viết được ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.

- Đọc được từ và câu ứng dụng: Cái mỏ tí hon

 Cái chân bé xíu

 Chân vàng mát dịu

 Mắt đen sáng ngời

 Ơi chú gà ơi

 Ta yêu chú lắm.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngày chủ nhật

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng tranh SGK bài 69

- Bộ thực hành Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

- HS đọc từ: bánh ngọt, trái nhót, bãi cát, chẻ lạt.

- Cả lớp viết từ: chẻ lạt

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 17 dạy lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 Thứ hai, ngày 17 tháng 12 năm 2007 Học vần VẦN: ăt - ât I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Học sinh đọc và viết được ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. - Đọc được từ và câu ứng dụng: Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Chân vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngày chủ nhật II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh SGK bài 69 - Bộ thực hành Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - HS đọc từ: bánh ngọt, trái nhót, bãi cát, chẻ lạt. - Cả lớp viết từ: chẻ lạt 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK. GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần mới ăt, ât - GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo. * Dạy vần: Vần ot a. Nhận diện: - GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần ăt trên bảng. + HS thực hành ghép vần ăt GV giúp đỡ HS yếu ghép vần. b. Phát âm, đánh vần: - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần ăt. GV nhận xét. + HS yếu đọc lại ă - tờ - ăt/ăt + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - GV yêu cầu HS ghép tiếng mặt, từ rửa mặt và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo. - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc lại ăt – mặt – rửa mặt(cá nhân, nhóm, lớp) - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần.. c. Viết: Viết vần đứng riêng - GV viết mẫu vần ăt vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa. Viết tiếng và từ - GV viết mẫu từ rửa mặt - HS quan sát nhận xét độ cao các con chữ và cách nối nét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa m và ăt đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh nặng, đúng khoảng cách giữa các chữ. - Yêu cầu HS yếu chỉ cần viết chữ mặt. - HS viết vào bảng con.GV nhận xét Vần ât (Quy trình dạy tương tự vần ăt) Lưu ý: Nhận diện: - GV thay ă bằng â được ât - HS đọc trơn và nhận xét vần ât gồm 2 âm â và t - Yêu cầu HS so sánh ăt và ât: Giống nhau: âm t Khác nhau: âm ă - â Đánh vần: - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc - GV hướng dẫn cho hs yếu cách đánh vần và đọc + HS đọc cá nhân (nối tiếp) + Đọc đồng thanh - Ghép tiếng, từ: vật, đấu vật - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần. . Viết: + HS viết vào bảng con. - GV lưu ý cách viết các nét nối từ v sang vần ât, vị trí viết dấu nặng và khoảng cách giữa các chữ. d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới. - 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới. - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi). - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: đôi mắt, bắt tay, mật ong, thật thà.( bằng vật thật, bằng lời). - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh). TIẾT 2 * Luyện tập: a. Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + GV nhận xét chỉnh sửa. - Đọc câu ứng dụng SGK trang 141 +Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc. + HS khá đọc đoạn thơ. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu. + GV gọi 1 số HS đọc lại. + H: Tìm tiếng có vần vừa học trong các câu thơ? HS phân tích tiếng mắt. GV nhận xét. b. Luyện viết: - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 69 - HS viết bài. - GV lưu ý HS viết đúng quy trình và quan sát, giúp đỡ HS yếu. - Thu 1 số bài chấm điểm và nhận xét. c. Luyện đọc: - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Ngày chủ nhật - Cả lớp đọc lại. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi ) - GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá. - GV lưu ý cách diễn đạt của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần ăt, ât vừa học. - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau bàì 70. Đạo đức TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC( TIẾT 2) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. HS hiểu: - Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp. - Giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em. 2. HS có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở bài tập đạo đức - Tranh vẽ bài tập 3, 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận - GV yêu cầu hs quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận theo cặp dựa theo câu hỏi gợi ý: Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào? - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - GV kết luận: HS cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu. Hoạt động 2: Tô màu vào tranh bài tập 4 - GV yêu cầu hs hãy tô màu vào quần áo các bạn giữ trật tự trong giờ học. - HS làm việc cá nhân. - HS nêu cách lựa chọn của mình. H: + Vì sao con lại tô màu vào quần áo của các bạn đó? + Chúng ta có nên học tập các bạn đó không? Vì sao? - GV kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học. Hoạt động 3: Quan sát tranh bài tập 5 và thảo luận - GV yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận theo cặp về việc làm của 2 bạn nam ngồi phía dưới. - Gọi hs lên trình bày. - GV nêu câu hỏi cả lớp suy nghĩ trả lời + Việc làm của 2 bạn đó đúng hay sai? Vì sao? + Mất trật tự trong lớp sẽ có hại gì? - GV kết luận: + Hai bạn đã giành nhau quyển truyện, gây mất trật tự trong giờ học. + Tác hại của việc mất trật tự trong giờ học: . Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài. . Làm mất thời gian của cô giáo. . Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. - Yêu cầu hs đọc đồng thanh 2 câu thơ theo GV Trò ngoan vào lớp nhẹ nhàng, Trật tự nghe giảng, em càng ngoan hơn. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. - Thực hiện trật tự trong trường học. Thủ công GẤP CÁI VÍ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS biết cách gấp cái ví bằng giấy. - Gấp được cái ví bằng giấy. - Giáo dục hs ý thức vệ sinh lớp học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Ví mẫu bằng giấy màu, giấy màu hình chữ nhật. - HS: 1 tờ giấy vở hs, vở thực hành thủ công. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV đưa ví mẫu, hướng dẫn hs quan sát và nhận xét: Ví gồm 2 ngăn đựng - Yêu cầu hs giở ví ra để biết được cái ví gấp từ tờ giấy hình chữ nhật. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu GV thao tác gấp ví trên tờ giấy hình chữ nhật to, HS quan sát từng bước gấp. - Bước 1: Lấy đường dấu giữa GV đặt giấy màu hình chữ nhật trước mặt, để dọc giấy. Mặt màu ở dưới. Gấp đôi tờ giấy lấy đường dấu giữa. - Bước 2: Gấp 2 mép ví Gấp 2 mép đầu tờ giấy vào 1 ô - Bước 3: Gấp ví .Gấp tiếp 2 phần ngoài vào trong, sao cho 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa. . Lật mặt sau gấp 2 phần ngoài vào trong. . Gấp đôi hình theo đường dấu giữa được cái ví. - HS thực hành gấp cái ví bằng tờ giấy ô li. Hoạt động tiếp nối: Về chuẩn bị bài sau thực hành. Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2007 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS củng cố về: - Cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10. - Viết các số theo thứ tự cho biết. - Xem tranh, tự nêu bài toán rồi giải và viết phép tính giải bài toán. - Vẽ thêm hình theo thứ tự II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập toán Tranh vẽ bài tập3, 4 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - 3 hs lên bảng làm các phép tính sau theo cột dọc: 3 + 7 , 10 – 6 , 4 + 6 , 10 – 3 , - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: Hướng dẫn hs làm trong vở bài tập Bài 1: Số? - HS nêu yêu cầu bài. - GV nêu câu hỏi gợi ý: 2 bằng một cộng với mấy? Yêu cầu hs khá trả lời. - HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ hs yếu. - Gọi hs nối tiếp chữa bài miệng. - GV nhận xét và củng cố cấu tạo các số trong phạm vi 10. Bài 2: - GV yêu cầu hs đọc đề bài - HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ hs yếu. - Gọi 2 hs lên bảng chữa bài. - GV, HS cùng nhận xét. Bài 3: - Gọi hs nêu yêu cầu bài: Viết phép tính thích hợp - GV treo tranh yêu cầu hs quan sát nêu đề toán và tự viết phép tính phù hợp với tình huống. Bài 4: GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu - HS quan sát và vẽ thêm hình vào ô trống. - 1 hs lên bảng chữa bài và giải thích cách làm. - GV, hs nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về làm các bài tập còn lại trong SGK vào vở ô li. Học vần VẦN: ôt - ơt I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Học sinh đọc và viết được ôt, ơt, cột cờ, cái vợt. - Đọc được từ và câu ứng dụng: Hỏi cây bao nhiêu tuổi Cây không nhớ tháng năm Cây chỉ dang tay lá Che tròn một bóng râm. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Những người bạn tốt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh SGK bài 70 - Bộ thực hành Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc bài 69 - Cả lớp viết từ: bắt tay 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK. GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần mới ôt, ơt. - GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo. * Dạy vần: Vần ôt a. Nhận diện: - GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần ôt trên bảng. + HS thực hành ghép vần ôt GV giúp đỡ HS yếu ghép vần. b. Phát âm, đánh vần: - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần ôt. GV nhận xét. + HS yếu đọc lại ô - tờ - ôt/ôt + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - GV yêu cầu HS ghép tiếng cột, từ cột cờ và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo. - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc lại ôt – cột – cột cờ(cá nhân, nhóm, lớp) - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần. c. Viết: Viết vần đứng riêng - GV viết mẫu vần ôt vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa. Viết tiếng và từ - GV viết mẫu từ cột cờ - HS quan sát nhận xét độ cao các con chữ và cách nối nét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa c và ôt đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh nặng, đúng khoảng cách giữa các chữ. - Yêu cầu HS yếu chỉ cần viết chữ cột. - HS viết vào bảng con.GV nhận xét Vần ơt (Quy trình dạy tương tự vần ôt) Lưu ý: Nhận diện: - GV thay ô bằng ơ được ơt - HS đọc trơn và nhận xét vần ơt gồm 2 âm ơ và t - Yêu cầu HS so sánh ôt và ơt: Giống nhau: âm t Khác nhau: âm ô - ơ Đánh vần: - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc - GV hướng dẫn cho hs yếu cách đánh vần và đọc + HS đọc cá nhân (nối tiếp) + Đọc đồng thanh - Ghép tiếng, từ: vợt, cái vợt - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần. . Viết: + HS viết vào bảng con. - GV lưu ý cách viết các nét nối từ v sang vần ơt, vị trí viết dấu nặng và khoảng cách giữa các chữ. d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới. - 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới. - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi). - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: cơn sốt, xay bột, quả ớt, ngớt mưa( bằng vật thật, bằng lời). - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh). TIẾT 2 * Luyện tập: a. Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + GV nhận xét chỉnh sửa. - Đọc câu ứng dụng SGK trang 143 +Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc. + HS khá đọc đoạn thơ. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu. + GV gọi 1 số HS đọc lại. + H: Tìm tiếng có vần vừa học trong các câu thơ? HS phân tích tiếng một. GV nhận xét. b. Luyện viết: - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 70 - HS viết bài. - GV lưu ý HS viết đúng quy trình và quan sát, giúp đỡ HS yếu. - Thu 1 số bài chấm điểm và nhận xét. c. Luyện đọc: - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Những người bạn tốt - Cả lớp đọc lại. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi ) - GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá. - GV lưu ý cách diễn đạt của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần ôt, ơt vừa học. - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau bàì 71. Mĩ thuật VẼ NGÔI NHÀ CỦA EM ( GV bộ môn dạy) Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2007 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS củng cố về: - Thứ tự của các số trong dãy số từ 0 đến 10. - Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10. - So sánh các số trong phạm vi 10. - Xem tranh nêu bài toán rồi nêu phép tính giải bài toán. - Xếp các hình theo thứ tự xác định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập toán Bảng phụ ghi bài 1, 4, 5 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - GV viết bảng các số: 1, 9, 6, 4, 5, 7 Yêu cầu 1 hs viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, 1 hs viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé. - GV nhận xét cho điểm. 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp b. Hướng dẫn hs làm trong vở bài tập Bài 1: Nối các chấm theo thứ tự - HS nêu yêu cầu bài - HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ hs yếu. - Gọi 2 hs lên nối trên bảng phụ. - HS, GV cùng nhận xét. Bài 2: Tính - HS nêu yêu cầu a. HS làm bảng con. GV lưu ý hs cách đặt tính. b.- HS tự làm bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ hs yếu. - Gọi 3 hs chữa bài bảng lớp kết hợp giải thích cách làm. - GV, hs cùng nhận xét. Bài 3: - HS nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm - Yêu cầu hs quan sát các vế so sánh H: Trước khi so sánh các con cần làm gì? - HS làm bài. GV quan sát giúp đỡ hs yếu. - Gọi 3 hs chữa bài bảng lớp. - HS, GV cùng nhận xét. Bài 4: - GV nêu yêu cầu: Viết phép tính thích hợp - GV treo bảng phụ yêu cầu hs đọc tóm tắt, sau đó dựa tóm tắt nêu đề toán. - GV hướng dẫn hs phân tích đề toán và tự viết phép tính giải vào bảng con. - GV nhận xét. Bài 5: - GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu: Vẽ hình thích hợp vào ô trống. - HS quan sát hình vẽ rồi tự làm bài. - 1 HS lên bảng chữa bài và giải thích. - HS, GV cùng nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhắc lại nội dung vừa ôn. - Về làm bài trong SGK vào vở ô li. Học vần VẦN: et - êt I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Học sinh đọc và viết được et, êt, bánh tét, dệt vải. - Đọc được từ và câu ứng dụng: Chim tránh rét bay về phương nam. Cả đàn đã thấm mệt mhưng vẫn cố bay theo hàng. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chợ tết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh SGK bài 71 - Bộ thực hành Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - HS đọc từ: cơn sốt, xay bột, quả ớt, ngớt mưa. - Cả lớp viết từ: xay bột. 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK. GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần mới et, êt. - GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo. * Dạy vần: Vần et a. Nhận diện: - GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần et trên bảng. + HS thực hành ghép vần et GV giúp đỡ HS yếu ghép vần. b. Phát âm, đánh vần: - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần et. GV nhận xét. + HS yếu đọc lại e - tờ - et/et + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - GV yêu cầu HS ghép tiếng tét, từ bánh tét và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo. - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc lại et – tét – bánh tét(cá nhân, nhóm, lớp) - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần. c. Viết: Viết vần đứng riêng - GV viết mẫu vần et vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa. Viết tiếng và từ - GV viết mẫu từ: bánh tét - HS quan sát nhận xét độ cao các con chữ và cách nối nét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa t và et đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh sắc, đúng khoảng cách giữa các chữ. - Yêu cầu HS yếu chỉ cần viết chữ tét. - HS viết vào bảng con.GV nhận xét Vần êt (Quy trình dạy tương tự vần et) Lưu ý: Nhận diện: - GV thay e bằng ê được êt - HS đọc trơn và nhận xét vần êt gồm 2 âm ê và t - Yêu cầu HS so sánh et và êt: Giống nhau: âm t Khác nhau: âm e - ê Đánh vần: - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc - GV hướng dẫn cho hs yếu cách đánh vần và đọc + HS đọc cá nhân (nối tiếp) + Đọc đồng thanh - Ghép tiếng, từ: dệt, dệt vải - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần. . Viết: + HS viết vào bảng con. - GV lưu ý cách viết các nét nối từ d sang vần êt, vị trí viết dấu nặng và khoảng cách giữa các chữ. d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới. - 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới. - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi). - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: nét chữ, sấm sét, con rết, kết bạn( bằng vật thật, bằng lời). - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh). TIẾT 2 * Luyện tập: a. Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + GV nhận xét chỉnh sửa. - Đọc câu ứng dụng SGK trang 145 +Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc. + HS khá đọc trơn. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu. + GV gọi 1 số HS đọc lại. + H: Tìm tiếng có vần vừa học trong các câu thơ? HS phân tích tiếng rét, mệt. GV nhận xét. b. Luyện viết: - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 71 - HS viết bài. - GV lưu ý HS viết đúng quy trình và quan sát, giúp đỡ HS yếu. - Thu 1 số bài chấm điểm và nhận xét. c. Luyện đọc: - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Chợ tết - Cả lớp đọc lại. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi ) - GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá. - GV lưu ý cách diễn đạt của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần et, êt vừa học. - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau bàì 72. Thể dục TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Làm quen với trò chơi: Nhảy ô tiếp sức. Yêu cầu biết tham gia trò chơi ở mức ban đầu. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: Kẻ sẵn sân chơi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Phần mở đầu: - GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Đứng tại chỗ vỗ tay hát. 2. Phần cơ bản: Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức - GV nêu tên trò chơi, sau đó giải thích cách chơi và làm mẫu, hs quan sát. - 1 số HS lên chơi thử. - cả lớp cùng chơi thử. GV quan sát, sửa sai. - HS chơi chính thức, GV công bố thắng thua. 3. Phần kết thúc: - HS đứng vỗ tay hát. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà cùng chơi trò chơi này với bạn. Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2007 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS củng cố về: - Cộng trừ và cấu tạo các số trong phạm vi 10. - So sánh các số trong phạm vi 10. - Viết phép tính để giải bài toán. - Vẽ hình theo thứ tự. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập toán Bảng phụ ghi bài 4, 5 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - Cả lớp làm bảng con phép tính: 3 + 5 – 6 = …, 10 – 7 + 5 = … - GV nhận xét và yêu cầu hs giải thích cách làm. 2. Dạy học bài mới: Hướng dẫn hs làm trong vở bài tập Bài 1: Tính - HS nêu yêu cầu bài - HS làm bài 1a vào bảng con. GV nhận xét cách đặt tính của hs. - HS tự làm bài 1b vào vở. GV giúp đỡ hs yếu. - Gọi hs nối tiếp nhau chữa bài miệng, GV kết hợp ghi bảng. - HS, GV cùng nhận xét. Bài 2: Số? - HS nêu yêu cầu bài. - GV lưu ý hs dựa vào cấu tạo các số để làm. - HS làm bài. GV giúp đỡ hs yếu. - GV, hs cùng nhận xét. Bài 3: - GV ghi bảng các số: 6, 8, 3, 5, 7. H: Số nào là số lớn nhất? Số nào bé nhất? - GV nhận xét. Bài 4: - GV nêu yêu cầu: Viết phép tính thích hợp - GV treo bảng phụ yêu cầu hs đọc tóm tắt, sau đó dựa tóm tắt nêu đề toán. - GV hướng dẫn hs phân tích đề toán và tự viết phép tính giải vào bảng con. - GV nhận xét. Bài 5: - GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu: Vẽ hình thích hợp vào ô trống. - HS quan sát hình vẽ rồi tự làm bài. - 1 HS lên bảng chữa bài và giải thích. - HS, GV cùng nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhắc lại nội dung vừa ôn. - Về làm bài trong SGK vào vở ô li. Học vần VẦN: ut - ưt I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Học sinh đọc và viết được ut, ưt, bút chì, mứt gừng. - Đọc được từ và câu ứng dụng: Bay cao cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngón út, em út, sau rốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vật thật: bút chì, mứt gừng. - Bộ thực hành Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc bài 71 - Cả lớp viết từ: nét chữ 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: Thông qua vật thật, GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần mới ut, ưt. - GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo. * Dạy vần: Vần ut a. Nhận diện: - GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần ut trên bảng. + HS thực hành ghép vần ut GV giúp đỡ HS yếu ghép vần. b. Phát âm, đánh vần: - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần ut. GV nhận xét. + HS yếu đọc lại u - tờ - ut/ut + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - GV yêu cầu HS ghép tiếng bút, từ bút chì và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo. - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc lại ut – bút – bút chì(cá nhân, nhóm, lớp) - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần. c. Viết: Viết vần đứng riêng - GV viết mẫu vần ut vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa. Viết tiếng và từ - GV viết mẫu từ: bút chì - HS quan sát nhận xét độ cao các con chữ và cách nối nét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa b và ut đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh sắc, đúng khoảng cách giữa các chữ. - Yêu cầu HS yếu chỉ cần viết chữ bút. - HS viết vào bảng con.GV nhận xét Vần ưt (Quy trình dạy tương tự vần ut) Lưu ý: Nhận diện: - GV thay u bằng ư được ưt - HS đọc trơn và nhận xét vần ưt gồm 2 âm ư và t - Yêu cầu HS so sánh ut và ưt: Giống nhau: âm t Khác nhau: âm u - ư Đánh vần: - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc - GV hướng dẫn cho hs yếu cách đánh vần và đọc + HS đọc cá nhân (nối tiếp) + Đọc đồng thanh - Ghép tiếng, từ: mứt, mứt gừng - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần. . Viết: + HS viết vào bảng con. - GV lưu ý cách viết các nét nối từ m sang vần ưt, vị trí viết dấu sắc và khoảng cách giữa các chữ. d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới. - 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới. - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi). - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ. ( bằng lời). - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh). TIẾT 2 * Luyện tập: a. Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + GV nhận xét chỉnh sửa. - Đọc câu ứng dụng SGK trang 147 +Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc. + HS khá đọc trơn đoạn thơ. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu. + GV gọi 1 số HS đọc lại. + H: Tìm tiếng có vần vừa học trong các câu thơ? HS phân tích tiếng vút GV nhận xét. b. Luyện viết: - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 72 - HS viết bài. - GV lưu ý HS viết đúng quy trình và quan sát, giúp đỡ HS yếu. - Thu 1 số bài chấm điểm và nhận xét. c. Luyện đọc: - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Ngón út, em út, sau rốt. - Cả lớp đọc lại. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi ) - GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá. - GV lưu ý cách diễn đạt của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần ut, ưt vừa học. - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau bàì 73. Tự nhiên xã hội: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Giúp hs biết: - Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp. - Tác dụng của việc giữ lớp học sạch, đẹp đối với sức khỏe và học tập. - Làm 1 số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch, đẹp như: lau bảng, lau bàn, quét lớp, trang trí lớp… - Có ý thức giữ lớp học sạch, đẹp và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dụng cụ; chổi, khẩu trang, khăn lau, hót rác, kéo, bút màu Tranh vẽ SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp Hoạt động 1: Quan sát tranh Mục tiêu: Biết giữ lớp học sạch đẹp Cách tiến hành: - GV yêu cầu hs quan sát tranh trang 36 SGK và thảo luận theo cặp dựa theo câu hỏi gợi ý của GV. + Trong tranh các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? - HS trình bày trước lớp. GV, HS cùng nhận xét. - GV yêu cầu hs liên hệ thực tế lớp học của mình. - GV kết luận: Để lớp học sạch, đẹp mỗi hs phải luôn có ý thức giữ lớp học sạch, đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch, đẹp. Hoạt động 2: thảo luận và thực hành theo nhóm Mục tiêu: Biết cách sử dụng 1 số dụng cụ để làm vệ sinh lớp học. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 số dụng cụ và yêu cầu hs thảo luận dựa theo câu hỏi gợi ý: + Những dụng cụ này được dùng vào việc gì? + Cách sử dụng từng loại đồ dùng đó như thế nào? - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành. GV kết luận: Phải biết sử dụng dụng cụ hợp lí, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò - H: Lớp học sạch, đẹp có tác d

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 17.doc
Giáo án liên quan