TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
PPCT : 81
A. Mục Tiêu
+ Cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
+ Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 (tính viết).
+ Tính chất giao hoán của phép cộng. Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
+ Giải bài toán về nhiều hơn.
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
+ Số 0 trong phép cộng và phép trừ.
B. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần 17 lớp 2 chi tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI KHÓA BIỂU
TUẦN 17
Thứ/ ngày
Môn
PPCT
Tên Bài
NDĐC
ĐDDH
Thứ 2
Chào Cờ Tập Đọc
Tập Đọc Toán
Đạo Đức
17
48
49
81
17
Chào cờ
Tìm ngọc
Tìm ngọc
Ôn tập về phép cộng, phép trừ
Giữ trật tự nơi công cộng (Tiết 2)
Tranh
Tranh
Phiếu BT
Tranh
Thứ 3
Mĩ Thuật
Toán
Kể chuyện
Chính tả
Thể dục
17
82
17
33
33
TTMT: Xem tranh dân gian Việt Nam..
Ôn tập về phép cộng và phép trừ
Tìm ngọc
Tìm ngọc
Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” “Nhóm 3 nhóm 7”
Tranh
Phiếu BT
Tranh
Bảng phụ
Còi
Thứ 4
Âm Nhạc
Tập Đọc
Toán
LT & Câu
17
50
83
17
Học hát, tập biểu diễn một vài bài hát đã học
Gà “tỉ tê” với gà
Ôn tập về phép cộng, phép trừ ( tt )
Từ ngữ về vật nuôi. Kiểu câu Ai thế nào?
Tranh phách
Tranh
Phiếu BT
Tranh
Thứ 5
Toán
Tập Viết
TNXH
Thủ Công
Thể Dục
84
17
17
17
34
Ôn tập về hình học
Chữ hoa Ô Ơ
Phòng tránh ngã khi ở trường
Gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm đỗ xe ( Tiết 1 )
Trò chơi “Vòng tròn” “bỏ khăn”
Phiếu BT
Chữ mẫu
Tranh
Mẫu
Còi
Thứ 6
Chính tả
Toán
TLV
Sinh hoạt
34
85
17
17
Gà “tỉ tê” với gà
Ôn tập về đo lường
Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu
Sinh hoạt – ATGT (Bài 6 – HĐ 2)
Bảng phụ
Cân
Bảng phụ
Tranh ATGT
Thứ 2, ngày …. tháng 12 năm 2007
TẬP ĐỌC
TÌM NGỌC
PPCT : 48 - 49
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
PPCT : 81
A. Mục Tiêu
+ Cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
+ Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 (tính viết).
+ Tính chất giao hoán của phép cộng. Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
+ Giải bài toán về nhiều hơn.
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
+ Số 0 trong phép cộng và phép trừ.
B. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1. Luyện tập thực hành
Bài 1:
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Viết lên bảng: 9 + 7 = ? và yêu cầu HS nhẩm, thông báo kết quả.
- Viết tiếp lên bảng 7 + 9 = ? và hỏi HS có cần nhẩm để tìm kết quả không? Vì sao?
- Viết tiếp lên bảng: 16 – 9 = ? và yêu cầu HS nhẩm kết quả.
- Khi biết 9 + 7 = 16 có cần nhẩm để tìm kết quả của 16 – 9 = không? Vì sao?
- Hãy đọc ngay kết quả của 16 – 7.
- Yêu cầu HS làm tiếp bài dựa theo hướng dẫn trên.
- Gọi HS đọc chữa bài.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 2:
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Khi đặt tính phải chú ý điều gì?
- Bắt đầu tính từ đâu?
- Y/C HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Y/C HS nêu cụ thể cách đặt tính của các phép tính: 38 + 42; 36 + 64; 81 – 27; 100-42
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- Viết lên bảng ý a và yêu cầu HS nhẩm rồi ghi kết quả.
Hỏi: 9 cộng 8 bằng mấy?
- Hãy so sánh 1 + 7 và 8
- Vậy khi biết 9 + 1 + 7 = 17 có cần nhẩm
9 + 8 không? Vì sao?
Kết luận: Khi cộng một số với một tổng cũng bằng cộng số ấy với các số hạng của tổng.
- Y/C HS làm tiếp bài.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 4:
- Gọi 1 HS nêu đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Y/C HS ghi tóm tắt và làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Viết lên bảng. 72 + = 72
- Điền số nào vào ô trống? tại sao?
- Làm thế nào để tìm ra 0 ( là gì trong phép cộng)?
- Y/C HS tự làm câu b.
- 72 cộng 0 bằng bao nhiêu?
- 85 cộng 0 bằng bao nhiêu?
- Vậy khi cộng một số với 0 thì kết quả như thế nào?
- Tương tự để rút ra kết luận: Một số trừ đi 0 cũng bằng chính nó.
- Tính nhẩm
- 9 cộng 7 bằng 16.
- Không cần. Vì đã biết 9 + 7 = 16 có thể ghi ngay 7 + 9 = 16. Vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
- Nhẩm 16 – 9 = 7.
- Không cần vì khi lấy tổng trừ đi số hạng này thì sẽ được số hạng kia.
- 16 trừ 7 bằng 9.
- Làm bài tập vào Vở bài tập.
- 1 HS đọc chữa bài. Các HS khác đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Bài toán yêu cầu ta đặt tính
- Đặt tính sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
- Bắt đầu tính từ hàng đơn vị.
- Làm bài tập.
- Nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và thực hiện tính.
- 4 HS lần lượt trả lời.
- Nhẩm.
- 9 cộng 8 bằng 17.
- 1 + 7 = 8
- Không cần vì 9 + 8 = 9 + 1 + 7. Ta có thể ghi ngay kết quả là 17.
- Làm tiếp bài vào vở BT, 3 HS làm bài trên bảng lớp. Sau đó lớp nhận xét bài bạn trên bảng và tự kiểm tra bài mình.
- Đọc đề bài.
- Lớp 2A trông được 48 cây, lớp 2B trồng nhiều hơn lớp 2A là 12 cây.
- Số cây lớp 2B trồng được.
- Bài toán về nhiều hơn
- Làm bài. 1 HS làm trên bảng lớp
Tóm tắt
2A trồng : … 48 cây
2B trồng nhiều hơn 2A: … 12 cây
2B trồng: … cây
Bài giải
Số cây lớp 2B trồng là:
48 + 12 = 60 (cây)
Đáp số: 60 cây
- Điền sô thích hợp vào ô trống.
- Điền số 0 vì 72 + 0 = 72.
- Lấy tổng là 72 trừ đi số hạng đã biết là72. (72 – 72 = 0).
- Tự làm và giải thích cách làm.
85 - = 85
Điền 0 vì số cần điền vào là số trừ trong phép trừ. Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ đi hiệu: 85 – 85 = 0
- 72 cộng 0 bằng 72.
- 85 cộng 0 bằng 85
- Khi cộng một số với 0 thì kết quả bằng chính số đó.
Hoạt động 2. Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương các em học tốt, nhớ bài. Nhắc nhở các em còn yếu cần cố gắng
hơn.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bảng cộng, bảng trừ có nhớ.
ĐẠO ĐỨC
GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
PPCT : 17
A. Mục đích yêu cầu :
1. HS hiểu :
- Vì sao cần giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
2. HS biết giữ gìn trật tự, vệ sinh nhưng nơi công cộng.
3. HS có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
B. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh cho hoạt động 1 – tiết 1.
- Mẫu phiếu điều tra.
- Nội dung các ý kiến cho hoạt động 2 – tiết 2.
Tiết 2
Hoạt động 1
Báo cáo kết quả điều tra
- Yêu cầu một vài đại diện HS lên báo cáo kết quả điều tra sau 1 tuần.
- Một vài đại diện HS lên báo cáo.
Ví dụ :
TT
Nơi công cộng ở khu phố …
Vị trí
Tình trạng hiện nay
Những việc cần làm…
1
Công viên
Gần hồ Thành Công
Bồn hoa giữa công viên bị phá do trẻ em vào nghịch
Cử ra đội bảo vệ công cộng
2
Bể nước công cộng
Dưới sân
Bị tràn nước
Báo với bác tổ trưởng.
- GV tổng kết lại các ý kiến của các HS lên báo cáo.
- Nhận xét về báo cáo của HS và những đóng góp ý kiến của cả lớp.
- Khen những HS báo cáo tốt, đúng hiện thực.
- Trao đổi, nhận xét, góp ý kiến của HS cả lớp.
Hoạt động 2
Trò chơi "Ai đúng ai sai"
- GV phổ biến luật chơi :
+ Mỗi dãy sẽ lập thành một đội chơi. Mỗi dãy phải cử ra đội trưởng để điều khiển đội của mình.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi: Sau khi nghe GV đọc các ý kiến, các đội chơi phải xem xét ý kiến đó đúng hay sai và đưa ra tín hiệu (giơ tay) để xin trả lời.
+ Mỗi ý kiến trả lời đúng- đội ghi được 5 điểm.
+ Đội nào ghi được nhiều điểm nhất – sẽ trở thành đội thắng cuộc trong trò chơi .
- GV tổ chức cho HS chơi mẫu.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét HS chơi.
- GV phát phần thưởng cho các đội thắng cuộc.
Phần chuẩn bị của giáo viên:
1. Người lớn mới phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
2. Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường.
3. Đi nhẹ, nói khẽ là giữ trật tự nơi công cộng.
4. Không được xả rác ra nơi công cộng.
5. Xếp hàng trật tự mua vé vào xem phim.
6. Bàn tán với nhau khi đang xem trong rạp chiếu phim.
7. Bàn bài với nhau trong giờ kiểm tra.
Hoạt động 3
Tập làm người hướng dẫn viên
- GV đặt ra tình huống.
Là một hướng dẫn viên dẫn khách vào thăm Bảo tàng, để giữ gìn trật tự, vệ sinh, em sẽ dặn khách phải tuân theo những điều gì ?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ sau 2 phút một số đại diện HS lên trình bày.
- Hết thời gian, một số đại diện HS lên trình bày.
Chẳng hạn :
Kính mời quý khách thăm Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Để giữ gìn trật tự, vệ sinh của Viện Bảo tàng, tôi xin nhắc nhở các quý khách những vấn đề sau:
1. Không vứt rác lung tung ở Viện Bảo tàng.
2. Không được sờ vào hiện vật trưng bày.
3. Không được nói chuyện trong khi đang tham quan.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung của các HS trong lớp.
- GV nhận xét.
- GV khen những HS đã đưa ra những lời nhắc nhở đúng.
*********************************************************
Thứ ba, ngày … tháng 12 năm 2007.
MĨ THUẬT
TTMT : XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
PHÚ QUÝ – GÀ MÁI
PPCT : 17
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
PPCT : 82
A Mục Tiêu
Giúp HS:
- Củng cố về cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
- Cộng, trừ các số trong phạm vi100 (tính viết)
- Bước đầu làm quen với bài toán một số trừ đi một tổng.
- Giải bài toán về ít hơn.
B. Các Hoạt Động Dạy Học
* Giới thiệu bài.
Trong tiết toán hôm nay cô cùng các em học bài: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
Hoạt động 1. Ôn tập.
Bài 1.
- Y/C HS tự nhẩm, ghi kết quả vào VBT.
Bài 2.
- Y/C HS tự đặt tính và thực hiện phép tính. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Y/C HS khác nhận xét bài trên bảng của bạn
- Y/C HS nêu rõ cách thực hiện với các phép tính: 90 – 32; 56 + 44; 100 – 7.
- Nhận xét và cho HS điểm.
Bài 3.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Viết lên bảng
- Điền mấy vào ?
- Điền mấy vào ?
- Ở đây chúng ta thực hiện liên tiếp mấy phép trừ. Thực hiện từ đâu sang đâu?
- Viết: 17 – 3 – 6 = ? và yêu cầu HS nhẩm to kết quả.
- Viết: 17 – 9 =? Yêu cầu HS nhẩm
- So sánh 3 + 6 và 9
* Kết luận: 17 – 3 – 6 = 17 – 9 vì khi trừ đi một tổng ta có thể thực hiện trừ liên tiếp các số hang của tổng.
- Y/C HS làm tiếp bài.
- Gọi 1 HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 4.
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Y/C HS ghi tóm tắt và làm bài.
- Tự nhẩm sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ) thông báo kết quả cho GV.
- Làm bài tập
- Nhận xét bài bạn về cách đặt tính (thẳng cột, chưa thẳng cột), về kết quả tính (đúng / sai).
- Điền số thích hợp.
- Điền 14 vì 17 – 3 = 14.
- Điền 8 vì 14 – 6 = 8.
- Thực hiện liên tiếp hai phép tính trừ. Thực hiện lần lượt từ trái sang phải.
- 17 trừ 3 bằng 14, 14 trừ 6 bằng 8.
- 17 – 9 = 8
- 3 + 6 = 9
- Làm bài. 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài của bạn.
- Đọc đề
- Bài toán cho biết thùng to đựng 60 l, thùng bé đựng ít hơn 22 l.
- Thùng bé đựng bao nhiêu lít nước?
- Bài toán về ít hơn.
- Làm bài.
Tóm tắt
?l
Giải.
Thùng nhỏ đựng là:
60 – 22 = 38( l)
Đáp số: 38 l
Bài 5.
* Trò chơi: Thi viết phép cộng có tổng bằng 1 số hạng.
- Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi một viên phấn, yêu cầu các đội xếp thành hàng sau đó các
thành viên trong đội lần lượt lên bảng ghi phép tính vào phần bảng của đội mình theo hình thức tiếp sức. Sau 5 phút đội nào ghi đựơc nhiều hơn là đội thắng cuộc.
KỂ CHUYỆN
TÌM NGỌC
PPCT : 17
I. Mục tiêu:
Dựavào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
Buết thể hiện lời kể tự nhiên với nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, biết thay đội giọng kể cho phù hợp.
Biết nghe và nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II. Đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ trang SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi 5 Học sinh lên kể nối tiếp nhau câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
Gọi một Học sinh nói ý nghĩacủa câu chuyện.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Dạy – học bài mới
Giới thiệu bài
Tuần trước các em đã kể lại câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. Vẫn đề tài về động vật, hôm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện Tìm Ngọc.
Hướng dẫn kể chuyện.
a. Kể lại đoạn chuyện theo gợi ý:
Bước 1: kể trong nhóm.
Treo bức tranh và yêu cầu. Học sinh dựa vào tranh minh hoạ để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe. Mỗi nhóm 6 Học sinh.
Bước 2: Kể trước lớp.
Yêu cầu các nhóm cử đại diện kể về một bức tranh để 6 nhóm tạo thành một câu chuyện.
Yêu cầu Học sinh nhận xét bạn.
Chú ý khi Học sinh tập kể GV cóthể giúp đỡ từng nhóm bằng các câu hỏi sau.
Tranh 1
Do đâu chàng trai có được viên ngọc quí?
Thái độ của chàng trai ra sao khi được tặng ngọc?
Tranh 2
Chàng trai mang ngọc về và ai đã đến nhà chàng?
Anh ta đã làm gì với viên ngọc?
Thấy mặt ngọc chó và mèo đã làm gì?
Tranh 3
Tranh vẽ hai con gì?
Mèo đã làm gì để tìm được ngọc
Tranh 4
Tranh vẽ cảnh ở đâu?
Chuyện gì đã xẩy ra với Chó và Mèo?
Tranh 5
Chó và mèo đang làm gì?
Vì sao Quạ lại bị mèo vồ?
Tranh 6
Hai con vật mang ngọc về, thái độ của chàng trai ra sao?
Theo con, hai con vật đang yêu ở điểm nào?
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Yêu cầu HS kể nối tiếp.
Gọi HS nhận xét.
Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện.
C. Củng cố dặn dò.
Câu chuyện khen ngợi nhân vật nào?
Khen ngợi về điều gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện.
- HS lên kể
- HS nêu ý nghĩa
-HS kể theo nhóm. Trong nhóm mỗi HS kể về một bức tranh. HS khác nghe và chữa cho bạn.
Mỗi nhóm chọn một HS kể về một bức tranh do GV yêu cầu.
Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
Cứu con rắn. Con rắn đó là con của Long Vương. Long Vương đã tặng chàng viên ngọc quý.
Rất vui
Người thợ Kim hoàng
Tìm mọi cách đanh tráo.
Xin đi tìm ngọc .
Mèo và Chuột.
Bắt được chuột và hứa sẽ không ăn thịt nếu nó tìm được ngọc.
Trên bờ sông.
Ngọc bị cá đớp mất. Chó và Mèo liền rình khi người đanh cá mổ cá liền ngậm ngọc chạy biến
Mèo vồ Quạ. Quạ lạy van và trả ngọc lại cho Chó
Vì nó đớp ngọc trên đầu Mèo.
Mừng rỡ.
Rất thông minh và tình nghĩa.
6 HS kể nối tiếp đến hết câu chuyện.
Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu ở tuần I.
Một HS kể.
Khen ngợi chó và Mèo vì chúng thông minh và tình nghĩa.
CHÍNH TẢ
TÌM NGỌC
PPCT : 33
THỂ DỤC
TRÒ CHƠI
BỊT MẮT BẮT DÊ – NHÓM 3, NHÓM 7
PPCT : 33
*****************************************************
Thứ tư, ngày … tháng 12 năm 2007
ÂM NHẠC
HỌC HÁT, TẬP BIỂU DIỄN MỘT VÀI BÁI HÁT ĐÃ HỌC
PPCT : 17
TẬP ĐỌC
GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ
PPCT : 50
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
PPCT : 83
(Tiếp theo)
A.Mục Tiêu
Giúp HS:
- Củng cố khắc sâu về cộng, trừ nhẩm trong bảng.
- Cộng trừ các số trong phạm vi 100.
- Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ hoặc số trừ chưa biết trong một hiệu khi đã
biết các thành phần còn lại.
- Giải bài toán về ít hơn.
- Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. Biểu tượng về hình tứ giác.
B. Các Hoạt động Dạy Học
* Giới thiệu bài: On tập về phép cộng và phép trừ
Hoạt động 1. Ôn tập
Bài 1:
- Y/C HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS đọc chữa bài sau đó gọi HS nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 2.
- Y/C 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện phép tính: 100 – 2; 100 – 75; 48 + 48 (có thể cả 83 + 17)
- Nhận xét và cho điểm
Bài 3.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng x + 16 = 20 và hỏi: X là gì tron phép cộng x + 16 = 20?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Y/C HS làm ý a, 1 HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét và cho điểm
- Viết tiếp: x – 28 = 14 và hỏi x là gì trong phép trừ x – 28 = 14.
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Y/C HS làm tiếp ý b.
- Nhận xét và cho điểm.
- Viết lên bảng 35 – x = 15 và yêu cầu tự làm bài.
- Tại sao x lại bằng 35 trừ 15?
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 5.
Vẽ hình lên bảng và đánh số từng phần.
- Y/C HS quan sát và kể tên các hình tứ giác ghép đôi.
- Hãy kể tên các hình tứ giác ghép ba.
- Hãy kể tên các hình tứ giác ghép tư
- Có tất cả bao nhiêu hình tứ giác?
- Y/C HS làm bài vào vở bài tập.
- Tự làm bài
- Đọc chữa bài, các HS khác kiểm tra bài của mình theo bài của bạn đọc chữa.
- Làm bài. Cả lớp nhận xét bài của bạn trên bảng.
- 3 HS lần lượt trả lời.
- Tìm x.
- x là số hạng chưa biết
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biêt
x + 16 = 20
x = 20 – 16
x = 4
- x là số bị trừ
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
x – 28 = 14
x = 14 + 28
x = 42
35 – x = 15
x = 35 - 15
x = 20
- Vì x là số bị trừ trong phép trừ 35 – x = 15. Muốn tính số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
- Hình (1+2)
- Hình (1 + 2+ 4), hình (1+ 2+ 3)
- Hình (2+ 3+ 4+ 5)
- Có tất cả 4 hình tứ giác
D
- .4
Hoạt động 2. Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét tiết học, biểu dương các em học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
- HS tự ôn lại các kiến thức về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100, tìm số hạng, tìm số bị trừ, tìm số trừ. Giải bài toán có lời văn. Hình tứ giác.
LUYỆN TỪ & CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI
KIỂU CÂU AI THẾ NÀO?
PPCT : 17
I- Mục đích yêu cầu:
Mở rộng vốn từ, các từ chỉ đặc điểm của loại vật
Bước đầu biết thể hiện ý so sánh
II-Đồ dùng:
Tranh minh họa phóng to, thẻ từ có nam châm viết tên 4 con vật trong BT1
Thẻ từ viết 4 từ chỉ đặc điểm (nhanh, chậm, khỏe, trung thành)
Bảng phụ viết các từ BT2 và nội dung bài tập 3
Vở bài tập
III- Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ:
HS nhận xết - GV nhận xét – ghi điểm
Nhận xét giờ kiểm tra
Lên lớp:
Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã biết dùng từ trái nghĩa để đặc câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào? Hiện nay các em sẽ được học tiếp các từ chỉ đặc điểm của loài vật.
GV ghi tựa bài lên bảng – Gọi 2 học sinh đọc lại tựa bài
Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1: Học sinh làm miệng
Học sinh đọc yêu cầu của bài, Học sinh đọc thầm.
GV treo tranh lên bảng
Học sinh đọc thầm
HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp
GV gọi 1 Hs lên bảng
Chọn cho mỗi con vật trong tranh 1 từ thể hiện đúng đặc điểm của mỗi con vật
Đọc kết quả
HV chốt lại lời giải đúng
1- Trâu khoẻ; 2- Rùa chậm
3- Chó Trung Thành; 4- Thỏ nhanh
GV yêu cầu nêu thêm các thành ngữ nhấn mạnh đặc điểm của mỗi con vật
VD: khoẻ như Trâu, nhanh như Thỏ, Trung thành như Chó……
Bài 2: Làm miệng
Gọi 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài
Cả lớp đọc thầm
HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, rồi viết vào giấy nháp.
HS nhìn bảng nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
GV viết lên bảng 1 số cụm từ so sánh
VD: Đẹp như tranh (như hoa, như tiên, như mơ, như mộng….
Cao như Sếu (như cây sào)
Khoẻ như Trâu (như Bò, như Voi, như Vâm, như Hùm)
Nhanh như chớp (như điện, như sóc, như cắt)
Chậm như sên (như Rùa)
Hiền như đất (như Bụt)
Trắng như tuyết (như trứng gà bóc, như bột lọc..)
Xanh như tàu lá
Đỏ như gấc (như son, như lửa..)
Học sinh đọc lại, đọc CN – đthanh
Bài 3:
GV đọc yêu cầu của bài, HS đọc thầm
Gọi HS đọc câu mẫu
Hướng dẫn HS hoạt động theo cặp
HS làm bài vào giấy nháp
Nhiều học sinh đọc bài của mình
Học sinh nhận xét
GV nhận xét bổ sung
GV viết lên bảng để hoàn chỉnh từng câu:
VD: Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve, tròn như hạt nhãn …..
Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt như nhung, mượt như tơ …
Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non/ như hai cái mộc nhĩ tí hon ..
C- Củng cố – dặn dò:
GV nhận xét tuyên dương các cặp nói tốt
Dặn học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập
Học sinh đọc lại – đọc CN – đồng thanh
**************************************************
Thứ năm, ngày … tháng 12 năm 2007.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
PPCT : 84
A. Mục Tiêu
Giúp HS:
- Củng cố về biểu tượng hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
- Ba điểm thẳng hàng.
- Vẽ hình theo mẫu.
B. Các Hoạt Động Dạy Học
* Giới thiệu bài.
Trong tiết toán hôm nay cô cùng các em học ôn bài: Ôn tập về hình học
Hoạt động 1. Ôn tập
Bài tập 1.
- Vẽ các hình trong phần bài tập lên bảng.
- Có bao nhiêu hình tam giác? Đó là những hình nào?
- Có bao nhiêu hình vuông? Đó là hình nào?
- Có bao nhiêu hình chữ nhật? Đó là hình nào?
- Hình vuông có phải là hình chữ nhật không?
- Có bao nhiêu hình tứ giác?
- Nêu: Hình chữ nhật và hình vuông được coi là hình tứ giác đặc biệt. Vậy có bao nhiêu hình tứ giác?
- Y/C HS nhắc lại kết quả của bài,
* Bài này có thể tổ chức thành trò chơi thi tìm hình theo yêu cầu
Bài 2.
- Y/C HS nêu đề bài ý a.
- Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm.
- Y/C HS thực hành vẽ và đặt tên cho đoạn thẳng vừa vẽ.
- Tiến hành tương tự với ý b.
Bài 3.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- 3 điểm thẳng hàng là 3 điểm như thế nào?
- Hướng dẫn: Khi dùng thước để kiểm tra thì 3 điểm thẳng hàng sẽ cùng nằm trên mép thước.
- Hãy nêu tên ba điểm thẳng hàng.
- Y/C HS kẻ đường thẳng đi qua 3 điểm thẳng hàng.
Bài 4.
- Y/C HS quan sát hình và tự vẽ.
- Hình vẽ được là hình gì?
- Hình có những hình nào ghép lại với nhau?
- Y/C HS lên bảng chỉ hình tam giác, hình chữ nhật có trong hình.
- Quan sát hình.
- Có 1 hình tam giác. Đó là hình a.
- Có 2 hình vuông. Đó là hình d, và hình g.
- Có 1 hình chữ nhật đó là hình e.
- Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt. Vậy có tất cả 3 hình chữ nhật.
- Có 2 hình tứ giác, đó là hình b, và hình c.
- Có 5 hìn tứ giác. Đó là hình b, c, d, e, g.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm
- Chấm 1 điểm trên giấy. Đặt vạch 0 của thước trùng với điểm vừa chấm. Tìm độ dài 8 cm trên thước sau đó chấm điểm thứ 2. Nối 2 điểm với nhau ta được đoạn thẳnh dài 8 cm
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau
- Nêu tên ba điểm thẳng hàng
- Là 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng
- Thao tác và tìm 3 điểm thẳng hàng với nhau.
- 3 điểm A, Bảng gài, E. thẳng hàng.
- 3 điểm Bảng gài,D,I thẳng hàng.
- 3 Điểm D,E,C thẳng hàng
- Thực hành kẻ đường thẳng.
- Vẽ hình theo mẫu.
- Hình ngôi nhà.
- Có 1 hình tam giác và 2 hình chữ nhật ghép lại với nhau.
- Chỉ bảng
Hoạt động 2. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học. Biểu dương HS tốt. Nhắc nhở các em chưa chú ý.
- Về ôn lại các kiến thức đã học về hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, 3 điểm thẳng hàng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
TẬP VIẾT
CHỮ HOA Ô Ơ
PPCT : 17
I . Mục đích yêu cầu :
- HS biết viết chữ Ô , Ơ cỡ nhỏ và vừa .
- HS viết viết câu ứng dụng “Ơn sâu nghiã nặng :cỡ nhỏ , chữ viết đúng mẫu , đều nét và nối chữ đúng quy định .
II .Đồ dùng dạy học .
- GV: + Mẫu chữ cái viết hoa Ô, Ơ đặt trong khung chữ
+Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ ly Ơn ( dòng1 )
Ơn sâu nghiã nặng (dòng 2) .
- HS : +Vở TV, bảng con , phấn , gie lau, bút …
.III .Các hoạt động dạy học
THẦY
TRÒ
A.Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra vở HS viết bài ở nhà .
GV cho HS cả lớp viết bảng con chữ O
GV cho HS nhắc lại thành ngữ đã học :.
Cả lớp viết bảng con chữ Nghĩ
- GV nhận xét bài cũ .
B.Dạy bài mới .
a. Giới thiệu bài : -Hôm nay ,cô hướng dẫn các em viết hoa chữ Ô hoa và cụm từ ứng dụng : Ơn sâu nghiã nặng
GV ghi tựa bài .
2, Hướng dẫn viết chữ hoa .
GV treo mẫu chữ lên bảng . .
a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét .
GV hỏi HS :
Chữ O cao mấy ô ?
Chữ O gồm mấy nét .
-Các chữ hoa Ô , Ơ giống như chữ O chỉ thêm các dấu phụ ( Ô thêm dấu mũ , Ơ thêm dấu râu ) ..- GV hướng dẫn cách viết :
+ Chữ Ô : viết hoa , sau đó thêm dấu mũ có đỉnh nằm trên ĐK7 ( Giống dấu mũ tren chữ Â ) .
+ ChữƠ viết hao , sau đóthêm dấu râu vào bên phải chữ đầu dấu râu cao hơn ĐK6 một chút )
GV vưà viết chư Ô, Ơ vưà nhắc cách viết .
b.GV hướng dẫn HS cách viết bảng con Ô ,Ơ .
- GV nhận xét, uốn nắn .
3.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
GV treo bảng phụ
a, Giới thiệu cụm từ ứng dụng .
-GV chỉ vào bảng phụ cho HS đọc cụm từ ứng dụng .
GV giảng : Ơn sâu nghiã nặng là có tình nghiã sâu nặng với nhau .
b, Hướng dẫn quan sát và nhận xét
-GV hỏi HS:
Những chữ nào có độ cao 2 ô ly rưỡi ?
Các chữ ,n, â, u, i, a, ă cao mấy ô ly ?
Chữ s cao mấy ô ly ?
Khoảng cách giưã cac tiếng cách nhau như thế nào?
-Cách nối nét : nét 1 chữ n nối vọi cạnh phải cuả chữ O
4.Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết :
1 dòng chữ Ơ hoa cỡ nhỏ .
2 dòng chữ Ơ cỡ nhỏ .
1 dòng chư Ơ n cỡ vưà .
1 dòng chữ Ơn cỡ nhỏ.
2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
HS khá , giỏi viết thêm 1 dòng : Ơn sâu nghiã nặng lượn cỡ nhỏ.
Nhắc HS cách cầm bút , để vở ,khoảng cách từ vở đến mắt .
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu .
5.Chấm bài , chưã bài :
Thu vở HS chấm 5 bài
GV nhận xét bài chấm
.6.Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học , tuyên dương em viết đẹp
- Dặn HS về nhà luyện tập viết trong vở tập viết.
-2HS: lên bảng viết chữ O
-HS: nhắc Ong bay bướm lượn .
- 2HS: viết bảng lớp
-HS nhắc tựa bài .
HS: 5 ô ly
HS: gồm 1 nét
HS quan sát
-HS viết chữ O 2 lần ở bảng con .
HS:đọc : Nghĩ trứơc nghĩ sau .
- HS: n,a, ư ,ơ, m ,
HS: cao 2 ô ly rưỡi .
HS: cao 1,25 ô ly
- HS: cách nhau bằng khoảng cách viết 1 chữ
O
-HS: viết bài
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
PHÒNG TRÁNH TÉ NGÃ KHI Ở TRƯỜNG .
PPCT : 17
I/ MỤC TIÊU:
Kể tên những hoạt động dễ gây té ngã và nguy hiểm cho bản thân và người khác khi ở trường .
Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh té ngã khi ở trường.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh ảnh trong SGK trang 36, 37.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
KHỞI ĐỘNG
Trò chơi bịt mắt bắt dê.
Nếu có sân trường rộng nên cho HS ra ngoài chơi. Sau khi chơi. GV nêu câu hỏi cho HS trả lời:
- Các em có vui không?
- Trong khi
File đính kèm:
- Tuan 17 chi tiet.doc