I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
-Cảm nhận được vẻ đẹp, sự phong phú của hình ảnh các loài chim ở làng quê trong bài văn.
-Thấy được nghệ thuật quan sát, miêu tả sinh động của tác giả.
II-CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, ảnh tác giả.
2.Học sinh: Học bài, xem bài mới
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3457 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 31 - Tiết 113 + 114 Văn bản: Lao xao của Duy Khán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Tiết 113-114
Ngày soạn:25/03/09
Ngày dạy:06/04/09
Văn bản: LAO XAO
Duy Khán
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
-Cảm nhận được vẻ đẹp, sự phong phú của hình ảnh các loài chim ở làng quê trong bài văn.
-Thấy được nghệ thuật quan sát, miêu tả sinh động của tác giả.
II-CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, ảnh tác giả.
2.Học sinh: Học bài, xem bài mới
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG 1 (5’)
²Khởi động
-Oån định
-Kiểm tra bài cũ
-Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
HỎI:
1/Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
2/Em có nhận xét gì về những nét đặc sắc nghệ thuật văn bản?
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét và công bố điểm
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Cá nhân trả lời:
1/Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
2/Nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2
²Đọc và hiểu văn bản
I-TÌM HIỂU CHUNG.
1.Tác giả.
Duy Khán (1934-1995) quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
2.Tác phẩm:
-Bài văn trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng, tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987.
-Y/c HS đọc chú thích SGK
HỎI:Dựa vào chú thích hãy nêu vài nét về:
+Tác giả?
+Tác phẩm?
-GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản:cách kể tự nhiên, lời văn gần với lời nói thường, mang tính khẩu ngữ.
-Y/c HS đọc văn bản
-GV nhận xét về cách đọc văn bản của học sinh.
HỎI:Theo dõi văn bản, em thấy đoạn văn nào tả lao xao ong, bướm trong vườn?
HỎI:Đoạn văn nào tả lao xao thế giới các loài chim?
HỎI:Phần văn bản tái hiện về các loài chim được sắp xếp theo trình tự nhóm loài về:
+Chim mang vui cho trời đất?
+Chim ác, chim xấu?
+Chim trị ác?
HỎI:Trong văn bản, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
HỎI:Khi nào tác giả sử dụng phương thức tự sự và miêu tả?
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:
+Tác giả:Duy Khán (1934-1995) quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
+Tác phẩm:Bài văn trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng, tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987.
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe
-Cá nhân trả lời:Giời chớm hè.Cây cối……râm ran.
-Cá nhân trả lời:phần còn lại của văn bản.
-Cá nhân trả lời:
+Chim mang vui cho trời đất:sáo sậu, sáo đen, tu hú, ngói, nhạn.
+Chim ác, chim xấu:bìm bịp, diều hâu, quạ, cắt.
+Chim trị ác:chèo bẻo.
-Cá nhân trả lời:miêu tả và tự sự.
-Cá nhân trả lời:
+Tự sự:khi kể lai lịch, đặc tính của chúng.
+Miêu tả:khi tả hình dáng, màu sắc, hoạt động của ong, bướm, chim.
Tiết 2
II-PHÂN TÍCH.
1.Lao xao ong, bướm trong vườn.
-Bức tranh sinh động của ong và bướm trong thiên nhiên.
2.Lao xao thế giới các loài chim.
-Chim mang vui đến cho trời đất:chim sáo, tu hú.
ðđem lại niềm vui cho mùa màng, cho con người.
-Chim ác, chim xấu:diều hâu, quạ,cắt.
ðchúng là loại chim ăn thịt, hung dữ.
-Chim trị ác:chim chèo bẻo.
ðthể hiện thiện cảm của mình ca ngợi hành động dũng cảm của chim chèo bẻo…
HỎI:Điều gì đã làm nên sự sống lao xao trong vườn quê vào thời điểm chớm hè?
HỎI:Lao xao của ong, bướm được tả bằng các chi tiết nào?
HỎI:Em có nhận xét gì về cách miêu tả các loài vật trong đoạn văn này?
HỎI:Trong số các loài chim mang vui đến cho trời đất, tác giả tập trung kể về loài nào?
HỎI:Chúng được kể qua các chi tiết nào?
HỎI:Tại sao tác giả gọi chúng là “chim mang vui đến cho trời đất”?
HỎI:Trong số chim ác, chim xấu tác giả tập trung kể về loài nào?
HỎI:Diều hâu có những điểm xấu, ác nào?
HỎI:Điểm xấu nhất ở quạ là gì?
HỎI:Chim cắt có những điểm xấu, ác nào?
HỎI:Nếu đánh giá chúng bằng cách nhìn dân gian thì em sẽ đặt tên chim ác, chim xấu như thế nào?
HỎI:Tại sao tác giả gọi chúng là chim ác, chim xấu?
HỎI:Tại sao tác giả lại gọi chim chèo bẻo là chim trị ác?
HỎI:Chim chèo bẻo được miêu tả như thế nào về hình dáng và hoạt động?
HỎI:Đang kể chuyện diệt ác, tác giả viết “Chèo bẻo ơi, chèo bẻo!”. Điều đó có ý nghĩa gì
HỎI:Trong bài có sử dụng nhiều văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao,truyện cổ tích. Em hãy tìm các chi tiết đó?
-Cá nhân trả lời:hoa của cây cối, ong và bướm đi tìm mật.
-Cá nhân trả lời:ong vàng, vò vẽ, ong mật đánh lộn,…bay đi.
-Cá nhân trả lời:bức tranh sinh động của ong và bướm trong thiên nhiên.
-Cá nhân trả lời:chim sáo và tu hú
-Cá nhân trả lời:”chúng đều mang vui…đâu biệt”
-Cá nhân trả lời:đem lại niềm vui cho mùa màng, cho con người.
-Cá nhân trả lời:diều hâu, quạ, cắt.
-Cá nhân trả lời:”con diều hâu…là con khác!”
-Cá nhân trả lời:”lia lia láu láu…rũ xương…”
-Cá nhân trả lời:”Chim cắt cánh nhọn….con cắt”.
-Cá nhân trả lời:
+Quạ:chim ăn trộm
+Diều hâu:chim ăn cướp
+Cắt:chim đao phủ
-Cá nhân trả lời:chúng là loại chim ăn thịt, hung dữ.
-Cá nhân trả lời:dám đánh lại chim ác, chim xấu.
-Cá nhân trả lời:vây tứ phía, đánh, xông lên cứu bạn,…
-Cá nhân trả lời:thể hiện thiện cảm của mình ca ngợi hành động dũng cảm của chim chèo bẻo…
-Cá nhân trả lời:
+Đồng dao:Bồ Các là…
+Thành ngữ:Dây mơ, rễ má…
+Truyện cổ tích:sự tích chim bìm bịp, chim chèo bẻo.
HOẠT ĐỘNG 3 (5’)
III-TỔNG KẾT.
-Nội dung:tình cảm yêu mến cảnh sắc thiên nhiên, tác giả vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.
-Nghệ thuật:sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú
HỎI:Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê?
HỎI:Em có nhận xét gì về những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài văn?
-Cá nhân trả lời:tình cảm yêu mến cảnh sắc thiên nhiên, tác giả vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.
-Cá nhân trả lời:sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú
HOẠT ĐỘNG 4 (5’)
²Củng cố-Dặn dò
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài Kiểm tra tiếng việt cần học lại tất cả các bài từ học kì II
-Nhận xét lớp học
-Nghe tiếp thu để chuẩn bị.
File đính kèm:
- Lao Xao anh tac gia.doc