MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: -Nắm được nghĩa của những từ ngữ mới.
- Nắm được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện.
2. Kỹ năng: -Đọc đúng các từ có vần khó.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ, đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 5 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu
Kiến thức: -Nắm được nghĩa của những từ ngữ mới.
Nắm được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện.
Kỹ năng: -Đọc đúng các từ có vần khó.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ, đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
Thái độ: Giáo dục ý thức giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Mít làm thơ.
HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
Hãy đọc câu thơ Mít tặng bạn Biết Tuốt?
Em có thích Mít không? Vì sao?
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Thầy treo tranh.
Đây là giờ viết bài của lớp 1A. Bạn Lan và Mai vẫn viết bút chì. Khi cô cho bạn Lan bút mực. Khi lấy xong Lan gục mặt khóc và chuyện gì đã xảy ra với Lan, chúng ta tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc đúng các từ khó.
Phương pháp: Phân tích, luyện tập.
* ĐDDH:Bảng phụ: từ khó.
Thầy đọc mẫu toàn bài, tóm nội dung. Khi Lan quên bút Mai đã cho bạn mượn bút của mình nhưng khi nghe cô nói sẽ cho Mai bút mực Mai rất tiếc nhưng vẫn đưa cho bạn dùng.
Thầy chia đoạn: 4 đoạn.
Thầy giao cho nhóm tìm từ cần luyện đọc và từ cần giải nghĩa.
Đoạn 1:
Nêu từ cần luyện đọc?
Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Hồi hộp
Đoạn 2:
Nêu từ cần luyện đọc?
Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Loay hoay
+ Quyết định
Đoạn 3:
Nêu từ cần luyện đọc?
Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Ngạc nhiên
v Hoạt động 2: Luyện đọc
Mục tiêu: Biết cách ngắt nghỉ ở câu dài.
Phương pháp: Luyện tập
* ĐDDH:Bảng phụ: câu, bút dạ.
Ngắt câu dài
Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì/ cô giáo hỏi cả lớp/ ai có bút mực thừa không/ và không ai có/
Nhưng hôm nay/ cô định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.
Luyện đọc bài
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Thầy tổ chức cho từng nhóm HS thi đua.
- Chuẩn bị: Tiết 2.
- Hát
- HS nêu.
- Luyện đọc lớp
- 1 HS đọc.
- Lớp đọc thầm.
- Hoạt động nhóm
- Nhóm thảo luận đại diện trình bày.
- HS đọc đoạn 1, 2
- Bút mực, sung sướng, buồn
à không yên lòng, chờ đợi 1 điều sắp sảy ra.
- HS đọc đoạn 3
- Nức nở, ngạc nhiên, mượn, loay hoay.
à không biết nên làm thế nào
à dứt khoát chọn 1 cách.
- HS đọc đoạn 4
- Giúp đỡ, tiếc, lọ mực
à lấy làm lạ.
- Hoạt động cá nhân.
- Mỗi HS đọc 1 câu liên tục đến hết bài.
- HS đại diện lên thi đọc.
- Lớp đọc đồng thanh.
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: CHIẾC BÚT MỰC (tt)
I. Mục tiêu
Kiến thức: Nắm được nghĩa của những từ ngữ mới.
Nắm được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện.
Kỹ năng: Đọc đúng các từ có vần khó.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ, đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
Thái độ: Giáo dục ý thức giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu giao việc. Bảng phụ: câu, đoạn.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (1’) Tiết 1
Cho HS đọc câu, đoạn.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Tiết 2.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
* ĐDDH: Phiếu giao việc.
Thầy giao việc cho từng nhóm.
Đoạn 1:
Những từ ngữ chi tiết nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực?
Đoạn 2:
Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
Nghe cô hỏi, Mai loay hoay với hộp bút ntn? Vì sao?
Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
Đoạn 3:
Khi biết mình cũng được cô giáo cho viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
Tại sao cô giáo bằng lòng với ý kiến của Mai?
v Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm (đoạn 4, 5)
Mục tiêu: HS đọc diễn cảm (đoạn 4, 5)
Phương pháp: Thực hành
* ĐDDH: Bảng phụ: câu, đoạn.
Thầy hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 4, 5.
Thầy đọc mẫu.
Lưu ý về giọng điệu.
Thầy uốn nắn, hướng dẫn
4. Củng cố – Dặn dò (5’)
Thầy cho HS đọc theo phân vai.
Trong câu chuyện này em thấy Mai là người ntn?
Nêu những trường hợp em đã giúp bạn?
- Nhận xét tiết học.
Đọc lại bài thật diễn cảm.
Chuẩn bị: Mục lục sách.
- Hát
- HS đọc.
- Hoạt động nhóm
- HS thảo luận, đại diện trình bày.
- HS đọc đoạn 1
- Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai buồn lắm vì chỉ còn mình em viết bút chì thôi
- HS đọc đoạn 2
- Lan được viết bút mực nhưng quên bút.
- Mai mở ra đóng lại mãi. Vì em nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc.
- Lấy bút cho Lan mượn.
- HS đọc đoạn 3
- Mai thấy tiếc nhưng rồi vẫn cho Lan mượn. Hoặc 2 người thay nhau viết.
- Vì thấy Mai biết nhường nhịn giúp đỡ bạn.
- HS đọc.
- 2 đội thi đua đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét
- Bạn tốt, biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
- HS nêu.
MÔN: TOÁN
Tiết: HÌNH TỨ GIÁC – HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS.
Nhận dạng được hình tứ giác, hình chữ nhật (qua số cạnh hoặc hình dạng tổng thể, chưa đi vào đặc điểm các yếu tố của hình)
Bước đầu vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật (nối các điểm cho sẵn)
2Kỹ năng: Rèn cách nhận dạng và vẽ đúng các hình.
3Thái độ: Tính cẩn thận, thẩm mĩ
II. Chuẩn bị
GV: 1 số miếng bìa tứ giác, hình chữ nhật.Bảng phụ.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập
Thầy cho HS làm trên bảng con và bảng lớp.
Đặt tính rồi tính.
47 + 32 48 + 33
68 + 11 28 + 7
Đọc bảng 8 cộng với 1 số.
Thầy nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật.
Phát triển các hoạt động (26’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu hình tứ giác.
Mục tiêu: nhận dạng được hình tứ giác.
Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm.
* ĐDDH: Hình tứ giác vàhình chữ nhật mẫu
Thầy cho HS quan sát và giới thiệu.
* Đây là hình tứ giác.
Hình tứ giác có mấy cạnh?
Có mấy đỉnh?
Thầy vẽ hình lên bảng
N
M
B
H
G
C
A
I
E
Q
P
D
Thầy đọc tên hình
Hình tứ giác ABCD, hình tứ giác MNQP, hình tứ giác EGHI.
Thầy chỉ hình:
Có 4 đỉnh A, B, C, D
Có 4 cạnh AB, BC, CD, DA.
* Giới thiệu hình chữ nhật.
Thầy cho HS quan sát hình và cho biết có mấy cạnh, mấy đỉnh? Các cạnh ntn với nhau?
Tìm các đồ vật có hình chữ nhật.
N
M
B
Thầy cho HS quan sát hình và đọc tên.
G
E
H
Q
P
I
A
C
D
Hình tứ giác và hình chữ nhật có điểm nào giống nhau?
v Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Làm được các bài tập về hình tứ giác.
Phương pháp: Luyện tập
* ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
Nêu đề bài?
Thầy quan sát giúp đỡ.
Bài 2:
Nêu đề bài?
Thầy cho HS tô màu, lưu ý tìm hình tứ giác để tô.
Thầy giúp đỡ, uốn nắn.
Bài 3:
M
A
B
A
Nêu yêu cầu đề bài.
B
C
D
E
D
N
C
4. Củng cố – Dặn dò (4’)
Hình chữ nhật có mấy cạnh? Có mấy đỉnh?
Hình tứ giác có mấy cạnh? Có mấy đỉnh?
Thầy cho HS thi học và ghi tên hình.
D
K
N
M
E
Q
H
G
Xem lại bài
Chuẩn bị: Bài toán về nhiều hơn.
- Hát
- 4 cạnh
- 4 đỉnh
- HS quan sát, nghe
- HS nêu đỉnh và cạnh của 2 hình còn lại
- HS trình bày.
- Có 4 cạnh, 4 điểm.
- Có 2 cạnh dài bằng nhau
- Có 2 cạnh ngắn bằng nhau
- Mặt bàn, bảng, quyển sách, khung ảnh.
- Có 4 đỉnh A, B, C, D
- Có 4 cạnh AB, BC, CD, DA.
- Hình chữ nhật ABCD, MNQP, EGHI.
- Đều có 4 đỉnh và 4 cạnh.
- Nối các điểm để được hình tứ giác, hình chữ nhật.
- HS nối.
- Tô màu vào các hình trong hình vẽ.
- HS tô
a) Kẻ thêm 1 đoạn thẳng trong hình để được 1 hình chữ nhật và 1 hình tam giác.
b) 3 hình tứ giác.
- 4 cạnh, 4 đỉnh
- 4 cạnh, 4 đỉnh
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS biết được:
Biểu hiện của việc gọn gàng, ngăn nắp.Hiểu ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
2Kỹ năng: Biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
3Thái độ:Biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp.Thực hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu thảo luận
HS: Dụng cụ, SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Thực hành
Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
Khi nào cần nhận và sửa lỗi?
Thầy nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Chỗ học, chỗ chơi đồ đạc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng thì có tác dụng ntn? Cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Đọc truyện ngăn nắp và trật tự
Mục tiêu: Giúp HS biết phân biệt gọn gàng , ngăn nắp và chưa tốt.
Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
* ĐDDH: Tranh, phiếu thảo luận
Treo tranh minh họa.
Yêu cầu các nhóm hãy quan sát tranh treo trên bảng và thảo luận theo các câu hỏi trong phiếu thảo luận sau:
Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
Bạn làm như thế nhằm mục đích gì?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm thảo luận.
- Kết luận: Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
v Hoạt động 2: Phân tích truyện: “ Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi”
Mục tiêu: Nghe kể câu chuyện
Phương pháp: Trực quan, kể chuyện.
* ĐDDH: Tranh, phiếu thảo luận
Yêu cầu: Các nhóm hãy chú ý nghe câu chuyện và thảo luận để trả lời câu hỏi:
Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng?
Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì?
- GV đọc (kể ) câu chuyện.
Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm.
Kết luận: Tính bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn, làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở và đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên giữ thói quen gọn gàng, ngăn nắp khi sinh hoạt.
v Hoạt động 3: Xử lí tình huống:
Mục tiêu: Giúp HS biết xử lí các tình huống.
Phương pháp: Thảo luận.
* ĐDDH: Tranh, phiếu thảo luận các tình huống
GV chia lớp thành nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi tình huống và phiếu thảo luận. Yêu cầu thảo luận tìm cách xử lí tình huống đã nêu.
Gọi từng nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần các nhóm trình bày, cả lớp cùng nhận xét và kết luận về cách xử lí đúng.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thực hành: Gọn gàng, ngăn nắp.
- Hát
- Giúp ta không vi phạm những lỗi đã mắc phải
- Khi làm những việc có lỗi.
- Các nhóm HS quan sát tranh và thảo luận theo phiếu.
Chẳng hạn:
1. Bạn nhỏ trong tranh đang cất sách vở đã học xong lên giá sách.
2. Bạn làm như thế để giữ gìn, bảo quản sách vở, làm cho sách vở luôn phẳng phiu. Bạn làm thế để giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- HS các nhóm chú ý nghe câu chuyện.
-HS các nhóm thảo luận để TLCH:
Chẳng hạn:
1. Cần phải ngăn nắp, gọn gàng vì: khi lấy các thứ, chúng ta sẽ không phải mất nhiều thời gian. Ngoài ra, ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp chúng ta giữ gìn được đồ đạc bền, đẹp.
2. Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì các thứ sẽ để lộn xộn, mất nhiều thời gian để tìm, nhiều khi cần lại không thấy đâu. Không ngăn nắp còn làm cho nhà cửa bừa bộn, bẩn thỉu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí của nhóm mình.
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài.
Luyện qui tắc viết chính tả về nguyên âm đôi ia/ ya. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn.
Luyện qui tắc sử dụng dấu phẩy.
2Kỹ năng: Rèn viết đúng chính tả, trình bày sạch.
3Thái độ: Tính cẩn thận, thẩm mĩ
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả.Bảng cài, bút dạ.
HS: Bảng con, vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Trên chiếc bè
2 HS viết bảng lớp
Dạy dỗ – ăn giỗ, dòng sông – ròng rã, dân làng – dâng lên.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Viết bài “Chiếc bút mực”
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
Mục tiêu: Nắm nội dung đoạn chép
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
* ĐDDH: Bảng phụ: đoạn chép.
Thầy đọc đoạn chép trên bảng
Trong lớp ai còn phải viết bút chì?
Cô giáo cho Lan viết bút mực rồi, tại sao Lan lại oà khóc?
Ai đã cho Lan mượn bút?
Hướng dẫn nhận xét chính tả.
Những chữ nào phải viết hoa?
Đoạn văn có những dấu câu nào?
- Đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con.
Thầy theo dõi uốn nắn.
Thầy chấm sơ bộ
v Hoạt động 2: Làm bài tập
Mục tiêu: Nắm được qui tắc về nguyên âm đôi ia/ ya, dấu phẩy.
Phương pháp: Luyện tập
* ĐDDH: Bảng cài, bút dạ.
Nêu yêu cầu bài 2
Nêu yêu cầu bài 3
Nêu yêu cầu bài 4
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Thầy nhận xét, khen ngợi những HS chép bài sạch, đẹp.
HS chép chính tả chưa đạt chép lại
Sửa lỗi chính tả.
Chuẩn bị: “Cái trống trường em”
- Hát
- HS viết bảng con
- Mai, Lan
- Lan quên bút ở nhà
- Bạn Mai
- Những chữ đầu bài, đầu dòng, đầu câu, tên người
- Dấu chấm, dấu phẩy.
- HS viết bảng con: viết, bút mực, oà khóc, hóa ra, mượn.
- HS viết bài vào vở.
- HS sửa bài
- Điền ia hay ya vào chỗ trống
- HS 2 đội thi đua điền trên bảng.
- Tìm những tiếng có âm đầu l/n
- HS thi đua tìm
- Điền dấu phẩy cho đúng chỗ.
- HS nêu.
- HS làm bài.
- Lớp nhận xét
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Hiểu nội dung bài
Các từ ngữ mới
Bước đầu biết xem mục lục sách để tra cứu
2Kỹ năng: Đọc đúng các âm, vần khó.
Biết đọc 1 văn bản có tính liệt kê, biết nghe và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục.
3Thái độ: Hiểu được mục lục sách để làm gì, để dễ tra tên bài
II. Chuẩn bị
GV: SGK, bảng phụ, phiếu thảo luận.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chiếc bút mực
HS đọc bài + TLCH
Khi được cô giáo cho viết bút mực thái độ bạn Lan ntn?
Vì sao Lan khóc?
Ai đã cho Lan mượn bút?
GV nhận xét.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Phần cuối mỗi quyển sách đều có mục lục. Mục lục cho chúng ta biết trong đó có những bài gì? Ơ trang nào, bài ấy là của ai?
Trong bài hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em cách đọc mục lục sách.
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Đọc đúng từ khó. Biết nghe và chuyển giọng, tên tác giả, tên truyện trong mục lục.
Phương pháp: Phân tích, luyện tập.
* ĐDDH: Bảng phụ
Tên truyện, số thứ tự trang.
Nêu những từ khó phát âm?
Nêu những từ khó hiểu?
Mục lục
Tuyển tập
Hương đồng cỏ nội
Vương quốc
Tác giả
Nhà xuất bản
Cổ tích
Luyện đọc từng mục
Thầy ghi bảng mục 1 hướng dẫn HS theo cách đọc.
VD: Một, Quang Dũng. Mùa quả cọ, trang 7.
Luyện đọc toàn bài.
Thầy nhận xét
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài
Phương pháp: Trực quan, thảo luận
* ĐDDH: Phiếu thảo luận.
Thầy giao phiếu có nội dung thảo luận cho từng nhóm.
Tuyển tập này có những truyện nào?
Các dòng chữ in nghiêng cho em biết điều gì?
Truyện người học trò cũ ở trang nào?
Truyện mùa quả cọ của nhà văn nào?
Mục lục sách dùng để làm gì?
Tập tra 1 số mục lục sách khác
Thầy cho HS tra mục lục sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1, tra tuần từ cột 2 trở đi.
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Khi có cuốn sách mới trong tay, em hãy mở ra xem ngay phần mục lục ghi ở cuối hoặc đầu sách để biết sách viết về những gì, có những mục nào trong sách muốn đọc truyện hay 1 mục trong sách thì tìm chúng ở trang nào.
Tập xem mục lục.
Chuẩn bị: Cái trống trường em
- Hát
- HS nêu.
- HS trả lời.
- Hoạt động lớp
- HS đọc – lớp đọc thầm
- Cỏ nội, truyện Phùng Quán
vắng
- HS nêu
à Phần ghi tên các bài, các truyện trong sách, để dễ tìm.
à Quyển sách gồm nhiều bài hoặc truyện được dịch.
à Những sự vật gắn với làng quê.
à Nước có vua đứng đầu.
à Người viết sách, vẽ tranh, vẽ tượng.
à Nơi cho ra đời cuốn sách.
à Truyện kể về ngày xưa.
- HS đọc, mỗi em 1 mục, tiếp nối đến hết bài.
- HS đọc – Lớp nhận xét
- HS thảo luận trình bày.
- 7 truyện: Mùa quả cọ, Hương đồng cỏ nội. Bây giờ bạn ở đâu. Người học trò cũ. Như con cò vàng trong cổ tích.
- Tên người viết truyện đó, còn gọi là tác giả hay nhà văn.
- Trang 52
- Quang Dũng
- Cho biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào, trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào. Từ đó ta nhanh chóng tìm những mục cần đọc.
- Hoạt động nhóm (đôi)
- HS tra và trình bày.
MÔN: TOÁN
Tiết: BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS hiểu
Khái niệm “nhiều hơn” và biết cách giải bài toán về nhiều hơn (dạng đơn giản)
2Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn
3Thái độ: Tính cẩn thận
II. Chuẩn bị
GV: bảng nam châm, hình mấy quả cam
HS: SGK, bảng con
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Hình tứ giác, hình chữ nhật.
Thầy cho HS lên bảng ghi tên hình và ghi tên cạnh.
A B N
M P
C D Q
Thầy nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Học dạng toán về nhiều hơn
Phát triển các hoạt động (26’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán về nhiều hơn
Mục tiêu: Nắm được khái niệm “nhiều hơn”
Phương pháp: Trực quan
* ĐDDH: Bộ thực hành Toán.
Thầy đính trên bảng
Cành trên có 5 quả cam
Cành dưới có 5 quả cam và nhiều hơn 2 quả nữa. Ta nói số cam ở cành dưới “nhiều hơn” số cam ở cành trên là 2 quả.
Thầy đặt bài toán cành trên có 5 quả cam. Cành dưới có nhiều hơn cành trên 2 quả. Hỏi cành dưới có mấy quả cam?
/--------------------------------/
/---------------------------------------------/
? quả cam
Để biết số cam ở cành dưới có bao nhiêu ta làm sao?
Nêu phép tính?
v Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Làm được bài tập toán đơn có 1 phép tính
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận
* ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1: Thầy hướng dẫn tóm tắt
Hoà có mấy bông hoa?
Bình có mấy bông hoa?
Đề bài hỏi gì?
Để tìm số hoa Bình có ta làm sao?
Bài 2:
Thầy cho HS lên tóm tắt
Để tìm số bi của Bắc ta làm sao?
Bài 3:
Thầy cho HS tóm tắt
Để biết Đào cao bao nhiêu cm ta làm ntn?
Lưu ý: Từ “cao hơn” ở bài toán được hiểu như là “nhiều hơn”.
4. Củng cố – Dặn dò (4’)
Thầy viết tóm tắt, dựa tóm tắt thi đua giải
Nhà Lan có 3 người
Nhà Hồng hơn nhà Lan 2 người
Nhà Hồng . . . . . người?
Xem lại bài.
Chuẩn bị: Luyện tập
- Hát
- Hoạt động lớp
- HS quan sát
- Lấy số cam ở cành trên cộng với 2 quả nhiều hơn ở cành dưới.
5 + 2 = 7 (quả)
Đáp số: 7 quả
- Hoạt động cá nhân
- HS đọc đề
- Hòa: 4 bông hoa
- Bình hơn Hòa 2 bông
- Bình…………bông hoa?
- Số hoa Hòa cộng với số hoa Bình nhiều hơn.
- HS làm bài
- HS đọc đề
- Nam có 10 bi, Bắc hơn Nam 5 bi Bắc có mấy bi?
- Lấy số bi Nam có cộng số bi Bắc có nhiều hơn.
- HS làm bài
- HS đọc đề bài
- Mận cao 95 cm Đào cao hơn Mận 3 cm Đào cao bao nhiêu cm?
- Lấy chiều cao của Mận cộng với phần Đào cao hơn Mận.
- HS làm bài
95 + 3 = 98 (cm)
- 2 đội thi đua giải.
MÔN: LUYỆN TỪ
Tiết: DANH TỪ RIÊNG “AI LÀ GÌ?”
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Phân biệt được danh từ chung với danh từ riêng. Biết viết hoa danh từ riêng.
2Kỹ năng: Củng cố kĩ năng đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì?) là gì?
3Thái độ: Thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Danh từ – Đặt và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm.
Nêu 3 danh từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối.
Thầy cho 2 HS lên đặt câu hỏi và trả lời.
Thầy nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về danh từ và củng cố về cách đặt câu theo mẫu: Ai, là gì?
Phát triển các hoạt động (26’)
v Hoạt động 1: HS làm bài tập
Mục tiêu: Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng
Phương pháp: Thảo luận
* ĐDDH: bảng phụ.
Bài 1:
Nêu yêu cầu bài?
Thầy chốt:
Cột 1 gọi tên 1 loại sự vật, chúng là danh từ chung
Cột 2 chỉ sự cụ thể. Chúng là danh từ riêng Trường Tiểu Học Hanh Thông là 1 cụm từ cố định cũng được coi như 1 từ.
Các danh từ ở cột 1 và 2 : về cách viết có gì khác nhau?
Thầy chốt:
Danh từ ở cột 1 ( Danh từ chung ) không viết hoa.
Danh từ ở cột 2 ( Danh từ riêng ) phải viết hoa.
Bài 2:
Nêu yêu cầu:
Thầy cho từng nhóm trình bày
3 danh từ riêng là tên các bạn trong lớp.
3 danh từ riêng là tên sông suối, kênh, rạch, hồ hay núi ở quê em.
v Hoạt động 2: Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
Mục tiêu: Biết giới thiệu trường, môn học, làng xóm của em.
Phương pháp: Luyện tập
* ĐDDH: Bảng phụ
Bài 3:
Nêu yêu cầu đề bài. Thầy cho HS đọc câu mẫu.
a) Đặt câu giới thiệu về trường em?
b) Giới thiệu môn học em yêu thích?
c) Giới thiệu làng xóm?
Thầy nhận xét
4. Củng cố – Dặn dò (4’)
Nêu những điều cần ghi nhớ về danh từ riêng.
Thầy cho HS thi đua viết lại danh từ riêng cho đúng.
(hồ) Ba Bể (sông) Bạch Đằng
(núi) Bà Đen (cầu) Bông
Tìm thêm danh từ riêng, và đặt câu theo mẫu.
Chuẩn bị: Từ chỉ đồ dùng học tập: Ai là gì?
- Hát
- HS nêu.
- Lớp nhận xét
- Hoạt động nhóm (đôi)
- Nghĩa của các danh từ ở cột (1) & (2) khác nhau ntn?
- HS thảo luận – trình bày
- Cột 1: Gọi tên 1 loại sự vật.
- Cột 2: Gọi tên riêng của từng sự vật.
- Cột 1: Không viết hoa
- Cột 2: Viết hoa
- Hoạt động nhóm
- HS nêu
- Thảo luận – trình bày
- Bình, Tâm, Yến
- Sông Bạch Đằng, Đò, Đồng Nai
- Hoạt động cá nhân
- HS nêu. HS đọc
- Trường em là Trường Tiểu học Hanh Thông.
- Môn TV là môn em thích nhất.
- Xóm em là xóm có nhiều trẻ em nhất.
- Lớp nhận xét
- Chỉ 1 loại sự vật. Danh từ riêng phải viết hoa.
- 2 đội thi đua viết nhanh và đúng sẽ thắng.
- HS thi đua tìm.
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS.Củng cố cách giải toán về nhiều hơn (chủ yếu là phương pháp giải)
2Kỹ năng: Rèn làm tính nhanh, đặt lời văn phù hợp
3Thái độ: Tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, thước, que tính.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bài về toán nhiều hơn ít hơn
Thầy cho HS lên giải toán, lớp làm bảng con phép tính.
Nam : 8 quyển vở
Hà hơn Nam : 2 quyển vở
Hà :……………quyển vở?
Thầy nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Để củng cố dạng toán đã học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập.
Phát triển các hoạt động (26’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu: Giải toán về nhiều hơn.
Phương pháp: Thảo luận, luyện tập
* ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
Tóm tắt
Cốc : 6 bút
Hộp nhiều hơn: 2 bút
Hộp :……………. bút?
Muốn tìm số bút trong hộp ta làm ntn?
- Thầy nhận xét
Bài 2:
- Đọc yêu cầu bài 2.
- Viết nháp.
Để tìm số bưu ảnh Bình có ta làm ntn?
Thầy nhận xét
Bài 3:
Muốn tìm số người ở đội 2 ta làm ntn?
v Hoạt động 2: Vẽ đoạn thẳng
Mục tiêu: Giải toán tính độ dài đoạn thẳng, thực hành vẽ đoạn thẳng.
Phương pháp: Trực quan, luyện tập.
* ĐDDH: Thước, que tính.
Bài 4a:
Nêu cách tìm số que tính. Tay phải cầm?
Bài 4b:
Để vẽ được đoạn CD trước tiên ta phải làm gì?
Dựa vào đâu để tìm đoạn CD?
Làm cách nào để tìm đoạn CD?
Thầy cho HS tính và vẽ
Thầy nhận xét
4. Củng cố – Dặn dò (4’)
Thầy cho 2 đội thi đua giải toán dựa vào tóm tắt
Lan : 9 tuổi
Mẹ hơn Lan : 20 tuổi
Mẹ :………………tuổi?
Thầy nhận xét
Xem lại bài
Chuẩn bị: 7 cộng với 1số.
- Hát
- HS thực hiện.
- Hoạt động nhóm
- Các nhóm thảo luật trình bày.
- HS tóm tắt và trình bày bài giải.
- Lấy 1 cốc đựng 6 bút chì
- Lấy 1 hộp bút. Biết trong hộp nhiều hơn trong cốc 2 bút. Hỏi trong hộp có mấy bút?
- Lấy số bút trong cốc cộng cho 2
- 6 + 2 = 8 (bút)
- HS làm bài sửa bài.
- HS lên trình bày nội dung bài toán dựa vào tóm tắt.
- An có 11 bưu ảnh. Bình có nhiều hơn Anh 3 bưu ảnh. Hỏi Bình có mấy bưu ảnh?
11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
- Lấy bưu ảnh An có cộng số bưu ảnh Bình có nhiều hơn?
- HS làm bài sửa bài
- HS dựa vào đề toán tắt nêu đề toán:
- Lấy số người đội 1 có cộng số người đội 2 nhiều hơn
15 + 2 = 17 (người)
- HS trình bày tóm tắt cách thực hành.
- Tay phải cầm 6 que tính. Tay trái cầm nhiều hơn tay phải 4 que. Hỏi tay phải cầm mấy que.
- Lấy số que tính tay trái cộng số que tính tay phải nhiều hơn.
- HS làm bài.
à Tìm chiều dài đoạn CD
- Dựa vào đoạn AB
- Lấy chiều dài đoạn AB cộng phần dài hơn của đoạn CD.
- HS làm bài, sửa bài.
- 2 đội thi đua giải nhanh.
Số tuổi của mẹ là:
20 + 9 = 29 ( tuổi )
Đáp số: 29 tuổi.
MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết: CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Dựa vào câu hỏi gợi ý để kể lại câu chuyện đã học.
2Kỹ năng: Dựng lại câu chuyện với nhiều vai nhân vật.
3Thái độ: Kể lại câu chuyện theo diễn đạt của HS.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh + Nội dung câu hỏi, Vật dụng sắm vai.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bím tóc đuôi sam
HS kể lại chuyện.
Thầy nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Kể lại câu chuyện “Chiếc bút mực”
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể đoạn 1, 2
Mục tiêu: Quan sát từng tranh kể đoạn 1, 2
Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
* ĐDDH: Tranh
Tranh 1:
Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấ
File đính kèm:
- Giao an lop 2 Tuan 5.doc