TIẾT 7 Thủ công
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Kĩ năng: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui.
- Thái độ: HS yêu thích gấp thuyền.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:
• Mẫu thuyền phẳng đáy không mui (giấy thủ công).
• Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp.
- HS: Giấy thủ công, bút màu.
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 7 dạy khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 7 Thủ công
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
Kĩ năng: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui.
Thái độ: HS yêu thích gấp thuyền.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV:
Mẫu thuyền phẳng đáy không mui (giấy thủ công).
Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp.
HS: Giấy thủ công, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Gấp máy bay đuôi rời (tiết 2) (4’)
- Gấp máy bay đuôi rời ta tiến hành theo mấy bước ?
- Cho HS xem một số sản phẩm đẹp, đúng.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: Gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách Gấp thuyền phẳng đáy không mui Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (7’)
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- GV giới thiệu mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui.
Hình dáng của thuyền như thế nào ?
Màu sắc của thuyền phẳng đáy không mui ?
Trong thực tế thuyền được làm bằng chất liệu gì ?
Thuyền có tác dụng gì trong cuộc sống ?
Thuyền phẳng đáy không mui gồm mấy phần ? Kể ra ?
Þ Thuyền phẳng đáy không mui gồm 3 phần: 2 bên mạn thuyền, mũi thuyền, đáy thuyền.
Để gấp được thuyền phẳng đáy không mui ta sử dụng tờ giấy hình gì ?
- GV mở dần thuyền mẫu cho đến khi trở lại là tờ giấy hình chữ nhật ban đầu và kết luận ta cần tờ giấy hình chữ nhật.
- GV lần lượt gấp lại theo nếp gấp để được thuyền mẫu ban đầu và yêu cầu HS quan sát trả lời.
Þ Từ tờ giấy hình chữ nhật ta có thể gấp được thuyền phẳng đáy không mui.
Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp (26’)
- Phương pháp: Trực quan – Giảng giải – Làm mẫu.
* Bước 1: Gấp các nếp gấp đều.
- GV gắn quy trình thuyền phẳng đáy không mui có hình vẽ minh họa cho bước gấp 1.
- GV hướng dẫn cách gấp.
Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên (Hình 2).
Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài được (hình 3), miết theo đường mới gấp cho phẳng.
Gấp đôi mặt trước theo đường đều gấp ở (Hình 3) được (Hình 4).
Lật hình 4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được (Hình 5).
* Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
- GV gắn quy trình gấp cò hình vẽ minh họa cho bước gấp 2.
Gấp theo đường dấu gấp của (Hình 5) sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được (Hình 6). Tương tự gấp theo đường dấu gấp (Hình 6) được (Hình 7).
Lật (hình 7) ra mặt sau, gấp 2 lần giống như (Hình 5), (Hình 6) được (Hình 8).
Gấp theo dấu gấp của (hình 8) được (Hình 9), lật mặt sau (Hình 9), gấp giống như mặt trước được (Hình 10).
* Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- GV gắn mẫu quy trình gấp có hình minh họa cho bước gấp 3.
- Lách 2 ngón tay cái vào trong lòng thuyền (Hình 11). Miết dọc theo 2 cạnh thuyền vừa lộn lên cho phẳng sẽ được thuyền phẳng đáy không mui (Hình 12).
- Đế gấp thuyền phẳng đáy không mui, ta tiến hành theo mấy bước ?
Þ Để gấp thuyền phẳng đáy không mui ta thực hiện theo 3 bước.
- Gọi 1, 2 HS lên bảng thao tác lại.
- Yêu cầu lớp thực hiện gấp trên nháp.
Ò Theo dõi, nhận xét.
4. Nhận xét – Dặn dò:(1’).
- Về nhà gấp nhiều lần cho thành thạo.
- Chuẩn bị: Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết 2).
- Hát
- HS nêu 4 bước:
Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành 1 hình vuông và một hình chữ nhật.
Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay.
Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
- HS quan sát.
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp.
- Dài.
- Đỏ (vàng, xanh, …)
- Gỗ, sắt, nhựa …
- Chở hàng, chở người …
- Gồm 3 phần: 2 bên mạn thuyền, đáy thuyền, mũi thuyền.
- Hình chữ nhật.
- HS quan sát.
- HS nhắc lại.
- Lớp.
- HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 1.
- HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 2.
- HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 3.
- 3 Bước:
Bước 1: Gấp các nếp cách đều.
Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui
- HS nhắc lại.
- Lớp quan sát.
- Tiến hành gấp trên nháp.
TIẾT 25 Tập đọc
NGƯỜI THẦY CŨ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài: xúc động, hình phạt. Các từ ngữ làm rõ ý câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.
Kĩ năng:
Đọc trơn được toàn bài.
Đọc đúng các từ ngữ: nhộn nhịp, cổng trường, bỏ mũ, trèo, xúc động, hình phạt …
Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.
Thái độ: Biết ơn và kính trọng các thầy cô đã dạy dỗ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK, tranh minh họa bài đọc, bảng phụ.
HS: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Mua kính (4’).
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài “Mua Kính”.
Vì sao chú bé không biết chữ ?
Trong hiệu kính, chú bé đã làm gì ?
Thái độ và câu trả lời của cậu bé thế nào ?
Bác bán hàng nói gì với cậu bé ?
Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Người thầy cũ
* Ở tuần trước các con đã được học chủ điểm trường học. Ở tuần này, các con được học một chủ điểm mới đó là chủ điểm về thầy cô. Đây là một chủ điểm sẽ giúp cho các con hiểu thêm về tấm lòng của thầy cô giáo với HS và tình cảm biết ơn của HS với thầy giáo . Qua bài học Người thầy cũ Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Đọc mẫu (5’)
- Phương pháp: Trực quan, quan sát, giảng giải
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt.
- Gọi 1 HS đọc lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (20’)
- Phương pháp: Quan sát - Đàm thoại – Thực hành – Thi đua.
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn.
GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó đọc trong bài. (GV ghi bảng)
Các từ ngữ khó đọc ở chỗ nào ?
Yêu cầu 1 số HS đọc lại. Lưu ý một số HS hay đọc sai.
- Đọc từng đoạn trước lớp và kết hợp giải nghĩa từ:
Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
Yêu cầu HS nêu từ khó đọc trong đoạn.
Kết hợp giải nghĩa từ của từng đoạn:
Đoạn 1: Lễ phép: là thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên.
Đoạn 3: Mắc lỗi: vướng vào một lỗi nào đó.
- Gọi một HS đọc chú thích.
- Hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ hơi và giọng đọc.
Khi đọc lời của người dẫn chuyện phải đọc chậm rãi, giọng thầy giáo vui vẻ, ân cần, giọng chú bộ đội lễ phép.
Trong 1 câu khi đọc chúng ta ngắt nghỉ hơi chỗ nào ?
Treo băng giấy (hoặc bảng phụ) có ghi sẵn câu luyện đọc. Hướng dẫn HS cách đọc đúng.
- Nhưng // … hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu! //
- Lúc ấy, / thầy bảo //: " Trước khi làm việc gì / cần phải nghỉ chứ! " //
- Em nghĩ: // Bố cũng có lần mắc lỗi, / thầy không phạt, / nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. //
- Đọc từng đoạn trong nhóm: Yêu cầu HS đọc nhóm ba.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm: theo cá nhân, theo dãy, theo nhóm.
- Cho HS đọc đồng thanh đoạn 3
Ò Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố (4’)
- Phương pháp: Thực hành.
- 3 HS đọc theo phân vai.
- GV liên hệ giáo dục HS về người thầy cũ.
4. Củng cố – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Đọc lại bài nhiều lần, đọc cho người thân nghe.
- Chuẩn bị các câu hỏi trong bài để tiết 2 tìm hiểu nội dung.
- Hát
- 1 HS đọc 2 câu đầu.
- 1 HS đọc 3 câu tiếp.
- 1 HS đọc đoạn còn lại.
- 1 HS đọc cả bài.
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp mở SGK đọc thầm.
- Lớp, cá nhân, nhóm.
- Mỗi HS đọc 1 câu đến hết bài các HS khác đọc thầm.
- Nhộn nhịp, cổng trường, bỏ mũ, trèo, xúc động, hình phạt
- HS nêu.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
- HS nêu.
- Đọc chú thích từ: xúc động, hình phạt.
- Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm và dấu phẩy hay giữa các cụm từ dài.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc theo nhóm.
- 1 tổ 3 em lên đọc.
- HS đọc đồng thanh.
- Lớp.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
TIẾT 26 Tập đọc
NGƯỜI THẦY CŨ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài: xúc động, hình phạt. Các từ ngữ làm rõ ý câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.
Kĩ năng:
Đọc trơn được toàn bài.
Đọc đúng các từ ngữ: nhộn nhịp, cổng trường, bỏ mũ, trèo, xúc động, hình phạt …
Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.
Thái độ: Biết ơn và kính trọng các thầy cô đã dạy dỗ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK, tranh minh họa bài đọc, bảng phụ.
HS: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Bài mới: Người thầy cũ (tiết 2)
- Ở tiết 1 các em đã được luyện đọc bài tập đọc: “Người thầy cũ”, để hiểu rõ nội dung bài hơn chúng ta cùng bước vào tiết 2.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vững nội dung bài (18’).
- Phương pháp: Hỏi đáp.
- Yêu cầu 1 bạn đọc đoạn 1.
Bố Dũng đến trường làm gì ?
Bạn thử đoán xem bố Dũng là ai ?
Ò Bố Dũng đến thăm thầy giáo cũ.
- Yêu cầu tiếp 1 bạn khác đọc đoạn 2.
Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào ?
Bố của Dũng nhớ nhật những kỉ niệm nào về thầy ?
Ò Bố Dũng nhớ lại kỷ niệm về thầy giáo cũ.
Thầy giáo đã bảo gì với cậu học trò trèo qua cửa sổ ?
Ò Vì sao thầy giáo chỉ nhắc nhở mà không phạt cậu HS trèo qua cửa sổ. Đó cũng là kỉ niệm đáng nhớ của bố Dũng. Còn Dũng thì suy nghĩ gì, mời một bạn đọc phần còn lại của bài.
- Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về ?
Ò Những suy nghĩ của Dũng về bố và thầy giáo cũ.
Þ Sự kính trọng và thương yêu thầy giáo của bố Dũng.
Hoạt động 2: Luyện đọc lại (10’).
- Phương pháp: Trò chơi - Thực hành – Luyện tập.
- Sử dụng trò chơi “Bắn tàu”.
- GV nêu luật chơi: Tàu nào bị bắn trúng thì tàu đó đứng dậy đọc bài theo yêu cầu của người điều khiển.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố (2’)
- Phương pháp: Thực hành
- Gọi 1 HS xung phong đọc bài.
Ò Nhận xét.
- Qua bài đọc này, em học tập đức tính gì ?
Liên hệ thức tế Ò GDTT.
3. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện đọc nhiều lần. Thực hiện tốt theo lời cô dặn.
- Chuẩn bị bài “Thời khóa biểu”.
- Hát
- Cả lớp.
- 1 HS đứng dậy đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
- Bố Dũng đến trường tìm gặp lại thầy giáo cũ.
- Là chú bộ đội.
- 1 HS khác đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy.
- Bố Dũng trèo qua cửa sổ lớp nhưng thầy chỉ bảo ban mà không phạt.
- Thầy nói: “Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi em về đi, thầy không phạt em đâu.”
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Dũng nghĩ: Bố Dũng cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi để không bao giờ mắc lại nữa.
- HS nhắc lại.
- Lớp, nhóm.
- 1 HS điều khiển gọi tên tàu.
- Các bạn ở dưới thực hiện theo lệnh của người bắn tàu.
- Lớp.
- Đọc theo vai.
- Nhận xét.
- HS nêu.
TIẾT 31 Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Giúp HS củng cố về giải bài toán có lời văn dạng ít hơn và nhiều hơn.
Điểm ở trong và ở bên ngoài hình.
Kĩ năng: Có kĩ năng giải bài toán có lời văn nhanh, chích xác.
Thái độ: Rèn HS tinh cẩn thận, chính xác và tích cực tham gia của lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Hình vẽ baì tập 1.
HS: Bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Bài toán về ít hơn (4’)
- GV yêu cầu HS sửa bài 3 / 30.
Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Luyện tập
- Hôm nay chúng ta sẽ rèn kỹ năng giải toán dạng: Bài toán về ít hơn qua bài Luyện tập Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài (20’)
- Phương pháp: Thực hành, thi đua.
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đếm ngôi sao và trả lời câu hỏi của bài.
Ò Muốn biết nhiều hơn hoặc lớn hơn bao nhiêu ngôi sao thì ta lấy số lớn trừ số bé.
* Bài 2:
- Em kém hơn anh 5 tuổi có nghĩa là em ít hơn anh 5 tuổi.
- Bài toán thuộc dạng gì ?
- GV và HS cùng phân tích cách làm bài toán.- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS gạch 1 gạch dưới đề bài cho, 2 gạch dưới đề bài hỏi.- GV và HS cùng nhau phân tích bài.- Yêu cầu HS làm tương tự như bài 2.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
Þ Khi giải bài toán thuộc dạng ít hơn ta sẽ làm tính trừ.
Hoạt động 2: Củng cố (4’)
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
- GV treo hình vẽ như bài 4 VBT. Yêu cầu HS đếm và giơ số hình đếm được lên.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò: (1’)
- Về nhà làm bài 2, 3/ 31.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Kilôgam.
- Hát
Giải:
Số học sinh trai lớp 2 A có:
15 – 3 = 12 (HS)
Đáp số: 12 HS.
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp, cá nhân, nhóm.
- HS đọc đề.
- HS đếm và sau đó nêu miệng.
- 6 ; 7 ; 1 ; 1
- HS đọc đề.
- Ít hơn.
- HS trả lời những câu hỏi GV đưa ra.
a) Giải:
Số tuổi của em là:
16 – 5 = 11 (tuổi)
Đáp số: 11 tuổi.
b) Giải:
Số tuổi của anh là:
11 + 5 = 16 (tuổi)
Đáp số: 16 tuổi.
- HS đọc đề.
- HS tiến hành gạch.
- HS trả lời những câu hỏi GV đưa ra.
Giải:
Số tầng toà thứ 2 có:
16 – 4 = 12 (tầng)
Đáp số: 12 tầng.
- Lớp.
- HS tìm số giơ lên.
TIẾT 13 Chính tả
NGƯỜI THẦY CŨ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Chép lại đúng và đẹp một đoạn trong bài “Người thầy cũ”. Củng cố quy tắc chinh tả: ui / uy; tr / ch.
Kĩ năng: Rèn viết đúng một số tiếng: cũ, Dũng, xúc động, mắc lỗi, tr hay ch, khung cửa sổ. Làm đúng các bài tập, phân biệt ui hay uy, tr hay ch.
Thái độ: Yêu thích viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ viết nội dung đoạn viết, giấy khổ to viết bài tập.
HS: Vở chính tả, vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Ngôi trường mới (4’)
- Yêu cầu HS viết bảng con những từ HS hay mắc lỗi ở tiết trước.
Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Người thầy cũ
- Trong tiết chính tả này sẽ chép lại đoạn trích của bài “Người thầy cũ” Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Nắm nội dung đoạn viết (6’)
- Phương pháp: Đàm thoại.
- GV treo bảng phụ chép đoạn văn và đọc.
Đoạn chép này kể về ai ?
Dũng nghĩ gì khi bố ra về ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trình bày (6’)
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Bài viết có mấy câu ?
- Nêu những chữ, từ khó ? (GV gạch chân)
- Bài có những chữ nào cần viết hoa ?
- Đọc lại câu văn có cả dấu phẩy và hai dấu chấm (:)
- GV đọc cho HS ghi từ khó vào bảng con.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Viết bài (15’)
- Phương pháp: Thực hành.
- Nêu cách trình bày bài.
- Yêu cầu HS nhìn bảng chép bài.
- GV đi quan sát giúp HS yếu chép toàn bộ bài.
- GV đọc lại toàn bài.
- Chấm 10 vở đầu tiên và nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố (4’)
- Phương pháp: Trò chơi.
* Bài tập 2b, 3a:
- GV nêu luật chơi tiếp sức, cả lớp hát bài hát khi các bạn lần lượt lên điền vần, â vào chỗ trống.
Ò Tuyên dương đội thắng.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Về sửa hết lỗi.
- Chuẩn bị: “Cô giáo lớp em”.
- Nhận xét tiết học./.
- Hát
- HS viết vào bảng con.
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp.
- HS lắng nghe.
- Về Dũng.
- Dũng nghĩ bố cũng có lần mắc lỗi và bố không bao giờ mắc lại nữa.
- Lớp.
- 4 câu.
- HS nêu: … … xúc động, mắc lỗi.
- Chữ đầu câu và tên riêng.
- Em nghĩ: Bố cũng … … nhớ mãi.
- HS viết bảng con: cũ, Dũng, mắc lỗi, xúc động.
- Cá nhân.
- Nêu tư thế ngồi viết.
- Nhìn bảng phụ chép vào vở.
- HS soát lại.
- Đổi vở, sửa lỗi (bảng phụ).
- Lớp.
- 1 HS đọc.
- HS thực hiện 4 bạn / dãy.
TIẾT 7 Kể chuyện
NGƯỜI THẦY CŨ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm được nội dung câu chuyện.
Kĩ năng: Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện: Chú bộ đội, thầy giáo và Dũng. Kể lại được toàn bộ câu chuyện đủ ý, đúng trình tự diễn biến. Biết tham gia dựng lại đoạn 2 câu chuyện. Tập trung nghe bạn kể, đánh giá đúng lời kể của bạn.
Thái độ: Giáo dục HS luôn nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy cô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Chuẩn bị mũ bộ đội, kính đeo mắt để thực hiện phần dựng lại câu chuyện theo vai.
HS: Đọc ki câu chuyện - SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Mẩu giấy vụn (5’)
- Kiểm tra 4 HS dựng lại câu chuyện theo vai.
Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Người thầy cũ
* Hôm nay, chúng ta tập kể lại câu chuyện Người thầy cũ
Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Kể tên nhân vật (3’)
- Phương pháp: Hỏi đáp.
- Câu chuyện “Người thầy cũ” có những nhân vật nào ?
Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện (17’)
- Phương pháp: Kể chuyện.
- Chia nhóm kể, mỗi nhóm 4 em, lần lượt mỗi em kể 1 đoạn sao cho mỗi em đều được kể toàn bộ câu chuyên.
- Theo dõi, giúp đỡ những nhóm còn lúng túng.
- Thi kể chuyện trước lớp.
* Lưu ý: Nếu HS lúng túng, GV có thể nêu câu hỏi gợi ý cho các em kể.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Kể theo vai (10’)
- Phương pháp: Kể chuyện – Thực hành.
* Lần 1:
- GV làm người dẫn chuyện.
- Lưu ý HS có thể nhìn sách để nói lại nếu chưa nhớ lời nhân vật.
* Lần 2:
- Chia nhóm 3 em 1 nhóm.
- GV chỉ định 1 em trong mỗi nhóm lên kể theo nhân vật GV yêu cầu.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét – Dặn dò: (2’)
- Về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: “Người mẹ hiền”.
- Nhận xét tiết học./.
- Hát
- Lên trình bày.
- 1 HS nhắc lại.
- Nhóm, lớp.
- Dũng, chú Khánh (bố Dũng), thầy giáo.
- Nhóm, lớp.
- HS trình bày kể theo nhóm.
- Cho 1 số nhóm lên kể.
- Nhóm, lớp.
- 1 HS làm vai chú Khánh, 1 em làm Dũng.
- 3 Em xung phong dựng lại câu chuyện theo 3 vai.
- Tập dựng lại câu chuyện.
- Thi đua các nhóm.
TIẾT 32 Toán
KILÔGAM
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS.
Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn.
Làm quen với cái cân, quả cân, cách cân.
Kĩ năng:
Nhận biết được đơn vị đo khối lượng kilôgam, tên gọi và ký hiệu (kg).
Biết làm phép tính cộng, trừ số đo khối lượng có đơn vị là kg.
Thái độ: HS yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: 1 Chiếc cân đĩa. Các quả cân 1kg, 2 kg, 5 kg. Một cố đồ dùng: túi gạo 1 kg, cặp sách, dưa leo, cà chua.
HS: Vở, bộ thực hành.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập (4’)
- GV yêu cầu HS lên sửa bài 2 / 31.
Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Kilôgam
* Trong bài học hôm này, chúng ta sẽ làm quen với đơn vị đo khối lượng kilôgam. Đơn vị này cho chúng ta biết độ nặng, nhẹ của 1 vật nào đó Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Giới thiệu quả cân va đĩa cân (7’)
- Phương pháp: Trực quan – Vấn đáp – Thực hành.
- GV đưa ra 1 quả cân (1kg) và 1 quyển vở. Yêu cầu HS dùng một tay lần lượt nhấc 2 vật lên và trả lời vật nào nhẹ hơn, vật nào nặng hơn.
- Cho HS làm tương tự với 3 cặp đồ vật khác nhau và nhận xét “vật nặng – vật nhẹ’.
Ò Muốn biết một vật nặng hay nhẹ ta cần phải cân vật đó.
- Cho HS xem chiếc cân đĩa. Nhận xét về hình dạng của cân. Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là kilôgam. Kilôgam được viết tắt là kg. Viết lên bảng kilôgam – kg.
- Yêu cầu HS đọc.
- Cho HS xem các quả cân 1kg, 2kg, 5kg và đọc các số đo ghi trên quả cân.
Hoạt động 2: Giới thiệu cách cân và thực hành cân (8’)
- Phương pháp: Trực quan - Thực hành.
- Giới thiệu cách cân thông qua cân 1 bao gạo
- Đặt 1 bao gạo (1kg) lên 1 đĩa cân, phía bên kia là quả cân 1 kg (vừa nói vừa làm).
- Vị trí 2 đĩa cân thế nào ?
- Nhận xét vị trí của kim thăng bằng ?
Ò Khi đó ta nói túi gạo nặng 1 kg.
- GV xúc ra và đổ thêm gạo cho HS thấy được vật nặng hay nhẹ hơn 1 kg.
Ò Muốn biết vật đó nặng hay nhẹ hơn 1 kg thì ta đặt vật đó lên quả cân.
Hoạt động 3: Luyện tập (9’)
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
* Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
® Nhận xét.
* Bài 2:
- Viết lên bảng: 1kg + 2kg = 3kg. Hỏi: Tại sao 1kg cộng 2kg lại bằng 3kg.
- Nêu cách cộng số đo khiến khối lượng có đơn vị kilôgam.
- Yêu cầu HS làm vào VBT.
® Nhận xét.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi là gì ?
- Yêu cầu HS làm bài.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4: Nhận xét – Củng cố (3’)
- Phương pháp: Thực hành, thi đua
- Yêu cầu HS viết kg lên bảng.
- Cho HS đọc số đo của 1 số quả cân.
- Quan sát cân, nhận xét độ nặng, nhẹ của vật.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Về nhà làm bài: 2, 3 / 32.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học./.
- Hát
- 1 HS lên sửa bài.
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp.
- Quả cân nặng hơn quyển vở.
- HS thực hành.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- Kilôgam.
- HS đọc.
- Lớp.
- HS quan sát.
- 2 đĩa cân ngang bằng nhau.
- Kim chỉ đúng giữa (đúng vạch thăng bằng).
- HS quan sát.
- HS nhắc lại.
- Lớp, cá nhân.
- HS làm bài, 2 HS nào làm xong lên bảng ghi.
- 5 Kg.
- Ba kilôgam.
- 1 HS đọc đề.
- Vì 1 cộng 2 bằng 3.
- HS nêu.
- HS làm.
- HS đọc.
- Bao to nặng 25 kg, bao bé nặng 10 kg.
- Cả hai bao nặng bao nhiêu kilôgam ?
- HS làm.
Giải:
Số kg cả 2 bao nặng là:
25 + 10 = 35 (kg)
Đáp số: 35 kg.
- Lớp.
- HS viết.
- HS đọc.
- HS quan sát và trả lời.
TIẾT 7 Tự nhiên xã hội
ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu được ăn uống đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh.
Kĩ năng: Biết ăn những thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thái độ: Có ý thức thực hiện một ngày ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước, ăn thêm hoa quả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh ảnh trong SGK (phóng to). Phiếu học tập.
HS: SGK, sưu tầm ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Tiêu hóa thức ăn (4’)
- Tại sao chúng ta nên ăn thức ăn chậm, nhai kĩ ?
- Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no ?
Ò Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: Ăn uống đầy đủ
- GV hỏi: Việc ăn uống hằng ngày có quan trọng không ? Vì sao ?
- Bài học hôm nay giúp chúng ta biết cách ăn uống đầy đủ và lợi ích của việc ăn uống đầy đủ mang lại Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Các bữa ăn hàng ngày (8’)
- Phương pháp: Quan sát – Vấn đáp.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK. Mỗi lần treo tranh đặt câu hỏi cho HS:
Bạn Hoa đang làm gì ?
Vậy một ngày Hoa ăn mấy bữa và ăn những gì ?
Ngoài ăn ra bạn Hoa còn làm gì ?
à Ăn uống như bạn Hoa là đầy đủ. Vậy thế nào là ăn uống đầy đủ.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế bản thân (7’)
- Phương pháp: Vấn đáp – Gợi mở.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu HS kể với bạn bên cạnh về các bữa ăn hằng ngày của mình theo gợi ý:
Con ăn mấy bữa một ngày ?
Con ăn những gì ?
Con có uống đủ nước và ăn thêm hoa quả không ?
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu HS tự kể về việc ăn uống hằng ngày của mình.
- GV hướng dẫn nhận xét:
Bạn ăn uống đủ bữa chưa ?
Bạn ăn uống đủ chất chưa ?
Cần ăn thêm hay giảm bớt thức ăn gì ? Tại sao ?
- Trước và sau bữa ăn chúng ta nên làm gì ?
- Có thể chia thành nhiều câu hỏi nhỏ:
Có cần rửa tay sạch không ? Vì sao ?
Có nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn không ?
Sau khi ăn phải làm gì ?
Hoạt động 3: Ăn uống đầy đủ giúp chúng ta mau lớn, khỏe mạnh. (10’)
- Phương pháp: Thực hành – Giảng giải.
- Phát phiếu cho HS làm việc cá nhân. Phiếu có nội dung như sau:
* Bài 1: Đánh dấu X vào ô £ thích hợp.
1. Trong dạ dày và ruột non thức ăn được biến đổi như thế nào ?
£ a) Thành chất bổ.
£ b) Không biến đổi.
£ c) Thành chất thải.
2. Chất bổ thu được từ thức ăn được đưa đi đâu ? Làm gì ?
£ a) Đưa đến các bộ phận của cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể.
£ b) Đưa ra ngoài qua đường đại tiện, tiểu tiện.
* Bài 2: Nối từng ô bên trái với các ô thích hợp ở bên phải.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- Rút ra kết luận về lợi ích của việc ăn uống đầy đủ.
Hoạt động 4: Trò chơi (5’)
- Phương pháp: Trò chơi.
* GV hướng dẫn chơi:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm bàn luận để lên thực đơn cho các bữa ăn hằng ngày: bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và ghi vào giấy.
- GV chấm thực đơn: Yêu cầu đại diện nhóm nêu thực đơn, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét về:
Thức ăn cung cấp đạm. (Từ động vật)
Thức ăn cung cấp đường. (Lương thực)
Thức ăn cung cấp vitamin (Hoa quả, rau xanh)
Nước uống.
- Thực đơn tốt là thực đơn có đầy đủ 4 loại thức ăn kể trên.
4. Dặn dò: (1’)
- Về nhà nên ăn đủ, uống đủ và ăn thêm hoa quả.
- Chuẩn bị bài: “Ăn uống sạch sẽ”.
- Nhận xét tiết học./.
- Hát
- 1 HS nêu.
- 1 HS nêu.
à Rất quan trọng. Trả lời theo suy nghĩ.
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp.
- HS quan sát tranh và trả lời theo nội dung từng tranh như sau:
Tranh 1: bạn Hoa đang ăn sáng, bạn ăn mì, uống sữa, ... (Kể tên thức ăn).
Tranh 2: Bạn Hoa đang ăn trưa. Bạn ăn rau, … (Kể tên).
Tranh 3: Bạn Hoa đang uống nước.
Tranh 4: bạn Hoa đang ăn tối cùng gia đình (Kể tên).
- Một ngày Hoa ăn 3 bữa (Kể tên thức ăn).
- Uống đủ nước.
- Ăn 3 bữa, đủ thịt, trứng, cơm, canh, rau, hoa quả và uống nước.
- Nhóm đôi, lớp.
- Hỏi đáp theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau trau đổi với nhau.
- 5 HS tự kể về bữa ăn của mình.
- Lớp nhận xét theo hướng dẫn của GV.
- Cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch để chất bẩn ở tay không dấy vào thức ăn làm mất vệ sinh.
- Không nên vì như thế sẽ không ăn được nhiều cơm, thức ăn và cũng không ngon miệng.
- Phải súc miệng
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 7 LOP 2.doc