Giáo án tuần thứ 13 dạy khối 1

TẬP ĐỌC:

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I MỤC TIÊU:

 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi- ôn- côp- xki), cửa sổ, ngã gãy chân, rủi ro, hàng trăm lần, ; biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời dẫn chuyện.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- côp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.Trả lời được các CH trong SGK)

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: thiết kế, khí cầu, sa hoàn tâm niệm, tôn thờ,

KNS: Tự nhận thức bản thân . Đặt mục tiêu

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chân dung nhà bác học Xi- ôn- côp- xki.

 - Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần thứ 13 dạy khối 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Thứ hai, ngày 03 tháng 12 năm 2012 TẬP ĐỌC: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I MỤC TIÊU: - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi- ôn- côp- xki), cửa sổ, ngã gãy chân, rủi ro, hàng trăm lần,…; biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời dẫn chuyện. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- côp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.Trả lời được các CH trong SGK) - Hiểu nghĩa các từ ngữ: thiết kế, khí cầu, sa hoàn tâm niệm, tôn thờ,… KNS: Tự nhận thức bản thân . Đặt mục tiêu II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chân dung nhà bác học Xi- ôn- côp- xki. - Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC: 2. Bài mới: a. Khám phá: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh giới thiệu bài. b. Kết nối * Luyện đọc: KNS : tự nhận thức bản thân - HS đọc từng đoạn của bài. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng (nếu có) - Gọi HS đọc phần chú giải. - GV giới thiệu thêm hoặc gọi HS giới thiệu tranh (ảnh) về khinh khí cầu, tên lửa nhiều tầng, tàu vũ trụ. - Gọi HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: + Toàn bài đọc viết giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục. + Nhấn giọng những từ ngữ: gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục… * Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1, trao đổi và TLCH: ? Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Ghi ý chính đoạn 1. - HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì? ? Đó cũng chính là nội dung đoạn 2, 3. Ghi bảng ý chính đoạn 2, 3. - HS đọc đoạn 4, trao đổi nội dung và TLCH: ? Ý chính của đoạn 4 là gì? - Ghi ý chính đoạn 4. ? Em hãy đặt tên khác cho truyện. c.Thực hành: ? Câu truyện nói lên điều gì? - Ghi nội dung chính của bài. * Đọc diễn cảm: KNS : đặt mục tiêu - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. - Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. - Yêu cầu HS luyện đọc. - Tổ chức có HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. - Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS. - Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. - Nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Áp dụng củng cố và hoạt động nối tiếp ; KNS : kiên định ? Câu truyện giúp em hiểu điều gì? ? Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi- ô- côp- xki. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. - HS lên bảng đọc bài. - Quan sát và lắng nghe. - 4 HS đọc theo trình tự. + Đoạn 1: Từ nhỏ … bay được. + Đoạn 2: Để tìm … tiết kiệm thôi. + Đoạn 3: Đúng là … vì sao + Đoạn 4: Hơn … đến chinh phục. - 1 HS đọc thành tiếng. - Giới thiệu và lắng nghe. - 2 HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. + Đoạn 1 nói lên mơ ước của Xi-ôn-côp-xki. - 2 HS nhắc lại. - 2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời. + Xi-ôn-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó. - 2 HS nhắc lại. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Đoạn 4 nói lên sự thành công của Xi- ôn- côp- xki. - 1 HS nhắc lại. *Ước mơ của Xi- ôn- côp- xki. *Người chinh phục các vì sao. *Ông tổ của ngành du hành vũ trụ. *Quyết tâm chinh phục bầu trời. - Truyện ca ngợi nhà du hành vũ trụ vĩ đại Xi- ôn- côp- xki. nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bĩ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao. - 4 HS đọc như đã hướng dẫn. - HS luyện đọc theo cặp. - 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. - 3 HS thi đọc toàn bài. - Từ nhỏ Xi- ôn- côp- xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. - Nhờ kiên trì, nhẫn nại ông đã thành công trong việc nghiên cứu ước mơ của mình. + Xi- ôn- côp- xki là nhà khoa học vĩ đại đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại, thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao. + Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại. + Làm việc gì cũng phải toàn tâm, toàn ý quyết tâm. ----------------------------------------------------- TOÁN: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I. MỤC TIÊU : - Giúp HS: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.KTBC : Nêu cách thực hiện nhân với số có 2 chữ số. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài b ) Phép nhân 27 x 11 ( Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 ) - Viết phép tính 27 x 11. - Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. - Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên. - Khi nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. - Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào ? - Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: * 2 cộng 7 = 9 * Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297. * Vậy 27 x 11 = 297 - HS nhân nhẩm 41 với 11. - GV nhận xét và nêu vấn đề: Các số 27, 41 … đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10 , vậy với trường hợp hai chữ số lớn hơn 10 như các số 48, 57, … thì ta thực hiện thế nào ? c. Phép nhân 48 x11 (Trường hợp hai chữ số nhỏ hơn hoặc bằng 10) - Viết lên bảng phép tính 48 x 11. - Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần b để nhân nhẩm x 11. - Vậy kết quả phép nhân 48 x 11 = 528. - Cho HS nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11. - Yêu cầu HS thực hiện nhân nhẫm 75 x 11. d. Luyện tập , thực hành Bài 1 - HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Nhận xét cho điểm học sinh Bài 4 (Dành cho HS giỏi) - HS đọc đề bài: - GV H/d: Để biết được câu nào đúng, câu nào sai trước hết chúng ta phải tính số người có trong mỗi phòng họp, sau đó so sánh và rút ra kết quả. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 1- 2 em nêu - HS nghe. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp - Đều bằng 297. - HS nêu. - Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó ( 2 + 7 = 9 ) vào giữa. - HS nhẩm - HS nhẩm và nêu cách nhân nhẩm của mình - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp - HS nêu. - 2 HS lần lượt nêu. - HS nhân nhẩm và nêu cách nhân trước lớp. Làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra - HS đọc đề bài - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở - HS nghe GV hướng dẫn và tự làm bài Phòng A có 11 x 12 = 132 người Phòng B có 9 x 14 = 126 người Vậy câu b đúng , các câu a , c, d sai. - HS cả lớp. ----------------------------------------------------- CHÍNH TẢ: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúg bài CT; trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng BT (2) a / b hoặc BT (3) a / b. II.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn viết chính tả: * Trao đổi về nội dung đoạn văn: - Gọi HS đọc đoạn văn. ? Đoạn văn viết về ai? ? Em biết gì về nhà bác học Xi- ôn- côp- xki? * Hướng dẫn viết chữ khó: - HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. * Nghe viết chính tả: * Soát lỗi chấm bài: c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: a) HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS thực hiện trong nhóm - Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có. - Nhận xét và kết luận các từ đúng. Có hai tiếng đề bắt đầu bằng l Có hai tiếng bắt đầu bằng n Bài 3: a/. HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS trao đổi theo cặp và tìm từ. - Gọi HS phát biểu. - HS nhận xét và kết luận từ đúng. b/. Tiến hành tương tự phần a/. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại các tính từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm trang 125, SGK. + Viết về nhà bác học ngừơi Nga Xi- ôn- côp- xki. - HS trả lời. - Các từ: Xi- ôn- côp- xki, nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí nghiệm,… - 1 HS đọc thành tiếng. - Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào vở. - Bổ sung. - 1 HS đọc các từ vừa tìm được . Mỗi HS viết 10 từ vào vở. Long lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng. Lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lửng lờ, lấm láp, lọ lem , lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu…. Nóng nảy, nặng nề, nảo nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê náo nức nô nức,… - 1 HS đọc thành tiếng. - 2 HS cùng bàn trao đổi và tìm từ. - Từng cặp HS phát biểu. 1 HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ tìm được. - Lời giải: nản chí (nản lòng), lí tưởng, lạc lối, lạc hướng. - Lời giải: Kim khâu, tiết kiệm, tim,… ----------------------------------------------------- KHOA HỌC: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I/ MỤC TIÊU: - Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm: + Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con nguời. + Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ. - Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - HS chuẩn bị theo nhóm: + Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng. + Hai vỏ chai. + Hai phễu lọc nước; 2 miếng bông. - GV chuẩn bị kính lúp theo nhóm. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét câu trả lời và cho điểm HS. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: - Kiểm tra kết quả điều tra của HS. - Gọi 10 HS nói hiện trạng nước nơi em ở. - GV ghi bảng thành 4 cột theo phiếu và gọi tên từng đặc điểm của nước. - GV giới thiệu: (dựa vào hiện trạng nước mà HS điều tra đã thống kê trên bảng). Vậy làm thế nào để chúng ta biết được đâu là nước sạch, đâu là nước ô nhiễm các em cùng làm thí nghiệm để phân biệt. b) Hoạt động 1: Làm thí nghiệm: Nước sạch, nước bị ô nhiễm. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm theo định hướng sau: - Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình. - HS đọc to thí nghiệm trước lớp. - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chia bảng thành 2 cột và ghi nhanh những ý kiến của nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương ý kiến hay của các nhóm. * Qua thí nghiệm chứng tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất như cát, đất, bụi, … nhưng ở sông, (hồ, ao) còn có những thực vật hoặc sinh vật nào sống ? - Đó là những thực vật, sinh vật mà bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy. Với chiếc kính lúp này chúng ta sẽ biết được những điều lạ ở nước sông, hồ, ao. - HS quan sát nước ao, (hồ, sông) qua kính hiển vi. - Từng em đưa ra những gì em nhìn thấy trong nước đó. * GV Kết luận. c) Hoạt động 2: Nước sạch, nước bị ô nhiễm. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: - Phát phiếu bảng tiêu chuẩn cho từng nhóm. HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra. Kết luận cuối cùng o thư ký ghi vào phiếu. - 2 đến 3 nhóm đọc nhận xét của nhóm mình và các nhóm khác bổ sung, GV ghi các ý kiến đã thống nhất của các nhóm lên bảng. - Các nhóm bổ sung vào phiếu của mình nếu còn thiếu hay sai so với phiếu trên bảng. - Phiếu có kết quả đúng là: PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM Nhóm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Đặc điểm Nước sạch Nước bị ô nhiễm Màu Không màu, trong suốt Có màu, vẩn đục Mùi Không mùi Có mùi hôi Vị Không vị Vi sinh vật Không có hoặc có ít không đủ gây hại Nhiều quá mức cho phép Có chất hoà tan Không có các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ. Chứa các chất hoà tan có hại cho sức khỏe con người. - HS đọc mục Bạn cần biết. * Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai. * Cách tiến hành: - GV đưa ra kịch bản cho cả lớp cùng suy nghĩ: Một lần Minh cùng mẹ đến nhà Nam chơi: Mẹ Nam bảo Nam đi gọt hoa quả mời khách. Vội quá Nam liền rửa dao vào ngay chậu nước mẹ em vừa rửa rau. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Nam. - Nêu yêu cầu: Nếu em là Minh em sẽ nói gì với bạn ? - GV nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết và trình bày lưu loát. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS. - Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. - HS trả lời. - HS đọc phiếu điều tra. - HS lắng nghe. - HS hoạt động nhóm. - HS báo cáo. - 2 HS trong nhóm thực hiện lọc nước cùng một lúc, các HS khác theo dõi để đưa ra ý kiến, thư ký ghi các ý kiến vào giấy. Sau đó cả nhóm cùng tranh luận để đi đến kết quả chính xác. Cử đại diện trình bày trước lớp. - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và phát biểu: Những thực vật, sinh vật em nhìn thấy sống ở ao, (hồ, sông) là: Cá, tôm, cua, ốc, rong, rêu, bọ gậy, cung quăng, … - HS lắng nghe. - HS quan sát, trả lời. - HS lắng nghe. - HS thảo luận. - HS nhận phiếu, thảo luận và hoàn thành phiếu. - HS trình bày. - HS sửa chữa phiếu. - 2 HS đọc. - HS lắng nghe và suy nghĩ. - HS trả lời. - HS khác phát biểu. ---------------------------------------------------- Thứ ba ngày 04 tháng 12 năm 2012 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC MỤC TIÊU: - Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), Viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC: Tính từ là gì? Đặt câu có sử dụng tính từ. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - Chia nhóm 4, yêu cầu HS trao đổi thảo luận và tìm từ, Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Gọi các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, kết luận các từ đúng. a/. Các từ nói lên ý chí nghị lực của con người. b/. Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. Bài 2: - HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc câu - đặt với từ: + HS tự chọn trong số từ đã tìm được trong nhóm a/ để đặt. - HS nhận xét. - Đối với từ thuộc nhóm b tiến hành tương tự như nhóm a. Bài 3: - HS đọc yêu cầu. - Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì? ? Bằng cách nào em biết được người đó? ? Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung Có chí thì nên. - HS tự làm bài. GV nhắc HS để viết đoạn văn hay các em có thể sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ vào đoạn mở đoạn hay kết đoạn. - HS trình bày đoạn văn. GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại các từ ngữ ở BT1 và viết lại đoạn văn, chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng viết. - 2 HS đứng tại chỗ trả lời. Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có. - Đọc thầm lại các từ mà các bạn chưa tìm được. Quyết chí, quyết tâm , bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, , vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng,… Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai,… - 1 HS đọc thành tiếng. - HS tự làm bài. - HS có thể đặt: - HS đọc thành tiếng. + Về một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. - HS trả lời *Có câu mài sắt có ngày nên kim. *Có chí thì nên. *Nhà có nền thì vững. *Thất bại là mẹ thành công. *Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. - Làm bài vào vở. - 5 đến 7 HS đọc đoạn văn tham khảo của mình. ----------------------------------------------------- ÂM NHẠC: CÔ TUYỂN DẠY ------------------------------------------------------- TOÁN: NHÂN VỚI SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ I.MỤC TIÊU: - Giúp HS: - Biết cách với số có 3 chữ số. - Tính được giá trị biểu thức. II.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC : 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài b ) Phép nhân 164 x 123 - GV ghi phép tính 164 x 123, sau đó yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính. - Vậy 164 x123 bằng bao nhiêu ? * Hướng dẫn đặt tính và tính - GV nêu vấn đề : Để tính 164 x 123, chúng ta phải thực hiện 3 phép nhân là 164 x100, 164 x20 và 164 x 3, sau đó cộng 3 số 16 400 + 3 280 + 492 như vậy rất mất công - Để tránh thực hiện nhiều bước tính ta tiến hành đặt và thực hiện tính nhân theo cột dọc. Em nào có thể đặt tính . 164 x 123 = ? - GV nêu cách đặt tính đúng. - Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân + Lần lượt nhân từng chữ số của 164 x 123 theo thứ tự từ phải sang trái - GV giới thiệu : tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai viết lùi sang bên trái 1 cột. Tích riêng thứ ba viết lùi sang bên trái hai cột. - GV cho HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân 164 x 123. - Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân. c) Luyện tập , thực hành Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Các phép tính nhân với số có 3 chữ số thực hiện tương tự như với phép nhân 164 x 123. - GV chữa nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - Gọi HS đọc đề bài, yêu cầu HS tự làm. - GV nhận xét cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo nhận xét bài làm của bạn. - HS lắng nghe. - HS tính như sách giáo khoa. - 164 x 123 = 20 172 - 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào giấy nháp - HS theo dõi GV thực hiện phép nhân. 164 x 123 372 + 328 164 20052 - HS nghe giảng. - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào nháp. - HS nêu như SGK. - Đặt tính rồi tính. - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - HS cả lớp. ---------------------------------------------------- LỊCH SỬ : CuỘc Kháng ChiẾn ChỐng Quân TỐng Xâm LưỢc LẦN THỨ HAI ( 1075 – 1077) I. MỤC TIÊU : - Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến trên sông như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến trên sông như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lí Thường Kiệt): + Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt. + Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công. + Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. + Quân địch không chống cự nổi tìm đường tháo chạy. - Vài nét về công lao của Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi. II. CHUẨN BỊ : - VBT của HS. - Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC : Nêu những biểu hiện về sự phát triển đạo Phật thời Lý 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Phát triển bài : * Hoạt động nhóm đôi : - GV giới thiệu về Lý Thường Kiệt: Sinh năm 1019, mất năm 1105. Ông là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng, làm quan 3 đời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Có công lớn trong KC chống giặc Tống xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền nước ta. - GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau: + Để xâm lược nước Tống. + Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao? - GV cho HS thảo luận và đi đến thống nhất. * Hoạt động cá nhân : - GV treo lược đồ và trình bày diễn biến. - GV hỏi để HS nhớ và xây đựng các ý chính của diễn biến KC chống quân xâm lược Tống. - GV nhận xét, kết luận * Hoạt động nhóm : - HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng …. được giữ vững. - Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? - GV kết luận. * Hoạt động cá nhân : - Dựa vào SGK GV cho HS trình bày kết quả của cuộc kháng chiến. - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố - Dặn dò:: - Cho 3 HS đọc phần bài học. - GT bài thơ “Nam quốc sơn hà” cho HS đọc diễn cảm bài thơ này. * Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2 thắng lợi đánh dấu trình độ quân sự cao của quân và dân ta. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã góp phần giữ trọn nền độc lập của dân tộc. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: “Nhà Trần thành lập”. - HS đọc và trả lời câu hỏi - HS lắng nghe. - 2 HS đọc - HS thảo luận. - Ý kiến thứ hai đúng. - 2 HS lên bảng chỉ lược đồ và trình bày. lớp theo dõi - HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trình bày. - HS khác nhận xét. - HS đọc - HS cả lớp. --------------------------------------------------------------- Thứ Tư, ngày 05 tháng 12 năm 2012 TẬP ĐỌC: VĂN HAY CHỮ TỐT I. MỤC TIÊU - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn. Ca ngợi tính kiên trì, sửa chữa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ viết xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt. Hiểu nghĩa các từ ngữ: khẩn khoản, huyện đường, ân hận,… - Đọc đúng : khẩn khoản, oan uổn, vui vẻ, sẵn lòng, luyện chữ viết, làm mẫu,… KĨ NĂNG SỐNG: Đặt mục tiêu. Kiên định II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 129/SGH - Một số vở sạch chữ đẹp của HS trong trường. - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC: Gọi hs đọc bài: Người tìm đường lên các vì sao. 2. Bài mới: a. :Khám phá: KNS: Xác định giá trị giáo viên đính tranh để giới thiệu b Kết nối: * Luyện đọc: - HS đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). - Chú ý câu: Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên dù bài văn hay vẫn bị thầy cho điểm kém. - HS đọc phần chú giải. - HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: như SGV. * Tìm hiểu bài: (Xem SGV) - HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Đoạn 1 cho em biết điều gì? ? Ghi ý chính đoạn 1. - HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Cao Bá Quát đã rất sẵn lòng vui vẻ, nhận lời giúp bà cụ nhưng việc không thành vì lá đơn viết chữ quá xấu. Sự việc đó là cho Cao Bá Quát rất ân hận. ? Đoạn 2 có nội dung chính là gì? - Ghi ý chính đoạn 2. - Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Ghi ý chính đoạn 3. - Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 4. - Mỗi đoạn chuyện đều nói lên 1 sự việc. + Đoạn mở bài nói lên chữ viết xấu gây bất lợi cho Cao Bá Quát thuở đi học. + Đoạn thân bài kể lại chuyện Cao Bá Quát ân hận vì chữ viết xấu của mình đã làm hỏng việc của bà cụ hàng. + Đoạn kết bài: Cao Bá Quát thành công, nổi danh là người văn hay chữ tốt. ? Câu chuyện nói lên điều gì? - Ghi ý chính của bài. * Đọc diễn cảm: KNS : Đặt mục tiêu - Gọi 3 HS đọc từng đọan của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc. - Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. - HS đọc phân vai (người dẫn truyện, bà cụ hàng xóm, Cao Bá Quát) - Nhận xét và cho điểm HS. - Tổ chức cho HS thi đọc cả bài. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 3. vận dụng công việc về nhà - Câu chuyện khuyên ta điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Quan sát, lắng nghe. - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự: + Đoạn 1: Thuở đi học… xin sẵn lòng. + Đoạn 2: Lá đơn viết … cho đẹp + Đoạn 3: Sáng sáng … chữ tốt. - 1 HS đọc thành tiếng. - 2 HS đọc bài. - HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Đoạn 1 nói lên Cao Bá Quát thường bị điểm xấu vì chữ viết, rất sẵn lòng giúp đỡ người khác. - 2 HS nhắc lại. - HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Cao Bá Quát rất ân hận vì chữ mình xấu làm bà cụ không giải oan được. - 2 HS nhắc lại. - HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. - 2 HS nhắc lại - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trả lời. - Lắng nghe. + Câu chuyện ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa viết xấu của Cao Bá Quát. - 3 HS đọc. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc. - HS luyện đọc trong nhóm 3 HS. - 3 đến 5 HS thi đọc --------------------------------------------- TOÁN: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục là 0. - GD HS tính cẩn thận khi làm toán. II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.. KTBC : - GV chữa bài nhận xét cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài b. Phép nhân 258 x 203 - GV viết 258 x 203 yêu cầu HS thực hiện đặt tính để tính. - Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203 ? - Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không ? - Giảng vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính 258 x 203 chúng ta không thể viết tích riêng này - Cần lưu ý khi viết tích riêng thứ ba 1516 phải lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất. - Cho HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn. c.

File đính kèm:

  • docGiao an(10).doc
Giáo án liên quan