Giáo án văn 10 ( cơ bản )

I/ MỤC TIÊU:

- Kiến thức trọng tâm:giúp học sinh hiểu được thành phần cấu tạo, quá trình phát triển và những nét đặc sắc truyền thống của nền văn học dân tộc.

- Kỹ năng: khái quát vấn đề

- Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục hướng nghiệp: bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam.

 II/ CHUẨN BỊ:

- Chuần bị của thầy: soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

- Chuẩn bị của trò: soạn bài, sách giáo khoa.

 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp

- Kiểm tra bài cũ: không thực hiện.

LỜI VÀO BÀI MỚI:

 Qua 4 năm ở trường THCS, các em đã được học khá nhiều tác giả, tác phẩm văn học nổi tiếng trong văn

 học Việt Nam từ xưa đến nay. Chương trình Ngữ văn THPT sẽ tiếp tục làm công việc lý thú nhưng không dễ dàng ấy ở tầm mức sâu rộng hơn. Bài học đầu tiên ở lớp 10 là một bài văn học sử: Tổng quan văn học Việt Nam có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt, nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay, mặt khác, nó giúp các em ôn tập tất cả những gì đã học ở chương trình Ngữ văn THCS, đồng thời sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình Ngữ văn THPT.

 

doc236 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn 10 ( cơ bản ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/ 09/ 2007 Bài dạy: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM Tiết : 1+2 I/ MỤC TIÊU: Kiến thức trọng tâm:giúp học sinh hiểu được thành phần cấu tạo, quá trình phát triển và những nét đặc sắc truyền thống của nền văn học dân tộc. Kỹ năng: khái quát vấn đề Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục hướng nghiệp: bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam. II/ CHUẨN BỊ: Chuần bị của thầy: soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị của trò: soạn bài, sách giáo khoa. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp Kiểm tra bài cũ: không thực hiện. LỜI VÀO BÀI MỚI: Qua 4 năm ở trường THCS, các em đã được học khá nhiều tác giả, tác phẩm văn học nổi tiếng trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Chương trình Ngữ văn THPT sẽ tiếp tục làm công việc lý thú nhưng không dễ dàng ấy ở tầm mức sâu rộng hơn. Bài học đầu tiên ở lớp 10 là một bài văn học sử: Tổng quan văn học Việt Nam có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt, nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay, mặt khác, nó giúp các em ôn tập tất cả những gì đã học ở chương trình Ngữ văn THCS, đồng thời sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình Ngữ văn THPT. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Thời lượng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 20p 20p 20p 25p -Yêu cầu học sinh đọc mục I trong SGK và cho biết các bộ phận chính của nền văn học VN. - VHDG do ai sáng tác và được lưu truyền bằng con đường nào? -VHDG bao gồm những thể loại nào? Đặc trưng và vai trò của VHDG đối với lịch sử văn học nói chung? - Văn học viết do ai sáng tác và xuất hiện từ bao giờ? - Văn học viết bao gồm những thành phần nào? - Chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ là loại chữ như thế nào? - Văn học viết có những thể loại nào? - Quá trình phát triển của văn học viết VN trải qua mấy thời kỳ, đó là những thời kỳ nào? - Khái quát những nét chính trong lịch sử phát triển của văn học VN từ TK X đến TK XIX. Kể tên một số tác giả tiêu biểu mà em biết. - Khái quát những nét chính trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến hết thế kỷ XX? Kể tên một số tác giả tiêu biểu mà em biết? - Những đổi mới của văn học hiện đại so với văn học trung đại. (Hình ảnh mận đào được chỉ cho đôi thanh niên nam nữ trẻ trung. Tùng, cúc, trúc, mai chỉ những người có nhân cách cao thượng; thuyền và biển chỉ tình yêu đôi lứa…) - Qua bài học em đã nắm được những điểm quan trọng nào? - Giáo viên nhận xét, gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk. Học sinh làm việc cá nhân với sgk, phát biểu ý kiến Học sinh lần lược trả lời từng câu hỏi của GV đưa ra Học sinh thảo luận, suy nghĩ, trả lời. Dựa vào sgk, học sinh suy nghĩ, trả lời. Dựa vào SGK học sinh trảlời câu hỏi của GV Dựa vào SGK học sinh thảo luận suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên. Dựa vào SGK học sinh thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp. Học sinh suy nghĩ, trả lời. Dựa vào SGK học sinh thảoluận nhóm sau đó cử đại diện trình bày trước lớp về: Con người VN trong mối quan hệ với văn học. - HS đọc to và chậm phần ghi nhớ trong SGK. I/ Các bộ phận hợp thành của văn học dân gian 1. Văn học dân gian ( VHDG ) -VHDG chủ yếu do tầng lớp bình dân sáng tác bằng con đường truyền miệng, xuất hiện từ thời xa xưa và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. - VHDG gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. - VHDG mang đặc trưng tiêu biểu: tính truyền miệng, tính tập thể và gắn bó gắn bó với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân và văn học viết. 2. Văn học viết: - Văn học viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tác của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả - Văn học viết VN từ đầu thế kỷ XX chủ yếu gồm: Văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. *) Chữ Hán: là văn tự của người Hán, người Việt đọc tho cách đọc riêng gọi là cách đọc Hán Việt *) Chữ Nôm: là loại chữ cổ của người Việt, dựa vào chữ Hán mà đặt ra. *) Chữ quốc ngữ: là thứ chữ sử dụng chữ cái La -tinh để ghi âm tiếng Việt. - Các thể loại của văn học viết: văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu, kịch… II/ Quá trình phát triển của văn học viết. Quá trình hình thành và phát triển của văn học Viết Việt Nam được chia thành 3 thời kỳ: Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX Từ đầu thế kỷ XX đến 1945 Từ 1945 đến hết thế kỷ XX. 1.) Văn học trung đại ( từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX) - Trong thời kỳ này hai dòng văn học phát triển song song là văn học dân gian và văn học viết, nhưng văn học chữ viết giữ vai trò chủ đạo. - Văn học trung đại VN được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm + Văn học chữ Hán: mang đặc điểm thi pháp trung đại. Ảnh hưởng tư tưởng Nho, Phật, Lão và văn học cổ Trung hoa. Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du… + Văn học chữ Nôm: tiếp nhận ảnh hưởng của VHDG, gắn liền với truyền thống của văn học trung đại như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực… Tác giả tiêu biểu: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du. 2.) Văn học hiện đại ( từ đầu thế kỷ XX đến hết thế kỷ XX). - Có những chuyển biến lớn, chuyển từ trung đại, cận đại sang hiện đại. - VHVN hiện đại chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá Châu Âu - Văn học hiện đại có nhiều đổi mới so với văn học trung đại: + Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp. + Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kỹ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ giữa độc giả và tác giả thân thiết hơn. + Về thể loại: xuất hiện nhiều thể loại mới phong phú hơn. + Về thi pháp: xuất hiện thi pháp mới, không còn lối viết ướt lệ, phi ngã, đề cao cá tính sáng tạo, “cái tôi” cá nhân dần được khẳng định. - Thời kỳ chiến tranh ( 1945 – 1975 ) văn nghệ phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục và cổ động chính trị, thể hiện chủ yếu tình cảm, nghĩa vụ của con người đối với Tổ Quốc. - Thời kỳ hoà bình và hội nhập ( sau 1975 ) văn học có những đổi mới căn bản: đề tài mở rộng, hình thức và nội dung phong phú và đa dạng, con người được nhìn nhận toàn diện hơn… Tác giả tiêu biểu: Tố Hữu, Hồ Chí Minh. III/ Con người Việt Nam qua văn học -Văn học là nhân học. Đối tượng trung tâm của văn học là con người. VHVN thể hiện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ của con người VN trong nhiều mối quan hệ. *) Quan hệ của con người với thế giới tự nhiên. Do quá trình cải tạo, chinh phục và xây dựng non sông đất nước tươi đẹp đã hình thành tình yêu thiên nhiên trong con người VN. Từ tình yêu thiên nhiên đã hình thành các hình tượng nghệ thuật. *)Trong quan hệ quốc gia, dân tộc và quan hệ xã hội, ccon người VN đã hình thành hệ thống tư tưởng yêu nước và tư tưởng xã hội, các tư tưởng đó chi phối đến các đề tài, hình tượng, nhân vật văn học. *) Trong quan hệ về ý thức bản thân và con người VN đã hình thành mô hình ứng xử và mẫu người lý tưởng liên quan đến con người cộng đồng hoặc con người cá nhân. Con người cộng đồng, con người xã hội thường gắn bó lý tưởng hy sinh, cống hiến, phục vụ. Con người cá nhân nhấn mạnh quyền sống cá nhân, hạnh phúc, tình yêu… Cả hai mẫu người này đều đa õ xuất hiện trong VHVN, có ảnh hưởng đến các thể loại và hình tượng văn học. *) Ghi nhớ: Sách giáo khoa *) (5p) Củng cố kiến thức: HS nắm được các bộ phận của văn học VN, các giai đoạn phát triển và mối quan hệ của con người VN đối với văn học. *) Bài tập về nhà: Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: VHVN đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng. IV/ RÚT KINH NGHIỆM ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn:02/ 09/ 2007 Bài dạy: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ Tiết : 3 I/ MỤC TIÊU: Kiến thức trọng tâm:Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp ( nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích…), hai quá trình trong hoạt động giao tiếp. Kỹ năng: Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực phân tích, lĩnh hội. Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục hướng nghiệp: có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. II/ CHUẨN BỊ: Chuần bị của thầy: soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị của trò: soạn bài, sách giáo khoa. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp Kiểm tra bài cũ: không thực hiện. NỘI DUNG Thời lượng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 20p 17p 7p - Gọi HS đọc văn bản trích “Hội nghị Diên Hồng”và cho biết hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật nào? Cương vị và quan hệ giữa hai bên? -Trong HĐGT trên các nhân vật đã lần lược đổi vai như thế nào? Người nói đã tiến hành những hành động nào và người nghe đã thực hiện những hành động tương ứng nào? -HĐGT trên diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào? - Hãy nêu nội dung của HĐGT đó? -Hãy cho biết mục đích của cuộc giao tiếp đó là gì? Và cuộc giao tiếp đó có đạt được mục đích giao tiếp gì không? - Đối với văn bản này thì HĐGT đã diễn ra giữa các nhân vật nào? - HĐGT tiến hành trong hoàn cảnh nào? - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào? - Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi bật? - Qua việc tìm hiểu hai văn bản trên, em hãy rút ra thế nào là HĐGT, mỗi HĐGT gồm mấy quá trình, và các nhân tố của HĐGT là gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. Học sinh theo dõi sgk, suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi của giáo viên. - HĐGT diễn ra giữa vua và các bô lão - HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh đất nước ta đang bị ngoại xâm. - Mục đích là bàn bạc để tìm ra cách đối phó. - HĐGT diễn ra giữa học sinh lớp 10 và người viết sách. - Diễn ra trong nhà trường phổ thông. Học sinh theo dõi sgk, suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi của giáo viên - Hs trả lời câu hỏi của GV. Ba HS lần lược đọc to vàrõ phần ghi nhớ trong SGK. - HS theo dõi bài tập trong sgk, phân tích các NTGT trong HĐGT mua bán giữa người mua và người bán ở chợ. Hs làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp. I/ Thế nào là hoạt động giao tiếp ( HĐGT ) bằng ngôn ngữ. 1. Văn bản: Hội Nghị Diên Hồng. - HĐGT được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa vua Trần và các bô lão. Vua là người lãnh đạo đất nước, các bô lão là người đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Các nhân vật có vị trí khác nhau nên ngôn ngữ giao tiếp cũng khác nhau. - Người nói tạo ra văn bản nhằm biểu đạt nội dung, tư tưởng; còn người nghe tiến hành các hoạt động nghe để giải mã rồi lĩnh hội nội dung đó. Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. Như vậy, HĐGT bằng ngôn ngữ có hai quá trình: Tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản. - HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ, quân và dân nhàTrần phải bàn bạc để tìm ra sách lược đối phó. Địa điểm là điện Diên Hồng. - Thảo luận về tình hình đất nước đang bị ngoại xâm và bàn bạc sách lược đối phó. Nhà vua hỏi ý kiến các bô lão và các bô lão đều thể hiện quyết tâm đánh giặc, đồng tâm nhất trí rằng đánh là thượng sách duy nhất. - Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với giặc. Cuộc giao tiếp đã đi đến sự thống nhất hành động, nghĩa là đạt được mục đích. 2. Văn bản: Tổng quan văn học Việt Nam - HĐGT diễn ra giữa tác giả và học sinh lớp 10. Người viết ở lứa tuổi cao hơn, có trình độ, có kinh nghiệm sống. Còn người đọc trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết ít hơn. - Hoàn cảnh của nền giáo dục quốc dân, trong nhà trường. - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học, về đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam. *) Nội dung giao tiếp bao gồm các vấn đề: + Các bộ phận hợp thành của văn học VN + Quá trình phát triển của VHVN + Con người VN qua văn học. - Mục đích: giúp người đọc tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN trong tiến trình lịch sử, đồng thời có thể rèn luyện và nâng cao các kỹ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học, kỹ năng xây dựng và tạo lập văn bản. - Phương tiện và cách thức giao tiếp: Dùng một lượng lớn các thuật ngữ khoa học, các câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học, kết cấu của văn bản mạch lạc, rõ ràng. *) Ghi nhớ: Sách giáo khoa. */ Bài tập củng cố Các nhân tố giao tiếp: - Nhân vật giao tiếp: ngươi mua và người bán - Hoàn cảnh giao tiếp: ở chợ lúc đang họp chợ - Nội dung giao tiếp: trao đổi, thoả thuận về mặt hàng, chủng loại, số lượng, giá cả… - Mục đích giao tiếp: người mua mua được hàng, người bán bán được hàng ./. *) (3p) Củng cố kiến thức: nắm được thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp và hai quá trình của HĐGT. *) Bài tập về nhà: học thuộc phần ghi nhớ trang 15 sgk. IV/ RÚT KINH NGHIỆM ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 03/ 09/ 2007 Bài dạy: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Tiết : 4 I/ MỤC TIÊU: Kiến thức :+Hiểu được giá trị của văn học dân gian trong tiến trình VHVN và những đặc trưng cơ bản của nó. + Nắm được các khái niệm đơn giản về các thể loại VHDG. Kỹ năng: khái quát Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục hướng nghiệp: Giúp HS yêu các thể loại văn học dân gian của dân tộc. II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Chuần bị của thầy: soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị của trò:học bài mới, soạn bài cũ, sách giáo khoa. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp Kiểm tra bài cũ: (5p) VHVN bao gồm mấy bộ phận. Hãy nêu khái niệm, đặc trưng của VHDG. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Thời lượng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 10p 15p 12p - Em hãy cho biết VHDG có những đặc trưng nào? - Qua một vài tác phẩm VHDG như: Tấm Cám, Sọ Dừa, hay những câu ca dao… em có thể nêu nhận xét và kết luận về tính nghệ thuật của VHDG? - Nhờ vào yếu tố nào mà VHDG có thể tồn tại và phát triển đến ngày nay? - Truyền miệng là gì? - Trong khi văn học viết được lưu giữ bằng chữ viết thì VHDG lại được lưu truyền bằng miệng. Vậy VHDG đã truyền miệng như thế nào? - Quá trình truyền miệng thường thông qua những cách thức nào? - Quá trình sáng tác và lưu truyền của VHDG diễn ra như thế nào? ( VHDG gây không khí kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc cho nen VHDG đóng vai tò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc. Ví dụ: để làm giảm mệt nhọc, tăng năng xuất trong công việc thì thường có các điệu hònhư: hò kéo pháo, hò giã gạo…) - Dựa vào sgk hãy nói ngắn gọn về từng thể loại của VHDG? Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ trong sgk. HS đọc SGK trang 16 và trả lời câu hỏi của GV ( VHDG được thể hiện qua ngôn từ, có hình ảnh, có cảm xúc) HS thảo luận, suy nghĩ, trả lời - VHDG được lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các hình thức diễn xướng… HS xem sgk trang 17 suy nghĩ, và trả lời câu hỏi của GV. Học sinh dựa vào sgk nhưng không trình bày nguyên văn mà phải diễn đạt lại theo cách riêng của mình. HS đọc phần ghi nhớ sgk trang 19 I/ Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian ( VHDG) 1/ VHDG là những sản phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. - VHDG là những tác phẩm của nghệ thuật ngôn từ. - VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng. - Truyền miệng là kiểu ghi nớ theo nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho người khác nghe, xem. - VHDG được lưu truyền từ người náy sang người khác, qua nhiều thế hệ và các địa phương khgác nhau. Quá trình truyền miệng vẫn tiếp tục kể cả khi tác phẩm VHDG đã được ghi chép lại. - Quá trình truyền miệng thông qua diễn xướng dân gian. Các hình thức diễn xướng là nói, kể, hát, diễn các tác phẩm VHDG 2/ VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể ( tính tập thể): - Quá trình sáng tác và lưu truyền của VHDG diễn ra như sau: lúc đầu do một cá nhân khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể chấp nhận, sau đó bằng trí nhớ người này truyền cho người kia, đời này truyền cho đời kia… Trong quá trình lưu truyền đó, mỗi người đều có thể sáng tạo lại, và cuối cùng tác phẩm được phong phú hơn, hoàn thiện hơn. - VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Có thể nói, sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền và biến đổi của VHDG. II/ Hệ thống của VHDG 1/ Thần thoại: truyện kể về các vị thần nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như: sự tích trăm trứng. 2/ Sử thi dân gian: truyện văn vần hoặc kết hợp văn xuôi với văn vần kể lại các sự kiện lịch sử. 3/ Truyền thuyết: truyện văn xuôi kể vềcác nhân vật, sự kiện lịch sử. 4/ Cổ tích: truyện văn xuôi kể về số phận các nhân vật, phản ánh cuộc đấu tranh xã hội và phản ánh ước mơ của nhân dân. 5/ Truyện cười: truyện gây cười nhằm giải trí hay phê phán. 6/ Truyện ngụ ngôn: truyện ngụ những triết lý hay kinh nghiệm ở đời. 7/ TuÏc ngữ: văn vần, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay kinh nghiệm đời sống. 8/ Câu đố: văn vần, miêu tả sự vật theo lối ám chỉ nhằm giải trí và rèn luyện khả năng liên tưởng, suy đoán. 9/ Ca dao – dân ca: văn vần, diễn tả tình cảm, thường có nhạc. 10/ Vè: văn vần, kể lại hoặc bình luận về các sự kiện, nhân vật. 11/ Truyện thơ: văn vần, vừa tự do, vừa trữ tình, thường kể về những con người nghèo khó, thể hiện khát vọng tình yêu tự do. 12/ Sân khấu: gồm các hình thức ca, múa, kịch dân gian như: chèo, tuồng… III/ Những giá trị cơ bản của VHDG ( SGK ) */ Ghi nhớ: Trang 19/ sgk (3p) Củng cố kiến thức: Nắm được đặc trưng và các thể loại của VHDG Bài tập về nhà: Tại sao nói trong tiến trình VHVN, VHDG đã ra đời sớm hơn văn học viết nhưng sau đó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển cho tới ngày nay? ( HS tự trả lời vào vở bài tập ) IV/ RÚT KINH NGHIỆM: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 05/ 09/ 2007 Bài dạy: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ Tiết :5 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Kiến thức trọng tâm:Nắm được cách thức phân tích các nhân tố giao tiếp bằng ngôn ngữ. Kỹ năng: phân tích Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục hướng nghiệp: vận dụng những tri thức bài trước để làm bài tập. II/ CHUẨN BỊ: Chuần bị của thầy: soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị của trò: làm bài tập, sách giáo khoa. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp Kiểm tra bài cũ: gọi HS lên bảng làm bài tập. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Thời lượng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 15p 15p 22p - Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập. - Bài tập 1: phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao: Đêm trăng……… hỏi rằng Tre non…… nên chăng? - Bài tập 2: Đọc đoạn hội thoại và trả lời các câu hỏi bên dưới bài tập. Hãy viết một thông báo ngắn cho HS toàn trường biết về hoạt động lám sạch môi trường nhân ngày môi trường thế giới. GV lưu ý HS các yêu cầu cần thiết khi viết thông báo: Dạng văn bản: thông báo ngắn do đó cần viết đúng các thể thức như mở đầu, kết thúc. Hướng tới đối tượng giao tiếp là HS toàn trường. Nội dung giao tiếp là làm sạch môi trường Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trư

File đính kèm:

  • docngu van 10(9).doc