Giáo án Ngữ văn 10 Đọc thêm: hiền tài là nguyên khí của quốc gia

*Trong các ý sau, ý nào chưa chuẩn xác?

 Tác giả Hoàng Đức Lương biên soạn cuốn sách “Trích diễm thi tập” nhằm mục đích gì?

A) Để lại tên tuổi, danh tiếng cho đời sau.

B) Do yêu cầu bức thiết của thời đại.

C) Vì tấm lòng tự hào, tha thiết với truyền thống văn hiến của ông cha.

D) Từ khát vọng xây dựng cho dân tộc một nền văn học mang bản sắc riêng.

*Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào là chuẩn xác nhất về sức thuyết phục của bài tựa “Trích diễm thi tập”(Hoàng Đức Lương)?

A) Văn phóng sắc sảo, tỉnh táo

B) Sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và nghệ thuật nghị luận giàu sức thuyết phục.

C) Dẫn chứng sinh động.

D) Tình cảm chân thành, sôi nổi

 Giáo viên nhận xét và cho điểm

- VIỆC LÀM II: Giới thiệu bài mới.

Như vậy, cái làm nên giá trị đặc sắc của một văn bản nghị luận đó là sự thuyết phục người đọc bằng hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, bằng chứng cụ thể kết hợp với tình cảm chân thành của tác giả thể hiện qua tác phẩm. Nắm được những đặc trưng ấy, người đọc sẽ dễ dàng hơn trong việc đi sâu phân tích, cảm nhận văn bản. Đó có thể xem là chìa khóa quan trọng giúp chúng ta đi vào giải mã những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn muốn gửi gắm. Nhằm nâng cao hơn nữa kĩ năng cảm thụ văn bản nghị luận, tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi vào phân tích một đoạn trích trong “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba” của tác giả Thân Nhân Trung với nhan đề “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”!

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5072 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Đọc thêm: hiền tài là nguyên khí của quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tiết PPCT: Tuần 23 Tiết 63 - Ngày dạy: 25/01/2013 - Ngày soạn: 24/01/2013 - Lớp dạy: 10A13 ĐỌC THÊM: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) -Thân Nhân Trung- - VIỆC LÀM I: - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ *Trong các ý sau, ý nào chưa chuẩn xác? à Tác giả Hoàng Đức Lương biên soạn cuốn sách “Trích diễm thi tập” nhằm mục đích gì? A) Để lại tên tuổi, danh tiếng cho đời sau. B) Do yêu cầu bức thiết của thời đại. C) Vì tấm lòng tự hào, tha thiết với truyền thống văn hiến của ông cha. D) Từ khát vọng xây dựng cho dân tộc một nền văn học mang bản sắc riêng. *Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào là chuẩn xác nhất về sức thuyết phục của bài tựa “Trích diễm thi tập”(Hoàng Đức Lương)? A) Văn phóng sắc sảo, tỉnh táo B) Sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và nghệ thuật nghị luận giàu sức thuyết phục. C) Dẫn chứng sinh động. D) Tình cảm chân thành, sôi nổi à Giáo viên nhận xét và cho điểm - VIỆC LÀM II: Giới thiệu bài mới. Như vậy, cái làm nên giá trị đặc sắc của một văn bản nghị luận đó là sự thuyết phục người đọc bằng hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, bằng chứng cụ thể kết hợp với tình cảm chân thành của tác giả thể hiện qua tác phẩm. Nắm được những đặc trưng ấy, người đọc sẽ dễ dàng hơn trong việc đi sâu phân tích, cảm nhận văn bản. Đó có thể xem là chìa khóa quan trọng giúp chúng ta đi vào giải mã những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn muốn gửi gắm. Nhằm nâng cao hơn nữa kĩ năng cảm thụ văn bản nghị luận, tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi vào phân tích một đoạn trích trong “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba” của tác giả Thân Nhân Trung với nhan đề “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”! HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh đọc phần Tiểu dẫn ở SGK à Nêu những ấn tượng sâu sắc nhất của em về cuộc đời, con người tác giả Thân Nhân Trung? (Khi thành lập hội Tao đàn gồm “Nhị thập bát tú”, vua Lê Thánh Tông ban cho ông và Đỗ Nhuận (1446 - ?) là Tao đàn phó nguyên súy) à Vậy hoàn cảnh ra đời của văn bản có điểm gì đáng lưu ý? ( Được soạn để ghi tên 33 vị đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất năm 1442. Như vậy, chủ trương khắc bia Tiến sĩ đã được nhà Lê đề xướng từ năm 1442 nhưng mãi đến năm 1484 mới thực hiện được. Bên cạnh chủ trương khắc bia Tiến sĩ, để phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài, từ năm 1439 trở đi, triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến, vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao) - GV lưu ý cho học sinh về những đặc điểm của thể loại văn bia? ( - Là những bài văn khắc trên bia đá đặt ở chùa chiền, đền miếu, lăng mộ … để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện quan trọng. - Không phải ngẫu nhiên tục ngữ lại có câu “Khôn văn tế, dại văn bia”. Bài văn tế khi đọc xong đốt đi nên không biết hay dở thế nào. Nhưng bài văn bia khắc trên bia đá thì tồn tại hàng trăm năm, sớm muộn sẽ được công luận đánh giá. Vì vậy, người viết văn bia phải thực sự dũng cảm, có tài năng; văn phong của bài văn bia cần ngắn gọn, chặt chẽ, súc tích, giàu sức thuyết phục) à Dựa trên cơ sở đặc trưng thể loại, em hãy xác định cách thức đi vào tìm hiểu các văn bản thuộc thể văn nghị luận? - Học sinh đọc văn bản (Giọng đọc bình tĩnh, đĩnh đạc, trang trọng …) à Đây là văn bản được viết theo thể văn nghị luận. Vậy em hãy xác định bố cục và hệ thống luận điểm (ý lớn, ý chính, ý bao trùm) được tác giả đưa ra trong bài viết? - Học sinh đọc từ đầu ………………….. “vẫn cho là chưa đủ” à Em hãy giải thích ý nghĩa của câu mở đầu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”? (Qua lời nhận định đó, tác giả Thân Nhân Trung muốn khẳng định với người đọc về điều gì?) *THẢO LUẬN CẢ LỚP: à Vậy để thuyết phục người đọc về luận điểm mà mình đưa ra, tác giả đã sử dụng biện pháp lập luận như thế nào? Em hãy dựa vào đoạn 1 và hoàn thành sơ đồ sau? à Vậy các bậc thánh đế minh vương đã làm gì để khuyến khích người hiền tài? Vì sao tác giả lại cho rằng: “Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ”? ( Các triều đại đã có nhiều chính sách trọng đãi người hiền tài: Đề cao danh tiếng, ban chức tước, cấp bậc, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến, vinh quy bái tổ … nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi một thời, không lưu truyền được lâu dài. Vì vậy phải lập bia đá đề danh. Đây chính là luận điểm bao trùm ở đoạn 2 của văn bản mà sau đây chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu!) - Học sinh đọc lại đoạn 2 *THẢO LUẬN CẢ LỚP: à Theo tác giả Thân Nhân Trung, việc lập bia Tiến sĩ có ý nghĩa như thế nào? Có phải chỉ là “chuộng văn suông, ham tiếng hão” không? Dựa vào đoạn 2 của văn bản, em hãy hoàn thành sơ đồ sau? à Em có nhận xét gì về phương pháp lập luận ở đây của tác giả Thân Nhân Trung? *THẢO LUẬN CẢ LỚP: 1) Vậy ý nghĩa, bài học lịch sử mà em rút ra được thông qua văn bản là gì? 2) Em có suy nghĩ gì về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người hiền tài trong những năm gần đây? *CỦNG CỐ: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: 1) Sức hấp dẫn của một văn bản nghị luận phụ thuộc vào yếu tố nào? 2) Khi tìm hiểu một tác phẩm văn nghị luận, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm gì? *BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1) Lập sơ đồ kết cấu cho văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” 2) Tìm đọc thêm: “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh – SGK Ngữ văn 12, tập1) 3) Soạn bài mới: “Khái quát lịch sử tiếng Việt” HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA (Trích “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba”) -Thân Nhân Trung- I- Tiểu dẫn: 1) Tác giả: - Đỗ Tiến sĩ năm 1469 (TK XV – nhà Lê) - Nổi tiếng văn chương, được vua Lê Thánh Tông tin dùng. 2) Tác phẩm: - Được soạn năm 1484 thời Hồng Đức (Lê Thánh Tông) -> Lời tựa chung cho 82 tấm bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) mà năm 2010 UNESCO đã công nhận là “Di sản tư liệu thế giới” - Thể loại: Văn bia (bi kí) – viết theo thể văn nghị luận II- Hướng dẫn đọc thêm: *Bố cục: 2 đoạn - Đoạn 1: Từ đầu ……… “vẫn cho là chưa đủ”: Vai trò của người hiền tài đối với quốc gia - Đoạn 2: Còn lại: Ý nghĩa của việc khắc bia Tiến sĩ 1) Vai trò của người hiền tài đối với quốc gia: - Khẳng định: “Hiền tài …………….. quốc gia” à Người học rộng, tài cao, có đạo đức là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn, phát triển của đất nước. HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA NGUYÊN KHÍ THỊNH NGUYÊN KHÍ SUY THẾ NƯỚC YẾU THẾ NƯỚC MẠNH à Lập luận theo lối diễn dịch bằng cách so sánh đối lập. Khẳng định, đề cao vai trò của người hiền tài. Trong sự thịnh suy của đất nước, người hiền tài đóng vai trò quyết định. Đó dường như là một chân lí rõ ràng, hiển nhiên. à Lần đầu tiên trong lịch sử, vai trò của người hiền tài được đề cao, trân trọng tới mức tột độ. 2) Ý nghĩa của việc khắc bia: - ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI Khuyến khích mọi người noi gương người hiền tài. Ngăn ngừa điều ác. Đề cao người hiền tài để họ đem tài năng cống hiến, giúp sức cho nước nhà. - ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỜI SAU Tạo dựng truyền thống hiếu học, làm cho đất nước bền vững. Tôn vinh quá khứ, làm gương cho thế hệ tương lai. à Lập luận theo lối quy nạp, cách đưa dẫn chứng từ thực tế để khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc bia Tiến sĩ. III- Tổng kết: - Thời đại nào thì “hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia”. Vì vậy phải biết quý trọng nhân tài. - Người hiền tài có mối quan hệ quyết định đối với sự sống – còn, thịnh – suy của đất nước. - Lịch sử đã chứng minh rằng: Thời đại nào biết cách trọng dụng nhân tài, thời đại ấy sẽ phát triển thịnh vượng, bền vững. (- Nhà Trần: Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu …. - Nhà Lê: Nguyễn Trãi, Hoàng Đức Lương, Thân Nhân Trung, Ngô Sĩ Liên, Trần Nguyên Hãn …. - “Dựng nước lấy dạy học làm đầu, muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc” (Nguyễn Huệ) - Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách thu hút, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài: Đầu tư ngân sách cho giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế tri thức, giúp đỡ học sinh, sinh viên nghèo học giỏi; mở các lớp cử nhân chất lượng cao; vinh danh các thủ khoa Đại học, các học sinh, sinh viên giỏi, tạo các điều kiện thuận lợi thu hút nhân tài trong và ngoài nước … thực sự thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” - Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vấn nạn học giả, thi giả, bằng cấp giả, tiêu cực,bệnh thành tích trong giáo dục đang trở thành một vấn đề hết sức nhức nhối trong đời sống xã hội. - Hiện tượng “chảy máu chất xám” đang ngày càng trở nên trầm trọng, sinh viên du học không trở về nước, các nhà khoa học trong nước không được tạo điều kiện để nghiên cứu dẫn đến thui chột tài năng, hiện tượng chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm khiến cho một số lượng không nhỏ người tài chán nản, thiếu môi trường làm việc và phát huy … Tất cả đã và đang đặt ra hết sức bức thiết đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải nhanh chóng đề ra các giải pháp khắc phục và giải quyết … A) Tình tiết, sự kiện độc đáo, lôi cuốn. B) Sức thuyết phục của lập luận, chặt chẽ về lí lẽ, bằng chứng. C) Nhân vật điển hình, không trộn lẫn. D) Ngôn từ, hình ảnh giàu sức gợi, thấm đẫm cảm xúc. A) Xung đột, mâu thuẫn. B) Nhân vật, tình tiết, sự kiện. C) Ngôn từ, hình ảnh; tình cảm, cảm xúc. D) Hệ thống luận điểm, phương pháp, cách thức lập luận. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI HIỀN TÀI KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI HIỀN TÀI VIỆC TIẾP TỤC LÀM: KHẮC BIA TIẾN SĨ VIỆC ĐÃ LÀM Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA VIỆC KHẮC BIA TIẾN SĨ

File đính kèm:

  • docHien tai la nguyen khi cua quoc gia Kha hay.doc