Giáo án văn 10 năm học 2008 – 2009 trường THPT Tiên Lãng

A - Mục tiêu bài học:

 

Giúp HS :

- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ

phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).

- Nắm vững hệ thống vấn đề:

+ Thể loại của văn học Việt Nam.

+ Con người trong văn học Việt Nam.

- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di

sản văn học. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam.

B - Phương tiện thực hiện :

 SGK, SGV, thiết kế bài dạy.

C-Cách thức tiến hành:

 Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học.

D - Tiến trình bài dạy:

1 – Ổn định tổ chức: 10C4- T(1-2) - 21/8/2008 10C3- T(1-2) - 26/8/2008

2 – Giới thiệu bài học:

 

Hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu bài học đầu tiên của năm học: Tổng quan văn học Việt Nam

 

doc49 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn 10 năm học 2008 – 2009 trường THPT Tiên Lãng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Văn 10 Nguyễn Hữu Kiên – Trường THPT Tiên Lãng Năm học 2008 – 2009 Tuần 1. Tiết 1-2 Tổng quan văn học Việt Nam A - Mục tiêu bài học: Giúp HS : Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại). Nắm vững hệ thống vấn đề: + Thể loại của văn học Việt Nam. + Con người trong văn học Việt Nam. Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam. B - Phương tiện thực hiện : SGK, SGV, thiết kế bài dạy. C-Cách thức tiến hành: Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học. D - Tiến trình bài dạy: 1 – ổn định tổ chức: 10C4- T(1-2) - 21/8/2008 10C3- T(1-2) - 26/8/2008 2 – Giới thiệu bài học: Hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu bài học đầu tiên của năm học: Tổng quan văn học Việt Nam Hoạt đông của thầy và trò Yêu cầu cần đạt H. Tổng quan văn học Việt Nam nghĩa là gì? H - Văn học Việt Nam có mấy bộ phận chính? ( Đọc phần 1) H - Em hiểu gì về văn học dân gian? H - Văn học viết là gì? H - Trong quá trình sáng tác, văn học Việt Nam được ghi bằng những chữ gì? H – Hệ thống thể loại của văn học viết? H - Văn học viết Việt Nam có quá trình phát triển? H – Có mấy kiểu loại văn học viết Việt Nam? H - Đọc và tóm tắt một vài ý? H - Đọc và tóm tắt một vài ý? H – Đọc. Em hiểu mối quan hệ này như thế nào? H - Đọc. Trong mối quan hệ quốc gia, dân tộc, con người Việt Nam đã hình thành được tư tưởng tình cảm ? H – Tác phẩm văn học thể hiện mối quan hệ xã hội? H – Tác phẩm văn học thể hiện con người Việt Nam và ý thức bản thân? H – Qua bài học, em có thể hiểu được những nội dung cơ bản gì? - Cái nhìn khái quát về văn học Việt Nam: Các bộ phận hợp thành, quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam và những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. Trước hết là các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam. I - Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: - Văn học Việt Nam có hai bộ phận là văn học dân gian và văn học viết. Trong văn học viết có hai kiểu loại văn học khác nhau : Văn học trung đại và văn học hiện đại. 1 - Văn học dân gian: - Trước khi có văn học viết đã có văn học dân gian. Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. - Văn học dân gian gồm nhiều thể loại phong phú và có giá trị to lớn về nhiều mặt. 2 - Văn học viết: - Văn học viết là văn học được ghi lại bằng chữ viết. Ra đời từ thế kỉ thứ X khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập từ tay các thế lực đô hộ phương Bắc. VH viết là sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn của tác giả. a - Chữ viết của văn học Việt Nam: - Nền văn học Việt Nam từ xưa tới nay về cơ bản được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Chữ Hán là văn tự của người Hán. Chữ Nôm là chữ viết cổ của người Việt, dựa vào chữ Hán mà sáng tạo ra. Chữ quốc ngữ là thứ thứ chữ sử dụng chữ cái La- tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ đầu thế kỉ XX, nó trở thành văn tự chính thống của dân tộc. b- Hệ thống thể loại của văn học viết. - Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX: Trong văn học chữ Hán có ba nhóm thể loại chủ yếu: Văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi). Thơ (thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc); Văn biền ngẫu (hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,…). ở văn học chữ Nôm phần lớn các thể loại là thơ (thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu. - Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay: Loại hình và loại thể văn học có ranh giới rõ ràng hơn. Loại hình tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, kí. Loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca. loại hình kịch có nhiều thể như kịch nói kịch thơ. II – Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam: Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam trải qua ba thời kì lớn: - Văn học từ thế kỉ thứ X đến hết thế ki XIX. - Văn từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng Tám năm 1945. - Văn học từ sau CM tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Trong văn học viết Việt Nam có hai kiểu loại văn học khác nhau: văn học trung đại và văn học hiện đại. Đây là hai khái niệm quy ước dùng để chỉ hai kiểu văn học khác nhau chứ không hàm nghĩa đánh giá, so sánh hơn kém. VH trung đại là sản phẩm của văn hoá phương Đông còn văn học hiện đại là sản phẩm của sự kết hợp giữa văn hoá phương Đông truyền thống và văn hóa phương Tây. 1 – Văn học trung đại (văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX). + Văn học trung đại được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. + Nền văn học viết chính thức hình thành từ thế kỉ X, khi dân tộc Việt Nam giành được chủ quyền từ tay các thế lực đô hộ phương Bắc. + Văn học chữ Hán tồn tại cho tới cuối thế kỉ XIX và đạt được nhiều thành tựu. Các nhà thơ yêu nước và nhân đạo lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát…đều có sáng tác thơ chữ Hán. + Văn học chữ Nôm phát triển mạnh từ thế kỉ thứ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Nhiều thành tựu của văn học Việt Nam viết bằng chữ Nôm. 2 – Văn học hiện đại (văn học từ thế kỉ XX đến hết thế ki XX). + Nền văn học Việt Nam hiện đại chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. + Đầu thế kỉ XX, văn học được đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Phát triển mạnh trong giai đoạn 1930 – 1945. + Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỉ XX. + Văn học Việt Nam thế kỉ XX đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật đáng tự hào. III – Con ngưòi Việt Nam qua văn học: Văn học là nhân học. Đối tượng trung tâm của văn học là con người. Con người tồn tại trong những mối quan hệ đa dạng. 1 - Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Trong quan hệ của con người với thế giới tự nhiên, hình thành tình yêu thiên nhiên. Từ tình yêu thiên nhiên hình thành hình tượng nghệ thuật. Ví dụ: Hình ảnh ẩn dụ mận và đào trong ca dao: Bây giờ mận mới hỏi đào - Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Hay hình ảnh hoa lê trong truyện Kiều của Nguyễn Du: Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần. Từ quan sát trực tiếp, các loài hoa quả lưu lại ấn tượng đẹp. Từ đó, để chỉ đôi nam nữ trẻ trung, người ta dùng hình ảnh mận, đào, hoa lê. Có vô vàn ví dụ như Sóng được Xuân Quỳnh dùng để tả tình yêu “Dữ dội và dịu êm”, mùi hoa bưởi thơm phảng phất trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn gợi liên tưởng đến tình yêu kín đáo và cũng rất đằm thắm của người con gái Việt Nam. _ Nói tóm lại , con người sống gắn bó với môi trường thiên nhiên và tìm thấy từ thiên nhiên những hình tượng nghệ thuật để thể hiện chính mình. 2 – Con người Việt Nam trong mối quan hệ quốc gia, dân tộc. - Con người Việt Nam được hình thành hệ thống tư tưởng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. - Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học Việt Nam. 3 – Con người Việt Nam trong mối quan hệ xã hội. + Tác phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội tốt đẹp, công bằng. +Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền và bày tỏ niềm thông cảm với những người dân bị áp bức. +Văn học phê phán và cải tạo xã hội, xây dựng mối quan hệ xã hội tiến bộ, tốt đẹp. 4 – Con người Việt Nam và ý thức bản thân. + Văn học là tiếng nói tình cảm của con người. Cho nên, tác phẩm văn học bao giờ cũng hướng về ý thức bản thân con người. Đó là mối quan hệ giữa con người cá nhân với con người cộng đồng, xã hội. Văn học đi sâu, khám phá bản thân của mỗi con người. + Thể hiện ý thức bản thân ở những chuẩn mực, đạo lý xã hội, tình yêu lí tưởng, tinh thần hi sinh, cống hiến và những khát vọng cao đẹp trong tình yêu, hạnh phúc cá nhân… _ Ghi nhớ: Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: Văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kì, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam. Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ. E – Hướng dẫn học bài * Soạn: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Tuần 2 – T3 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ A - Mục tiêu bài học: Giúp HS : - Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (NTGT) (như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp), về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp. - Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. - Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ. B - Phương tiện thực hiện : SGK, SGV, thiết kế bài dạy. C- Cách thức tiến hành: - Xuất phát từ thực tiễn giao tiếp hằng ngày mà hướng dẫn học sinh phân tích để rút ra nhận xét, kết luận. - Hướng dẫn thảo luận nhóm hay tổ, trả lời câu hỏi. D - Tiến trình bài dạy: 1 – ổn định tổ chức: 10C4- T1 – 25/8/2008 10C3-T2 – 3/9/2008 2 – Giới thiệu bài học: Ngôn ngữ là phương tiện của hoạt động giao tiếp. Bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt H- Hãy cho một vài ví dụ về hoạt động giao tiếp? H – Mọi người dùng cái gì làm phương tiện để hoạt động giao tiếp? H – Trong quá trình giao tiếp phải có đối tượng giao tiếp. Từ ví dụ , hãy xác định đối tượng giao tiếp? H –Đọc sách có phải là hoạt động giao tiếp? H – Hoạt động giao tiếp để làm gì? H – Thầy và các em đang trao đổi trong hoàn cảnh nào? H - Đến đây, ta có thể rút ra khái niệm về HĐGT. HĐGT là gì? * Đọc văn bản và trả lời câu hỏi. Chia nhóm (hai bàn quay lại thành một nhóm, cử một người đại diện giơ tay phát biểu). H – HĐGT được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? H – Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau? H – Trong hoạt động giao tiếp, các nhân vật lần lượt đổi vai như thế nào? H – HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh? H – Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì? H – Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích? * Đọc phần ghi nhớ. I – Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Thầy và các em đang trao đổi về bài học là một hoạt động giao tiếp. - Lan và Hoà đang nói chuyện với nhau là một hoạt động giao tiếp…. + Dùng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ, nét mặt…=> (Ghi : PTGT). - Lan và Hoà là hai đối tượng giao tiếp hay còn gọi là nhân vật giao tiếp. =>(Ghi : NVGT) - Là HĐGT ở dạng tiếp xúc với văn bản- Ngôn ngữ viết. Giao tiếp giữa người viết với người đọc. - Để đạt được mục đích nào đó. Trao đổi về tư tưởng tình cảm nào đó… => (Ghi :MĐGT) - Lớp học. => (Ghi : HCGT) a a- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động… - Giữa vua nhà Trần và các bô lão. - Vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước, các bô lão đời nhà Trần đại diện cho nhân dân. Các nhân vật giao tiếp ở đây có vị thế khác nhau, vì thế ngôn ngữ giao tiếp cũng có nét khác nhau : Các từ xưng hô (bệ hạ), các từ thể hiện thái độ (xin thưa), các câu nói nói tỉnh lược trong giao tiếp trực diện… - Khi người nói(viết) tạo ra văn bản biểu hiện nội dung tư tưởng của mình, thì người nghe (đọc) tiến hành hoạt động nghe (đọc) để hiểu, lĩnh hội nội dung đó. Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. Như vậy, HĐGT gồm hai quá trình : Tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản a b- HĐGT gồm hai quá trình : Tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản. - HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ, quân và dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc để tìm ra sách lược đối phó. Địa điểm cụ thể là điện Diên Hồng. - Thảo luận về tình hình đất nước đang có giặc ngoại xâm đe doạ và bàn bạc về sách lược đối phó. Nhà vua nêu nên những nét cơ bản nhất về tình hình đất nước và hỏi ý kiến của các bô lão xin hoà hay xin đánh. Các bô lão quyết tâm đánh giặc, đồng thanh nhất trí rằng đánh là sách lược duy nhất. - Cuộc giao tiếp đạt được mục đích vì mọi người đều thống nhất hành động đánh giặc giặc giữ nước. * Để tiến hành HĐGT cần phải có : - Nhân vật giao tiếp : ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai? - Hoàn cảnh giao tiếp : Nói viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào? - Nội dung giao tiếp : Nói, viết về cái gì? - Mục đích giao tiếp : Nói, viết để làm gì? - Phương tiện giao tiếp : Nói, viết bằng cách nào, bằng phương tiện gì? Ta gọi đó là các nhân tố giao tiếp. a c- Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố giao tiếp. * Ghi nhớ : + Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động. + Mỗi HĐGT gồm hai quá trình : Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản do người nghe thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác. + Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố : Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp. E- Hướng dẫn học bài : * Soạn : Khái quát văn học dân gian Việt Nam Tuần 3 Tiết 4 KháI quát văn học dân gian việt nam A - Mục tiêu bài học: Giúp HS : - Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. (Đây là mục tiêu quan trọng nhất của bài học). - Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian. Đây là cơ sở để HS có thái độ trân trọng đối với di sản văn hoá dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình. - Nắm được khái niệm về các thể loại VHDG. B - Phương tiện thực hiện : SGK, SGV, thiết kế bài dạy. C- Cách thức tiến hành: Để học sinh nhận thức khái niệm VHDG được dễ dàng, GV sử dụng phương pháp quy nạp; chuẩn bị những dẫn chứng cụ thể sinh động. D - Tiến trình bài dạy: 1 – ổn định tổ chức: 10C4- T1 – 1/9/2008 10C3-T1 – 9/9/2008 2 – Kiểm tra bài cũ : Đọc phần ghi nhớ bài học hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 3 – Giới thiệu bài học: “Văn học dân tộc là một thứ máu của tổ quốc. Dòng máu văn học ấy chảy trong lòng dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử, vượt qua biết bao thác ghềnh và thấm vào tâm hồn chúng ta hôm nay và mai sau với một sức sống mãnh liệt”. Với tinh thần trân trọng đó, bài học hôm nay, thầy cùng các em tìm hiểu khái quát phần văn học đã có từ xa xưa nhất của nền văn học dân tộc - Văn học dân gian Việt Nam. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt H – Khái quát về văn học dân gian ? H - Em hiểu thế nào là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ ? H – Truyền miệng là thế nào ? H – Truyền miệng như thế nào ? H – Quá trình truyền miệng ? H – Em hiểu thế nào là sáng tác tập thể ? H – Theo em, quá trình sáng tác tập thể đó diễn ra như thế nào ? H- Hệ thống thể loại VHDG ? H – Văn học dân gian có những giá trị cơ bản như thế nào ? * VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. I - Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian 1- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng) Về đặc trưng này có hai nội dung : - Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. + Tác phẩm dùng ngôn từ làm chất liệu nghệ thuật. Ví dụ như một bài ca dao, một truyện cổ tích, một làn điệu dân ca… + Tính nghệ thuật ngôn từ của VHDG được thể hiện qua ngôn từ có hình ảnh, cảm xúc. - Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng. + Đó là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem. + Truyền miệng theo không gian : Là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác. Truyền miệng qua thời gian : Là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này qua đời khác, từ thời đại này qua thời đại khác. + Quá trình truyền miệng được thực hiện qua diễn xướng dân gian. Tham gia diễn xướng ít là một, hai người, nhiều là cả một tập thể trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Các hình thức diễn xướng là nói, kể, hát, diễn tác phẩm dân gian. ( Ví dụ hát một bài ca dao : Gió mùa thu… mẹ ru con ngủ… năm (ở ớ) canh chày … thức đủ đủ năm canh… Con hời mà con hỡi ơ con hỡi con hời con hỡi con hời….con…). Bài ca dao thường được hát theo một hay nhiều điệu khác nhau. Người xưa thường hát ca dao chứ ít ai đọc ca dao như chúng ta ngày nay. 2 – Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể). + Tác phẩm văn học dân gian là sáng tác của nhiều người. Không thể và khó xác định ai là tác giả của văn học dân gian. + Tập thể bao gồm nhiều cá nhân nhưng không phải tất cả những cá nhân cùng một lúc tham gia sáng tác. Có thể một câu ca dao hay là một truyện cười chẳng hạn, lúc đầu do một người sáng tác. Nếu tác phẩm đó hay thì được nhân dân lưu truyền. Việc lưu truyền lại bằng trí nhớ, truyền miệng, nhất là văn xuôi thì những sáng tác đó ít nhiều sẽ có thay đổi, hoặc có thể bổ sung, sửa chữa cho đầy đủ, phong phú hơn. Như vậy, những tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những tác phẩm đồng sáng tạo (nhiều người sáng tạo nên). II – Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam + Hệ thống thể lại văn học dân gian rất phong phú. (12 thể loại ) III – Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam 1 – Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. 2 – Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người 3 – Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. [ Ghi nhớ : + Văn học dân gian tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng. Trong quá trình lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian được tập thể không ngừng sáng tạo và hoàn thiện. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. + Văn học dân gian có nhiều giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, cần được trân trọng và phát huy. E- Hướng dẫn học bài : * Nắm được hai đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. * Học thuộc phần ghi nhớ. * Soạn : Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp). Tuần 3 – Tiết 5-6 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) A - Mục tiêu bài học: Giúp HS : + Có được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo chức năng ngôn ngữ. + Nâng cao chức năng thực hành phân tich và tạo lập văn bản trong giao tiếp. B - Phương tiện thực hiện : SGK, SGV, thiết kế bài dạy. C- Cách thức tiến hành: + Dùng phương pháp quy nạp : Đi từ phân tích ngữ liệu theo câu hỏi đến những nhận định khái quát ở phần ghi nhớ. D - Tiến trình bài dạy: 1 – ổn định tổ chức: 10C4- T (1-2) – 4/9/ ; 10C3- T2-9/9/2008 2 – Kiểm tra bài cũ : Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ? 3 – Giới thiệu bài học: Từ bài học lí thuyết, tiết học này, các em vận dụng luyện tập. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt H – Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào ? H – Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm ? H – Nhân vật “anh” nói về điều gì ? H – ý nghĩa của thông tin này là gì ? H – Như vậy, mục đích của chàng trai ? H – Cách nói của chàng trai có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp ? * Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi. H – Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động ? H – Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào ? H – Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã giao tiếp với người đọc vấn đề gì ? H – Nhằm mục đích gì ? H – Bằng các phương tiện từ ngữ ? H – Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội (hiểu và cảm nhận) bài thơ ? H – Thư viết cho ai, người viết có quan hệ như thế nào với người nhận ? H- Hoàn cảnh cụ thể của người viết và người nhận thư khi đó như thế nào ?H – Thư viết về vấn đề gì ? nội dung gì ? H – Thư viết để làm gì? H – Viết như thế nào ? H – Qua 5 bài tập chúng ta rút ra được những gì khi thực hiện giao tiếp ? II – Luyện tập : 1 – Các nhân tố giao tiếp : a- Nhân vật giao tiếp ở đây là những người : - Chàng trai : xưng hô là “anh”. - Cô gái được gọi là “nàng”. - Hai nhân vật “anh” và “nàng” đều đang ở độ tuổi thanh xuân. b- Thời gian giao tiếp là buổi tối, cụ thể là một “đêm trăng thanh”. Đêm trăng sáng và trong, yên tĩnh, thanh bình. Đây là thời gian lí tưởng cho những cuộc trò truyện tâm tình lứa đôi. c- Nhân vật “anh” ướm thử nhân vật “nàng” một thông tin tế nhị : “Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?” + Thứ nhất, thông tin hiển ngôn, tức là thông tin bề mặt của câu chữ : “cây tre non đủ lá đã đan sàng được chưa hở nàng?” + Thứ hai, thông tin hàm ngôn. Tức là thông tin phải được giải mã bằng vốn sống, kinh nghiệm và tri thức. - “Tre non đủ lá” : Cô gái đã lớn, gợi vẻ đẹp tươi trẻ của thiếu nữ. - “Đan sàng” : Chuyện “trăm năm”, cưới xin. + Lời tỏ tình, hướng tới hôn nhân. đ- Cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp vì : - Thứ nhất là vì nó phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng: “đêm trăng thanh” và cô gái cùng nhận lời đi với anh. - Thứ hai là vì nó kín đáo, tế nhị, chàng trai không chỉ bộc lộ được tình cảm của mình mà còn làm cho cô gái hiểu được mình. Chúng ta có thể gặp những cách nói tương tự trong ca dao như : - Trên trời có đám mây xanh ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch bát tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân. 2 - Đọc đoạn văn và trả lời những câu hỏi : + A cổ : - Cháu chào ông ạ ! (hành động nói mục đích “chào”). + Ông già : - A Cổ hả ? (hình thức hỏi, nhưng thực hiện mục đích “chào lại”). - Lớn tướng rồi nhỉ ? (hình thức là câu hỏi, nhưng thực hiện mục đích “khen”) - Bố cháu có gửi pin lên cho ông không ? (hành động hỏi) + Acổ : - Thưa ông có ạ ! (hành động “đáp lời”). b- Đã thể hiện trong câu (a). c- Lời nói của các nhân vật : - Có tình cảm chân thành, gắn bó. - Có tháI độ tôn trọng lẫn nhau theo đúng cương vị “vai” giao tiếp của mình. - Có quan hệ giao tiếp thân mật, gần gũi : Tức là đã có một lịch sử quan hệ nhất định. 3 - Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi. + Vấn đề vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ. + Chia sẻ với người cùng giới, nhắc nhở với người khác giới, qua đó lên án sự bất công của xã hội đối với người phụ nữ. + “trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, lòng son”. + Căn cứ vào : - Từ ngữ, hình ảnh thơ. - Vốn sống hiểu biết về cuộc đời, hiểu biết trí thức qua việc học để cảm nhận được ý nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ. - Hiểu về cuộc đời, thân phận của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Con người tài sắc nhưng số phận bất hạnh. 4 – Viết đoạn một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân ngày Môi trường thế giới. + Yêu cầu : - Thông báo ngắn có mở đầu, kết thúc. - Đối tượng giao tiếp là học sinh trong toàn trường. - Nội dung giao tiếp là làm sạch môi trường. - Hoàn cảnh giao tiếp là nhà trường và ngày môi trường thế giới. 5 – Trích bức thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên (5/9/1945). + Bác Hồ là Chủ tịch nước viết thư gửi học sinh toàn quốc. + Đất nước mới giành được độc lập. Học sinh lần đầu tiên đón nhận một nền giáo dục mới. + Trách nhiệm của học sinh đối với đất nước. + Nội dung : - Niềm vui sướng vì học sinh thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống độc lập. - Nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước. - Lời chúc của Bác đối với học sinh. + Mục đích của giao tiếp : - Chúc mừng học học sinh nhân ngày tựu trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang của học sinh. + Viết ngắn gọn. Lời lẽ chân tình ấm áp thể hiện sự gần gũi chăm no song lời lẽ trong bức thư cũng rất nghiêm túc khi xác định nhiệm vụ của học sinh. III – Củng cố : + Khi tham gia bất cứ hoạt động giao tiếp nào, chúng ta cũng cần phải chú ý : - Nhân vật, đối tượng giao tiếp (nói và viết) là ai ? - Mục đích giao tiếp để làm gì ? - Nội dung giao tiếp (viết, nói) về cái gì ? - Giao tiếp bằng cách nào (viết,nói) như thế nào ? E- Hướng dẫn học bài : * Soạn : Văn bản. Ôn : Phát biểu cảm nghĩ Tuần 4 Tiết (thêm) Ôn tập : Văn biểu cảm A - Mục ti

File đính kèm:

  • docGiao An Moi.doc