Giáo án văn 10 nâng cao Tiết 94- Nội dung và hình thức của văn bản văn học

I. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được các khái niệm về nội dung văn bản văn học: đề tài chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật.

Nắm được các khái niệm về hình thức của văn bản văn học: Ngôn từ, kết cấu và thể loại.

2. Kĩ năng:

- Xác định được các khái niệm cơ bản về nội dung và hình thức văn bản văn học khi đọc một truyện ngắn hay một bài thơ ngắn.

- Cảm nhận có chiều sâu văn bản văn học

3.Tthái độ: Ý thức đọc và tìm hiểu văn bản văn học

II. Chuẩn bị của GV & HS:

– GV: Bài soạn, SGK, SGV, Tài liệu tham khảo

– HS: Vở ghi, vở soạn, SGK,SBT, bảng phụ

III. Tiến trình tiết học:

1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài học

2. Bài mới:

Lời vào bài:

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3835 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 10 nâng cao Tiết 94- Nội dung và hình thức của văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 10A3: Sĩ số: Vắng: 10A3: Sĩ số: Vắng: 10A6: Sĩ số: Vắng: Tiết soạn: 94 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Nắm được các khái niệm về nội dung văn bản văn học: đề tài chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật. Nắm được các khái niệm về hình thức của văn bản văn học: Ngôn từ, kết cấu và thể loại. 2. Kĩ năng: - Xác định được các khái niệm cơ bản về nội dung và hình thức văn bản văn học khi đọc một truyện ngắn hay một bài thơ ngắn. - Cảm nhận có chiều sâu văn bản văn học 3.Tthái độ: Ý thức đọc và tìm hiểu văn bản văn học II. Chuẩn bị của GV & HS: GV: Bài soạn, SGK, SGV, Tài liệu tham khảo HS: Vở ghi, vở soạn, SGK,SBT, bảng phụ III. Tiến trình tiết học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài học 2. Bài mới: Lời vào bài: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản *Hoạt động I:25΄ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I. GV yêu cầu học sinh xác định đề tài của truyện: Lão Hạc, Những ngôi sao xa xôi, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Viếng lăng Bác HS làm việc độc lập trả lời. GV chuẩn xác kiến thức: + Lão Hạc: Giống đề tài tiểu thuyết Tắt đèn + Những ngôi sao xa sôi: Lí tưởng sống chiến đấu của lớp thanh niên trẻ thời chống Mĩ + Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Giống Những.... + Viếng lăng Bác: Tình cảm của người MN, của dân tộc VN đối với Bác Gọi học sinh đọc định nghĩa về đề tài GV nhấn mạnh và mở rộng các ý sau: I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học 1. Các khái niệm thuộc về nội dung a. Đề tài: Sgk (127) − Mỗi tác phẩm mang một đề tài- lĩnh vực đời sống mà nhà văn lựa chọn thể hiện trong tác phẩm văn học. Đề tài có thể rộng hoặc hẹp: Từ một con người, một khoảnh khắc đến cả đất nước, Xh cả thời đại + Ví dụ: Bến quê: Một con người + Đất nướ ( NĐT): Khoảnh khác sáng mùa thu hiện tại, tái hiện lại cả một đất nước trong quá khứ hiện tại và tương lai.... − Lựa chọn đề tài là bước đầu tiên thể hiện khuynh hướng và ý đồ sáng tác của nhà văn + Nam cao: Người nông dân: thể hiện cuộc sống cùng cực của người nông dân bản chất tốt đẹp cùng với sự tha hoá của họ: + Người trí thức: Cuộc sống mưu sinh cơm áo gạo tiền và nỗi đau tinh thần đè nặng − Nhà văn chỉ lựa chọn đề tài mình hiểu biết sâu sắc và có cảm hứng mãnh liệt Gọi học sinh xác định chủ đề trong các tác phẩm sau: Đoàn thuyền đánh cá và lặng lẽ sapa HS làm việc độc lập trả lời. GV chuẩn xác kiến thức: + Ca ngợi cuộc sống mới, cuộc sông slao động XHCN của những ngư dân trên biển + Ca ngợi những con người lao động mới đầy tinh thần trách nhiệm GV mở rộng: b. Chủ đề: Sgk (127) − Chủ đề là vấn đề chủ yếu, bức xúc nhất nổi lên từ đề tài, buộc tác giả phải thể hiện, bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá. − Có tác phẩm nhỏ, ngắn, đề tài hẹp, nhưng chủ đề lớn: Nam quốc sơn hà: Đề tài chiến tranh, chủ đề: Khẳng định quền độc lập tự do của quốc gia dân tộc. − Có tác phẩm dài đồ sộ ..nhưng chủ đề lại nhỏ hẹp: Truyện kiếm hiệp, truyên giải trí − Những tác phẩm lớn có khi có nhiều chủ đề, có chủ đề chính, chủ đề phụ đan xen: Sử thi Đăm săn, TQDN... Yêu cầu học sinh đọc SGK và xác định tư tưởng của tác phẩm tắt đèn. HS làm việc độc lập GV chuẩn xác kiến thức: + Tắt đen: Lên án bộn địa chủ cương fhào , quan lại, tay sai; bệnh vực, yêu thương trân trọng người nông dân bị áp bức bóc lột ở nông thôn VN trước CM tháng Tám. + Lão Hạc: Nhận thức sâu sắc và đồng cảm với người nông dân nghèo mà đầy long tự trọng. + Bến Quê: GV gọi học sinh đọc định nghĩa trong SGK GV mở rộng: c. Tư tưởng của văn bản: Sgk (128) − Tư tưởng là ý kiến của tác giả trước chủ đề; Nghĩa là sự lí giải nhận thức, tâm sự, trao đổi, nhắn gửi của tác giả với người đọc về chủ đề trong tác phẩm, là linh hồn của tác phẩm. Xác định cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm: Viếng lăng Bác, Ông đồ, Sang thu Học sinh làm việc độc lập GV chuẩn xác kiên thức: Viếng lăng Bác: Nỗi đau khi Bác không còn và tình cảm yêu thương gắn bó với Bác Ông đồ: Sự nuối tiếc và trân trọng một nét đẹp trong văn hoá của người việt qua hình ảnh ông đồ. Gọi HS đọc định nghĩa trong SGK d. cảm hứng nghệ thuật Sgk (128) GV chốt lại vấn đề: Các yếu tố: đề tài.... của nội dung thể hiện một cách tổng hợp, thống nhất trong văn bản. Người đọc phải đọc kĩ, dựa vào các yếu tố hình thức để nhận ra và suy nghĩ, phân tích để hiểu kĩ. Tổng hợp lại các yếu tố đó sẽ có cơ sở khoa học để đánh giá nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học Trong các yếu tố thì tư tưởng và cảm hứng là yếu tố quan trọng nhất. Gọi HS đọc mục ngôn từ trong SGK Nhận xét về ngôn từ trong truyện Kiều? HS làm việc độc lập: Ngôn từ bình dân và bác học ( Tục ngữ, ca dao,. điển tính điển cố) trong việc miêu tả, kể , thể hiện diễn biến tậm trạng. GV lấy ví dụ minh hoạ: + Ngôn từ dí dỏm, linh hoạt tinh tế của Tô Hoài trong tác phẩm Dế mèn.. + Tài hoa vừa cổ kính, vừa hiện đại của NT + HXH: Cách sử dụng từ : Mõm mòm, Đỏ hoét, om...Thể hiện một XH cá tính đầy bản lĩnh. 2. Các khái niện thuộc về hình thức a. Ngôn từ: − Ngôn từ là vật liệu, “lớp vỏ” đầu tiên của tác phẩm văn học; là từ ngữ, câu đoạn, hình ảnh giọng điệu của nhà văn trong tác phẩm. Chọn lọc , biểu cảm hàm súc đa nghĩa. − Ngôn từ thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn Em hiểu thế nào là kết cấu? HS làm việc độc lập + Theo thời gian: Tam quốc diễn nghĩa, Sử thi Đăm săn, Truyện cổ tích, ông đồ.... + Theo không gian:Khúc hát ru những em béa lớn trên lưng mẹ + Đầu cuối tương ứng: Chí phèo + Theo diễn biến tâm lí: Viếng lăng Bác.... b. Kết cấu: − Là sự sắp xếp tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thông nhất chặt chẽ , hoàn chỉnh, có ý nghĩa. − Bố cục là biểu hiện bên ngoài của kết cấu ( Chương, hồi, đoạn phần, khổ...) − Có nhiều kiểu kết cấu: Theo thời gian, theo không gian, đầu cuối tương ứng ( kết cấu vòng tròn), theo dòng suy nghĩ, theo tâm lí, theo sự việc.... GV mở rộng: Lục bát điêu luyện trong truyện kiều, Sang trọng trau chuốt trong thơ HC; mượt mà biến hoá trong thơ TH. c. Thể loại − Là những nguyên tắc tổ chức hình thức văn bản phù hợp với nội dung − Các loại cơ bản: Tự sự, Trữ tình, kịch − Thể: Thơ, truyện kí, kịch.... − Mỗi thể loại được thể hiện đổi mới theo thời đại và mang sắc thái cá nhân nhà văn * Hoạt động II:10΄: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục II. GV thuyết trình Nhà văn Nga Lêônit Lêônốp viết: Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một sự khám phá về nội dung II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học − Nội dung có giá trị là nội dung chứa đựng tư tưởng nhân văn sâu sắc, hướng con người tới chân - thiện – mĩ − Hình thức có giá trị là hình thức phù hợp với nội dung. Hình thức cần mới mẻ hấp dẫn và có tinh nghệ thuật cao. Nội dung tư tưởng cao đẹp biểu hiệnn trong hình thưc hoàn mĩ. Những tác phẩm trường tồn với thời gian là những tác phẩm đạt được sự thống nhất giữa nội dung và hình thức − Trên thực tế vẫn có những tác phẩm văn học có sự khập khiễng giữa nội dung và hình thức * Hoạt động III: 2΄: Gọi học sinh đọc ghi nhớ III. Ghi nhớ SGK * Hoạt động IV: 5΄: Luyện tập Gọi học sinh lên bảng làm Giáo viên nhận xét cho điểm IV. Luyện tập: Bài tập 1: So sánh đềt ài chủ đề của hai văn bản VHsau: Đoàn thuyền đánh cá và Lặng lẽ sa pa + Đề tài: Giống nhau: Xây dựng chủ nghĩa XH ở NB sau 1954 Khác nhau: Tả một buổi đánh cá tập thể ban đêm trên biển Tả một chuyến đi và sự gặp gỡ dọc đường của hoạ sĩ già về hưu + Chủ đề: Ca ngợi cuộc sống mới, cuộc sống lao động của những ngư dân trong niềm vui hoà bình XDCNXH Ca ngợi những con người lao động mới với quan niệm và tinh thần lao động mới nơi rừng núi Sa pa. 3. Củng cố, luyện tập: 3΄: Hệ thống lại bài học + Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức + Các khái niệm thuộc về nội dung + Các khái niệm thuộc về hình thức + Sự hài hoà giữa nội dung và hình thức 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:2΄: Về nhà làm bài tập 2 SGK + Giờ sau học Các thao tác nghị luận ___________ Ngày dạy: 10A3: Sĩ số: Vắng: 10A6: Sĩ số: Vắng: Tiết soạn: 95 CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm các thao tác nghị luận. Cách thức triển khai các thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp diễn dịch, quy nạp. Yêu cầu vận dụng các thao tác nghị luận phù hợp với từng vấn đề nghị luận 2. Kĩ năng: Nhận diện và phân tích vai trò của các thao tác nghị luận đã học qua các văn bản đã học. Vận dụng các thao tác nghị luận phù hợp với các vấn đề nâng cao hiệu quả của các bài văn nghị luận 3. Thái độ: - Ý thức vận dụng các thao tác khi viết văn nghị luận II. Chuẩn bị của GV & HS: GV: Bài soạn, SGK,SGV, Tài liệu tham khảo HS: Vở ghi, vở soạn, SGK,SBT III. Tiến trình tiết học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài học 2. Bài mới: Lời vào bài: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản * Hoạt động I:5΄: Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ thao tác. Gọi học sinh nêu ví dụ trong thực tế vẫn sử dụng thao tác. HS làm việc độc lập trả lời GV: Thao tác làm bành, thao tác xây nhà, thao tác nấu cơm, thao tác dạy học vậy theo các em từ thao tác được sử dụng với nghĩa nào sau đây? GV đọc trong SGK. Cả ba đều giải thích thao tác là việc làm, việc thực hiện những động tác và thao tác được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau : Khoa học tự nhiên, khoa học Xh, Sư phạm - Ý 3 (Đầy đủ hơn cả) Vậy giữa thao tác dạy học, nấu cơm... với thao tác nghị luận có gì khác biệt? HS làm việc độc lập GV định hướng: Giống: Thực hiện theo trình tự và yêu cầu nhất định Khác: thao tác được sử dụng trong văn nghị luận, khi viết văn nghị luận.Các động tác đều kà hoạt động của tư duy và được làm để nhằm mục đích cuối cùng là thuyết phục người nghe (đọc) nghe theo ý kiến của mình. Nó là phương pháp tư duy trừu tượng. Thao tác nấu cơm: Đong gạo, vo gạo, đổ nước bắc lên bếp , cơm sôi đảo, ghế cơm, vần cơm... Thao tác nghị luận: Không phải là chuẩn bị giấy bút và viết mà là viết như thế nào sử dụng phương pháp : Phân tích , tổng hợp, diễn dịch hay quy nạp để viết I. Khái niệm 1. Thao tác: Ý 3 2. Thao tác trong văn nghị luận − Thao tác sử dụng trong văn nghị luận, khi viết văn nghị luận − Đó là một phương pháp tư duy trừu tượng. * Hoạt động II: 20΄: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục II. GV đưc 5 ví dụ về các thao tác và yêu cầu học sinh xác định đoạn văn sử dụng thao tác gì? HS làm việc độc lập GV : từ ví dụ trên rút ra kết luận về sự khác nhau giữa phân tích và diễn dịch: Phân tích Diễn dịch Từ một sự vật hiện tượng, vấn đề phân chia tách bóc nhỏ ra để tiếp tục xem xét đánh giá Từ môt tiền đề, vấn đề.... suy ra ( diễn ra) những kết luận, ý kiến về vấn đề đó GV yêu cầu học sinh đọc trong SGK và trả lời câu hỏi HS làm việc độc lập GV chuẩn xác kiến thức Yêu cầu học sinh rút ra sự khác nhau giữa quy nạp và tổng hợp Tổng hợp Quy nạp Kết luận rút ra từ kết quả của sự phân tích; là sự kết hợp các phần, các mặt các nhân tố của một sự vật hiện tượng. Nhận xét bao quát và toàn diện Từ nhiều sự vật hiện tượng...riêng lẻ khác nhau suy ra nguyên lí, kết luận chung. Kết luận trở nên vững chắc đáng tin cậy II. Một số thao tác nghị luận cụ thể 1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp , diễn dịch, quy nạp. a.Diền từ thích hợp b. - Đoạn văn sử dụng thao tác phân tích: Phân chia nguyên nhân thành 4 vấn đề nhỏ để làm rõ - Kết hợp hai thao tác: + Vế 1: Phân tích : chia nguyên khí thành hai mặt Thịnh và suy để làm rõ vế đầu: hiền tài là nguyên khí của quốc gia. + Vế 2: đặt câu 2 trong mối quan hệ với câu 1 tác giả đã sử dụng thao tác diễn dịch: Từ tiền đề hiền tài là nguyên khí của quốc gia tác giả suy ra việc các thánh đế minh vương đều kén chọn kẻ sĩ bồi dưỡng nhân tài là việc làm đầu tiên khi lập triều. c. + Thao tác tổng hợp: Kết hợp 4 lí do trên để thành kết luận chung. Thao tác này có tác dụng làm cho ý kiến kết luận có căn cứ vững chắc, khoa học, không thể bác bỏ vì dựa trên cơ sở phân tích kĩ càng. + Thao tác quy nạp: Từ nhiều dẫn chứng cụ thể khác nhau, tác giả suy ra nguyên lí chung phổ biến: Đời nào cũng có các bậc trung thần nghĩa sĩ. kết luận này trở nên đáng tin cậy, đầy sức thuyết phục vì được rút ra từ nhiều thực tế khác nhau d (1):Chỉ đúng với điều kiện tiền đề diễn dich phải đúng, chân thực; cach suy luận diễn dịch phải đúng chính xác; kết luận sẽ đúng tất yếu không thể bác bỏ, không cần chứng minh ( Vì đã chứng minh bằng lí lẽ , lập luận trong quá trình diến dịch) (2): Đúng khi các dẫn chứng quy nạp đã có cần và đủ ( phong phú, toàn diện, tiêu biểu). Chưa đúng khi các dẫn chứng quy nạp còn thiếu khi đó kết luận sẽ không đủ sức khái quát thuyết phục (3): Đúng vì sau khi phân tích cần phải tổng hợp thì quá trình phân tích mới thật sự hoàn thành vững chắc. Hướng dẫn học sinh đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi trong SGK. HS làm việc độc lập GV chuẩn xác kiến thức TTLLSo sánh là gì? HS làm việc độc lập. GV chuẩn xác kiến thức 2. Thao tác so sánh a.+ Thao tác so sánh với mục đích nhấn mạnh sự giống nhau: Tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước b. + So sánh để nhấn mạnh sự khác nhau : Lí Thái Tổ hơn. + : TTLLSS là đối chiếu hai sự vật trở lên với nhau dựa trên những căn cứ xác định để tìm ra sự giống và khác nhau hơn kém, ngang bằng, để nhận xét đánh giá sự vật, vấn đề chính xác, rõ ràng thuyết phục + Các loại so sánh: Tương đồng , tương phản * Hoạt động III: 10΄: Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận ý c( 133) GV định hướng: Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhưng không có so sánh khó có thể nhận ra bản chất của sự việc, sự vật, hiện tượng, vấn đề một cách rõ ràng xác định vì không được xem xét đối chiếu với sự vật khác. Vì vậy so sánh trong văn nghị luận rất cần thiết. c. + Đúng , nếu không có mối liên quan về một phươg diện nào đó thì không có cơ sở để so sánh. + Không chính xác vì khi đã hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản thì không cần phải so sánh + Đúng vì đó chính là cơ sở khoa học làm căn cứ cho sự so sánh + Đúng vì đó chính là mục đích và yêu cầu làm nên giá trị của so sánh * Hoạt động IV:2΄: Gọi học sinh đọc ghi nhớ II. Ghi nhớ SGK 3. Củng cố, luyện tập:7΄ Cho học sinh làm vào vở bài tập 1 trong SGK Gợi ý: + Phân tích + Quy nạp ( câu cuối) 4.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:1΄ Giờ sau tổng kết văn học. ___________

File đính kèm:

  • docVan 10 9495.doc
Giáo án liên quan