Giáo án Ngữ văn 10 tuần 19 ôn tập TỔNG HỢP HỌC KÌ I

I. Tiếng Việt:

1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

a. Bản chất: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( nói hoặc viết)

b. hai quá trình:

+ Tạo lập văn bản : người nói, người viết

+ Lĩnh hội văn bản : Người nghe, người đọc

- Năm nhân tố

+ Nhân vật giao tiếp: Ai nói? ai viết?; nói, viết với ai?

+ Hoàn cảnh giao tiếp: Nói, viết ở đâu, khi nào?

+ Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì?

+ Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì?

+ Phương tiện và cách thức giao tiếp

- Ví dụ: Phân tích câu ca dao sau:

“ Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em đã có chồng anh tiếc lắm thay ( )

- Ba đồng một mớ trầu cay

Sao anh không hỏi những ngày còn không

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng như cá cắn câu( )”

+ Nhân vật giao tiếp: Chàng tai và cô gái

+ Hoàn cảnh giao tiếp: khi cô gái đi lấy chồng

+ Nội dung giao tiếp:Tình cảm hai người yêu nhau mà không lấy được nhau

+ Mục đích: thể hiện sự tiếc nuối vì sự tỏ tình không đúng lúc

+ Phương tiện và cách thức giao tiếp: ca dao, gián tiếp

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tuần 19 ôn tập TỔNG HỢP HỌC KÌ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn: 25/ 12/ 2011 Ngày dạy: 27/ 12/ 2011 Tiết : ôn tập TỔNG HỢP HỌC KÌ I I. Tiếng Việt: 1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ a. Bản chất: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( nói hoặc viết) b. hai quá trình: + Tạo lập văn bản : người nói, người viết + Lĩnh hội văn bản : Người nghe, người đọc - Năm nhân tố + Nhân vật giao tiếp: Ai nói? ai viết?; nói, viết với ai? + Hoàn cảnh giao tiếp: Nói, viết ở đâu, khi nào? + Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì? + Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì? + Phương tiện và cách thức giao tiếp - Ví dụ: Phân tích câu ca dao sau: “ Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em đã có chồng anh tiếc lắm thay (…) - Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh không hỏi những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng như cá cắn câu(…)” + Nhân vật giao tiếp: Chàng tai và cô gái + Hoàn cảnh giao tiếp: khi cô gái đi lấy chồng + Nội dung giao tiếp:Tình cảm hai người yêu nhau mà không lấy được nhau + Mục đích: thể hiện sự tiếc nuối vì sự tỏ tình không đúng lúc + Phương tiện và cách thức giao tiếp: ca dao, gián tiếp 2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viết -Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh -Tình huống giao tiếp: trực tiếp,tức thời ,có sự đổi vai, không có thời gian suy ngẫm, lựa chọn, phân tích -Phương tiện phụ trợ: ngử điệu ,nét mặt ,cử chỉ… -Từ ,câu ,văn bản + Từ ngữ: tự nhiên ,đa dạng + Câu: linh hoạt về kết cấu + Văn bản: không chặt chẽ, rời rạc -Phương tiện ngôn ngữ: chữ viết -Tình huống giao tiếp: không trực tiếp, không đổi vai , có thời gian suy ngẫm, lựa chọn, phân tích -Phương tiện phụ trợ: dấu câu, sơ đồ ,bảng biểu kí hiệu văn tự -Từ, câu , văn bản + Từ ngữ: lựa chọn ,tinh lọc ,phù hợp từng phong cách + Câu: kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, phù hợp với từng PC + Văn bản: chặt chẽ, mạch lạc 3. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: a. Khái niệm: Ngôn ngữ sinh hoạt (Khẩu ngữ) là lời an tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật b. Cá dạng biểu hiện: - Dạng nói:Độc thọai ,đối thọai ,đàm thọai. - Dạng viết :Thư từ ,nhật ký ,hồi ký , tốc ký. (Dạng tái hiện lời nói: Những tác phẩm văn học) c. Những đặc trưng cơ bản: có 3 đặc trưng: - Tính cụ thể: thời gian, địa điểm, con người, sự việc…cụ thể trong từng cuộc hội thoại - Tính cảm xúc: giọng điệu nói, từ cảm thán, câu cảm thán,, biểu hiện nội tâm… - Tính cá thể: lời nói mang giọng điệu riêng của từng người 4. Phép tu từ ẩn dụ và hoand dụ: a. Ẩn dụ: - Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm đáp ứng nhu cầu biểu hiện và thẩm mĩ của con người trong giao tiếp + Dựa trên sự liên tưởng tương đồng của hai đối tượng bằng so sánh ngầm . + Thường có sự chuyển trường nghĩa. Ẩn dụ cách thức, hình thức, chuyển đổi cảm giác, phẩm chất b. Hoán dụ: - Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có những nét tương cận ( có quan hệ gần gũi, liên quan đến nhàu hay đi đôi với nhau) đáp ứng nhu cầu biểu hiện và thẩm mĩ của con người + Dựa trên sự liên tưởng kế cận, gần gũi mà không so sánh. + Cùng trong một trường nghĩa. Lấy tên bộ phận để chỉ toàn thể Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật RÚT KINH NGHIỆM .

File đính kèm:

  • docôn tập tổng hợp kì 1.doc